Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)Văn xuôi viết cho thiếu nhi của đoàn lư ( Luận án tiến sĩ)
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My
Thái Nguyên - Năm 2014
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
này đã được chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của hội đồng chấm luận văn ngày 07 tháng 06 năm 2014
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
PHẠM THỊ QUYÊN
Xác nhận của Khoa chuyên môn
Xác nhận
của người hướng dẫn khoa học
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục i
1
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: NHÀ VĂN ĐOÀN LƯ VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC 10
TRONG VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI 10
1.1 Giới thiệu nhà văn Đoàn Lư 10
1.1.1 Người con của mảnh đất đầu nguồn cách mạng, giàu truyền thống văn hoá, văn học 10
1.1.2 Một trí thức vùng cao tiêu biểu, một nghệ sĩ đa tài 12
1.1.3 Bước chuyển bất ngờ trong sự nghiệp từ ước muốn làm được “điều gì đó” cho trẻ thơ 15
1.2 Nguồn cảm hứng trong sáng, lãng mạn hướng về thế giới trẻ thơ 17
1.2.1 Cảm hứng về khung cảnh vùng cao 17
1.2.2 Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống 24
1.2.3 Cảm hứng trân trọng ngợi ca những con người miền núi “lên đường không bé nhỏ” 30
1.2.4 Cảm hứng khoa học táo bạo, lãng mạn 39
* Tiểu kết chương 1 43
Chương 2: THIẾU NHI CỦA ĐOÀN LƯ 44
2.1 Kho kiến thức hấp dẫn từ những trang văn 44
44
2.1.2 Những kiến thức đời sống phong phú, thú vị và thiết thực 52
i
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2 Những bài học nhận thức - giáo dục phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 58
2.2.1 Những “cuốn sách nhỏ” nuôi dưỡng “tâm hồn lớn” 59
2.2.2 Những bài học giáo dục kĩ năng sống 65
* Tiểu kết chương 2 72
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 73
3.1 Sự hóa thân linh hoạt của người trần thuật 73
3.1.1 Hóa thân vào những con vật thông minh 73
3.1.2 Hóa thân vào các em thiếu nhi 75
3.2 Ngôn ngữ mang đậm sắc thái của thiếu nhi vùng cao 77
3.2.1 Ngôn ngữ giàu chất trữ tình 77
3.2.2 Ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 80
3.2.3 Ngôn ngữ mang sắc thái Tày 82
3.3 Giọng điệu chủ đạo: hài hước và dí dỏm hồn nhiên 88
* Tiểu kết chương 3: 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 1
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học thiếu nhi như một khoảng rừng xanh non, góp phần tạo nên sự phong phú của văn học dân tộc Theo nhà nghiên cứu Phương Lựu: văn học người lớn và văn học thiếu nhi là những hiện tượng có quan hệ lẫn nhau Đó không chỉ là hai dạng sáng tạo mà còn là những bình thông nhau Thiếu văn học cho trẻ em thì lịch sử văn học người lớn cũng như ý nghĩa của nó sẽ không đầy đủ Còn theo ý
kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh: “Văn học thiếu nhi rất quan trọng và không thể thiếu Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em” [12]
Là một bộ phận của văn học dân tộc, ra đời và phát triển từ sau cách mạng tháng tám, đến nay văn học thiếu nhi của ta đã đạt được những thành tựu đáng kể;
đã có những cây bút để lại dấu ấn sâu đậm với bạn đọc tuổi thơ: Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ, Xuân Quỳnh, Phùng Quán, Phong Thu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần v.v… Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, số nhà văn chuyên tâm sáng tác cho
