Nhóm bài giới thiệu về Đoàn Lư trong các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi và văn học thiểu số Việt Nam: Trong giáo trình Văn học trẻ em Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003 và bà
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ QUYÊN
VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA ĐOÀN LƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Thái Nguyên - Năm 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ QUYÊN
VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA ĐOÀN LƯ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My
Thái Nguyên - Năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kìcông trình nào khác
này đã được chỉnh sửa theo ý kiến đónggóp của hội đồng chấm luận văn ngày 07 tháng 06 năm 2014
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
PHẠM THỊ QUYÊN
Trang 4người hướn
g dẫn khoa học
Trang
bìa
phụLời
cam
đoan
M
T
Trang 5Mục lục i
1
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: NHÀ VĂN ĐOÀN LƯ VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC 10
TRONG VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI 10
1.1 Giới thiệu nhà văn Đoàn Lư 10
1.1.1 Người con của mảnh đất đầu nguồn cách mạng, giàu truyền thống văn hoá, văn học 10
1.1.2 Một trí thức vùng cao tiêu biểu, một nghệ sĩ đa tài 12
1.1.3 Bước chuyển bất ngờ trong sự nghiệp từ ước muốn làm được “điều gì đó” cho trẻ thơ 15
1.2 Nguồn cảm hứng trong sáng, lãng mạn hướng về thế giới trẻ thơ 17
1.2.1 Cảm hứng về khung cảnh vùng cao 17
1.2.2 Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống 24
1.2.3 Cảm hứng trân trọng ngợi ca những con người miền núi “lên đường không bé nhỏ” 30
1.2.4 Cảm hứng khoa học táo bạo, lãng mạn 39
* Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: THIẾU NHI CỦA ĐOÀN LƯ 44
2.1 Kho kiến thức hấp dẫn từ những trang văn 44
44
2.1.2 Những kiến thức đời sống phong phú, thú vị và thiết thực 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu h t t p ://www.lrc -t n u e d u v n/
i
Trang 62.2 Những bài học nhận thức - giáo dục phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 58
2.2.1 Những “cuốn sách nhỏ” nuôi dưỡng “tâm hồn lớn” 59
2.2.2 Những bài học giáo dục kĩ năng sống 65
* Tiểu kết chương 2 72
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 73
3.1 Sự hóa thân linh hoạt của người trần thuật 73
3.1.1 Hóa thân vào những con vật thông minh 73
3.1.2 Hóa thân vào các em thiếu nhi 75
3.2 Ngôn ngữ mang đậm sắc thái của thiếu nhi vùng cao 77
3.2.1 Ngôn ngữ giàu chất trữ tình 77
3.2.2 Ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 80
3.2.3 Ngôn ngữ mang sắc thái Tày 82
3.3 Giọng điệu chủ đạo: hài hước và dí dỏm hồn nhiên 88
* Tiểu kết chương 3: 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 1
Trang 71 Nếu ví văn học , thì vănhọc thiếu nhi như một khoảng rừng xanh non, góp phần tạo nên sự phong phúcủa văn học dân tộc Theo nhà nghiên cứu Phương Lựu: văn học người lớn vàvăn học thiếu nhi là những hiện tượng có quan hệ lẫn nhau Đó không chỉ là haidạng sáng tạo mà còn là những bình thông nhau Thiếu văn học cho trẻ em thìlịch sử văn học người lớn cũng như ý nghĩa của nó sẽ không đầy đủ Còn theo ý
kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Văn học thiếu nhi rất quan trọng và không thể thiếu Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em” [12].
Là một bộ phận của văn học dân tộc, ra đời và phát triển từ sau cách mạngtháng tám, đến nay văn học thiếu nhi của ta đã đạt được những thành tựu đángkể; đã có những cây bút để lại dấu ấn sâu đậm với bạn đọc tuổi thơ: Tô Hoài,
Võ Quảng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Xuân Quỳnh, Phùng Quán, PhongThu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc,Nguyễn Ngọc Thuần v.v… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, số nhà văn chuyên
tâm sáng tác cho thiếu nhi chưa nhiều Trong bài viết Cảm nhận về văn học
thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI, PGS TS Lã Thị Bắc Lý đã tổng kết những
thành tựu của văn học thiếu nhi 20 năm cuối thế kỉ XX, đồng thời ghi nhận cônglao đóng góp của các nhà văn đã bền bỉ sáng tác cho lứa tuổi này Theo đánh giácủa tác giả, ta thấy hầu hết các nhà văn sáng tác cho thiếu nhi đều là người sinhsống và làm việc ở những thành phố lớn, những trung tâm văn hóa lớn: Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…và chủ yếu là khu vực miền nam, miềnxuôi Số nhà văn người dân tộc thiểu số miền núi tham gia vào mảng văn họcnày còn hiếm hoi Trước thực tế đó, viết cho thiếu nhi là điều đáng khích lệ Đặcbiệt, những cây bút miền núi viết cho thiếu nhi càng xứng đáng được khuyếnkhích và trân trọng
Trang 82 Đoàn Lư là một trong số ít những nhà văn dân tộc miền núi sáng tác chothiếu nhi Ông là người dân tộc Tày, sống và làm việc tại Cao Bằng – mảnh đấtbiên cương gắn với tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số: Bàn Tài
Trang 9Đoàn, Vi Hồng, Y Phương, Cao Duy Sơn, Hoàng Triều Ân
sáng tác dành cho người lớn thì Đoàn Lư lại chọn cho mình một lối đi riêng.Ông dành phần lớn thời gian, tâm sức viết cho thiếu nhi Đến nay, Đoàn Lư đã
có những thành công đáng ghi nhận ở mảng văn học này Ông là tác giả quenthuộc và có uy tín với nhà xuất bản Kim Đồng Sáng tác của ông đã đến vớithiếu nhi dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa Từ năm học 2011-2012, truyện
ngắn Cô bé nhặt hoa rụng được chọn giảng dạy cho học sinh lớp 7, trong
chương trình ngữ văn địa phương tỉnh Cao Bằng
Sáng tác của Đoàn Lư đã vượt ra biên giới của những bản làng xa xôi, nhỏ
bé để đến với bạn đọc thiếu nhi cả nước Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí
Minh đã mua bản quyền và chọn in tác phẩm Kỉ niệm về một dòng sông trong
“Tuyển truyện hay dành cho thiếu nhi” (tháng 4/2013) Cuốn tiểu thuyết khoa
học viễn tưởng Lêna-Kítti cô bé siêu nhân được Đài truyền hình Trung Ương
chọn giới thiệu trong chương trình“Mỗi ngày một cuốn sách”, kênh
VTV1 (ngày
13/01/2010) Sách truyện thiếu nhi của Đoàn Lư được in và tái bản bởi nhiều nhà
xuất bản có uy tín, được chọn vào“Tủ sách thiếu nhi” hay “Tủ sách vàng” và có mặt trong nhiều tuyển tập Trong “Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị”
- thư viện sách nói online lớn nhất Việt Nam, Đoàn Lư cũng được chọn 3 tác
phẩm (Tướng cướp hoàn lương; Chân trời rộng mở ; Những mạch nước).
Nhà văn đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng về sáng tác văn học dành chothiếu nhi
3 Tác giả luận văn hiện là giáo viên THPT tại Cao Bằng Quá trình côngtác đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc vai trò của văn học đối với công tác giáodục thiếu niên tại địa bàn miền núi Sự quan tâm đến văn học thiếu nhi (Năm
2007, tác giả đã thực hiện đề tài: “Tuổi thiếu niên trong Ti-Mua và đồng đội của
A Gaiđa”- Khóa luận tốt nghiệp tại trường ĐHSP I Hà Nội) cùng với niềm tự
hào về truyền thống văn học của quê hương Cao Bằng và nhu cầu bồi dưỡng,
Trang 10khiến tác giả luận văn lựa chọn đề tài Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn
Lư.
Trang 11Đoàn Lư bắt đầu sáng tác từ 1995 với tác phẩm Lão Lìm được giới thiệu
trên báo Thiếu niên Tiền phong Đến năm 1997, ông đã hiện diện trong lĩnhvực sáng tác với tư cách một nhà văn viết cho thiếu nhi Trong quá trình nghiêncứu, chúng tôi đã tập hợp và phân loại những tài liệu nghiên cứu theo nhómnhư sau:
1 Nhóm bài giới thiệu về Đoàn Lư trong các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi và văn học thiểu số Việt Nam:
Trong giáo trình Văn học trẻ em (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003)
và bài viết “Văn học thiếu nhi thời kì đổi mới” (trích Văn học Việt Nam sau
1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo Dục, năm 2006),
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đề cập đến truyện ngắn Kiềng ba chân và Chân trời
rộng mở của Đoàn Lư và nhận xét: “Tác phẩm đã khiến người đọc càng hiểu
và yêu mến sự hồn nhiên, mộc mạc, đời sống tâm hồn chất phác mà biết bao nghĩa tình của con người vùng cao” [16, tr.165].
Năm 2011, trong công trình nghiên cứu Văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam thời kì hiện đại - một số đặc điểm PGS TS Trần Thị Việt Trung – TS.
Cao Thị Hảo đã nêu tên 4 tập truyện của Đoàn Lư Trong đó có 3 tập truyện
thiếu nhi: Miếng hiểm cuối cùng (1995); Tướng cướp hoàn lương (1997);
Ngựa hoang lột xác (1998).
