TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI
Họ và tên: DƯƠNG HOÀNG ANH Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2009 - 2013
TP.HCM, Tháng 6/2013
Trang 2QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
TẠI NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI
Tác giả
DƯƠNG HOÀNG ANH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn: KS NGUYỄN HUY VŨ
Trang 3TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: DƯƠNG HOÀNG ANH Mã số SV: 09149004
Khoá học :2009- 2013 Lớp : DH09QM
1 Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và hệ thống tích hợp giữa hai tiêu chuẩn
Tổng quan về Nhà máy Hóa chất Đồng Nai và tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường tại Công ty
Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường theo yêu cẩu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, các quy định pháp lý và yêu cầu khác có liên quan
Đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2013 và Kết thúc: tháng 06/2013
4 Họ tên GVHD : KS.NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2013 Ngày tháng năm 2013
Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
KS.NGUYỄN HUY VŨ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP HCM,
những tháng ngày thực tập tại Nhà Máy Hóa Chất Đồng Nai đã cung cấp cho em
những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, quý
thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững bước
vào đời
Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Huy Vũ người đã truyền dạy
cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này
Đồng thời, em xin cảm ơn Lãnh đạo nhà máy, cùng tất cả các cô chú, anh chị làm
việc tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt
thực tập Đặc biệt là Lê Thanh Đạt đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong suốt thời gian thực tập tại Nhà máy
Cuối cùng em muốn cảm ơn cha mẹ, và các người bạn của lớp DH09QM đã động
viên, chia sẻ về mặt tinh thần với em trong suốt thời gian học tại trường đại học Nông
Trang 5TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Khóa luận “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai” gồm các nội dung chính sau:
Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007
và hệ thống quản lý tích hợp
Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009
Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Cách thực hiện việc đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
Tổng quan về Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu, sản phẩm và quy trình
Đánh giá hiện trạng môi truờng tại nhà máy
Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại nhà máy
Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai:
Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và các quy định nội bộ
Từng yêu cầu của hệ thống sẽ được xem xét, đánh giá hiện trạng về tài liệu và kết quả thực hiện của hệ thống
Dựa trên việc đánh giá sẽ có các yêu cầu chưa phù hợp của hệ thống và đề ra các biện pháp cải tiến cho từng yêu cầu chưa phù hợp
Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và hiện trạng thực hiện của hệ thống quản lý tích hợp tại nhà máy và đề xuất những kiến nghị để cải tiến hệ thống
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT NỘI DUNG KHÓA LUẬN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xiii
DANH MỤC HÌNH xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009, OHSAS 18001:2007 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 và ISO 14001: 2004 4
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 4
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 4
2.2 GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007 5
2.2.1 Cơ sở của HTQL tích hợp 5
2.2.2 Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007 6
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI 9
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY 9
3.1.1 Vị trí địa lý 9
Trang 73.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: 9
3.1.5 Diện tích 10
3.1.6 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 10
3.1.7 Một số sản phẩm của nhà máy 11
3.1.8 Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, môi trường 11
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 12
3.2.1 Nguyên liệu 12