thiếu nhi chưa nhiều Trong bài viết Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu
thế kỉ XXI, PGS TS Lã Thị Bắc Lý đã tổng kết những thành tựu của văn học thiếu
nhi 20 năm cuối thế kỉ XX, đồng thời ghi nhận công lao đóng góp của các nhà văn
đã bền bỉ sáng tác cho lứa tuổi này Theo đánh giá của tác giả, ta thấy hầu hết các nhà văn sáng tác cho thiếu nhi đều là người sinh sống và làm việc ở những thành phố lớn, những trung tâm văn hóa lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…và chủ yếu là khu vực miền nam, miền xuôi Số nhà văn người dân tộc thiểu số miền núi tham gia vào mảng văn học này còn hiếm hoi Trước thực tế đó, viết cho thiếu nhi là điều đáng khích lệ Đặc biệt, những cây bút miền núi viết cho thiếu nhi càng xứng đáng được khuyến khích và trân trọng
2 Đoàn Lư là một trong số ít những nhà văn dân tộc miền núi sáng tác cho thiếu nhi Ông là người dân tộc Tày, sống và làm việc tại Cao Bằng – mảnh đất biên cương gắn với tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số: Bàn Tài
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đoàn, Vi Hồng, Y Phương, Cao Duy Sơn, Hoàng Triều Ân
sáng tác dành cho người lớn thì Đoàn Lư lại chọn cho mình một lối đi riêng Ông dành phần lớn thời gian, tâm sức viết cho thiếu nhi Đến nay, Đoàn Lư đã
có những thành công đáng ghi nhận ở mảng văn học này Ông là tác giả quen thuộc và có uy tín với nhà xuất bản Kim Đồng Sáng tác của ông đã đến với thiếu nhi dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa Từ năm học 2011-2012, truyện
ngắn Cô bé nhặt hoa rụng được chọn giảng dạy cho học sinh lớp 7, trong
chương trình ngữ văn địa phương tỉnh Cao Bằng
Sáng tác của Đoàn Lư đã vượt ra biên giới của những bản làng xa xôi, nhỏ bé
để đến với bạn đọc thiếu nhi cả nước Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
đã mua bản quyền và chọn in tác phẩm Kỉ niệm về một dòng sông trong “Tuyển
truyện hay dành cho thiếu nhi” (tháng 4/2013) Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng Lêna-Kítti cô bé siêu nhân được Đài truyền hình Trung Ương chọn giới
thiệu trong chương trình“Mỗi ngày một cuốn sách”, kênh VTV1 (ngày
13/01/2010) Sách truyện thiếu nhi của Đoàn Lư được in và tái bản bởi nhiều nhà
xuất bản có uy tín, được chọn vào“Tủ sách thiếu nhi” hay “Tủ sách vàng” và có mặt trong nhiều tuyển tập Trong “Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị” -
thư viện sách nói online lớn nhất Việt Nam, Đoàn Lư cũng được chọn 3 tác phẩm
(Tướng cướp hoàn lương; Chân trời rộng mở ; Những mạch nước) Nhà văn đã
vinh dự nhận được nhiều giải thưởng về sáng tác văn học dành cho thiếu nhi
3 Tác giả luận văn hiện là giáo viên THPT tại Cao Bằng Quá trình công tác
đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc vai trò của văn học đối với công tác giáo dục thiếu niên tại địa bàn miền núi Sự quan tâm đến văn học thiếu nhi (Năm 2007, tác
giả đã thực hiện đề tài: “Tuổi thiếu niên trong Ti-Mua và đồng đội của A Gaiđa”-
Khóa luận tốt nghiệp tại trường ĐHSP I Hà Nội) cùng với niềm tự hào về truyền thống văn học của quê hương Cao Bằng và nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức phục vụ công tác giáo dục thiếu nhi cũng là những lý do khiến tác giả luận văn lựa
chọn đề tài Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đoàn Lƣ bắt đầu sáng tác từ 1995 với tác phẩm Lão Lìm đƣợc giới thiệu