Năm 2013, khi nghiên cứu: Bản sắc dân tộc trong sáng tác của một số
nhà văn dân tộc thiểu số, PGS.TS Đào Thủy Nguyên và nhóm nghiên cứu đã
khảo sát 4 tập truyện của Đoàn Lư Trong đó Miếng hiểm cuối cùng (1995);
Lêna-Kítti cô bé siêu nhân (2009) và một số tác phẩm của Những truyện ngắn chọn lọc (2006) là văn học thiếu nhi Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề
tài rộng, trọng tâm nghiên cứu là “bản sắc dân tộc” Do đó, sáng tác của Đoàn
Lư cũng chỉ được điểm qua trong mục“cảm hứng về thiên nhiên, đất nước” với
Trang 12nhận định: “Nhiều truyện ngắn của Đoàn Lư (…) là lời cảnh báo con người trước những hành động tàn ác, gây sự với thiên nhiên” [46, tr.63].
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu về văn học thiểu số, Đoàn Lưđược giới thiệu với tư cách là một nhà văn dân tộc Tày, sáng tác đặt trong sựphát triển chung của văn học thiểu số chứ chưa được khẳng định là nhà văn viếtcho thiếu nhi một cách chuyên nghiệp Còn trong các công trình nghiên cứu vềvăn học thiếu nhi, ông được coi là một nhà văn miền núi có tác phẩm sáng táccho thiếu nhi song chưa được chú ý tới một cách hệ thống
2 Nhóm bài giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm của Đoàn Lư:
Năm 1997, trong lời giới thiệu cuốn Kỉ niệm về một dòng sông của Đoàn
Lư (giải ba cuộc thi “Vì tương lai đất nước” lần II)- nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhận định: “Các tác phẩm đạt giải đều mang màu sắc riêng của mỗi địa phương mỗi truyện đều có một ý nghĩa riêng, có một cách viết hóm hỉnh
và duyên dáng riêng, mỗi tác phẩm đều có sức hấp dẫn riêng” [21, tr.6].
Năm 1998, trong lời nói đầu cuốn Ngựa hoang lột xác (Tủ sách thiếu nhi,
NXB Văn hóa dân tộc), Ban Biên tập đã nhận xét: “Một cây bút khá quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi, nhất là ở vùng miền núi dân tộc phía Bắc, đó là Đoàn Lư
- một bác sĩ nhi khoa Với tấm lòng nhân hậu của người thầy thuốc và sự nhạy cảm của người cầm bút, những trang viết của anh thấm đẫm tình yêu, sự đồng cảm với bao số phận của trẻ em miền núi Đọc văn anh, ta cảm nhận được sự nồng ấm tình người, ngọt ngào trong trẻo như nắng ấm ban mai” [22, tr.5].
Năm 1998, trong Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, tập 7, NXB
Giáo dục (tái bản năm 2007, tập 2), tác giả Trần Hòa Bình đã viết lời bình về
Con Mốc của bác Luồng - một truyện ngắn của ông Tác giả nhận
định:“những trang viết của Đoàn Lư quây quần ấm áp một tình người nhưng vẫn lôi cuốn bởi những chi tiết giản dị mà thú vị” Tác giả chỉ ra “chất miền núi” trên trang viết của Đoàn Lư và thấy “một niềm day dứt chân thành” trong
mạch cảm hứng nhân đạo của nhà văn Về cách viết, Trần Hòa Bình khẳng
Trang 13định: “Anh viết văn mà như không làm văn chương, các chi tiết đời sống được tái hiện bằng một giọng kể hồn nhiên, giản dị, phảng phất đây đó là một chút hóm hỉnh theo lối nói dân gian” [14, tr.88].
Năm 2010, chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” (13/01/2010) - kênh
VTV1 Đài truyền hình Việt Nam - đã đánh giá cao cuốn tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng Lêna-Kítti - cô bé siêu nhân của Đoàn Lư: “Truyện không chỉ hấp
dẫn ở những tình tiết siêu tưởng, kích thích trí sáng tạo của các bé, giúp các bé sảng khoái hơn, giải tỏa được căng thẳng của bài vở mà còn góp phần giáo dục đức tính sống vì người khác cho trẻ từ những hành động cao đẹp của cô bé Lêna-Kítti” [56].
Cũng năm 2010, một bạn văn dân tộc Tày cùng quê hương Cao Bằng là
nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu đặc biệt quan tâm đến cuốn Lêna-Kítti cô bé
siêu nhân của Đoàn Lư Trong bài viết Đôi điều cảm nhận về cuốn tiểu thuyết Lêna-Kitti cô bé siêu nhân của nhà văn Đoàn Lư (Tạp chí “Non nước Cao
Bằng”, số 2/2010) Triệu Lam Châu nhận định: “Nhà văn Đoàn Lư đã tuân theo đúng lời dạy của Bác Hồ với văn nghệ sĩ: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” [4, tr.30] Tác giả bài viết đã trân trọng khẳng định những thành công của tác phẩm và kết luận: Đoàn Lư là “nhà văn dân tộc thiểu
số đầu tiên dám xông pha dũng cảm vào mảng truyện khoa học viễn tưởng này” [4, tr.32] Bài viết của Triệu Lam Châu thể hiện rõ sự tâm đắc với cuốn
tiểu thuyết viễn tưởng của Đoàn Lư
Cũng năm 2010, Triệu Lam Châu viết tiếp bài Ý tưởng khoa học táo bạo
hay là phẩm chất ưu tú của công dân toàn cầu (tạp chí “Non nước Cao
Bằng”, số 6/2010) khẳng định thành công của Đoàn Lư trong cuốn tiểu thuyết
Lêna-Kítti, Thiên thần của tình yêu Ông đánh giá những điểm nổi bật của
Đoàn Lư trong cách viết truyện khoa học viễn tưởng Từ giọng văn: “đầy hăm
hở, giàu nội lực khoa học nhằm chuyên chở một ý tưởng khoa học vô cùng táo bạo” [5, tr.27]; đến cách viết: “không đi sâu vào việc mô tả tỉ mỉ các vấn đề
Trang 14khoa học cơ bản, mà chỉ gợi lên những vấn đề lớn cần giải quyết” [5, tr.28].
Kết hợp với việc phân tích cặn kẽ “lộ trình khoa học” cùng những điều kì thú
mà cô bé siêu nhân cùng các bạn đồng hành đã trải qua, tác giả bài viết cũng
khẳng định “sự công phu tích lũy kiến thức” của Đoàn Lư trong tác phẩm này
Những ý kiến của Triệu Lam Châu gợi ý cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyệnkhoa học viễn tưởng của Đoàn Lư trong quá trình nghiên cứu
Qua những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy sáng tác của Đoàn Lưđược chú ý từ những tác phẩm đầu tay Tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn
đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu Tuy nhiên, số lượng cácbài viết chưa nhiều, kết quả nghiên cứu còn hạn hẹp: có công trình điểm tênĐoàn Lư và một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong nền văn học dân tộc thiểu
số Việt Nam; có bài viết mang tính chất giới thiệu hoặc thẩm bình một số tácphẩm tiêu biểu; chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn xuôi viết chothiếu nhi của Đoàn Lư, mặc dù đây là mảng sáng tác có nhiều thành công vàđóng góp của tác giả Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn tập trung nghiên cứutoàn bộ mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn
Lư
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư từ năm 1995 đến 2013, cụ thể:
- Miếng hiểm cuối cùng, (tập truyện), NXB Kim Đồng (1995);
- Tướng cướp hoàn lương, (tập truyện), NXB Kim Đồng (1997);
- Kỉ niệm về một dòng sông, (truyện kí), NXB Trẻ (1997);
- Ngựa hoang lột xác, (tập truyện), NXB Văn hóa dân tộc (1998);
- Quái cẩu Pi-tơ-chun (truyện dài), NXB Kim Đồng (1999);
Trang 15- Bên dòng Quây Sơn (truyện dài), NXB Kim Đồng (2000);
- Những giấc mơ thời thơ ấu, (tập truyện), NXB Thanh Hóa (2001);
- Lêna- Kítti - bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm ba tập:
+ Tập 1: Lêna-Kítti- Cô bé siêu nhân, NXB Văn học, (2009);
+ Tập 2: Thiên thần của tình yêu, NXB Thanh niên, (2010);
+ Tập 3: Ảo thuật gia của sự hồi sinh, NXB Dân Trí, (2012);
- Li kì Xuyên Sơn, (tập truyện), NXB Kim Đồng (2013);
Riêng với tác phẩm Kỉ niệm về một dòng sông, chúng tôi sử dụng văn bản
của NXB Hội nhà văn (2007)
4.1 Mục đích nghiên cứu:
- Chọn đề tài này, trước hết, chúng tôi muốn làm rõ các phương diện cơbản, nổi trội trong các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư; từ đókhẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn học thiếu nhi và văn xuôidân tộc thiểu số Việt Nam
- Khẳng định giá trị nhiều mặt mang tính “tích hợp” trong văn xuôi viếtcho thiếu nhi của Đoàn Lư; khẳng định giá trị của văn học đối với công tác giáodục kiến thức đời sống và bồi dưỡng tâm hồn đối với các em thiếu nhi
- Tiếp tục quảng bá, khích lệ Đoàn Lư và các tác giả viết cho thiếu nhi trênhành trình sáng tác
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu khái quát về nhà văn Đoàn Lư, nhận diện được chân dung vănhọc của tác giả;
- Khảo sát, phân tích các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn
Lư trên các phương diện: cảm hứng sáng tác; những đặc sắc về nội dung vànghệ thuật;
- Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của những tác phẩm văn xuôi viết chothiếu nhi của Đoàn Lư; đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với văn họcthiếu nhi và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
Trang 16Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu
đã xác định, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học: nhằm xác định ảnhhưởng của thiên hướng bản thân, gia đình, truyền thống và văn hóa quê hươngtới sự nghiệp sáng tác của nhà văn
- Phương pháp thống kê phân loại: sử dụng để khảo sát toàn bộ sáng tácvăn xuôi cho thiếu nhi; nhận diện các phương diện có tính ổn định, thống nhấttrong các tác phẩm; từ đó hình thành hệ thống luận điểm làm sáng tỏ đặc sắcvăn xuôi thiếu nhi của Đoàn Lư
- Phương pháp so sánh văn học: sử dụng nhằm so sánh các sáng tác chothiếu nhi của Đoàn Lư với các nhà văn viết cho thiếu nhi và nhà văn dân tộcthiểu số khác để có được những đánh giá chính xác và thấu đáo
- Phương pháp phân tích: đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trongsuốt quá trình nghiên cứu; ở từng luận điểm khoa học và nội dung chi tiết củamỗi vấn đề; khi xem xét từng tác phẩm, từng dẫn chứng cũng như đánh giákhái quát kết quả nghiên cứu đã thu nhận được
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn bộ sáng tác văn xuôi viếtcho thiếu nhi của Đoàn Lư; đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học vềmảng sáng tác này của tác giả Từ kết quả đạt được, luận văn khẳng định nhữngđóng góp có ý nghĩa của ngòi bút Đoàn Lư đối với văn học thiếu nhi cũng nhưvăn chương dân tộ
- Luận văn góp phần vào kết quả nghiên cứu văn học thiếu nhi Ở nước tahiện nay, những công trình nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi chưa nhiều;(đặc biệt là công trình nghiên cứu sâu về các tác giả dân tộc thiểu số viết chothiếu nhi thì hầu như vắng bóng) Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn góp
Trang 17phần vào kết quả nghiên cứu văn học thiếu nhi; đặc biệt là văn học thiếu nhi ởđịa bàn miền núi; đồng thời góp phần đưa lại cái nhìn toàn diện hơn về diệnmạo của văn học dân tộc thiểu số nước nhà.