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất 12
3.2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 kỹ thuật 12
3.2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 thực phẩm 15
3.2.3Tình hình tiêu thụ năng lượng 18
3.2.3.1 Điện năng 18
3.2.3.2 Hơi nước 18
3.2.3.3 Khí nén 18
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 18
3.3.1 Nước thải 18
3.3.2 Khí thải 19
3.3.3.Chất thải rắn 20
3.3.4 Chất thải nguy hại 21
3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY HOÁ CHẤT ĐỒNG NAI 22
3.3.1 Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ 22
3.3.2 Tai nạn lao động, PCCC và ứng phó THKC tại nhà máy 23
3.3.2.1 Tai nạn lao động 23
3.3.2.2 Công tác phòng ngừa và ứng phó THKC và PCCC 23
Chương 4 ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG 25
Trang 84.1.1.1 Nội dung đánh giá 25
4.1.1.2 Nội dung cải tiến 25
4.1.2 Ban chuyên trách 25
4.1.2.1 Nội dung đánh giá 25
4.1.2.2 Nội dung cải tiến 26
4.2 CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 26
4.2.2 Nội dung đánh giá 26
4.2.3 Nội dung cải tiến 27
4.3 HOẠCH ĐỊNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG – AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP 27
4.3.1 Nhận dạng các khía cạnh môi trường và nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro để xác định các biện pháp kiểm soát 27
4.3.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 27
4.3.1.2 Nội dung đánh giá 27
4.3.2.3 Nội dung cải tiến 28
4.3.2 Yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác 28
4.3.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 28
4.3.2.2 Nội dung đánh giá 28
4.3.2.3 Nội dung cải tiến 29
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường – mục tiêu về an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 29
4.3.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 29
4.3.3.2 Nội dung đánh giá 30
4.3.3.3 Nội dung cải tiến 30
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 30
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn 30
4.4.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 30
Trang 94.4.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 31
4.4.2.2 Nội dung đánh giá 32
4.4.2.3 Nội dung cải tiến 33
4.4.3 Thông tin liên lạc, sự tham gia và hội ý 33
4.4.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 33
4.4.3.2 Nội dung đánh giá 33
4.4.3.3 Nội dung cải tiến 34
4.4.4 Thiết lập tài liệu hệ thống tích hợp quản lý môi trường và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 34
4.4.4.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 34
4.4.4.2 Nội dung đánh giá 35
4.4.4.3 Nội dung cải tiến 35
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 35
4.4.5.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu……… 36
4.4.5.2 Nội dung đánh giá 36
4.4.5.3 Nội dung cải tiến 36
4.4.6 Kiểm soát điều hành Error! Bookmark not defined.36 4.4.6.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 37
4.4.6.2 Nội dung đánh giá 39
4.4.6.3 Nội dung cải tiến 42
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp 43
4.4.7.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 43
4.4.7.2 Nội dung đánh giá 43
4.4.7.3 Nội dung cải tiến 44
4.5 KIỂM TRA 44
4.5.1 Đo lường và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý tích hợp môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 44
4.5.1.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 44
Trang 104.5.2 Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống 46
4.5.2.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 46
4.5.2.2 Nội dung đánh giá 46
4.5.2.3 Nội dung cải tiến 47
4.5.3 Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa 47
4.5.3.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 47
4.5.3.2 Nội dung đánh giá 47
4.5.3.3 Nội dung cải tiến 48
4.5.4 Hồ sơ và quản lý hồ sơ 48
4.5.4.1 Hiện trạng hệ thống tài liệu 48
4.5.4.2 Nội dung đánh giá 48
4.5.4.3 Nội dung cải tiến: 49
4.5.5 Đánh giá nội bộ 49
4.5.5.1 Hiện trạng hiện trạng hệ thống tài liệu: 49
4.5.5.2 Nội dung đánh giá: 49
4.5.5.3 Nội dung cải tiến 50
4.6 Xem xét lãnh đạo 50
4.6.1 Cơ sở đánh giá 50
4.6.2 Nội dung đánh giá: 50
4.6.3 Nội dung cải tiến: 50
Chương 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 52
5.1 KẾT LUẬN 52
5.2 KIẾN NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 55
