Đề tài nghiên cứu “nghiên cứu phối chế sản phẩm massage” được tiến hành tại phòng thí nghiệm B209 – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 03 đến tháng 08/2010 Trong
Trang 1Tác giả
SỬ TÚ HẠNH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Công nghệ Hóa học
Giáo viên hướng dẫn:
TS Lê Thị Hồng Nhan
Tháng 09 năm 2010
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Hóa học – trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong
quá trình học tập tại trường
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Hồng Nhan,
là giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong quá trình thực
hiện đề tài
Em xin cảm ơn sinh viên lớp DH06HH và các anh chị thực hiện luận văn tại
phòng thí nghiệm khoa Hóa Hữu cơ đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn
Em xin cảm ơn phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đai học Bách Khoa đã hỗ trợ
dụng cụ, máy móc và thiết bị trong quá trình thực hiện luận văn
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình luôn luôn động viên và hỗ trợ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn
SVTH
Sử Tú Hạnh
Trang 3The thesis “Research to blend massage lotion” conducted in laboratory B209,
Ho Chi Minh City University of Technology Faculty, period from march to august
2010
In this thesis, will conduct experiments and surveys to determine the composotion of substances in the formulation and technological parameters in order to find the optimal conditions for blending
After determining the optimal parameters for product parameters which will be used for blending all kinds of product the use of oil including: Hibiscus sabdariffa oil, Coconut oil, Sweet almond oil, Sunflower seed oil, Olive seed oil, Evening primrose oil, Camellia oil
Potential substitutes of vegetable oils has been assessed value
Lotion products obtained form paraffin oil and hibiscus sabdariffa oil are evaluated, comparing the characteristics, structure and have satisfied the criteria for microbiological cosmetic products
Trang 4Đề tài nghiên cứu “nghiên cứu phối chế sản phẩm massage” được tiến hành tại
phòng thí nghiệm B209 – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 03 đến tháng 08/2010
Trong luận văn này, sẽ tiến hành các thí nghiệm khảo sát để xác định thành phần các chất trong công thức và các thông số công nghệ nhằm tìm ra điều kiện phối chế tối ưu cho sản phẩm
Sau khi xác đinh các thông số tối ưu cho sản phẩm thì sẽ dùng các thông số đó
để điều chế các loại sản phẩm sử dụng các loại dầu nền bao gồm: dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu olive, dầu anh thảo, dầu trà, dầu dừa, dầu bụp giấm để xem khả năng thay thế các loại dầu này trong sản phẩm
Khả năng thay thế của các loại dầu thực vật có giá trị được đánh giá
Sản phẩm lotion thu được từ dầu khoáng và hạt bụp giấm được đánh giá, so sánh về đặc tính kỹ thuật, tính chất, cấu trúc và đều thoả mãn các tiêu chí vi sinh của sản phẩm mỹ phẩm
Trang 5Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Abstract iii
Tóm tắt iv
Mục lục v
Danh sách hình viii
Danh sách bảng ix
Danh sách đồ thị x
Danh sách phụ lục xi
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
1.4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM 2
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN 3
2.1 DA 3
2.1.1 Cấu trúc của da 3
2.1.2 Thành phần hóa học của da 6
2.1.3 Chức năng sinh lý của da 6
2.1.4 Các đường dẫn truyền vào da 7
2.2 MASSAGE 9
2.2.1 Massage 9
2.2.2 Các tác dụng của massage 9
2.2.3 Các sản phẩm massage trên thị trường 10
2.3 LOTION 12
2.3.1 Lotion 12
Trang 62.3.4 Một số sản phẩm lotion ngoài nước 14
CHƯƠNG 3 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ 16
3.1.1 Vật liệu 16
3.1.2 Thiết bị và dụng cụ 17
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.2.1 Sơ đồ phối chế sản phẩm 19
3.2.2 Thuyết minh sơ đồ 20
3.2.3 Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm 20
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
3.3.1 Khảo sát các thông số thành phần 25
3.3.2 Khảo sát các thông số công nghệ 26
3.3.3 Khảo sát khả năng thay thế các loại dầu 27