- Đoàn Lư là tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chươngtrình ngữ văn Trung học cơ sở (lớp 7) tại quê hương Cao Bằng Do đó, luậnvăn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc dạy - học văn ở địa phương
Trang 18PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHÀ VĂN ĐOÀN LƯ VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI
1.1 Giới thiệu nhà văn Đoàn Lư
1.1.1 Người con của mảnh đất đầu nguồn cách mạng, giàu truyền thống văn hoá, văn học
Nhà văn Đoàn Lư dân tộc Tày, sinh 1959 tại Bản Lằng, xã Đề Thám, huyệnHòa An, tỉnh Cao Bằng - một tỉnh miền núi có truyền thống cách mạng và vănchương thật đáng tự hào Huyện Hòa An quê hương ông là một vùng đất thiêngnơi địa đầu Tổ quốc Lịch sử đã chạm khắc vào đây những trang vàng Theotruyền thuyết dân tộc Tày, từ thế kỉ thứ III trước Công nguyên, Hòa An là trungtâm văn hóa chính trị ngay từ thời lập quốc Đến thế kỉ XI, vùng đất này tiếp tụctrở thành trung tâm quốc gia tự trị Trường Sinh của cha con thủ lĩnh Nùng TồnPhúc, Nùng Trí Cao Cuối thế kỉ XVI, vùng đất thêm một lần rộng tay chào đónnhà Mạc khi dòng họ này thất thế dạt lên Cao Bằng - một vương triều mới đượcthiết lập với lịch sử gần một trăm năm Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm
Tiến trong cuốn Về một mảng văn học dân tộc (NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng đất Hòa An trong mối quan hệ với
tộc người Tày: “Người Tày có một trung tâm văn hóa, theo lịch sử tộc người thì vùng Hòa An, Cao Bằng đã từng là thủ phủ của người Tày qua nhiều triều đại (…) Đây có thể coi như một cái mốc giao lưu văn hóa Kinh - Tày quan trọng nhất để văn hóa Tày phát triển sang một giai đoạn mới ” [52, tr.8].
Vùng đất Hòa An có những người con ưu tú Họ là những quan văn, tướng
võ có tài làm giàu thêm truyền thống quê hương Nhân kiệt về hàng “võ” từ thuở
xa xưa là các tướng trấn thủ biên thùy như Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao (biệthiệu Khâu Sầm Đại Vương), là những anh hùng võ hiệp giết giặc, trừ gian bảo
Trang 19vệ bản làng Sau này là những anh hùng cách mạng đã có công lớn trong côngcuộc
Trang 20dựng nước và giữ nước của dân tộc Về chính trị, phải kể đến Hoàng ĐìnhGiong, bí danh Võ Đức, nguyên chỉ huy bộ đội Nam tiến, nguyên tư lệnh Quânkhu 7 Ông là người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Cao Bằng - Ủy viên banthường vụ Trung Ương Đảng khóa I, là nhà chính trị quân sự ngoại giao xuất sắccủa Đảng và nhà nước Đó là đồng chí Hoàng Như (Hoàng Văn Nọn), nguyên là
Bí thư xứ ủy Bắc Kì; Hoàng Đức Nghi, nguyên Bộ trưởng Bộ Vật tư Về quân
sự, trong hai cuộc kháng chiến Hoà An có nhiều tướng lĩnh tài giỏi của quân độinhân dân Việt Nam: thượng tướng Vũ Lập được Bác Hồ đặt tên; trung tướngNam Long (tên thật Đoàn Văn Ưu); thiếu tướng Lê Thùy; thiếu tướng ChuPhương Đới Hiện tại có chuẩn đô đốc Bế Hùng; trung tướng Bế Xuân
Trường;… Bởi thế, nhà thơ Y Phương trong bài viết Đoàn Lư - một sự lạ cũng
đã chú ý đến yếu tố quê hương tác giả: “Anh sinh ra và lớn lên trong một vùng quê có nhiều người tham gia làm cách mạng ngay từ những ngày đầu thế kỉ XX (…) Một huyện nhỏ mà có đến hàng chục người đeo lon tướng, hàng vài chục người giữ các trọng trách từ tỉnh đến trung ương Đảng” [50, tr.273].
Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng câu chuyện về Bế Văn Phụng (nhiều tàiliệu viết là Phủng) làm quan Tư thiên quản nhạc (trông coi về thiên văn và đội
ca nhạc của nhà vua) thời nhà Mạc; được nhân dân tôn là Trạng Bế Văn Phụngcòn được coi là ông tổ hát Then Tày và là người góp phần đặt nền móng chothời kì sáng tác truyện thơ Tày ghi bằng chữ Nôm (chữ Nôm Tày) Ông có tác
phẩm nổi tiếng: Tam nguyên luận Đầu thế kỉ XX có Hoàng Đức Hậu
(1890-1945) - nhà thơ lớn của dân tộc Tày, quê xã Hồng Việt, Hòa An Theo nhà
nghiên cứu phê bình văn học Lâm Tiến: “Hoàng Đức Hậu là một hiện tượng văn hóa độc đáo của dân tộc Tày nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung” [52, tr.9] Trong cuốn lịch sử văn học Việt Nam tập V 1930-1945, ông được xếp là nhà thơ hiện đại cùng với Bùi Huy Phồn và Tú Mỡ “Toàn bộ thơ của ông là tiếng nói, tư tưởng tình cảm của dân tộc Tày trong thời kì nhất định,
là tình yêu mãnh liệt đối với con người, cuộc sống và thiên nhiên miền núi.”