PHỤ LỤC……… 56
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BATMT Ban An toàn - Môi trường
KCN Khu công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
QCKTQG Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
TTLT Thông tư liên tịch
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
HTQL Hệ thống quản lý
THKC Tình huống khẩn cấp CTNH Chất thải nguy hại
BCN Bộ công nghiệp
Trang 12BYT Bộ y tế
LĐLĐVN Liên đoàn lao động Việt Nam
Trang 13Bảng 3.1: Khối lượng chất thải phát sinh 20
Bảng 3.2 Danh mục chất thải nguy hại 211
Trang 14Hình 2.1 Cách thực hiện đánh giá hệ thống ATSKMT 7
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tổ chức, nhân sự 11
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất H3PO4 kỹ thuật 15
Hình 3.3: Sơ đồ sản xuất H3PO4 thực phẩm 17
Hình 3.4 Hội đồng kiểm tra giám sát an toàn và môi trường 23
Trang 15Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển, và đã chính thức bước vào nền kinh tế hội nhập quốc tế Điều này cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các đơn
vị sản xuất nói chung Công tác quản lý môi trường và quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của đơn vị là một trong những mặt bị tác động
Ngày nay, hai công tác này không chỉ chịu sự ảnh hưởng của quy định pháp luật, mà các đơn vị còn phải đối mặt với nhiều sức ép từ bên ngoài điển hình là yêu cầu của khách hàng Việc được công nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001: 2007, hoặc tiêu chuẩn quốc tế tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004 đã trở thành nhu cầu của các đơn vị Bên cạnh đó đơn vị có thể áp dụng đồng thời hai hệ thống này được gọi là hệ thống quản lý
an toàn, sức khỏe và môi trường Việc áp dụng đơn lẻ hay tích hợp hai hệ thống này đều yêu cầu đơn vị thực hiện sự cải tiến không ngừng
Nhà máy Hóa chất Đồng Nai thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa I là một đơn vị đang áp dụng tích hợp hai hệ thống trên Đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe & môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai” được thực hiện nhằm đóng góp vào sự cạnh tranh và phát triển của đơn vị trong thời buổi kinh tế mới
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường của Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến hệ thống quản lý An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
Trang 161.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng vận hành hệ thống quản lý tích hợp An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và ISO 14001:2004/COR.1:2009 còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình tích hợp tài liệu Việc tích hợp hệ thống không những tích hợp hệ thống tài liệu mà việc thực thi hệ thống cũng được thực hiện đồng bộ, nhưng áp dụng vào trong thực tế còn rất nhiều tồn tại Để giải quyết những khó khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ thống An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường hiện tại Nhà máy Hóa chất Đồng Nai để từ đó giúp hệ thống phù hợp hơn và ngày càng hoàn thiện hệ thống
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
Địa điểm: Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
Đường số 1, KCN Biên Hòa I
Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ ở Nhà máy Hóa chất Đồng Nai để sản xuất ra sản phẩm axít photphoric kỹ thuật, axít photphoric thực phẩm, sản phẩm gốc photphat có khả năng phát sinh các vấn đề về an toàn, sức khỏe và môi trường
Giới hạn của đề tài: Nhà máy vẫn còn một số dự án đang triển khai và xây dựng, trong quá trình thực tập không được tham quan và tiếp cận với các dự án này nên các dự án này không có trong phạm vi của đề tài
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát hiện trạng thực tế về vấn đề an toàn lao động và hiện trạng môi trường tại nhà máy
Các khu vực khảo sát:
Khu vực sản xuất: H3PO4 kỹ thuật, H3PO4 thực phẩm, sản phẩm hóa
Khu vực xử lý nước thải
Các kho chứa: photpho nguyên liệu, kho thành phẩm,…
Khu vực đóng can
Các khu vực khác thuộc nhà máy: bếp ăn, phòng y tế,…
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống, các rủi ro và khía cạnh môi trường, danh mục các yêu cầu pháp luật