3.3.4 Giá trị thành phẩm 27
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ THÀNH PHẦN 30
4.1.1 Thành phần stearic acid 30
4.1.2 Thành phần Cetyl Alcohol 32
4.1.3 Kết quả ảnh hưởng thành phần Sepinov EMT 10 34
4.1.4 Kết quả ảnh hưởng thành phần dầu khoáng 36
4.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ 40
4.2.1 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy 40
4.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy 42
4.2.3 Kết quả ảnh hưởng của thời gian khuấy 44
4.3 THAY ĐỔI CÁC LOẠI DẦU 46
4.4 Giá trị của sản phẩm cuối 49
4.4.1 Đánh giá thành phẩm 49
4.4.2 Giá thành sản phẩm 52
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
Trang 7TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC 59
Trang 8Trang
Hình 2.1: Da người 3
Hình 2.2: Cấu tạo da người 4
Hình 2.3: Dẫn truyền qua những phần phụ và tuyến chân lông 8
Hình 3.1: Cân 2 số 17
Hình 3.2: Máy khuấy và cánh khuấy thủy tinh 17
Hình 3.3: Máy li tâm 18
Hình 3.4: Bể điều nhiệt 18
Hình 3.5: Đo độ lún kim 18
Hình 3.6: Sơ đồ phối chế sản phẩm 19
Hinh 3.7: Sơ đồ đo độ lún kim 23
Hình 4.1: Hai mẫu sản phẩm sử dụng dầu khoáng và dầu bụp giấm 49
Hình 4.2: Kết quả chụp SEM của mẫu sử dụng dầu khoáng trong công thức 51
Hình 4.3: Kết quả chụp SEM của mẫu sử dụng dầu bụp giấm trong công thức 51
Trang 9Trang
Bảng 3.1: Các thành phần cơ bản và công dụng của các chất sử dụng trong công
thức 16
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 5 20
Bảng 3.3: Thang giá trị % các đặc tính đánh giá 21
Bảng 3.5: Công thức cơ bản trong công thức phối chế 25
Bảng 3.6: Giá các nguyên liệu 28
Bảng 3.7: Giá các loại dầu 29
Bảng 4.1: Kết quả ảnh hưởng thành phần stearic acid 30
Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng thành phần Cetyl Alcohol 32
Bảng 4.3: Kết quả ảnh hưởng thành phần Sepinov EMT 10 34
Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng thành phần dầu 36
Bảng 4.5: Kết quả tác động nền lotion hàm lượng dầu 15% với hỗ trợ Sepinov EMT10 38
Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của tốc độ khuấy 40
Bảng 4.7: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy 42
Bảng 4.8: Kết quả ảnh hưởng của thời gian khuấy 44
Bảng 4.9: Kết quả thay đổi các loại dầu 46
Bảng 4.10: Đặc tính của sản phẩm trong công thức sử dụng dầu khoáng và dầu bụp giấm 50
Bảng 4.11: Giá thành các sản phẩm (tính trên mỗi 100g sản phẩm) 52
Trang 10Trang
Đồ thị 4.1: Đồ thị so sánh phần quy điểm về thành phần Stearic acid 31
Đồ thị 4.2: Đồ thị so sánh phần quy điểm về thành phần Cetyl Alcohol 33
Đồ thị 4.3: Đồ thị so sánh phần quy điểm về thành phần Sepinov EMT 10 35
Đồ thị 4.4: Đồ thị so sánh phần quy điểm về thành phần dầu 37
Đồ thị 4.5: Đồ thị so sánh phần quy điểm mẫu Sepinov EMT 10 0,6% với mẫu Sepinov EMT 10 0,5% 39
Đồ thị 4.6: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ bền của sản phẩm 41
Đồ thị 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ khuấy đến độ bền 43
Đồ thị 4.8: Ảnh hưởng của thời gian khuấy đến độ bền 45
Đồ thị 4.9: Kết quả so sánh giữa các loại dầu 47
Đồ thị 4.10: Thời gian thấm của các loại dầu 47
Trang 11Phụ lục 1: Giới thiệu về các nguyên liệu sử dụng trong công thức
Phụ lục 2: Số liệu: Ảnh hưởng của thành phần stearic acid
Phụ lục 3: Số liệu: Ảnh hưởng của thành phần cetyl alcohol
Phụ lục 4: Số liệu: Ảnh hưởng của thành phần Sepinov EMT10
Phụ lục 5: Số liệu: Ảnh hưởng thành phần dầu
Phụ lục 6: Số liệu kết quả tác động nền lotion hàm lượng dầu 15% với hỗ trợ
của Sepinov EMT10 Phụ lục 7: Số liệu thay đổi các loại dầu
Phụ lục 8: Kết quả thử tính nhiễm khuẩn của sản phẩm sử dụng dầu khoáng
trong công thức Phụ lục 9: Kết quả thử tính nhiễm khuẩn của sản phẩm sử dụng dầu bụp
giấm trong công thức
Trang 12CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay nhu cầu ăn, mặc, ở luôn là vấn đề cần thiết của con người Bên cạnh đó vấn đề chăm sóc cá nhân cũng là vấn đề quan trọng được quan tâm nhiều nhất Đặc biệt với xã hội hiện đại, với cuộc sống bận rộn, vấn đề giải tỏa căng thẳng để giảm
áp lực trong công việc luôn được mọi người quan tâm Vì thế mọi người thường đến các spa để massage nhằm mục đích để giảm căng thẳng trong công việc