trên báo Thiếu niên Tiền phong Đến năm 1997, ông đã hiện diện trong lĩnh vực sáng tác với tƣ cách một nhà văn viết cho thiếu nhi Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tập hợp và phân loại những tài liệu nghiên cứu theo nhóm nhƣ sau:
1 Nhóm bài giới thiệu về Đoàn Lư trong các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi và văn học thiểu số Việt Nam:
Trong giáo trình Văn học trẻ em (Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2003)
và bài viết “Văn học thiếu nhi thời kì đổi mới” (trích Văn học Việt Nam sau
1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo Dục, năm 2006),
PGS.TS Lã Thị Bắc Lý đề cập đến truyện ngắn Kiềng ba chân và Chân trời
rộng mở của Đoàn Lƣ và nhận xét: “Tác phẩm đã khiến người đọc càng hiểu
và yêu mến sự hồn nhiên, mộc mạc, đời sống tâm hồn chất phác mà biết bao nghĩa tình của con người vùng cao” [16, tr.165]
Năm 2011, trong công trình nghiên cứu Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
thời kì hiện đại - một số đặc điểm PGS TS Trần Thị Việt Trung – TS Cao Thị
Hảo đã nêu tên 4 tập truyện của Đoàn Lƣ Trong đó có 3 tập truyện thiếu nhi:
Miếng hiểm cuối cùng (1995); Tướng cướp hoàn lương (1997); Ngựa hoang lột xác (1998)
Năm 2013, khi nghiên cứu: Bản sắc dân tộc trong sáng tác của một số
nhà văn dân tộc thiểu số, PGS.TS Đào Thủy Nguyên và nhóm nghiên cứu đã
khảo sát 4 tập truyện của Đoàn Lƣ Trong đó Miếng hiểm cuối cùng (1995);
Lêna-Kítti cô bé siêu nhân (2009) và một số tác phẩm của Những truyện ngắn chọn lọc (2006) là văn học thiếu nhi Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề
tài rộng, trọng tâm nghiên cứu là “bản sắc dân tộc” Do đó, sáng tác của Đoàn
Lƣ cũng chỉ đƣợc điểm qua trong mục“cảm hứng về thiên nhiên, đất nước” với
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận định: “Nhiều truyện ngắn của Đoàn Lư (…) là lời cảnh báo con người trước những hành động tàn ác, gây sự với thiên nhiên” [46, tr.63]
Nhƣ vậy, trong các công trình nghiên cứu về văn học thiểu số, Đoàn Lƣ đƣợc giới thiệu với tƣ cách là một nhà văn dân tộc Tày, sáng tác đặt trong sự phát triển chung của văn học thiểu số chứ chƣa đƣợc khẳng định là nhà văn viết cho thiếu nhi một cách chuyên nghiệp Còn trong các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi, ông đƣợc coi là một nhà văn miền núi có tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi song chƣa đƣợc chú ý tới một cách hệ thống
2 Nhóm bài giới thiệu, nghiên cứu tác phẩm của Đoàn Lư:
Năm 1997, trong lời giới thiệu cuốn Kỉ niệm về một dòng sông của Đoàn
Lƣ (giải ba cuộc thi “Vì tương lai đất nước” lần II)- nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhận định: “Các tác phẩm đạt giải đều mang màu sắc riêng của mỗi địa phương mỗi truyện đều có một ý nghĩa riêng, có một cách viết hóm hỉnh
và duyên dáng riêng, mỗi tác phẩm đều có sức hấp dẫn riêng” [21, tr.6]
Năm 1998, trong lời nói đầu cuốn Ngựa hoang lột xác (Tủ sách thiếu nhi,
NXB Văn hóa dân tộc), Ban Biên tập đã nhận xét: “Một cây bút khá quen thuộc với lứa tuổi thiếu nhi, nhất là ở vùng miền núi dân tộc phía Bắc, đó là Đoàn Lư - một bác sĩ nhi khoa Với tấm lòng nhân hậu của người thầy thuốc và sự nhạy cảm của người cầm bút, những trang viết của anh thấm đẫm tình yêu, sự đồng cảm với bao số phận của trẻ em miền núi Đọc văn anh, ta cảm nhận được sự nồng ấm tình người, ngọt ngào trong trẻo như nắng ấm ban mai” [22, tr.5]