Trang 17- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Tất cả các số liệu, tài liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét Sử dụng các yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn để xác định sự không phù hợp, hiệu lực thực thi hệ thống.
Trang 182.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn OHSAS
18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận Với phiên bản OHSAS 18001:2007, nó được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận, nghiên cứu và cơ quan chính phủ hàng đầu trên thế giới
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xuất bản vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 Phiên bản này có tương thích cao hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001/COR.1:2009, với cấu trúc các điều khoản tương tự ISO 14001/COR.1:2009 Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả tổ chức mong muốn loại bỏ và giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/COR.1:2009
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy
Trang 19thoái chất lượng sống của cộng đồng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản
lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996 Phiên bản ISO 14001: 1996 sẽ hết hạn vào 05/2006 Bộ tiệu chuẩn ISO 14001/Cor.1: 2009 (TCVN ISO 14001: 2010) hiện hành thay thế cho tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004) Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn Áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm
2.2 GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀ OHSAS 18001:2007
2.2.1 Cơ sở của HTQL tích hợp
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một tổ chức Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá trình, đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lường hoạt động và phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện
Một HTQL tốt khi đóng góp cho hoạt động tốt hơn và hài hoà với hoạt động hàng ngày của một tổ chức và được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: đó là Chu trình Deming – SHEWARD và cách tiếp cận quá trình
Chu trình Deming – SHEwart miêu tả các bước nối tiếp của Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu một cách hiệu
Trang 20quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (được ghi thành thủ tục) sao cho đảm bảo thực hiện các bước trên Việc nhận diện và kiểm soát một cách hệ thống các quá trình trong một tổ chức, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận quá trình”
Một HTQL nếu được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ trợ
thực sự cho tổ chức trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động
P(Plan): Lập kế hoạch
Trong giai đoạn này lãnh đạo lập ra chính sách an toàn sức khỏe và môi trường để đường lối chung, các khuynh hướng và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Tổ chức cần đảm bảo sự cam kết về hệ thống quản lý của mình
Ngoài ra để có một hệ thống quản lý hiệu quả tổ chức phải xác định các hoạt động có thể
có tác động đến môi trường, an toàn và sức khỏe, đồng thời cũng phải xác định các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ Sau đó lập kế hoạch để thực hiện các
mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình an toàn, sức khỏe và môi trường
D (Do): Thực hiện
Trong giai đoạn này các thủ tục vận hành và kiểm soát được áp dụng, tổ chức phải phát triển những khả năng và có cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt mục tiêu, chỉ tiêu
C (Check): Kiểm tra
Xem xét của lãnh đạo về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục
Phản hồi từ việc kiểm tra, giám sát, đo lường các kết quả hoạt động và đánh giá nội bộ
A (Act): Hành động khắc phục
Chuyển các ý kiến phản hồi từ kết quả kiểm tra, giám sát và đo lường thành các hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và cải tiến liên tục Đó có thể là việc thiết lập các quá trình mới thay thể quá trình cũ thay đổi công nghệ hay chiến lược mới
2.2.2 Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thỏa mãn yêu cầu của các bên hữu quan.Việc tích hợp các hệ thống cho phép doanh nghiệp xem xét các mục tiêu, chính sách của mình trên phương diện tổng thể dưới nhiều góc độ khác nhau của các bên hữu quan.Sau khi tích hợp, doanh nghiệp có một hệ thống, một chính sách và mục tiêu trong đó đề cập đầy
đủ các yêu cầu của bên hữu quan