Trong khi massage, sử dụng dầu massage vừa có tác dụng bôi trơn nhằm giảm
ma sát vừa có tác dụng làm ẩm và mềm da Vì vậy, ngoài muốn được giải tỏa căng thẳng nhiều người đến các spa cũng vì muốn được có làn da mềm mại Tuy nhiên sử dụng dầu massage rất bất tiện vì thời gian thấm rất lâu và không thích hợp cho sử dụng hằng ngày Vì vậy những người muốn có làn da mềm mại rất tốn công và thời gian để chăm sóc
Hiện nay, trên thị trường các dòng mỹ phẩm dạng lotion khá được ưa chuộng
do các dạng này có thể thấm rất nhanh và có thể trải trên vùng diện tích da lớn một cách dễ dàng Vì thế, việc nghiên cứu để dưa ra các dòng lotion dùng để massage và thay thế các loại dầu massage là việc được rất nhiều người quan tâm
Được sự phân công của Bộ môn Công nghệ Hoá học trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Hồng Nhan, giảng viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin thực hiện đề tài
“nghiên cứu phối chế sản phẩm massage”
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Phối chế sản phẩm massage dạng lotion trong đó thay đổi dầu khoáng trong sản phẩm bằng các loại dầu nền massage (dầu thực vật) khác có nguồn gốc tự nhiên
Trang 131.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
• Phối chế sản phẩm massage từ một số loại dầu
• Khảo sát thành phần và tỉ lệ của nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
• Khảo sát các thông số kỹ thuật (tốc độ khuấy, nhiệt độ môi trường, thời gian khuấy) ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
• Đề ra quy trình hợp lý nhất đối với sản phẩm (thành phần nguyên liệu và thông số kỹ thuật)
1.4 YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
• Công thức sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường
• Sản phẩm tạo thành phải có độ đồng đều, độ bóng mượt nhất định
• Sản phẩm tạo thành đạt tiêu chuẩn mỹ phẩm, không gây kích ứng da
Trang 142 mm
Hình 2.1: Da người 2.1.1 Cấu trúc của da[1, 2]
Cấu tạo da người gồm 3 lớp chính
• Lớp biểu bì (epiderma) hay còn được gọi là thượng bì hay ngoại bì
• Lớp bì (derma): còn được gọi là trung bì hay nội bì
• Lớp hạ bì (hypoderma)
Trang 15Hình 2.2: Cấu tạo da người
ra bởi quá trình keratin hóa và quá trình chết của tế bào Lớp cản tế bào chết được gọi
là lớp sừng Quá trình này xảy ra khoảng 1 tháng
Lớp sừng: dày 1220µm, có khoảng 15 – 20 lớp tế bào, giữa các lớp tế bào là dịch chất Độ ẩm duy trì 10 – 15% Chu kỳ tế bào khoảng 6 – 8 tuần Lớp sừng có chức năng ngăn chặn những tác nhân có hại, duy trì và chống bay hơi nước, làm bóng
và làm mịn da
¾ Lớp bì
Lớp này nằm sát dưới biểu bì có bề dày khoảng 3 – 5 mm, là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ nâng đỡ và nuôi dưỡng da Đây là vùng có chứa các dây thần
Trang 16kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông và các tuyến mồ hôi Lớp này có 3 thành phần chính:
• Collagen (Chất keo): Làm cho da bền và mềm dẻo
• Elastin (Sợi đàn hồi): Tạo cho da tính đàn hồi
• Chất gel-like giàu polysaccharide: Các chất này là những phân tử có thể hấp thụ 1000 lần trọng lượng trong nước và chịu trách nhiệm duy trì độ ẩm của làn da
Ba yếu tố này được tạo ra bởi các nguyên bào sợi
• Lông và các cơ quan phụ liên quan: Lông gồm có: chân lông, bao lông, cơ
co chân lông, cơ co chân lông có nhiệm vụ co lại mỗi khi trời lạnh, làm cho lông dựng đứng lên, che khít lỗ chân lông, không cho hơi ấm trong cơ thể bay ra không khí, như thế sẽ giữ ấm đựoc cơ thể
¾ Lớp hạ bì
Là lớp cuối cùng gắn với các cơ quan xương, cơ, bắp thịt đến da, trong lớp này còn có chứa các:
• Mô mỡ: bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, cách nhiệt
• Dây thần kinh: giúp da nhận biết những kích thích từ môi trường
• Mạch máu: giúp da trao đổi chất
Trang 172.1.2 Thành phần hóa học của da[2]
Nước nội bào chứa 60 – 70% trọng lượng của da Lớp sừng chứa rất ít nước khoảng 10 – 15 % nước Khi mức hơi ẩm từ 15 – 20%, các sợi mềm của lớp sừng căng
ra và làm cho da cảm giác mềm mại, mượt mà Nếu lớp sừng có độ ẩm dưới 10% thì
da bị khô tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành những lớp vảy