Năm 1998, trong Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, tập 7, NXB
Giáo dục (tái bản năm 2007, tập 2), tác giả Trần Hòa Bình đã viết lời bình về
Con Mốc của bác Luồng - một truyện ngắn của ông Tác giả nhận
định:“những trang viết của Đoàn Lư quây quần ấm áp một tình người nhưng vẫn lôi cuốn bởi những chi tiết giản dị mà thú vị” Tác giả chỉ ra “chất miền núi” trên trang viết của Đoàn Lƣ và thấy “một niềm day dứt chân thành” trong
mạch cảm hứng nhân đạo của nhà văn Về cách viết, Trần Hòa Bình khẳng
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định: “Anh viết văn mà như không làm văn chương, các chi tiết đời sống được tái hiện bằng một giọng kể hồn nhiên, giản dị, phảng phất đây đó là một chút hóm hỉnh theo lối nói dân gian” [14, tr.88]
Năm 2010, chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” (13/01/2010) - kênh
VTV1 Đài truyền hình Việt Nam - đã đánh giá cao cuốn tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng Lêna-Kítti - cô bé siêu nhân của Đoàn Lư: “Truyện không chỉ hấp
dẫn ở những tình tiết siêu tưởng, kích thích trí sáng tạo của các bé, giúp các bé sảng khoái hơn, giải tỏa được căng thẳng của bài vở mà còn góp phần giáo dục đức tính sống vì người khác cho trẻ từ những hành động cao đẹp của cô bé Lêna-Kítti” [56]
Cũng năm 2010, một bạn văn dân tộc Tày cùng quê hương Cao Bằng là
nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu đặc biệt quan tâm đến cuốn Lêna-Kítti cô bé
siêu nhân của Đoàn Lư Trong bài viết Đôi điều cảm nhận về cuốn tiểu thuyết Lêna-Kitti cô bé siêu nhân của nhà văn Đoàn Lư (Tạp chí “Non nước Cao
Bằng”, số 2/2010) Triệu Lam Châu nhận định: “Nhà văn Đoàn Lư đã tuân theo đúng lời dạy của Bác Hồ với văn nghệ sĩ: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” [4, tr.30] Tác giả bài viết đã trân trọng khẳng định
những thành công của tác phẩm và kết luận: Đoàn Lư là “nhà văn dân tộc thiểu
số đầu tiên dám xông pha dũng cảm vào mảng truyện khoa học viễn tưởng này” [4, tr.32] Bài viết của Triệu Lam Châu thể hiện rõ sự tâm đắc với cuốn
tiểu thuyết viễn tưởng của Đoàn Lư
Cũng năm 2010, Triệu Lam Châu viết tiếp bài Ý tưởng khoa học táo bạo
hay là phẩm chất ưu tú của công dân toàn cầu (tạp chí “Non nước Cao
Bằng”, số 6/2010) khẳng định thành công của Đoàn Lư trong cuốn tiểu thuyết
Lêna-Kítti, Thiên thần của tình yêu Ông đánh giá những điểm nổi bật của
Đoàn Lư trong cách viết truyện khoa học viễn tưởng Từ giọng văn: “đầy hăm
hở, giàu nội lực khoa học nhằm chuyên chở một ý tưởng khoa học vô cùng táo bạo” [5, tr.27]; đến cách viết: “không đi sâu vào việc mô tả tỉ mỉ các vấn đề
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khoa học cơ bản, mà chỉ gợi lên những vấn đề lớn cần giải quyết” [5, tr.28]
Kết hợp với việc phân tích cặn kẽ “lộ trình khoa học” cùng những điều kì thú
mà cô bé siêu nhân cùng các bạn đồng hành đã trải qua, tác giả bài viết cũng
khẳng định “sự công phu tích lũy kiến thức” của Đoàn Lư trong tác phẩm này
Những ý kiến của Triệu Lam Châu gợi ý cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu truyện
khoa học viễn tưởng của Đoàn Lư trong quá trình nghiên cứu
Qua những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy sáng tác của Đoàn Lư được chú ý từ những tác phẩm đầu tay Tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn
đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu Tuy nhiên, số lượng các bài viết chưa nhiều, kết quả nghiên cứu còn hạn hẹp: có công trình điểm tên Đoàn Lư và một số tác phẩm tiêu biểu của ông trong nền văn học dân tộc thiểu
số Việt Nam; có bài viết mang tính chất giới thiệu hoặc thẩm bình một số tác phẩm tiêu biểu; chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư, mặc dù đây là mảng sáng tác có nhiều thành công và đóng góp của tác giả Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn tập trung nghiên cứu toàn bộ mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư từ năm 1995 đến 2013, cụ thể:
- Miếng hiểm cuối cùng, (tập truyện), NXB Kim Đồng (1995);
- Tướng cướp hoàn lương, (tập truyện), NXB Kim Đồng (1997);
- Kỉ niệm về một dòng sông, (truyện kí), NXB Trẻ (1997);
- Ngựa hoang lột xác, (tập truyện), NXB Văn hóa dân tộc (1998);
- Quái cẩu Pi-tơ-chun (truyện dài), NXB Kim Đồng (1999);
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bên dòng Quây Sơn (truyện dài), NXB Kim Đồng (2000);
- Những giấc mơ thời thơ ấu, (tập truyện), NXB Thanh Hóa (2001);
- Lêna- Kítti - bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm ba tập:
+ Tập 1: Lêna-Kítti- Cô bé siêu nhân, NXB Văn học, (2009);
+ Tập 2: Thiên thần của tình yêu, NXB Thanh niên, (2010);
+ Tập 3: Ảo thuật gia của sự hồi sinh, NXB Dân Trí, (2012);
- Li kì Xuyên Sơn, (tập truyện), NXB Kim Đồng (2013);
Riêng với tác phẩm Kỉ niệm về một dòng sông, chúng tôi sử dụng văn bản
của NXB Hội nhà văn (2007)
4.1 Mục đích nghiên cứu:
- Chọn đề tài này, trước hết, chúng tôi muốn làm rõ các phương diện cơ bản, nổi trội trong các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư; từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn học thiếu nhi và văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam
- Khẳng định giá trị nhiều mặt mang tính “tích hợp” trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư; khẳng định giá trị của văn học đối với công tác giáo dục kiến thức đời sống và bồi dưỡng tâm hồn đối với các em thiếu nhi
- Tiếp tục quảng bá, khích lệ Đoàn Lư và các tác giả viết cho thiếu nhi trên hành trình sáng tác
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu khái quát về nhà văn Đoàn Lư, nhận diện được chân dung văn học của tác giả;
- Khảo sát, phân tích các tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn
Lư trên các phương diện: cảm hứng sáng tác; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật;
- Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của những tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư; đánh giá những đóng góp của nhà văn đối với văn học thiếu nhi và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu
đã xác định, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học: nhằm xác định ảnh hưởng của thiên hướng bản thân, gia đình, truyền thống và văn hóa quê hương tới sự nghiệp sáng tác của nhà văn
- Phương pháp thống kê phân loại: sử dụng để khảo sát toàn bộ sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi; nhận diện các phương diện có tính ổn định, thống nhất trong các tác phẩm; từ đó hình thành hệ thống luận điểm làm sáng tỏ đặc sắc văn xuôi thiếu nhi của Đoàn Lư
- Phương pháp so sánh văn học: sử dụng nhằm so sánh các sáng tác cho thiếu nhi của Đoàn Lư với các nhà văn viết cho thiếu nhi và nhà văn dân tộc thiểu số khác để có được những đánh giá chính xác và thấu đáo