Trang 21Sự tích hợp giúp quản lý dễ dàng hơn, cơ cấu tổ chức đơn giản hơn.Tổ chức có thể chỉ cần một đại diện lãnh đạo.Nếu chỉ có một hệ thống văn bản thì quy trình hướng dẫn công việc sẽ nhất quán, dễ dàng tìm kiếm tra cứu và dễ dàng áp dụng đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống
Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi áp dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống, đồng thời giảm mâu thuẩn giữa các hệ thống
Tiết kiệm tài nguyên và nâng cao tính thống nhất trong hoạt động quản lý
Tối đa hoá các lợi ích thu được từ một hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cải tiến liên tục cho từng hệ thống
Giảm thời gian, chi phí cho các đợt đánh giá Nếu tách riêng hai hệ thống thì mỗi năm sẽ phải tổ chức nhiều đợt đánh giá hơn và chi phí giá sẽ tăng lên
Đơn giản hóa hệ thống QLMT và hệ thống AT & SK đang có làm cho việc áp dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn
Toàn tổ chức sẽ hoạt động trong một hệ thống thống nhất.Đây là điều mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào đều cũng mong muốn
Giảm việc lặp đi lặp lại các thủ tục tương tự nhau và giảm các công việc hành chính cồng kềnh
Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động, chi phí do các hoạt động ô nhiễm môi trường
2.3 CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
Hình 2.1:Cách thực hiện đánh giá hệ thống
Cơ sở đánh giá Tiêu chuẩn, pháp luật
Hệ thống tài liệu ATSKMT
Hiện trạng thực hiện ATSKMT
Đánh giá
và cải tiến
Trang 22Khi hệ thống quản lý tích hợp được áp dụng, bước đầu tiên tổ chức phải thiết lập hệ thống tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn một cách đầy đủ Bước tiếp theo sẽ là thực thi hệ thống trên cơ sở là hệ thống tài liệu mà do tổ chức đã soạn thảo
Đánh giá và cải tiến hệ thống chúng ta cần phải dựa vào các bước của quy trình áp dụng ở trên.Trong quá trình thiết lập, soạn thảo hệ thống tài liệu, chúng ta cần đánh giá xem
hệ thống tài liệu đã đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chưa? Cần phải xem xét và nếu chưa đầy đủ hoặc không phù hợp chúng ta cần tiến hành bước cải tiến để hệ thống tài liệu luôn đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.Tiếp theo là bước thực thi hệ thống, chúng ta cần phải đánh giá việc thực hiện hệ thống theo các quy trình, quy định, hướng dẫn mà đã thiết lập trong hệ thống tài liệu Trong quá trình thực hiện sẽ có khả năng nảy sinh nhiều vấn
đề, có thể làm cho việc thực hiện không tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật, hoặc hệ thống tài liệu thiết lập không phù hợp với việc thực hiện thực tiễn, khi đó cần phải điều chỉnh lại hệ thống tài liệu sao cho phù hợp với thực tiễn lẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn
và pháp luật
Việc đánh giá HTQL nhằm tìm cơ hội cải tiến sẽ được tiến hành theokế hoạch hoặc yêu cầu đặc biệt để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt hơn và luôn tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật
Trang 23Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY HÓA CHẤT ĐỒNG NAI
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
3.1.1 Vị trí địa lý
- Phía đông bắc giáp xí nghiệp Việt Thái
- Phía tây bắc giáp xí nghiệp điện tử Biên Hòa
- Phía tây nam giáp xí nghiệp bê tông Biên Hòa
- Phía đông nam giáp đường số 1 KCN Biên Hòa 1
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Mang đặc điểm của khí hậu thành phố Biên Hòa với đặc điểm chung là nóng
ẩm, mưa nhiều, phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn tập trung, lượng mưa chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10-15% tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô hạn
ở nhiều nơi
- Tổng lượng mưa trung bình trong năm 1600-1800mm
- Nhiệt độ cao đều trong năm 23-29 oC
3.1.3 Địa chỉ liên hệ
- Tên nhà máy: Nhà máy Hóa chất Đồng Nai
- Địa chỉ : Đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai
Trang 24chính của nhà máy là: natri sunfat và amoni clorua Sản phẩm được tiêu thụ bởi thị trường trong nước
Sau năm 1975, đất nước được giải phóng, quyền quản lý trực tiếp nhà máy không phải là các nhà tư sản người Hoa Nhà máy được tiếp quản bởi Ủy ban Quân quản thuộc thành phố Biên Hoà
Năm 1976, nhà máy được giao lại cho Tổng cục Hoá Chất