Trang 21[52, tr.80] Thế hệ sau có Vi Hồng và Triều Ân đã để lại dấu ấn sâu đậm trongdòng văn học thiểu số Việt Nam hiện đại Các thế hệ nhà văn, nhà thơ tiếpbước: Hữu Tiến - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội văn học thiểu
số Việt Nam, Hội viên Hội văn học nghệ thuật Cao bằng; nhà thơ, dịch giảTriệu Lam Châu - Hội viên Hội nhà văn Việt Nam…
Từ lịch sử phong phú của mình, Hòa An nói riêng và quê hương Cao Bằngnói chung đã trở thành vùng đất sản sinh nhiều nhân tài góp công vào sự nghiệpdựng nước và giữ nước của dân tộc; đồng thời là vùng đất có truyền thống vănhoá, văn học Trong số những cây bút văn học của Hoà An góp phần tô đậmtruyền thống quê hương có nhà văn Đoàn Lư
1.1.2 Một trí thức vùng cao tiêu biểu, một nghệ sĩ đa tài
Sinh ra trong một gia đình có cha là cán bộ lão thành cách mạng, lại sẵn có
tư chất thông minh nên đường học vấn của Đoàn Lư rộng mở Học hết cấp haitại quê nhà, năm 1974 ông được chọn đi học trường vùng cao Việt Bắc Đối vớinhiều bạn bè cùng trang lứa nơi vùng quê núi bấy giờ, việc một cậu học sinh từtỉnh nghèo miền núi tìm đường đến với “mẹ chữ” như vậy giống cánh chim nhỏđược bay ra trời rộng Hoàn cảnh và môi trường học tập mới đã giúp cho Đoàn
Lư sớm có được bản lĩnh và tính cách tự lập Tiếp đó, từ 1979 – 1984, ông họcĐại học Y Bắc Thái, Đại học Y Hà Nội và trở thành bác sĩ chuyên khoa nhi.Thời gian sau đó, Đoàn Lư đã từng “thử sức” ở nhiều lĩnh vực và đảm nhiệmnhiều trọng trách khác nhau trong các ban ngành của tỉnh Cao Bằng Ông làmtrong ngành y 13 năm và là Trưởng khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh CaoBằng, Trưởng Bộ môn Nhi - Lây trường Trung cấp Y tế Cao Bằng; 5 năm làTrưởng phòng Khoa giáo - Ban tuyên giáo tỉnh; Chủ tịch Hội Văn học Nghệthuật tỉnh Cao Bằng (từ 2003 đến 2013) Ngoài ra, từ năm 1998 đến nay, ông làthành viên của Hội đồng khoa học tỉnh, trưởng ban Khoa học xã hội và nhânvăn Hiện nay, ông giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Cao Bằng Những trọngtrách trên cho thấy, Đoàn Lư là một nhà quản lí có uy tín, một trí thức tiêu biểutrong hoạt động khoa học, nghệ thuật và công tác xã hội
Trang 22Xét riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Đoàn Lư là nghệ sĩ đa tài Bútdanh của ông được kí dưới nhiều bức họa sơn dầu Dù chỉ nhận mình là “ngườivẽ” nghiệp dư nhưng sáng tác mĩ thuật cũng đem đến cho ông những thành côngnhất định Tranh Đoàn Lư đã nhiều lần được tham gia triển lãm khu vực 3, tiêu
biểu là bức BigBang - tiểu vũ trụ; Tình mẹ; Sự diệu kì Đoàn Lư cũng am hiểu
về nghệ thuật nhiếp ảnh Dẫu chỉ là công việc được làm như một sự yêu thích vàngẫu hứng nhưng ông đã có được nhiều tấm ảnh có giá trị ghi lại vẻ đẹp của quêhương, đất nước và con người Việt Nam
Về lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu: Đoàn Lư cũng có đóng góp Công trình
lớn nhất của ông là cuốn: Văn học yêu nước và cách mạng ở Cao Bằng trước
năm 1945 (NXB Văn hóa dân tộc, 2008) viết chung với nhà văn, nhà nghiên
cứu văn học dân gian Hoàng Triều Ân được Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết lờitựa Ông cũng là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về y học, lịch sử, văn hóa, ẩmthực dân tộc,… đăng trên báo trung ương và địa phương Đến nay, Đoàn Lư đã
có 27 đầu sách được xuất bản và có tác phẩm được in trong hơn 20 tuyển tập
Về lĩnh vực sáng tác: ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, làm thơ
Đến nay, Đoàn Lư đã xuất bản được năm tập thơ: Mùa khẩu lam, NXB Văn hóa dân tộc (1997); Dòng sông nghiêng, NXB Văn hóa dân tộc (2003); Ổi trái
mùa, NXB Văn học (2013); Tiếng lạ, NXB Thanh Niên (2013); Dự cảm, NXB
Hội nhà văn (2013) Một số bài thơ hay được đăng trong các tuyển tập: Hoa giọt
nắng trong Đà Lạt thơ; Cối giã gạo trong Tuyển tập những bài thơ hay viết cho thiếu nhi dân tộc miền núi và Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi.
Đọc thơ Đoàn Lư, người ta có thể nhận thấy yếu tố truyền thống và hiện đại cùnghòa quyện Thơ ông chất chứa bao trăn trở và những “dự cảm” đầy ám ảnh vềnhững vấn đề con người ngày nay đang phải đối mặt Những bài thơ còn đi vàolòng người đọc bởi cảm hứng nhân văn, chất triết lí trải nghiệm và giọng điệutrữ tình sâu lắng
Trong văn xuôi, Đoàn Lư bắt đầu bằng tác phẩm Lão Lìm in trên báo Thiếu niên Tiền phong (1995) và tập truyện thiếu nhi Miếng hiểm cuối cùng
(1995) Sau đó, những sáng tác “người lớn” cũng được nhà văn chú trọng: Ông
Trang 23thâm nhập vào mảng văn học này với những tác phẩm viết về tình yêu, tình đời,
ca ngợi cái đẹp của chân - thiện - mĩ trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, tất bật.Ngòi bút của Đoàn Lư còn đi sâu vào những “mảng tối” của đời sống hiện thựchay những vấn đề nóng trên diễn đàn kinh tế chính trị Ông phê phán, đấu tranhvạch trần những tệ nạn xã hội, những tiêu cực, tha hóa, giả dối như cơn sóngngầm, lốc dữ đã và đang diễn ra nơi vùng biên cương Từ tập truyện ngắn
Trăng rừng (NXB Văn hóa dân tộc, 1996); đến nay Đoàn Lư đã xuất bản 8 tập
truyện ngắn và 1 tập tản văn
Văn xuôi viết cho thiếu nhi là mảng sáng tác mà nhà văn say mê, bền bỉcống hiến và đạt được thành công hơn cả Nhiều cuốn sách viết cho thiếu nhi
của ông được xuất bản với số lượng lớn Có thể kể đến các tập truyện: Miếng
hiểm cuối cùng (1995) với 32.000 cuốn; Tướng cướp hoàn lương (1997)
-24.200 cuốn; Quái cẩu Pi-tơ-chun (1999) - 12.500 cuốn; Bên dòng Quây Sơn (2000) - 12.490 cuốn và gần đây nhất là Li kì Xuyên Sơn (2013) với 35.192
cuốn trong lần in đầu tiên Từ tập truyện đầu tay xuất bản 1995 cho đến nay,các sáng tác của Đoàn Lư đã trở thành món quà tinh thần quý giá theo bướcchân của các em thiếu nhi dân tộc cả nước trên hành trình gian nan đi tìm trithức Cũng như vậy, biết bao nhiêu bài học, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêukiến thức thú vị của nhà văn quê núi đã đến được với trẻ em nhiều vùng quêlam lũ, khó nghèo
Với một bút lực dồi dào và sự “tham lam” sáng tạo của “ba nhà” trong một:Nhà quản lí - nhà nghệ sĩ - nhà khoa học; với vốn kiến thức sâu rộng có được dotích lũy qua nhiều ngành nghề và sự tự học không ngừng, Đoàn Lư và ngòi bútnghệ thuật của ông đã thể hiện khát vọng: giữ gìn phát huy và quảng bá văn hóatruyền thống; níu giữ và tôn vinh cái đẹp, cái thiện; khám phá những chân trờimới.v.v…Đó là khát vọng chân chính của một trí thức vùng cao tiêu biểu, củangười nghệ sĩ đa tài hết lòng vì quê hương, đất nước, vì hạnh phúc trẻ thơ
Trang 241.1.3 Bước chuyển bất ngờ trong sự nghiệp từ ước muốn làm được “điều gì đó” cho trẻ thơ
Đoàn Lư là một trong số ít bác sĩ trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Từ cương vị trưởng Khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng - một người tâm
huyết với nghề và cũng là người đầu tiên của tỉnh được trao tặng “Huy chương vì
sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em”- ông chuyển sang viết văn rồi trở thành một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi Nhà thơ Y Phương thấy việc chuyển hướng sang văn chương của Đoàn Lư là “sự lạ” Nhà báo Hồng Cư thì: “không
rõ vì sao ông lại chuyển sang một lĩnh vực mới lạ đối với cái nghề mà ông được đào tạo một cách bài bản, có phải chăng cái: Chân – Thiện – Mĩ có một ái lực phi thường để cuốn hút một thầy thuốc có nhiều phẩm chất tốt đẹp như ông?”
[6, tr.33] Tuy nhiên, “sự lạ” đó hoàn toàn có cơ sở; xuất phát từ tình yêu vănchương, khả năng sáng tác và tình yêu với trẻ thơ của Đoàn Lư Khi còn là sinhviên, Đoàn Lư đã có nhiều bài viết chuyên ngành được thầy cô, bè bạn đánh giácao và được đăng trên nhiều tờ báo từ trung ương đến địa phương Tác phẩm đầutay được giới thiệu trên báo Thiếu niên Tiền phong đã tiếp thêm tình yêu vănchương vốn đã được nhen nhóm trong tâm hồn chàng trai miền núi giàu xúc cảmvới cuộc đời Trong quá trình học tập, công tác, những câu chuyện nghe đượchay những sự việc tận mắt chứng kiến, những tri thức thu nhận được trong cácchuyến công tác ở vùng sâu đã để lại trong ông nhiều ấn tượng Cái tâm củangười thầy thuốc cộng với khát khao được viết và sự trăn trở khôn nguôi về cuộcsống, số phận của thiếu nhi miền núi cứ ám ảnh Đoàn Lư Khi bắt đầu cầm bút,ông muốn viết những câu chuyện để cho người đọc thấy được bức tranh đời sốngvùng cao - đời sống thiếu nhi miền núi; đồng thời cũng là những món quà tinh
thần mà nhà văn trao tặng cho các em Trong một bài thơ có nhan đề Tự sự 1,
Đoàn Lư đã giãi bày tâm nguyện của mình:
“Tôi đã viết từ trong sâu thẳm Muốn trẻ em đỡ đói tâm hồn
Trang 25Ở núi cao còn nhiều thiếu thốn Đói tâm hồn chẳng khác đói cơm Thơ, truyện tôi chưa ngọt, chưa thơm Nhưng cũng đỡ cho người đói khát Truyện thơ tôi giờ chưa dào dạt Cũng lẫn trong một khoảng xanh trời” [32, tr.25].