- Phương pháp phân tích: đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu; ở từng luận điểm khoa học và nội dung chi tiết của mỗi vấn đề; khi xem xét từng tác phẩm, từng dẫn chứng cũng như đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu đã thu nhận được
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn bộ sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi của Đoàn Lư; đưa ra những nhận xét khách quan, khoa học về mảng sáng tác này của tác giả Từ kết quả đạt được, luận văn khẳng định những đóng góp có ý nghĩa của ngòi bút Đoàn Lư đối với văn học thiếu nhi cũng như văn chương dân tộ
- Luận văn góp phần vào kết quả nghiên cứu văn học thiếu nhi Ở nước ta hiện nay, những công trình nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi chưa nhiều; (đặc biệt là công trình nghiên cứu sâu về các tác giả dân tộc thiểu số viết cho thiếu nhi thì hầu như vắng bóng) Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn góp
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phần vào kết quả nghiên cứu văn học thiếu nhi; đặc biệt là văn học thiếu nhi ở địa bàn miền núi; đồng thời góp phần đưa lại cái nhìn toàn diện hơn về diện mạo của văn học dân tộc thiểu số nước nhà
- Đoàn Lư là tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở (lớp 7) tại quê hương Cao Bằng Do đó, luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc dạy - học văn ở địa phương
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHÀ VĂN ĐOÀN LƯ VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC
TRONG VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1 Giới thiệu nhà văn Đoàn Lư
1.1.1 Người con của mảnh đất đầu nguồn cách mạng, giàu truyền thống văn hoá, văn học
Nhà văn Đoàn Lư dân tộc Tày, sinh 1959 tại Bản Lằng, xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - một tỉnh miền núi có truyền thống cách mạng và văn chương thật đáng tự hào Huyện Hòa An quê hương ông là một vùng đất thiêng nơi địa đầu Tổ quốc Lịch sử đã chạm khắc vào đây những trang vàng Theo truyền thuyết dân tộc Tày, từ thế kỉ thứ III trước Công nguyên, Hòa An là trung tâm văn hóa chính trị ngay từ thời lập quốc Đến thế kỉ XI, vùng đất này tiếp tục trở thành trung tâm quốc gia tự trị Trường Sinh của cha con thủ lĩnh Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao Cuối thế kỉ XVI, vùng đất thêm một lần rộng tay chào đón nhà Mạc khi dòng họ này thất thế dạt lên Cao Bằng - một vương triều mới được thiết lập với lịch sử gần một trăm năm Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm
Tiến trong cuốn Về một mảng văn học dân tộc (NXB Văn hóa dân tộc, 1999) đã
nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng đất Hòa An trong mối quan hệ với tộc
người Tày: “Người Tày có một trung tâm văn hóa, theo lịch sử tộc người thì vùng Hòa An, Cao Bằng đã từng là thủ phủ của người Tày qua nhiều triều đại (…) Đây có thể coi như một cái mốc giao lưu văn hóa Kinh - Tày quan trọng nhất để văn hóa Tày phát triển sang một giai đoạn mới ” [52, tr.8]
Vùng đất Hòa An có những người con ưu tú Họ là những quan văn, tướng
võ có tài làm giàu thêm truyền thống quê hương Nhân kiệt về hàng “võ” từ thuở
xa xưa là các tướng trấn thủ biên thùy như Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao (biệt hiệu Khâu Sầm Đại Vương), là những anh hùng võ hiệp giết giặc, trừ gian bảo vệ bản làng Sau này là những anh hùng cách mạng đã có công lớn trong công cuộc