Ngày 21/07/1976, Công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam được thành lập và nhà máy chính thức trở thành một thành viên của công ty
Từ năm 1992 đến năm 1995, song song với việc tiếp tục sản xuất natri sunfat, nhà máy bắt đầu chuyển hướng sản xuất muối (muối xay, muối tinh, muối bột dùng trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc)
Từ năm 1995 đến năm 1999, nhà máy ngưng sản xuất natri sunfat mà chuyển hẳn sang sản xuất muối
Năm 2000, dây chuyền sản xuất muối chuyển về Thủ Đức và nhà máy chính thức đi vào hoạt động dây chuyền sản xuất axit photphoric 85% năng suất 2.500 tấn/năm
Ban đầu, nhà máy chỉ sản xuất axit photphoric kỹ thuật Thị trường chủ yếu trong nước và Đài Loan
Tháng 4/2001, nhà máy cải tiến và nâng năng suất từ 2500 tấn/năm lên 7000 tấn/năm.Lượng xuất khẩu đi Đài Loan đạt 2000 tấn/năm
Năm 2006, nhà máy đưa dây chuyền sản xuất axít H3PO4 thực phẩm với công suất 3000 tấn/năm vào sản xuất
Trang 25- Sơ đồ như hình sau:
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tổ chức, nhân sự
3.1.7 Một số sản phẩm của nhà máy
Axít photphoric kỹ thuật (H3PO4-85%):
- Được sản xuất từ nguyên liệu photpho vàng theo phương pháp nhiệt
- Được dùng trong sản xuất thực phẩm, sản xuất trong công nghiệp, sản xuất phân bón, xử lý nước, xử lý bề mặt kim loại…
Axít photphoric thực phẩm:
- Được sản xuất từ Axít photphoric kỹ thuật 85%
- Dùng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, sản xuất dược phẩm, sản xuất các sản phẩm gốc photphat, phụ liệu trong nước ngọt,
Các sản phẩm khác:
- Dung dịch Amoniac (NH4OH); Canxi Clorua (CaCl2.2H2O); M.A.P - mono amon phốt phát ((NH4)H2PO4); D.A.P - di amon phốt phát ((NH4)2HPO4); natri hydrophốt phát (Na2HPO4.12H2O); natri photphat (Na3PO4.12H2O)
- Dùng làm phân bón vi lượng cho nông nghiệp
3.1.8 Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
Trang 26– Năm 2009, nhà máy áp dụng hệ thống quản lý an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007
– Năm 2010, nhà máy áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/COR.1:2009 và nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 vào đầu năm 2011
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
3.2.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu chính: Photpho vàng P4
Hiện nay, nhà máy 2 nguồn nguyên liệu photpho vàng: từ nhà máy sản xuất photpho ở Lào Cai và nhập khẩu từ Trung Quốc Trong đó chủ yếu là nguồn thứ hai Photpho là nguyên tố khi ở trạng thái rắn có màu vàng, mùi tỏi, trong không khí
dễ bị bốc cháy.Ở nhiệt độ cao photpho vàng bốc cháy mãnh liệt Ở nhiệt độ thấp hơn
300C photpho vàng bốc cháy âm ỉ Photpho vàng tan trong dung môi hữu cơ nhưng hầu như không tan trong nước nên được bảo quản bằng cách ngâm trong nước để cách ly với không khí
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất
3.2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 kỹ thuật
Thuyết minh
Photpho vàng được nhập về xưởng chứa trong các thùng phuy 200 lít, trọng lượng 245 – 250 kg ở dạng đóng rắn liền khối theo thùng phía trên luôn có lớp nước bảo vệ để ngăn cản sự tiếp xúc của photpho với không khí Trọng lượng của photpho trong mỗi thùng là 200 kg
Dùng palăng điện nâng thùng phuy photpho đặt vào thùng hóa lỏng photpho 2
để hóa lỏng photpho (nhiệt độ 55-600C) Thùng 2 được cấp nhiệt bằng hơi nước Photpho lỏng sau đó được đưa vào thùng tinh chế 2A,B để lắng cặn
Trang 27Dùng bơm để bơm photpho lỏng từ thùng tinh chế 2A,B lên thùng nén 3 ( thùng nén 3 được đặt ở độ cao 7,6m) Thường xuyên kiểm tra mức photpho trong thùng nén
3 bằng ống thủy lắp bên ngoài thùng
Photpho lỏng tại thùng nén 3 được nén bằng khí nén có áp suất 0,8 – 1kg/cm2 vào béc phun trên đỉnh tháp đốt – hấp thụ 5 Tại đây photpho lỏng được dòng khí nén phun dưới dạng mù nhờ các rãnh xoáy trong béc phun vào buồng đốt kết hợp không khí bốc cháy tạo P2O5 Axit H3PO4 loãng 80% ở bồn axit cao vị số 19 chảy màng từ trên vành phân phối xuống hai bên thành tháp kết hợp với P2O5 sinh ra trong tháp sẽ xảy ra quá trình hấp thụ tạo H3PO4 ở đáy tháp 5 cùng với một lượng mù axit có lẫn
P2O5 chưa hấp thụ hết
Axit H3PO4 có nhiệt độ từ 700C– 800C đi ra từ đáy tháp qua bơm số 11, qua thiết
bị trao đổi nhiệt 12, hạ nhiệt độ xuống 400C rồi đưa về đài phân phối chung Từ đài phân phối, axit chia làm 4 nhánh:
Một nhánh chứa axit 85% được đưa tuần hoàn lên thùng cao vị 19 Ở đây, axit 85% sẽ được pha loãng bằng axit H3PO4 35% từ thùng 13 (thu được từ tháp tách giọt
7 và tháp tách mù 8) do bơm axit loãng 14 cấp đến để duy trì được nồng độ axit 80%
Một nhánh đạt nồng độ 85% axit qua bộ phận lọc 16A,B sau đó đưa vào thùng chứa axit thành phẩm 17A,B cuối cùng bơm axit thành phẩm qua bộ phận lọc 16C,D đến bồn chứa axit
Mù axit và P2O5 chưa được hấp thụ từ đáy tháp đốt – hấp thụ 5 qua Ventury 6 Ống ventury có cấu tạo eo thắt, vận tốc khí qua ventury tăng đột ngột khiến cho các hạt lỏng nhỏ va vào thành và va vào nhau tạo thành các hạt lỏng lớn hơn Đồng thời, tại ventury, hỗn hợp mù sẽ được hấp thụ bởi những giọt axit 35% phun vào ventury từ
Trang 28thùng 13 nhằm hấp thụ một phần P2O5 rồi chảy vào tháp tách giọt 7 cùng với lượng
mù dư chưa được hấp thụ
Ở tháp tách giọt số 7, dòng nước vô khoáng và dòng axit loãng H3PO4 35% được đưa vào ở phần trên của đỉnh tháp Lượng lỏng này được đưa từ trên xuống, hỗn hợp khí và các giọt lỏng đi từ dưới lên qua các lớp đệm.Các giọt nhỏ tách ra khỏi dòng khí
đi vào dòng lỏng và dòng lỏng tiếp tục hấp thụ một phần P2O5 Lượng axit thu được đưa về thùng axit loãng 13
Khí và mù axit không dược hấp thụ đi vào tháp tách mù 8 Tháp có một cột lọc giữ lại mù axit, đồng thời vẫn có thể hấp thụ được một lượng nhỏ P2O5 Axit thu được đưa về thùng 13
Khí ra tháp tách mù 8 sẽ qua quạt hút 9 rồi đi ra ngoài không khí Trước đây khí qua quạt 9 được đưa vào thiết bị xử lý khí thải bằng soda để hấp thu hết P2O5 còn lại, khí còn lại sẽ đưa ra ngoài bằng ống khói Hiện nay, dây chuyền công nghệ đã được cải tiến, đặc biệt là tháp tách giọt 7 và tháp tách mù 8 nên khí qua quạt 9 sẽ được phóng không ngay mà không cần qua dung dịch soda xử lý
Axit loãng trong thùng 13 được bơm 14 bơm một phần để phun sương vào ống Ventury 6, tháp tách giọt 7 và thùng cao vị 19 để pha loãng
Từ thùng chứa axit thành phẩm 17, axi qua bơm 18 và hệ lọc về bồn chứa lớn (200m3) hoặc thùng chứa cao vị để đi đến bộ phận đóng can xuất sản phẩm; hoặc qua bơm cấp trực tiếp vào xe giao khách hàng
Trang 29Khí thải
Nước Nước
85%
Nước ngưng Hơi nước 50 - 600C
< 85%
Tách giọt CặnC
Nén Lắng cặn Hóa lỏng
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất H 3 PO 4 kỹ thuật
3.2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất axit H3PO4 thực phẩm
Thuyết minh:
Na2S được đưa vào thiết bị sinh khí R2A/B (gồm có 2 bồn).Hàm lượng natri sunfit là 60% Một bồn dung tích 200 lít chứa axit nhỏ giọt bơm axit H3PO4 vào 2 buồng sinh khí Tại đây, H2S được sinh ra theo phương trình phản ứng:
Trang 303Na2S + 2H3PO4= 2Na3PO4 + 3 H2S↑
Khí H2S sinh ra từ thiết bị sinh khí được dẫn đến thiết bị phản ứng R3-A/B/C/D
đã chứa sẵn H3PO4 kỹ thuật Bên trong bồn có thiết bị khuấy để tách Pb và As ra Tại đây, sẽ sinh ra các phản ứng tạo kết tủa As2S3 và PbS:
3H2S + 2H3AsO3 = As2S3↓ + 6H2O
H2S + PbHPO4 = PbS↓ + H3PO4
Sau khi phản ứng xong để dung dịch lắng cặn sau đó qua thiết bị lọc F4A-B để tách cặn lơ lửng rồi về bồn D5 Axit cặn được đưa về thiết bị lắng TH23, một phần axit được tháo về bồn D5 Tiếp tục, bơm axit qua thiết bị lọc lần hai F7A-B ra thiết bị đuổi khí EL8 Tại đây, dung dịch được gia nhiệt lên 800C để đuổi hết khí H2S dư
là chất thải rắn nguy hại nên được đưa vào kho chất thải nguy hại
Khí H2S thoát ra từ các thiết bị phản ứng R3-A/B/C/D, EL8, E8, H26 được đưa
về tháp xử lý khí thải bằng dung dịch NaOH
Trang 323.2.3Tình hình tiêu thụ năng lượng
Các dạng năng lượng được nhà máy sử dụng: điện năng, hơi nước, khí nén
3.2.3.1 Điện năng
- Nhà máy sử dụng điện năng từ điện lưới quốc gia có một trạm hạ thế công suất 285KVA và một máy phát điện dự phòng công suất 110 KVA
- Trung bình hàng tháng nhà máy sử dụng 100.000 – 110.000 kWh, trong đó:
- Sản xuất axit kỹ thuật 70.000 kWh
- Nước cấp vào lò hơi là nước vô khoáng
- Trung bình mỗi ngày lò hơi đốt hết 250 lít dầu FO
Lưu lượng nước thải khoảng 12m3/ngày đêm, bao gồm:
Nước thải sinh hoạt
Nguồn thải: Do hoạt động nhà ăn, sinh hoạt tắm rửa vệ sinh của công nhân Trung bình mỗi ngày khoảng 6m3
Nước thải sản xuất
Trang 33Nguồn thải:
Sản xuất axit photphoric kỹ thuật: chủ yếu là nước vệ sinh thiết bị, rửa lọc, nước