Ngoài ra, da còn chứa các chất khác như muối Natri, muối Kali và muối Magnesium; đường ở da có glucose, glycogen và glucide hỗn hợp; chất béo có cholesterol, phospholipide, các acid béo no hay các acid béo không no; các protein trong đó có ba acid amin quan trọng là methionine, cystein và cystine
Màu da là do sự phối hợp của màu hồng do phân bố ở mạch bì và màu nâu do
melanine ( đậm hay lợt là do di truyền, tùy chủng tộc) Có 2 loại sắc tố: melanine và huyết sắc tố: dính trên hồng cầu và ở trong lòng mạch máu Ngoài ra còn có các sắc tố khác như tiền Vitamine A hay còn gọi là carotene cho da màu vàng ở vùng có nhiều
mỡ
Sắc tố melamine: Melamine được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một loại acid amin) trong tế bào sắc tố trong lớp nền của biểu bì Melamine thường tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melamine màu da và melamine màu sậm Đối với
da bình thường thì melamine được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover
Huyết sắc tố (Hemoglobin): Là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả
năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác Huyết sắc tố chính là thành phần cơ bản của hồng cầu có tác dụng gắn kết và vận chuyển oxy
2.1.3 Chức năng sinh lý của da[1, 2]
Da đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý như bảo vệ, bài tiết, điều hòa thân nhiệt, tổng hợp dự trữ, điều hòa huyết áp, hô hấp và là một cơ quan xúc giác nhưng do sản phẩm sử dụng trên da nên cần quan tâm nhiều hơn đến chức năng bảo vệ và chức năng
dự trữ của da
Chức năng cơ học: chủ yếu do lớp bì đảm nhận làm cho da trở nên dẻo dai hơn
và linh động
Trang 18Chức năng bảo vệ: chủ yếu do lớp sừng đảm nhiệm như: rất ít cho hóa chất thấm qua, là rào cản các tia tử ngoại, hồng ngoại, là hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật
Chức năng dự trữ: da là kho dự trữ quan trọng về chất lỏng, các muối và các chất béo Đặc biệt các steroid là những chất tham gia quá trình tổng hợp sinh tố D và
có khả năng làm cho chất béo ở da trở nên thân nước
Chức năng điều hòa nhiệt độ: hệ thống mao mạch và các tuyến mồ hôi ở da giúp điều hòa thân nhiệt theo cơ chế giãn mạch và bốc hơi nước
Chức năng bài tiết: da thải trừ các sản phẩm chuyển hóa, các cặn bã… thông qua các tuyến tiết bã nhờn và các tuyến mồ hôi
Chức năng cảm giác: ở lớp bì bắt đầu có những tận cùng của các dây thần kinh cảm giác, nhờ đó da có khả năng thu nhận các cảm giác từ môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, áp suất, …
Chức năng hô hấp: sự hô hấp theo đường da tuy nhỏ (khoảng 0,5 mm3/1cm2/1h) nhưng rất cần thiết cho sự sống, vì vậy người bị bỏng trên diện tích rộng có thể chết vì thiếu dưỡng khí
2.1.4 Các đường dẫn truyền vào da[2, 3]
Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi sản phẩm mỹ phẩm có mức độ thấm sâu vào
da khác nhau (ví dụ: kem chống nắng hay lăn khử mùi được thiết kế để lưu lại trên bề mặt da, các sản phẩm dược phẩm lại thấm sâu vào những lớp bên trong của da hoặc đến được hệ tuần hoàn, một số loại thuốc mọc tóc hay trị mụn lại được thiết kế để đi đến lỗ chân lông … )
Trang 19Hình 2.3: Dẫn truyền qua những phần phụ và tuyến chân lông
Có 4 con đường chính cho cả phân tử phân cực và không phân cực để thấm qua lớp sừng :
Qua các tế bào: Xảy ra thông qua lớp corneocytes đã keratine hóa và lớp lipid
(transcellular pathway) Đây là con đường dẫn truyền phân cực
Giữa các tế bào: Xảy ra giữa các tế bào, diễn ra qua lớp lipid gian bào
(intercellular pathway) Thể tích của lớp này chiếm 5 – 30% thể tích của lớp sừng Nước là một dạng thấm qua da qua con đường dẫn truyền này
Những phần phụ, tuyến nhờn của lỗ chân lông: Dành chủ yếu cho các phân
tử ưa béo hoặc các phân tử đã được kết hơp với vài chất hoạt động bề mặt và glycol (những chất tăng quá trình thấm qua da) Mặc dù mật độ khuếch tán qua con đường này chỉ xấp xỉ 0,1 % tổng bề mặt da, nhưng nó lại là con đường dẫn truyền chính cho các phân tử tích điện, các phân tử phân cực lớn, các hợp chất ion, các peptit cao phân
tử và đặc biệt là các vi cầu tổng hợp như liposome (loại chất mang được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân)
