Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã tác động đến môi trường với quy mô ngày càng lớn. Do đó, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay.
Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Long Nguồn: diendan.camau.gov.vn Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã tác động đến môi trường với quy mô ngày càng lớn. Do đó, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Nhờ vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra xuất khẩu. Năm 2007, tỉnh Vĩnh Long có hơn 13.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản. Trong đó, nuôi cá tra thâm canh chiếm hơn 300 ha. Tổng sản lượng thu hoạch trong năm đạt gần 98.000 tấn. Đây là năm đầu tiên tỉnh Vĩnh Long có sản lượng thủy sản đạt cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần sớm được giải quyết. Trong đó, bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi thủy sản. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho thấy, đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao đã gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong mương - ao. Đối với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, . thì chất thải càng lớn và gây ô nhiễm môi trường càng cao. Do lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết, chúng lắng xuống đáy ao, sau quá trình nuôi, thường phải nạo vét bùn cặn, đây là một nguồn chất thải rất lớn có thể gây ô nhiễm môi trường. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2010, toàn tỉnh Vĩnh Long sẽ phát triển hơn 30.000 ha với sản lượng đạt hơn 50.000 tấn. Để nghề nuôi thủy sản phát triển đúng hướng, kết hợp bảo vệ môi trường, ngoài sự can thiệp của các ngành chuyên môn, các hộ nuôi trồng thuỷ sản cần tuân thủ việc đầu tư nuôi cá theo quy hoạch của ngành Nông nghiệp. Có như vậy, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh mới phát triển đúng hướng, khai thác tốt tiềm năng, đem lại lợi nhuận cho người dân. . Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Long Nguồn: diendan.camau.gov.vn Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra xuất khẩu. Năm 2007, tỉnh Vĩnh Long có hơn 13.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản. Trong đó, nuôi cá tra