bảo vệ bề mặt photpho, nước rửa cột trao đổi ion, nước tuần hoàn xử lý khí lò hơi…
Sản xuất axit photphoric thực phẩm: chủ yếu là nước vệ sinh thiết bị, sàn thao tác, rửa lọc, nước tuần hoàn của bơm chân không, nước tuần hoàn xử lý khí H2S…
Lưu lượng nước thải sản xuất khoảng 6 m3/ngày
3.3.2 Khí thải
Các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Khí thải lò hơi: nhà máy sử dụng 1 lò hơi với nhiên liệu đốt là dầu FO, các chất
có trong thành phần khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí như: bụi, SO2,
NOx, CO… Hiện tại, khí thải lò hơi được dẫn qua hệ thống xử lý trước khi thải vào môi trường
- Khí thải máy phát điện: có 1 máy phát điện dự phòng (công suất 110 KVA) dùng trong trường hợp lưới điện quốc gia có sự cố Máy phát điện sử dụng dầu
DO, hoạt động của máy phát điện cũng gây ô nhiễm môi trường không khí, các chất gây ô nhiễm có thành phần tương tự như lò hơi Tuy nhiên, thiết bị này không vận hành thường xuyên, vì vậy nguồn thải chỉ mang tính tạm thời
- Tháp phản ứng: trong tháp phản ứng của dây chuyền sản xuất axit photphoric
kỹ thuật phát sinh bụi mù P2O5 và hơi axit Đối với dây chuyền axit photphoric thực phẩm, trong công đoạn phản ứng giữa axit photphoric và Na2S phát sinh không đáng kể lượng khí H2S vào môi trường Nhà máy cũng đã trang bị hệ thống tháp tách giọt và tháp tách mù để thu hồi triệt để lượng P2O5 và H3PO4, đối với H2S được xử lý bằng cách cho phản ứng với NaOH loãng 4→6% tạo thành muối và nước
- Nguồn khí thải không tập trung: khói, bụi do hoạt động giao thông nội bộ gây
ra Chủ yếu phát sinh từ các xe nâng vận chuyển sản phẩm trong khuôn viên nhà máy
Nguồn phát sinh nhiệt
- Lượng nhiệt sinh ra từ thiết bị làm mát;
- Từ hệ thống đường ống dẫn axít, ống dẫn hơi bão hòa của lò hơi, ống dẫn
Trang 34photpho nấu chảy trong dây chuyền sản xuất;
- Các thiết bị: nồi nấu chảy photpho nguyên liệu, nồi chứa phopho nóng chảy,
tháp đốt,…
- Lượng nhiệt sinh rakhi vận hành máy bơm, lò hơi;
- Lượng nhiệt sinh ra từ các quá trình phản ứng hóa học
Nguồn phát sinh bụi:
Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực bốc dỡ
nguyên liệu và sản phẩm
3.3.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh tại nhà máy được phân theo các nhóm bao gồm
Nhóm chất thải có thể tái sử dụng, tái chế :
- Phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất;
- Các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp;
- Các phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng không còn sử dụng (giấy, kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo … )
Nhóm chất thải cần xử lý:
- Các chất thải hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật…);
- Các loại chất thải khác không thể tái sử dụng…
Nhóm chất thải rắn xây dựng: bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra
trong quá trình tháo dỡ công trình… phải được phân loại :
- Đất,bùn hữu cơ từ công tác đào đất, nạo vét lớp đất mặt có thể sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây;
- Đất, đá chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) có thể tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng;
- Các chất thải rắn ở dạng kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng
Bảng 3.1: Khối lượng chất thải phát sinh
Trang 35Loại Phát sinh
(kg/tháng)
Chất thải rắn sinh hoạt 1000
Chất thải công nghiệp không nguy hại
Vỏ, nắp thùng phuy đựng nguyên liệu P vàng
Nhóm kim loại thủy tinh
Nhóm nhựa phế liệu
86324
5
200
3.3.4 Chất thải nguy hại
Theo danh mục Nhà nước, theo sổ quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại của Sở Tài nguyên môi trường Đồng Nai với khối lượng là 3326 kg/tháng
Bảng 3.2 Danh mục chất thải nguy hại Stt Loại chất thải Trạng thái tồn tại Mã CTNH
01 Chất thải trong sản xuất H3PO4 thực phẩm Rắn/Lỏng
04 Đá mài, giấy mài hỏng Rắn 07 03 10
05 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy
06 Nhựa trao đồi ion đã bão hòa hay đã qua sử
07 Chất thải có chứa các tác nhân lây nhiễm Rắn 13 01 01
08 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 16 01 06
09 Sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có chứa
các thành phần nguy hại Rắn 16 01 09
10 Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác
(có chứa tụ điện, công tắc thủy ngân, thủy tinh Rắn 16 01 13