Bài thơ có thể coi là lời tâm nguyện chứa đựng câu trả lời cho việc chuyểnhướng từ nghề thầy thuốc sang làm văn chương của Đoàn Lư Ẩn sau những câuthơ khiêm nhường ấy, ta có thể thấy tấm lòng nhân hậu của người thầy thuốc yêubệnh nhi giờ nguyện dành trọn tâm sức sáng tạo những “món ăn tinh thần” chocác độc giả nhỏ tuổi Từ một bác sĩ Nhi Khoa, Đoàn Lư trở thành nhà văn thân
thuộc của thiếu nhi Mang “chữ tâm” vào hành trình sáng tác, Đoàn Lư đã dùng
tình yêu thương của mình mở cửa thế giới tâm hồn trẻ thơ Trong cuốn Nhà văn
dân tộc thiểu số, đời và văn, ông tự bạch: “Tôi là bác sĩ chuyên khoa nhi Việc
sáng tác thơ, viết văn của tôi cũng giống như chuyên ngành đã chọn, rất đơn giản, bình dị là làm điều gì đó tốt đẹp cho trẻ em mà thôi Do vậy, cho dù có sáng tác cho cả những đối tượng khác, nhưng mục tiêu sáng tác cho trẻ em luôn
là ưu tiên hàng đầu Những tác phẩm đã có tuy còn điểm này điểm nọ nhưng tất
cả đã vì trẻ thơ Tôi mong muốn làm được những gì nhiều hơn thế nữa cho con trẻ vì “trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” [50, tr.275] Bằng những sáng tác
của mình, ông đã hành động thiết thực để những ước nguyện của trẻ thơ đượcđền đáp, để “gieo hoài bão và nuôi hi vọng” cho các em
Những giải thưởng văn học mà Đoàn Lư đã nhận được:
- –
năm 1994 – 1995 do NXB
- -
– –
Trang 26- c”
Trang 271.2 Nguồn cảm hứng trong sáng, lãng mạn hướng về thế giới trẻ thơ
1.2.1 Cảm hứng về khung cảnh vùng cao
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử): “Cảm hứng
là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [9, tr.38].
Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư, chúng tôi thấy sự hiện
diện đậm nét nhiều “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm” của tác giả hướng
về vẻ đẹp của thiên nhiên, phong tục - tập quán, con người và niềm say mêkhám phá những nguồn “chưa ai khơi” trong sáng tác cho thiếu nhi của các nhàvăn miền núi Những nguồn cảm hứng đó giúp cho trang viết của Đoàn Lư vừaquen thuộc, vừa mới lạ, gợi được nhiều hứng thú với các em
1.2.1.1 Cảm xúc trữ tình về phong cảnh thiên nhiên
Trên trang viết của mình, nhiều nhà văn dân tộc thiểu số đã thành công khimiêu tả thiên nhiên (Vi Hồng, Triều Ân, Cao Duy Sơn…) Cũng “chăm chút”
Trang 28nguồn cảm hứng về thiên nhiên, nhưng bức tranh phong cảnh miền núi trongvăn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư vẫn có nét riêng Trong những trangviết của ông, thiên nhiên luôn gắn bó, hòa hợp với nhau: cây cối, núi rừng, hoa
lá, nắng gió, tiếng suối reo, tiếng chim hót v.v…tạo nên trạng thái trong trẻo,tươi sáng Nhà văn ngắm nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt “xanh non” và truyềntới tâm hồn trẻ thơ niềm cảm hứng say mê đó Tác giả muốn “đánh thức” cảmnhận của các em bằng nhiều giác quan để thưởng thức thế giới thiên nhiên tươi
đẹp:“Rừng Khuổi Hống hôm nay vạn mùi hương đang lan tỏa, bầy ong vẫn cần mẫn bên những nhị hoa, tiếng suối vẫn chảy róc rách Tiếng chim vang động cả một vùng, tiếng quạ kêu buồn bã, tiếng gà gáy lay lắt Nắng vàng ươm trải
khắp rừng núi bao la Màu xanh vẫn tưng bừng tràn đầy sức sống” (Cái giá
phải trả) [19, tr.69].
Ngòi bút của nhà văn giúp các em cảm nhận vẻ đẹp của non nước Cao
Bằng tuyệt vời như chốn bồng lai tiên cảnh: “Núi non ở đây hùng vĩ cao chót vót tận chín tầng mây, những vách đá dựng đứng như những tấm bình phong che chở cho bản nhỏ giữ được bầu không khí thanh bình Dòng suối trong veo chảy ra từ nguồn nước ở chân ngọn Phja Đán như dải lụa trải dọc theo thung lũng Dù có những trận mưa rừng kéo dài nửa tháng thì dòng suối nhỏ vẫn
trong xanh, bốn mùa réo rắt hát ca” (Bản Ngườm Kim) [19, tr.70].
Cái nhìn thơ mộng giúp tác giả nhận ra những cảnh vật thân thuộc lại chứađựng biết bao điều kỳ thú Dòng sông, ngọn núi, ánh nắng, đám mây hay cánhchim v.v mỗi hình ảnh thiên nhiên đều góp phần tô đẹp bức tranh quê hương:
“Ánh ban mai tiết giữa thu lan tỏa nhẹ nhàng đến từng góc rừng, ngọn suối Cái ấm áp ở ngay cạnh cái se lạnh làm cho muôn loài đều thấy dễ chịu Đỉnh núi Giang Mú cao hàng nghìn mét như muốn cố níu lấy đám mây xốp đang lặng lẽ đi qua gần Chim sẻ từng bầy cắm đầu bay đến những đám ruộng đã trĩu hạt kiếm bữa ăn buổi sáng, để lại trong làn không khí những tiếng ríu ran thật vui tai Trên mặt sông xanh biếc nước lững lờ trôi, mơ màng làn sương
mỏng”(Bên dòng Quây Sơn), [24, tr.79].
Trang 29Vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi luôn được gắn với cái nhìn của trẻ thơ giàu
mơ mộng, tâm hồn rộng mở, trong sáng Những âm thanh của sự sống ở núirừng, âm thanh gần gũi với trẻ thơ vùng núi luôn được cảm nhận với sự tươi vui,thích thú nhất Buổi sáng đi thăm núi của đoàn thám hiểm tí hon bản Lằng trong
Kỉ niệm về một dòng sông: “Men theo khe suối, nước chảy ào ào, tiếng chim
hót líu lo chào nắng sớm, tiếng chú gà gô gáy “tát tà tát tà tà” vang xa tận đỉnh trời xanh Nó được lặp đi lặp lại, làm cho tôi như bị mê hoặc”[21, tr.13] Trong
truyện ngắn Hoa núi, nhân vật bé Mỉ dù không nhìn thấy được nhưng đã có anh
Hạng Mí Dùng say sưa nói với em vẻ đẹp của đất trời vào xuân: “Núi rừng hôm nay đẹp quá, tiếng chim ca rộn rã một vùng, trời cao xanh lồng lộng không một gợn mây, nắng vàng óng ả rọi xuống trần gian ánh sáng, tỏa xuống đất hơi ấm của trời, cố bù lại những ngày đông giá lạnh” [22, tr.49].
Với cảm hứng ngợi ca thiên nhiên miền núi, Đoàn Lư luôn có ý thức đưađến cho độc giả thiếu nhi những khung cảnh, hình ảnh thiên nhiên đặc trưngnhất, trong trẻo và nguyên sơ nhất không dễ bắt gặp ở các vùng miền khác.Những hình ảnh thiên nhiên đẹp thường gặp trong sáng tác của Đoàn Lư là hìnhảnh ánh trăng hay dòng sông Tác giả say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng
trong nhiều trạng thái, thời khắc khác nhau Khi thì là ánh trăng “trong trẻo, chan hòa, cao sang vời vợi như ước mơ vô tận của người vùng cao”;“ánh trăng
vằng vặc, rải ánh vàng xuống núi rừng và từng nhà bản tôi” (Chân trời rộng
mở), [20, tr.59]; có khi là ánh trăng lộng lẫy, kiều diễm: “trăng mười tám chênh
chếch nhìn xuống trần gian như nàng thiếu nữ e lệ, trăng nhạt nhòa chiếu ánh sáng quý phái xuống bản Slí Điêng nghèo khổ” [20, tr.72] và ánh trăng mang vẻ đẹp riêng của miền núi: “bàng bạc dễ đưa tâm hồn con người đến một xứ sở hư
vô nào đó Ánh trăng như vậy không phải nơi nào cũng có được Nó chỉ có mặt
ở những miền giá lạnh” (Bên dòng Quây Sơn) [24, tr.117].v.v Đến với vẻ đẹp
này, người đọc cảm thấy cuộc sống thi vị, lãng mạn hơn
Đặc trưng của thiên nhiên vùng cao còn là sông, suối - những con sôngchảy qua địa phận miền núi vừa mạnh mẽ, dữ dội lại vừa rất đỗi trữ tình, nên
Trang 30thơ Đoàn Lư dành nhiều cảm xúc cho những trang viết về dòng sông thơ mộngcủa quê hương: sông Bằng, sông Hiến, sông Quây Sơn v.v…Đó không phải lànhững dòng sông “đỏ nặng phù sa” như sông Hồng, sông Đuống nhưng lại làcon sông mang phong vị vùng cao Vẻ đẹp của sông Bằng đã đi vào thơ Y
Phương: “Bao nhiêu trời ghé xuống/ Bao nhiêu rừng lội qua/ Bao nhiêu đá
chắt ra/ Mới biếc xanh Bằng Giang” [13, tr.27] Trong Kỉ niệm về một dòng
sông, Đoàn Lư cũng dành cảm xúc trữ tình khi miêu tả màu nước đặc
trưng:“trong xanh ngăn ngắt, nhìn thấu đáy”, “một màu xanh ngắt thật nên thơ”; “nước xanh biêng biếc, ven bờ là những rặng tre rụng lá làm vàng rực cả
đôi bờ” Màu nước xanh trong ấy còn thấy ở Quây Sơn (Bên dòng Quây Sơn)
cùng với dáng hình mềm mại của dòng nước: “Vào mùa xuân nắng ấm chan hòa, sương bay là là mặt nước trong xanh ngăn ngắt, dòng sông uốn lượn theo những ngọn núi muôn vẻ muôn hình” [24, tr.8]; khung cảnh hai bên bờ sông vào mùa xuân đẹp rực rỡ: “Mùa xuân, bướm trắng, bướm vàng, bướm hoa kéo
về thành bầy đàn… Chúng tụ tập nhau lại đùa giỡn như rừng hoa với đủ muôn màu sắc Bướm hòa nhập vào sương sớm bảng lảng ven sông” [24, tr.9] Quây Sơn “sở hữu” một giống cá đặc sản nức tiếng của Cao Bằng, “ai đã được thưởng thức một lần thì cả đời sẽ nhớ”, đó là cá Trầm hương (Pja Gò Lài) Con
sông vùng cao không chỉ hiện lên với dáng vẻ riêng Nó còn mang đến cho con
người và cuộc sống nơi đây nhiều lợi ích Với dòng Quây Sơn thì: “Dân ven bờ Quây Sơn ai cũng lớn lên nhờ dòng nước trong lành đó, ai cũng đều từng tắm táp, nhờ dòng nước mơn man khắp cơ thể” [24, tr.9] “Bản Mjài quanh năm không thiếu cá ăn Mấy năm nay dân công đến chuyển hàng đông đúc, dân tản
cư, dân buôn bán rất nhiều nhưng nguồn cung cấp cá không cạn” [24, tr.70].