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dựng nước và giữ nước của dân tộc Về chính trị, phải kể đến Hoàng Đình Giong, bí danh Võ Đức, nguyên chỉ huy bộ đội Nam tiến, nguyên tư lệnh Quân khu 7 Ông là người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Cao Bằng - Ủy viên ban thường vụ Trung Ương Đảng khóa I, là nhà chính trị quân sự ngoại giao xuất sắc của Đảng và nhà nước Đó là đồng chí Hoàng Như (Hoàng Văn Nọn), nguyên là
Bí thư xứ ủy Bắc Kì; Hoàng Đức Nghi, nguyên Bộ trưởng Bộ Vật tư Về quân
sự, trong hai cuộc kháng chiến Hoà An có nhiều tướng lĩnh tài giỏi của quân đội nhân dân Việt Nam: thượng tướng Vũ Lập được Bác Hồ đặt tên; trung tướng Nam Long (tên thật Đoàn Văn Ưu); thiếu tướng Lê Thùy; thiếu tướng Chu Phương Đới Hiện tại có chuẩn đô đốc Bế Hùng; trung tướng Bế Xuân
Trường;… Bởi thế, nhà thơ Y Phương trong bài viết Đoàn Lư - một sự lạ cũng
đã chú ý đến yếu tố quê hương tác giả: “Anh sinh ra và lớn lên trong một vùng quê có nhiều người tham gia làm cách mạng ngay từ những ngày đầu thế kỉ XX (…) Một huyện nhỏ mà có đến hàng chục người đeo lon tướng, hàng vài chục người giữ các trọng trách từ tỉnh đến trung ương Đảng” [50, tr.273]
Từ xa xưa, dân gian đã truyền tụng câu chuyện về Bế Văn Phụng (nhiều tài liệu viết là Phủng) làm quan Tư thiên quản nhạc (trông coi về thiên văn và đội
ca nhạc của nhà vua) thời nhà Mạc; được nhân dân tôn là Trạng Bế Văn Phụng còn được coi là ông tổ hát Then Tày và là người góp phần đặt nền móng cho thời kì sáng tác truyện thơ Tày ghi bằng chữ Nôm (chữ Nôm Tày) Ông có tác
phẩm nổi tiếng: Tam nguyên luận Đầu thế kỉ XX có Hoàng Đức Hậu
(1890-1945) - nhà thơ lớn của dân tộc Tày, quê xã Hồng Việt, Hòa An Theo nhà
nghiên cứu phê bình văn học Lâm Tiến: “Hoàng Đức Hậu là một hiện tượng văn hóa độc đáo của dân tộc Tày nói riêng và của văn hóa Việt Nam nói chung” [52, tr.9] Trong cuốn lịch sử văn học Việt Nam tập V 1930-1945, ông được xếp là nhà thơ hiện đại cùng với Bùi Huy Phồn và Tú Mỡ “Toàn bộ thơ của ông là tiếng nói, tư tưởng tình cảm của dân tộc Tày trong thời kì nhất định,
là tình yêu mãnh liệt đối với con người, cuộc sống và thiên nhiên miền núi.”
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
[52, tr.80] Thế hệ sau có Vi Hồng và Triều Ân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong dòng văn học thiểu số Việt Nam hiện đại Các thế hệ nhà văn, nhà thơ tiếp bước: Hữu Tiến - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội văn học thiểu
số Việt Nam, Hội viên Hội văn học nghệ thuật Cao bằng; nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu - Hội viên Hội nhà văn Việt Nam…
Từ lịch sử phong phú của mình, Hòa An nói riêng và quê hương Cao Bằng nói chung đã trở thành vùng đất sản sinh nhiều nhân tài góp công vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; đồng thời là vùng đất có truyền thống văn hoá, văn học Trong số những cây bút văn học của Hoà An góp phần tô đậm truyền thống quê hương có nhà văn Đoàn Lư
1.1.2 Một trí thức vùng cao tiêu biểu, một nghệ sĩ đa tài
Sinh ra trong một gia đình có cha là cán bộ lão thành cách mạng, lại sẵn có
tư chất thông minh nên đường học vấn của Đoàn Lư rộng mở Học hết cấp hai tại quê nhà, năm 1974 ông được chọn đi học trường vùng cao Việt Bắc Đối với nhiều bạn bè cùng trang lứa nơi vùng quê núi bấy giờ, việc một cậu học sinh từ tỉnh nghèo miền núi tìm đường đến với “mẹ chữ” như vậy giống cánh chim nhỏ được bay ra trời rộng Hoàn cảnh và môi trường học tập mới đã giúp cho Đoàn