Các lỗ phân cực: Bao gồm những vùng nước hiện diện giữa các tế bào và bao
quanh bởi lipid phân cực
Việc hiểu rõ những con đường mà các phân tử vận chuyển qua lớp sừng là công
cụ hữu ích cho việc thiết kế chiến lược tốt hơn cho việc tăng cường khả năng thấm khi cần Đồng thời nó cũng giúp ta có những thiết kế tốt hơn trong xây dựng hệ thống vận chuyển cho cả sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc
Trang 202.2 MASSAGE[4, 5]
2.2.1 Massage
Theo gốc Hy Lạp, từ massage có nghĩa là xoa bóp, với quan niệm rằng cơ thể con người có một dòng chảy năng lượng còn gọi là “khí” Sự lưu chuyển tốt của khí giúp cơ thể duy trì được sức khỏe và sinh lực còn khi dòng khí này bị ngưng trệ là lúc
cơ thể yếu đuối và nảy sinh nhiều bệnh tật Massage chính là cách vận khí, chuyển khí
để dòng chảy này lưu thông tốt nhất trong cơ thể con người, khơi thông lại nguồn năng lượng tiềm năng này trong cơ thể
Massage bao gồm các hành động và các thao tác của cơ thể có áp lực – có thể
là hành động rung, chuyển động, … được thực hiện bởi con người hay được sự trợ giúp của các thiết bị Mục tiêu có thể bao gồm các mô cơ, gân, dây chằng, da, khớp, hoặc mô liên kết khác, cũng như các mạch bạch huyết, hoặc các cơ quan của hệ thống tiêu hóa Có thể massage bằng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, cẳng tay và bàn chân Hiện có hơn 80 phương thức massage khác nhau được công nhận trên thế giới
Trên thế giới và trong mỗi quốc gia họ đều có cách massage khác nhau và tên gọi khác nhau, chẳng hạn như ở Trung Quốc thì có ấn huyệt, ở Nhật thì có Shiatsu và Anma, ở Philippin thì có Hilot, ở Ấn Độ thì có Ayurveda, … Ngoài ra trên thị trường còn có bán các loại thiết bị và dụng cụ hỗ trợ massage như: máy massage, ghế massage, giường massage, …
2.2.2 Các tác dụng của massage
Thông qua các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những lợi ích của massage bao gồm giảm đau, giảm âu lo và trầm cảm và tạm thời giảm huyết áp, nhịp tim, căng thẳng và cải thiện giấc ngủ
Tác dụng giảm đau: các chấn thương do xương, các chứng đau cấp và mãn tính
Lo lắng: massage là một biện pháp tạm thời để giảm bớt sự lo lắng
Trầm cảm: massage đã được dùng để giảm trầm cảm lâm sàng
Huyết áp và nhịp tim: massage có tác dụng tạm thời giảm nhịp tim và giảm huyết áp
Trang 212.2.3 Các sản phẩm massage trên thị trường[6]
Dầu nền massage: dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu olive,
dầu dừa, dầu cám gạo, dầu mầm ngũ cốc, dầu hạt cà chua, dầu bí ngô, … Các loại dầu nền này khi sử dụng có thể bổ sung tinh dầu
Dầu massage: các loại dầu này trong thành phần công thức bao gồm dầu nền và
một số hoạt chất khác đã bổ sung vào thành phần phối chế
• Dầu massage tạo cảm xúc thăng hoa (Sensual massage oil) với các thành phần: dầu hạnh nhân, vitamin E, vannilla, tinh dầu nguyên chất cam, tinh dầu nguyên chất gừng
• Dầu massage giúp ngủ ngon (Deep Sleep massage oil) với các thành phần: dầu hạnh nhân, tinh dầu oải hương, cúc la mã, clary và vitamin E
• Dầu massage trẻ hóa (Rejuvenation massage oil) với các thành phần: dầu
mơ, dầu hướng dương, dầu jojoba, tinh dầu Palmarosa, tinh dầu hoắc hương, tinh dầu oải hương, tinh dầu phong lữ
• Dầu massage giảm béo (Cellulite massage oil) với các thành phần; dầu ngũ cốc, dầu jojoba, dầu olive, tinh dầu hương thảo, tinh dầu cây bách, tinh dầu cam ngọt, tinh dầu cam, tinh dầu bergamot
Kem massage:
Kem massage Pain-Eez
Thành phần: nước, rose hydrosol, methylsulfonylmethane (MSM), tinh chất kim sa, dầu olive, dầu hạnh nhân, dầu
dừa, dầu đậu phộng, natural shea butter;
chiết xuất hạt bưởi; Vitamin E; chất bảo
quản và chất nhũ hóa, pure essential oils
of sassafras, wintergreen
Giá : 642.000 VNĐ /120ml
Trang 22Kem massage KELLY MORE
Thành phần : nước, Rhodochrosite Extract, Arbutin, chiết xuất tảo, Collagen, chiết xuất cam thảo, Squalane, Yolk Lecithin, Vitamin E, dầu lúa mì
Giá: 1.315.000 VNĐ/250g
Kem massage SANTA BARBARA
Thành phần: nước, dầu olive, dầu dừa, bees wax, tinh dầu lavender, tinh dầu ylang ylang, tinh dầu sweet orange, tinh dầu eucalyptus, tinh dầu clary sage, …
Giá: 200.000 VNĐ/250g
Kem massage Z9