Cảm xúc trữ tình của Đoàn Lư không chỉ hướng vào vẻ đẹp tự nhiên của cảnhvật hoặc những đặc sản “trời phú” Những dòng sông trong sáng tác của ôngcòn là dòng sông nuôi dưỡng tâm hồn, cho con người những kỉ niệm, hồi ứckhông thể nào quên Gắn liền với hình ảnh dòng sông ấy là những con người
Trang 31mang vẻ đẹp tự nhiên - vẻ đẹp hồn hậu và khí chất mạnh mẽ người miền núi.
Đó là lão Dìn, báo Phùng, Chẩn (Bên dòng Quây Sơn); là lão Ca, chú Tương, cậu bé Định và người bố… (Kỉ niệm về một dòng sông).
Thiên nhiên hiện ra trong tác phẩm của Đoàn Lư thường rực rỡ sắc màu,rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị và gần gũi với cuộc sống người miền núi.Tác giả truyền cảm hứng đắm say vẻ đẹp thiên nhiên đến với thiếu nhi quanhững trang văn Ông giúp bạn đọc thiếu nhi “cách trông nhìn và thưởng thức”
vẻ đẹp khung cảnh quê hương, vẻ đẹp thiên nhiên vùng núi cao Tình yêu quêhương cuộc sống của các em có thể sẽ bắt đầu từ những hình ảnh gần gũi, thânthuộc đó
1.2.1.2 Cảm hứng miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong mối quan hệ gần gũi với tuổi thơ
Đồng bào, thiếu nhi dân tộc thiểu số có cuộc sống gắn bó chặt chẽ vớithiên nhiên Thiên nhiên không chỉ là đối tượng để con người chiêm ngưỡng vàtận hưởng Thiên nhiên còn là không gian sống “thuỷ chung” với con người.Nhà văn hứng thú khám phá thiên nhiên trong mối quan hệ hoà hợp, gần gũivới con người miền núi, đặc biệt là các em thiếu nhi Không gian của các bản
nhỏ: bản Thua Luồng (Cột mốc vĩnh cửu), bản Noóc Mò (Hoa núi), bản Tả Háng (Ngọt ngào tuổi thơ), làng Mày Rại (Tuổi thơ oan nghiệt), bản Mjài
(Bên dòng Quây Sơn), bản Lằng (Kỉ niệm về một dòng sông), bản Pác Phéc (Miếng hiểm cuối cùng), bản nhỏ bên chân núi Lục Pjạ (Chân trời rộng mở)
đều toát lên vẻ đẹp hoà hợp, gắn bó đó
Thiên nhiên là người bạn hàng ngày của thiếu nhi vùng cao Trong cảmhứng nghệ thuật của Đoàn Lư, bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống,bức tranh phong cảnh và bức tranh lao động của người miền núi luôn hòaquyện, đồng hiện với nhau Tác giả tìm thấy nét thi vị trong công việc lao độnghàng ngày quen thuộc của những em bé vùng cao sau mùa gặt trên cánh đồng
quê: “Đàn trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ, kết bạn, kết bè thân thiết để mùa đông năm sau đàn lại đông vui hơn Từng bầy vịt hàng trăm con kiếm ăn trên những
Trang 32thửa ruộng nứt nẻ Mỗi đàn vịt đều có một đứa trẻ con tay cầm cây sào, phía chót buộc túm giẻ rách bám theo trông để vịt nhà mình khỏi lạc với vịt nhà khác” [24, tr.96].
Vào mùa cá, trên sông Bằng, không khí lao động của những người quăng
chài, thả lưới thật nhộn nhịp: “Mỗi lần ra quân, phường chài gồm ít nhất cũng phải hàng chục mảng, mỗi mảng hai người Người phía sau chèo lái mảng, còn người phía trước thì làm nhiệm vụ chính là quăng chài Mỗi đợt đi như thế dài hàng tuần hay còn hơn Họ xuôi theo dòng sông, vừa đi vừa bán cá Khi đêm xuống, nghe những tiếng sào khua lách cách thật rộn rã, tiếng những người thợ
chài “hò lơ” bắt nhịp quăng chài cho đều, âm vang cả khúc sông” (Kỉ niệm về
một dòng sông) [21,tr.48] Đoạn văn trên giống như một khúc ca lao động mà
bất cứ em nhỏ nào gắn bó với dòng sông đều cảm nhận được giai điệu khoẻ
khoắn, tươi vui của nó Dòng sông Quây Sơn (Bên dòng Quây Sơn) đã đồng
hành với con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng;trong đó có chiến công của các em thiếu nhi Nhờ sáng kiến của Chẩn, lợi dụngđặc trưng sông nước với bè mảng thuận tiện mà “nhóm dân công thiếu niên” đãhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình Và chiến sĩ đặc biệt nhất trong đoàn
quân chiến thắng chính là Quây Sơn nghĩa tình, thơ mộng: “Mấy ngày sau Chẩn cùng bọn trẻ con bản Mjài dọc ngang, xuôi ngược dòng sông quê hương chở hàng hóa Mỗi chuyến đi của bọn chúng đều có một chú dân quân có súng
áp tải và giao hàng Công việc thật vui, đỡ đau vai, đau tay, lại vận chuyển
được nhiều Dòng sông Quây Sơn cũng tham gia vào kháng chiến” [24, tr.50].
Hình ảnh đẹp của Quây Sơn trong kháng chiến hào hùng có thể được liên tưởngđến sông Hương diễm lệ, con sông đã sống một thời để nhớ và nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường ưu ái dành cho lời khen tặng: “Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó (…) dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc Khi nghe lời gọi,
nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc
Trang 33sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước” [18, tr.202].
Hai dòng sông, một thuộc về thành phố Huế thơ mộng của miền Trung, một ởchốn biên thùy xa xôi nơi địa đầu tổ quốc đã gặp nhau trong văn học từ cảmhứng ngợi ca của các tác giả Từ trang sách, những dòng sông đó sẽ bồi đắp,tưới mát tâm hồn các em thơ
Lứa tuổi thiếu nhi bao giờ cũng gắn bó với một không gian riêng - khônggian mang đặc trưng của lứa tuổi ưa hoạt động, vui chơi Nếu như không giannghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn viết về thiếu nhi thành phố thường làphố phường hiện đại với nhà cửa san sát, xe cộ nhộn nhịp, những khu vui chơigiải trí hay công viên, những tòa nhà cao tầng,… thì trong tác phẩm của Đoàn
Lư, không gian nghệ thuật của nhân vật thiếu nhi miền núi bao giờ cũng gắn bóvới thiên nhiên Không gian sống và sinh hoạt của các em chính là thế giớithiên nhiên rộng lớn mà gần gũi Mỗi cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn trẻ thơđều có một tâm hồn, đều có thể sẻ mọi nỗi buồn vui và gắn liền với các hoạtđộng thường ngày của các em Đó là dòng sông để tắm mát hay câu cá (sông
Bằng - Kỉ niệm về một dòng sông, Quây Sơn - Bên dòng Quây Sơn)…); là
ngọn núi để leo trèo, lấy củi, gùi nước (núi Sam Lang, Sam Tấng, dãy Khau Cải
mà nhóm thiếu nhi bản Lằng đã vượt qua trong chuyến thám hiểm tìm cây trúc
làm cần câu - Kỉ niệm về một dòng sông …); là đồng cỏ để chăn trâu, chơi
đánh trận giả (đồng cỏ Lục Pjạ nơi cậu bé Lâm - Hà Nội cũng “say sưa tham gia những trò chơi quái quỷ của trẻ con vùng cao chẳng khác gì lúc say sưa
bên những phím đàn oóc - gan” - Chân trời rộng mở [20, tr.59]…); là khu
rừng để săn thú, bẫy gà, hái nấm (rừng Đông Đăm nơi thằng Hưởng trổ tài
-Những giấc mơ thời thơ ấu,…); là con đường mòn xa xôi hẻo lánh để các em
ngày ngày băng qua đến lớp học (con đường đến trường của Chẩn - Bên dòng
Quây Sơn); là ngôi trường đơn sơ dựa vào vách núi (trường Mông Ón “bọn trẻ
ngồi trong lớp thoải mái chiêm ngưỡng cảnh núi rừng - Hạt giống bản Mông
[20, tr.66] ); là những cánh đồng mà ở đó khi vào vụ cấy gặt, các em cũng trở
Trang 34thành những người nông dân chăm chỉ, tháo vát (cánh đồng bản Mjài); là những
khu vườn nhiều cây trái, nhiều kỉ niệm (khu vườn Mít-Su-Rin - Những giấc
mơ thời thơ ấu) hay là những bãi đất mà ở đó có thể diễn ra các trò chơi quen
thuộc: chọi dế, chọi chim trong Những giấc mơ thời thơ ấu và Ngọt ngào tuổi
thơ … Tất cả đều gắn bó với tuổi thơ của thiếu nhi vùng cao.