Lư sớm có được bản lĩnh và tính cách tự lập Tiếp đó, từ 1979 – 1984, ông học Đại học Y Bắc Thái, Đại học Y Hà Nội và trở thành bác sĩ chuyên khoa nhi Thời gian sau đó, Đoàn Lư đã từng “thử sức” ở nhiều lĩnh vực và đảm nhiệm nhiều trọng trách khác nhau trong các ban ngành của tỉnh Cao Bằng Ông làm trong ngành y 13 năm và là Trưởng khoa Nhi bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, Trưởng Bộ môn Nhi - Lây trường Trung cấp Y tế Cao Bằng; 5 năm là Trưởng phòng Khoa giáo - Ban tuyên giáo tỉnh; Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng (từ 2003 đến 2013) Ngoài ra, từ năm 1998 đến nay, ông là thành viên của Hội đồng khoa học tỉnh, trưởng ban Khoa học xã hội và nhân văn Hiện nay, ông giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Cao Bằng Những trọng trách trên cho thấy, Đoàn Lư là một nhà quản lí có uy tín, một trí thức tiêu biểu trong hoạt động khoa học, nghệ thuật và công tác xã hội
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xét riêng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Đoàn Lư là nghệ sĩ đa tài Bút danh của ông được kí dưới nhiều bức họa sơn dầu Dù chỉ nhận mình là “người vẽ” nghiệp dư nhưng sáng tác mĩ thuật cũng đem đến cho ông những thành công nhất định Tranh Đoàn Lư đã nhiều lần được tham gia triển lãm khu vực 3, tiêu
biểu là bức BigBang - tiểu vũ trụ; Tình mẹ; Sự diệu kì Đoàn Lư cũng am hiểu
về nghệ thuật nhiếp ảnh Dẫu chỉ là công việc được làm như một sự yêu thích và ngẫu hứng nhưng ông đã có được nhiều tấm ảnh có giá trị ghi lại vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam
Về lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu: Đoàn Lư cũng có đóng góp Công trình
lớn nhất của ông là cuốn: Văn học yêu nước và cách mạng ở Cao Bằng trước
năm 1945 (NXB Văn hóa dân tộc, 2008) viết chung với nhà văn, nhà nghiên
cứu văn học dân gian Hoàng Triều Ân được Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết lời tựa Ông cũng là tác giả của nhiều bài nghiên cứu về y học, lịch sử, văn hóa, ẩm thực dân tộc,… đăng trên báo trung ương và địa phương Đến nay, Đoàn Lư đã
có 27 đầu sách được xuất bản và có tác phẩm được in trong hơn 20 tuyển tập
Về lĩnh vực sáng tác: ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, làm thơ
Đến nay, Đoàn Lư đã xuất bản được năm tập thơ: Mùa khẩu lam, NXB Văn hóa dân tộc (1997); Dòng sông nghiêng, NXB Văn hóa dân tộc (2003); Ổi trái
mùa, NXB Văn học (2013); Tiếng lạ, NXB Thanh Niên (2013); Dự cảm, NXB
Hội nhà văn (2013) Một số bài thơ hay được đăng trong các tuyển tập: Hoa giọt
nắng trong Đà Lạt thơ; Cối giã gạo trong Tuyển tập những bài thơ hay viết cho thiếu nhi dân tộc miền núi và Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi Đọc thơ
Đoàn Lư, người ta có thể nhận thấy yếu tố truyền thống và hiện đại cùng hòa quyện Thơ ông chất chứa bao trăn trở và những “dự cảm” đầy ám ảnh về những vấn đề con người ngày nay đang phải đối mặt Những bài thơ còn đi vào lòng người đọc bởi cảm hứng nhân văn, chất triết lí trải nghiệm và giọng điệu trữ tình sâu lắng
Trong văn xuôi, Đoàn Lư bắt đầu bằng tác phẩm Lão Lìm in trên báo Thiếu niên Tiền phong (1995) và tập truyện thiếu nhi Miếng hiểm cuối cùng
(1995) Sau đó, những sáng tác “người lớn” cũng được nhà văn chú trọng: Ông
Trang 19Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full