Thành phần: Nước, Paraffin Oil, Sorbitan Stearate, Polysorbate 60, Glycerin, Carbomer 940, Beeswax, Glyceryl Stearate SE, Fragrance, Propyl Paraben, Triethanolamine
Giá : 38.000 VNĐ/60g
Hai dòng sản phẩm massage trên phổ biến và tạo cảm giác cũng như sự tiện dụng hoàn toàn khác nhau Đối với dầu massage do ở dạng lỏng nên dễ lan trên da và thực hiện các thao tác massage Tuy nhiên do thành phần chủ yếu là các loại dầu lỏng nên khó định lượng khi sử dụng Đồng thời, lượng dầu khi massage không hoàn toàn thấm hết vào da nên gây sự bất tiện Người sử dụng thường phải thấm dầu dư hoặc tắm lại Đối với kem massage thì không có nhược điểm trên Tuy nhiên, do ở dạng kem, khả năng lan trên da cũng như độ trơn khi thực hiện massage bị hạn chế Vì vậy, cần
Trang 23có một sản phẩm có thể dung hoà các điểm trên Một trong những dạng sản phẩm đáp ứng mục tiêu trên là dạng lotion
2.3 LOTION[3, 7]
2.3.1 Lotion
Lotion là một dạng sản phẩm sử dụng cho da có độ nhớt – độ đặc thấp đến trung bình dùng cho bề mặt da, khác với cream và gel là hai dạng sản phẩm sử dụng cho da có độ nhớt – độ đặc cao hơn Lotion giống như loại sữa giữ ẩm nhẹ, thuộc dạng kem nhưng không đặc quánh như kem thoa mặt Lotion thường có dạng dầu trong nước (o/w) và có cấu trúc nhẹ Trong lĩnh vực mỹ phẩm, lotion có tác dụng làm sạch, mềm, mịn da, cân bằng độ ẩm, trị mụn, … Chính vì chế độ kép này, lotion thích hợp với mọi loại da
Các thành phần trong các loại lotion, kem hay thuốc mỡ đều tương tự nhau Trong ba loại trên thì kem là dễ sử dụng nhất nhưng không bất tiện khi sử dụng trên vùng diện tích da lớn, còn lotion thì có thể sử dụng ở vùng da lớn dễ dàng và để lại một lớp mỏng trên bề mặt da
2.3.2 Một số dạng lotion
Dạng sản phẩm lotion trên thị trường thường là các loại sau:
Kem tắm bồn (Bath lotion): Bath lotion là loại sản phẩm được sử dụng khi tắm Đây là loại lotion cần thiết vì khi ở trong bồn tắm quá lâu khiến cho những ngón tay, chân có nhiều nếp nhăn Lotion này có thể thay thế tinh dầu khi tắm hàng ngày Đặc biệt, cũng có thể giúp trong việc duy trì độ ẩm của da Nói chính xác, bath lotion giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô da
Sữa tắm (Milk lotion): Đây là sản phẩm thường xuyên sử dụng khi tắm Khi sử dụng sản phẩm này nên dành một thời gian nhất đinh để làn da hấp thụ dưỡng chất tốt nhất
Sữa dưỡng thể (Boby lotion): Boby lotion giúp nuôi dưỡng làn da một cách hiệu quả Hầu hết các boby lotion đều có hương thơm và các màu sắc khác nhau để
Trang 24phù hợp với tâm trạng và thu hút khách hàng Ngoài ra, boby lotion còn có tác dụng chống nắng và bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím
Sữa tắm trẻ em (Baby lotion): Baby lotion được kiểm tra trong phòng thí nghiệm chuyên ngành da và được coi là phù hợp với những làn da như trẻ em,… Đây
là loại lotion hữu cơ và không chứa hóa chất tạo mùi thơm và có thể dùng cho da nhạy cảm
Sữa dưỡng da tay (Hand lotion): Đôi bàn tay của chúng ta thường phải tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài như nước , gió, … Đó là chính là những tác nhân dẫn đến da tay bị khô và mất nước Hand lotion cung cấp các dưỡng chất cho da tay Có thể nói hand lotion là một chế độ dinh dưỡng cho da tay
2.3.3 Một số sản phẩm lotion trong nước
chiết xuất vỏ cây liễu, chiết xuất cam thảo,
vitamin E, hương liệu, nước
Kaila: Sữa rửa mặt tạo bọt làm trắng da dùng cho da dầu
Nước , Sodium Lauryl Ethersulfonate, Glycerin, Distearat, Vitamin B3, chiết xuất cam thảo, Sodium PCA, nước hoa, Acid citric, EDTA, …
Trang 25Hazeline: Lasting White UV sữa dưỡng da chống nắng toàn thân
Nước, Stearic Acid, Isopropyl Palmitate, Dầu Khoáng, Propylparaben, Glycerin Stearate, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Niacinamide, Glycerine, Triethanolamine, Dimethicone, Ohenoxyethanol, Carbomer, Titanium Dioxide, Cetyl Alcohol, Methylparaben, Disodium EDTA, Butyl Methoxydibenzoyl Methane, bột ngọc trai, hương, …
Enchanteur: dầu gội đầu
Nước, Sodium Laureth Sulphate, Cocamidopropyl Betaine, Acrylates Copolymer, Dimethiconol, Sodium Lactate, EDTA, Olive Oil PEG-7 Esters, PEG/PPG-8/3, Panthenol, Glycol Distearate, DMDM Hyadntoin, TEA, Cetyl Alcohol, Fragrance, …