Cảm hứng trữ tình ngợi ca thiên nhiên miền núi là cảm hứng xuyên suốttrong sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi của Đoàn ông
đ ,
Đ C Nhà văn say sưa ca ngợi khung cảnh đặc trưng đó,bày tỏ giúp các em những tình cảm gắn bó thân thương
1.2.2 Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống
1.2.2.1 Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp văn hoá truyền thống
Là nhà văn người dân tộc thiểu số gắn bó với địa bàn miền núi, sống trong
“bầu khí quyển” văn hoá trong lành của quê hương, Đoàn Lư tự hào trân trọngcác giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; đặc biệt là truyền thống văn hoá củađồng bào miền núi Nhiều nét đẹp văn hoá và phong tục truyền thống của đồngbào Tày, đồng bào Mông đã đi vào tác phẩm như: thông lệ tạ ơn thầy thuốc
(Chân trời rộng mở), tục “xúa cành” múa hát của người Mông (Những mạch
nước); múa khèn, chơi pao (Hoa núi); việc kết nghĩa “lạo tồng” (Chân trời rộng mở ; Bản Ngườm Kim), tục “theo chồng” của phụ nữ Mông, tục lệ cảm
ơn ân nhân (Con Mốc của bác Luồng).v.v…
Đoàn Lư miêu tả cảnh múa hát quen thuộc trong đời sống đồng bào Mông
(Những mạch nước) Chỉ cần một người khởi xướng là Lỳ Sang “bước ra sân,
ghé miệng vào cái khèn, mải mê vừa múa vừa thổi khèn” là mọi người đã “tụ tập vòng trong vòng ngoài, ai ai cũng háo hức” [20, tr.73] Tiếp đó, “Thào A
Trang 35Sùng bậm môi, nhảy múa mềm mại như con công Tiếng khèn thiết tha, điệu múa cuồng nhiệt kéo già trẻ bản Slí Điêng đến mỗi lúc một đông Rồi lần lượt cái khèn được chuyển qua tay Tre Vè Pao và những trai bản khác…” [20,
tr.75] Văn hóa hát lượn thường gắn bó với không khí lễ hội hoặc những ngày
vui Trong đám cưới báo Phùng (Bên dòng Quây Sơn), nhà văn nhắc đến vẻ
đẹp văn hóa đó với nét riêng thú vị gắn với sự ứng biến linh hoạt của cậu bé
Chẩn: “Những cô gái bản Chi Choi còn mượn hát lượn để ghẹo Chẩn Hát thì
có khó gì, họ chỉ hát theo những bài hát cũ Chẩn sáng tác mấy lời mới cho các bạn phù rể hát, các “chị” tắc liền [24, tr.69] Hoặc có lúc chỉ điểm thoáng qua như một chi tiết thường gặp trong đời sống: “Văng vẳng nhà ai tiếng hát then mượt mà, tiếng đàn tính ngọt ngào như hương vị mật ong” [20, tr.59] …nhưng
tác giả đã nói đến với một niềm trân trọng
Tình cảm “uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã đi vào đời sống của đồng bàovới những biểu hiện vô cùng phong phú, sinh động Là người đi nhiều, hiểurộng, Đoàn Lư có điều kiện phản ánh vào trang viết những nghĩa cử cao đẹp
của người dân miền núi thể hiện đạo lý của dân tộc Trong Bên dòng Quây
Sơn, “báo” Phùng trước khi lên đường nhập ngũ chiến đấu đã đến thắp hương
tại đền thờ Hoàng Lục Đại Vương để “tỏ lòng kính trọng của hậu thế với bậc tiền bối” Không chỉ có báo Phùng nhớ đến vị tướng quân lừng lẫy, mà còn
nhiều người dân quanh vùng cũng chung tình cảm đó nên dù cuối vụ hạt dẻ,
nghĩa là vào đông nhưng “Trên điện thờ nghi ngút hương khói và nhiều đồ cúng lễ Nào táo tàu, cam, bưởi, bánh khảo – món đặc sản của Cao Bằng được gói vuông thành sắc cạnh bằng giấy bản, giấy xanh, đỏ, vàng chứng tỏ trước đó
đã nhiều người đến lễ viếng đền” [24, tr.53] Báo Phùng ra đi với tâm nguyện
đánh đuổi giặc ngoại xâm Như vậy, việc tưởng nhớ công lao của các vị tướngtài giỏi vừa là hành động “uống nước nhớ nguồn”, vừa cho thấy sự tiếp nối giữatruyền thống và hiện đại Trong tâm thức người Việt, tín ngưỡng thờ anh hùng
là phong tục đẹp của đồng bào ta Đoàn Lư đã thể hiện tình cảm trân trọng đốivới nét đẹp văn hóa đã trở thành truyền thống đạo lý của dân tộc
Trang 36Là nhà văn dân tộc Tày viết về đời sống của con người và thiếu nhi miềnnúi Thế nên, dù không dành nhiều trang miêu tả những phong tục hay lễ hộithể hiện bản sắc mà chỉ điểm thoáng qua vài chi tiết; những câu văn ngắn gọnmang tính chất giới thiệu hoặc nhắc đến “một nét riêng” nào đó; ta cũng thấynhà văn đã có ý thức tôn trọng và giữ gìn bản sắc, phong tục của đồng bào Quatrang viết của Đoàn Lư, ta nhận thấy người dân tộc miền núi vẫn luôn tự hào vềvăn hóa quê hương trước sự va đập với văn hóa miền xuôi và văn hóa ngoại laitrong xu thế toàn cầu hóa Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp văn hóa ấy đan xen,thấp thoáng trong nhiều tác phẩm góp phần tạo nên “bức phông nền văn hóa”cho nhân vật xuất hiện; tạo nên sắc thái riêng của vùng cao trong tác phẩm củanhà văn quê núi.