2.3.4 Một số sản phẩm lotion ngoài nước
Pon Pon: body firming lotion
Nước, dl-α-Tocopheryl Acetate (vitamin E), Ubiquinone (Q10), Hyaluronic Acid, Cetyl Alcohol, Octyldodecyl Myristate, Hydrogennated Polydecene, Xanthan Gum, 1,3-Butylene Glycol, Parahydroxybenzoic acid ester, Glyceryl Stearate, Fragrance, …
Trang 26Avon:whitening & firming hand & body lotion
Nước, Glycerin, Cetearyl Alcohol, Isopropyl Palmitate, Isopropyl Lanolate, Elaeis Guineensis (Palm) Oil, Ceteareth- 20, sesamum indicum (sesame) seed oil (dầu hạt mè), glycol stearate, imidazolidinyl urea, methyl paraben, choleth-24, fragrence, ceteth-24, polysorbate
60, triethanolamine, carbomer, …
Amino care lotion: chống lão hóa da
Nước tinh khiết, Huile de Tamanu (dầu Tamanu), Emulium Delta, glycerine, Stearic Acid, PG và Iso PG, Cetyl alcohol, Fluid 200, carbomer, chiết xuất hạt bưởi, chiết xuất trà xanh, Fragrance, …
Dermalogica: cleaning oil control kiềm soát dầu
Nước, butyl glycol, C12 – 15 Alkyl Ben zoate, Potatoes Starch Modified, Hyssopus Offcinalis Extract, Melissa Offcinalis Leaf Extract, Echinacea Purpurea Extract, Enantia Chlorantha Bark Extract, Yeast Extract, Cetyl Alcohol, Glycerin, Glycerin Stearate, Xanthan Gum, Disodium EDTA, Propylene Glycol, …
Lotion là một sản phẩm phổ biến trên thị trường nhưng dòng sản phẩm lotion massage lại chưa thịnh hành tại thị trường Việt Nam Do vậy, đề tài sẽ đi sâu vào xây dựng dòng sản phẩm mới lạ này
Trang 27CHƯƠNG 3 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
3.1.1 Vật liệu
Qua các tham khảo và khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước, thành phần
cơ bản của công thức phối chế được chọn bắt đầu các chất sau:
Bảng 3.1: Các thành phần cơ bản và công dụng của các chất sử dụng trong công thức
Nước cất Phòng thí nghiệm Làm mềm da, giữ ẩm Sepinov EMT 10 Công ty SEPPIC Chất tạo nhũ, làm đặc Silicone Công ty Dow Corning Chât làm mượt da
Dầu
Hàng thương mại
Chất trợ nhũ, làm đặc Stearic acid Chất trợ nhũ, làm đặc Cetyl Alcohol Pha phân tán
Phenonif Chất bảo quản
Glycerine Chất làm ẩm
Triethanolamin 99% (TEA) Chất trung hòa
EDTA Khử ion kim loại
Trang 28Các thông tin chi tiết về cấu tạo, tính chất và vai trò của các chất được trình bày trong phụ lục 1
3.1.2 Thiết bị và dụng cụ
Các thiết bị được sử dụng như sau:
• Cân 2 số hiệu SARTORIUS có khoảng cân 610 ± 0,01 g
Hình 3.1: Cân 2 số
• Máy khuấy hiệu IKA-WERBE EUROSTAR power-b có tốc độ từ 50 đến 2000 vòng/phút Máy khuấy sử dụng cánh khuấy thủy tinh 4 cánh
Hình 3.2: Máy khuấy và cánh khuấy thủy tinh
• Máy li tâm hiệu HERMLE Z200A có tốc độ tối đa là 6000 rpm và số ống nghiệm tối đa là 6 ống
Trang 30Khuấy tạo nhũ ở nhiệt độ 70 – 75 oC
Khuấy đưa sản phẩm đến nhiệt độ phòng
Sản phẩm
Làm nóng tới nhiệt độ
tạo nhũ
Hương
Trang 313.2.2 Thuyết minh sơ đồ
Phần tan trong dầu: cân các thành phần tan và phân tán trong dầu như: a (g) dầu, b (g) Sepinov, c (g) cetyl alcohol, d (g) stearic acid vào beaker
Phần tan trong nước: cân các thành phần tan và khuếch tán trong nước vào một beaker Để cả 2 beaker (phần tan trong dầu và phần tan trong nước) vào trong bể điều nhiệt đến khi cà 2 beaker đạt tới nhiệt độ tạo nhũ Đổ phần tan trong dầu vào phần tan trong nước và khuấy Trong khi khuấy vẫn duy trì nhiệt độ tạo nhũ Vào cuối quá trình tạo nhũ, bổ sung hương vào sản phẩm Sau đó làm nguội sản phẩm tới nhiệt độ phòng (trong lúc này vẫn tiếp tục khuấy để tạo sự đồng đều cho sản phẩm)
3.2.3 Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm
Tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên yếu tố cảm quan, yếu tố định lượng và hiệu quả sử dụng sản phẩm Tất cả các đặc tính của sản phẩm đều được đánh giá theo thang điểm 5 chia theo mức độ đánh giá, mức độ hài lòng đối với sản phẩm Sau đây là bảng kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 5 và bảng thang giá trị phần trăm các đặc tính đánh giá
Các sản phẩm đều được so sánh với mẫu phấn đấu (là mẫu đạt được tất cả các chỉ tiêu với mức tối ưu)
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá dựa trên thang điểm 5
Trang 32Bảng 3.3: Thang giá trị % các đặc tính đánh giá
Trang 33Cách đánh giá các chỉ tiêu trên thang điểm
Độ đồng nhất: nhìn mặt sản phẩm sau 48 giờ và quan sát độ đồng nhất của nền
Mùi: khả năng giữ hương và hấp lực với người sử dụng
Mùi không dễ chịu Mùi dễ chịu
Trang 34Hinh 3.7: Sơ đồ đo độ lún kim
Trang 35Độ bền: (thông qua thời gian bắt đầu tách pha hoặc sai biệt độ lún kim)
Cách xác định thời gian tách pha (được xác định bằng cách ly tâm): mẫu được đem ly tâm ở vận tốc 3000 vòng/phút trong thời gian 5 phút Sau đó quan sát sự đồng nhất của mẫu
Sai biệt độ lún kim: sản phẩm ban đầu ta đo độ lún L0, sao đó ta tiến hành ly tâm mẫu với vận tốc 3000 vòng/phút trong vòng 1 phút Ta đo độ lún L1 Từ đó có sai biệt về độ lún kim:
∆L = L1 – L0 Trong đó: ∆L: sai biệt độ lún kim (mm)
L1: độ lún kim sau khi ly tâm (mm)
L0: độ lún kim trước khi ly tâm (mm) Nhũ càng bền thì ∆L -> về 0
-1,5 -0,5 +0,5 +1,5
Độ tan trên da: biểu thị độ phân tán của sản phẩm lên trên bề mặt da thoa một
lớp sản phẩm mỏng lên bề mặt da với diện tích khoảng 4 cm2 ( 2×2 cm), đo thời gian sản phẩm tan trên da
27 30 33 36
Độ làm dịu da: là độ lưu ẩm trên da, khả năng làm cho da mềm mịn, không còn
cảm giác khô sau khị sử dụng sản phẩm
Ngoài các chỉ tiêu trên, còn đánh giá các chỉ tiêu như: an toàn cho môi trường (thải bỏ hóa chất độc hại ra môi trường), an toàn cho người tiêu dùng, hàm lượng kim loại nặng có trong sản phẩm dùng cho da bằng các phương pháp phân tích, nghiên cứu khác Nhưng do qui mô phòng thí nghiệm, các mẫu trong cùng điều kiện tạo thành nên gần như tương tự nhau và có thể tách cho phần khảo sát riêng
Trang 363.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tiến hành các thí nghiệm sau: khảo sát các thông số thành phần thành và các thông số công nghệ Công thức cơ bản được sử dụng như sau:
Bảng 3.5: Công thức cơ bản trong công thức phối chế
Dầu 10 – 17 Làm mềm da, giữ ẩm
Stearic acid 1,50 – 3,50 Chất tạo nhũ, làm đặc
TEA 2,00% Chất trung hòa
EDTA 0,05% Tạo phức ion kim loại
Nước cất Đủ 100% Pha phân tán
Citric acid Điều chỉnh pH
• Thời gian khuấy ở nhiệt độ 70oC: 15 phút
• Thời gian khuấy để đưa sản phẩm về nhiệt độ phòng : 25 phút
Trang 37Các thành phần được thay đổi:
3.3.2 Khảo sát các thông số công nghệ
Sau khi xác định được các thông số thành phần tối ưu, sử dụng công thức tối ưu
để khảo sát các thông số về công nghệ
Tốc độ khuấy: 300 – 500 – 700 – 900 – 1100 (vòng/phút)
Trong quá trình khảo sát tốc độ khuấy, các mẫu được khuấy ở cùng điều kiện như sau:
Nhiệt độ: 70oC
Thời gian khuấy ở nhiệt độ 70oC: 15 phút
Thời gian khuấy để đưa sản phẩm về nhiệt độ phòng : 25 phút
Nhiệt độ khuấy: 60 – 65 – 70 – 75 – 80 (oC)
Trong quá trình khảo sát nhiệt độ khuấy, các mẫu được tiến hành ở cùng điều kiện như sau:
Tốc độ khuấy: sử dụng kết quả của thí nghiệm trên
Thời gian khuấy ở nhiệt độ 70oC: 15 phút
Thời gian khuấy để đưa sản phẩm về nhiệt độ phòng : 25 phút
Thời gian khuấy tạo nhũ: 10 – 15 – 20 – 25 – 30 (phút)
Trong quá trình khảo sát thời gian khuấy tạo nhũ, sử dụng kết quả của tốc độ khuấy và nhiệt độ khuấy ở trên và thời gian khuấy để đưa sản phẩm về nhiệt độ phòng
là 25 phút
Trang 383.3.3 Khảo sát khả năng thay thế các loại dầu
Sau khi khảo sát các thông số thành phần và thông số kỹ thuật thì tiến hành thay đổi các loại dầu:
Các loại dầu được khảo sát
• Dầu khoáng (parafin oil)
• Dầu hạt bụp giấm (Hibiscus sabdariffa oil)
• Dầu dừa (Coconut oil)
• Dầu hạnh nhân (Sweet almond oil)
• Dầu hướng dương (Sunflower seed oil)
• Dầu olive (Olive seed oil)
• Dầu anh thảo (Evening primrose oil)
• Dầu trà (Camellia oil)
3.3.4 Giá trị thành phẩm
• Đánh giá thành phẩm
Thành phẩm sẽ được đánh giá về: độ đặc, pH và số lượng vi khuẩn (các loại vi
khuẩn hiếu khí, Candida albicans và S.aureus tại viện Pasteur) và chụp SEM để xem
phân bố của các hạt nhũ trên bề mặt sản phẩm Chỉ đánh giá hàm lượng vi khuẩn và chụp SEM ở hai sản phẩm trong công thức sử dụng dầu khoáng và dầu bụp giấm
• Tính giá thành sơ bộ sản phẩm
Giá thành của sản phẩm được tính dựa trên giá thành của các nguyên liệu trên thị trường Sau đây là bảng giá của các nguyên liệu
Trang 39Bảng 3.6: Giá các nguyên liệu
Nguyên liệu Giá