1.2.2.2 Khát vọng lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống, Đoàn Lư cũng cảm nhậnnhanh nhạy hiện tượng phai nhạt nét đẹp văn hoá truyền thống trong thời đạingày nay Là một trí thức luôn trăn trở và sớm “dự cảm” về cuộc sống hiện đại,nhà văn đã đưa vào tác phẩm những dự báo về sự thay đổi của ngôn ngữ, chữviết, cách ăn uống, vai trò của gia đình đối với con người v.v…Những vấn đềnày được nhà văn thể hiện tập trung trong bộ truyện khoa học viễn tưởng ba tập
Trang 37là một vài từ tiếng Tày) Sự thật là tiếng Tày đang mờ dần trong ngôn ngữ lớptrẻ Nhưng qua ngôn ngữ nhân vật cô bé siêu nhân, nhà văn tin tưởng vào giá trị
và sức sống của ngôn ngữ Tày, bày tỏ khát vọng lưu giữ tiếng nói của quêhương đối với các thế hệ tương lai
Trong bối cảnh đời sống hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành thứcông cụ hữu ích đối với cả người lớn và trẻ em Việc đánh máy mang lại nhiềutiện lợi trong công việc khiến con người lười viết Tình trạng các em nhỏ gõmáy tính, vào mạng giỏi không cần qua trường lớp là hiện tượng phổ biến.Thông qua chi tiết siêu nhân Lêna-Kítti viết chữ rất xấu (thậm chí có thể coinhư không biết viết), Đoàn Lư dự báo về tình trạng xa dần với cách viết chữtruyền thống hiện nay Qua nỗi ân hận, xấu hổ của siêu nhân vì khuyết điểmcủa mình, tác giả đồng thời khẳng định, đề cao việc rèn người qua rèn chữ -một hoạt động giáo dục không thể thay thế thực hiện bằng máy móc hiện đại
Về cách ăn uống, tác giả hình dung đến thế kỉ XXIV, nhiều món ăn truyềnthống đã bị quên lãng, cách ăn uống nấu nướng rườm rà nhiều món cũng ít đượcphổ biến Vì cuộc sống quá bận rộn, quá nhiều việc phải làm khiến người takhông còn nhớ đến hương vị đặc trưng của quê hương nữa Thức ăn chủ yếu lànhững món ăn nhanh, hay những viên thuốc tổng hợp Thế nên, việc Lêna-Kíttiđược ăn uống theo kiểu truyền thống là một sự lạ Mới đầu hầu như tất cả mọingười (trừ những người trong gia đình cô bé siêu nhân) đều nghi ngờ về sự antoàn của những món ăn và cách ăn không còn thịnh hành này nhưng rồi tất cảbỗng trở nên thích thú, sung sướng khi được thưởng thức Chỉ là bữa cơm đơngiản với cá kho riềng mẻ, thịt bò xào cần tây nhưng lại bốc lên một mùi thơmngào ngạt và quyến rũ khiến cho dạ dày thầy hiệu trưởng, viện sĩ Long Tùng Lưucồn cào đến lạ Ăn xong lại được tráng miệng bằng chuối, nho và được uốngnước trà xanh, vị giáo sư già đáng kính mãn nguyện và ấn tượng đến nỗi suýtquên việc mình đến đây là để trao giấy cảm ơn gia đình đã sinh hạ, nuôi dưỡngthiên tài Lêna và bày tỏ niềm vinh dự của trường Âu Lạc khi được tiếp nhận cô
Trang 38sinh viên mới ở tuổi thiếu niên Sau khi thưởng thức thì ông quả quyết rằng đây
là bữa ăn ngon nhất trong đời, dù suốt 90 năm, ông đã được dự nhiều bữa ănthịnh soạn Trong 3 tập truyện tiểu thuyết viễn tưởng, càng về sau cô bé siêunhân và các cộng sự của mình càng bận rộn hơn với những công việc lớn laomang tầm nhân loại đến nỗi dường như không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi thì
những bữa ăn do bà và mẹ nấu lại là thứ quà “ngon tuyệt trần”, “ngon nhất”
động viên, cổ vũ họ trong công việc
Đặc biệt, có một chi tiết mà Đoàn Lư “láy đi láy lại từ đầu cho đến cuối tác phẩm” (theo ý kiến của tác giả Triệu Lam Châu) Đó là việc Lêna-Kítti rất thích
ăn kẹo mạch nha - một loại kẹo giản dị, dân dã được làm từ mầm lúa và chỉ có ởViệt Nam (Vốn dĩ kẹo này không có tên trong từ điển lớn và đã đi vào dĩ vãng
từ thế kỉ XX, chỉ còn thấp thoáng ở chốn thôn quê nay được nhà văn đề caokhẳng định như một sự nâng niu tôn trọng văn hóa ẩm thực độc đáo của ngườiViệt gắn với cây nông nghiệp lúa nước) Kẹo mạch nha trở thành thứ phầnthưởng không chỉ có giá trị dinh dưỡng vật chất mà còn chứa đựng yếu tố tinhthần bởi bác sĩ Lê Minh, mẹ của Lêna đã gửi vào đó tất cả tình yêu thương và sự
quan tâm chăm sóc đối với con gái mình Nhà văn đã để cho người mẹ “thêm vào một chút tảo xanh có nguồn gốc từ hồ Sát để tăng cường độ thông minh của người ăn” như một chi tiết khoa học và lãng mạn Cuối cùng thì kẹo mạch
nha đã chinh phục tất cả mọi người: Từ các vị giáo sư đáng kính, hiệu trưởng cáctrường như: Giáo sư Long Tùng Lưu (Đại học Âu Lạc), giáo sư A- Hô- Ly (Đạihọc Cai - Rô, Ai Cập) cho đến toàn thể các giáo sư, các nhà khoa học, các thầy
cô giáo khác, những người bạn đồng hành của cô bé siêu nhân cho đến các cộng
tác viên khắp năm châu Theo nhận xét của Triệu Lam Châu: “Chi tiết đắt và hay như vậy nhưng nó chỉ thoảng qua như một làn gió nhẹ bay, bàng bạc như ánh trăng ngàn phủ lên toàn tác phẩm…Đó là chất thơ của cuốn tiểu thuyết này chăng?” [4, tr.32] Có thể nhận thấy, qua “dự cảm” về cách ăn uống trong
nhịp sống gấp gáp của thời đại công nghiệp, nhà văn gián tiếp khẳng định:những bữa
Trang 39ăn và những món ăn truyền thống là cách thể hiện tình cảm quê hương, gia đình.
Đó còn là chất keo gắn kết những người thân yêu; là nguồn dinh dưỡng lành sạchnuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
Đối với cuộc sống của người miền núi thì gia đình, nhà sàn, bếp lửa luôngắn kết mỗi con người với gia đình, quê hương Tuy nhiên, theo xu hướng pháttriển của hoàn cảnh cuộc sống hiện đại thì vai trò của gia đình với mỗi conngười dường như có sự thay đổi Bên cạnh mặt tích cực là những điều nguy hại
có thể gặp phải nếu như con người, nhất là các em nhỏ chưa chuẩn bị đầy đủ đểthích ứng Xuất phát từ thực tế đó, Đoàn Lư đã dự cảm về vấn đề gia
đình:“Trong một thế giới hiện đại ai cũng tất bật cho riêng mình nên yếu tố gia đình thật lỏng lẻo, nó đang xích lại gần với thời tiền sử” [27, tr.30] Có thể hình
dung, đến thế kỉ XXIV, yếu tố gia đình mất đi: nhiều đứa trẻ sinh ra bằngphương pháp nhân bản; nhiều rô-bôt sinh học được sinh ra như một cá thể độc
lập chỉ biết đến bản thân; nhiều thiếu nhi như Ju-Li và đám quái nhân “bảy năm chưa về nhà, không biết quê hương, cha mẹ…” Trong số các nhân vật xuất
hiện trong 3 tập truyện, chỉ có siêu nhân “nhí” thuộc về một gia đình thực sự
Cô bé có bà - một người bà duy nhất trong tác phẩm cùng đồng hành với cháu,nấu cho cháu những món ăn ngon Bà dạy cháu điều hay lẽ phải và truyền đạtnhững kinh nghiệm, những bài học tưởng chừng không còn có ở thế giới văn
minh Mọi người cho bà là “cổ hủ, ôm lấy dĩ vãng của thời quá khứ” nhưng với
thiên thần Lêna, bà thực sự đáng kính trọng Hình ảnh người bà truyền thốngxuất hiện xuyên suốt bộ truyện khoa học viễn tưởng bên cạnh những ngườimáy, rôbôt, quái nhân siêu đẳng, những giáo sư, nhà khoa học tài ba lỗi lạc vớinhiều phát minh khoa học cho thấy cảm hứng của Đoàn Lư hướng tới giá trịtruyền thống, ca ngợi hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc
Trăn trở trước thực trạng nhiều gia đình và phụ huynh vì quá bận rộn màxao nhãng việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, Đoàn Lư đã tập trung bút lực khẳng
định vai trò, giá trị của gia đình Ở cuốn Lêna-Kítti tập 1, tác giả đẩy sự việc
Trang 40đến cấp độ cao hơn trong hiện thực cuộc sống thế kỉ XXIV Những trẻ biết đi,biết nói đều được gửi đến câu lạc bộ trẻ thơ - một hệ thống trường học hiện đại
cho trẻ em nhưng mặt trái của nó là: “Nhiều đứa trẻ hầu như mất hết khái niệm người thân Những đứa trẻ có mẹ thì còn nhận được ít nhiều tình mẫu tử, vài ngày đến một tuần mẹ vào thăm nom Còn những đứa chỉ có bố thì khác hẳn Những ông bố suốt ngày mải mê công việc, có thời gian rỗi lại đi đây đi đó, thậm chí làm cả chuyến du lịch lên mặt trăng hay còn xa hơn thế” [27, tr.20].
Bởi thế việc Lêna- Kítti không chịu nói cho đến lúc 3 tuổi không có gì ngoàimục đích để được ở nhà với bà và mẹ Từ “chiếc nôi” gia đình bền vững đó, cô
bé siêu nhân đã làm được rất nhiều việc có ích cho nhân loại, để rồi: “Giáo hoàng thay mặt giáo hội Thiên chúa giáo cám ơn bác sĩ Lê Minh đã sinh ra một thiên tài kiệt xuất Cám ơn bà ngoại và mẹ cô bé siêu nhân đã nuôi dưỡng cô bé
và thổi vào hồn siêu nhân những tình cảm tốt đẹp nhất của nhân loại” [28,
tr.231] Đó chính là thông điệp mà Đoàn Lư muốn trân trọng gửi tới tất cảchúng ta Thông điệp ấy khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong sựphát triển của trẻ, trong việc giáo dục trẻ Từ khát vọng gìn giữ giá trị văn hóatruyền thống này, nhà văn cũng thay các em nói lên nguyện vọng chính đángcủa tuổi thơ Các em muốn được sống trong gia đình hạnh phúc
Cuộc sống vẫn chảy trôi với guồng quay hối hả Vấn đề phát triển bềnvững, giữ gìn bản sắc và giá trị văn hóa không chỉ là việc của các nhà chứctrách, thực hiện ở cấp vĩ mô Mỗi công dân, mỗi gia đình - tế bào xã hội - cần ýthức được điều đó để chung tay giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống cónguy cơ bị xói mòn trong cuộc sống công nghiệp thời hiện đại Xuất phát từthực trạng để đưa ra dự báo; song dự báo để khẳng định, đề cao, lưu giữ nhữnggiá trị trường tồn với thời gian Đó là cách viết của Đoàn Lư
1.2.3 Cảm hứng trân trọng ngợi ca những con người miền núi “lên đường không bé nhỏ”
1.2.3.1 Tự hào về lớp cha anh trí dũng, nghĩa hiệp, tài hoa
Lịch sử chinh phục và cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, chống thú dữ và đấutranh chống giặc giã miền biên ải đã hun đúc cho con người miền núi những