1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC đầu NGHIÊN cứu đặc điểm NÔNG SINH HỌC CỦA một số mẫu GIỐNG HUỆ mưa VỤ HÈ THU

78 378 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 4,58 MB
File đính kèm NÔNG SINH HỌC GIỐNG HUỆ MƯA.rar (4 MB)

Nội dung

Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta từ rất lâu rồi, các loài hoa với đủ hương thơm sắc mầu, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn. Nét đẹp trong các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận chúng, về màu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền và cái hồn của hoa. Cái đẹp của hoa hấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và giá trị kinh tế của hoa đã thu hút những người trồng hoa phải say mê đến nó. Và trồng hoa đã trở thành một trong những lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chất được đủ đầy thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết. Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trung chủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật. Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa sang mô hình trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, ngành trồng hoa mới thực sự khởi sắc, dành được nhiều sự quan tâm đầu tư của các công ty lớn trong và ngoài nước. Ngành sản xuất và kinh doanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng trong các ngày lễ, tết mà còn thường xuyên có mặt trong đời sống hằng ngày của mỗi người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Huệ mưa, một loài hoa mộc mạc, không kiêu sa, không kiểu cách nhưng sức sống và vẻ đẹp của nó thì không tầm thường chút nào. Huệ mưa đúng với cái tên của nó, hiên ngang trước mưa gió bão bùng và mạnh mẽ vươn lên sau những cơn mưa, rực rỡ và hương thơm nhẹ nhàng mà quyến rũ hơn bao giờ hết. Càng nhìn, càng ngắm thì lại càng yêu. Huệ mưa là loài cây lâu năm, lá màu xanh và mỏng, thân hành, hoa có nhiều màu sắc thường được trồng để trang trí, trồng trong nhà, văn phòng, làm viền cho các lối đi, trang trí sân vườn ngoại thất... Huệ mưa không bền, nở đẹp nhất chỉ có một ngày nhưng bù lại, nó lại bền bỉ và có sức sống mãnh liệt. Có khi người ta bỏ quên, không hề chú ý đến nó, cũng không biết nó có tồn tại hay không. Rồi một ngày, huệ mưa bung cánh rực rỡ khoe sắc. Xuất phát từ những thực tế trên và tiếp cận với vấn đề chọn tạo giống hoa cây cảnh và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về cái đẹp cũng như sự yêu thích về hoa cây cảnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống huệ mưa vụ hè thu năm 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội”.

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NĂM 2016 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Người hướng dẫn : TS NGUYỄN HẠNH HOA

Người thực hiện : NGUYỄN THỊ NGỌC

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực hết sức củabản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bevà gia đình

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thànhtới cô giáo TS Nguyễn Hạnh Hoa – Bộ môn Thực Vật - Khoa Nông học - HọcViện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướngdẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên và theo sát tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành tốtđề tài khóa luận này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy cô trong bộ môn ThựcVật - Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm, giúp đỡvà tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện để tài

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Nông học –Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành báocáo khóa luận tốt nghiệp

Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn be đã độngviên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1 Các phương pháp phân loại thực vật 3

2.1.1 Phương pháp hình thái so sánh 3

2.1.2 Phương pháp giải phẫu 3

2.1.3 Phương pháp cổ thực vật học 3

2.1.4 Phương pháp sinh hóa học 4

2.1.5 Phương pháp địa lý học 4

2.1.6 Phương pháp cá thể phát triển 4

2.1.7 Phương pháp miễn dịch 4

2.1.8 Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh 4

2.2 Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại và đặc điểm thực vật học của cây huệ mưa .5

2.2.1 Nguồn gốc phân bố và vị trí phân loại 5

2.2.2 Đặc điểm thực vật học 6

Trang 6

2.3 Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc huệ mưa 8

2.3.1 Yêu cầu sinh thái 8

2.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc 9

2.3.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây huệ mưa 10

2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam 11

2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới 11

2.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ tại Việt Nam 13

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 15

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 16

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

3.2.1 Địa điểm 17

3.2.2 Thời gian 17

3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 18

3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát sự sinh tưởng, phát triển của một số mẫu giống huệ mưa vụ he thu năm 2016 18

3.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các mẫu giống huệ mưa thu thập được 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu 21

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 21

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 21

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống hoa Huệ mưa 22

Trang 7

4.1.1 Sự sinh trưởng sinh dưỡng của một số giống Huệ mưa 22

4.1.2 Sự sinh trưởng sinh thực của một số giống Huệ mưa 34

4.1.3 Đặc điểm hoa của một số giống Huệ mưa 35

4.2 Nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của các mẫu giống huệ mưa thu thập được 41

4.2.1 Độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ 41

4.2.2 Đường kính thân hành khi cây ra hoa 43

4.2.3 Đặc điểm hình thái lá của một số mẫu giống Huệ mưa 43

4.2.4 Thế lá của các mẫu giống Huệ mưa 44

4.2.5 Đặc điểm giải phẫu rễ cây Huệ mưa 45

4.2.6 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá cây Huệ mưa 47

4.2.7 Một số đặc điểm về hạt phấn của các mẫu giống Huệ mưa 49

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51

5.1 Kết luận 51

5.2 Đề nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 56

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất các loài hoa có củ của một số nước trên thế

giới năm 2013 12

Bảng 4.1 Sự phát triển chiều cao cây của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016 23

Bảng 4.2: Sự ra lá mới của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016 26

Bảng 4.3: Sự phát triển kích thước thân hành của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016 29

Bảng 4.4: Sự đẻ nhánh của Huệ mưa 32

Bảng 4.5: Thời gian từ trồng đến khi ra hoa của một số giống Huệ mưa 34

Bảng 4.6: Đặc điểm hoa của một số giống Huệ mưa 35

Bảng 4.7: Độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ của một sốgiống Huệ mưa 41

Bảng 4.8: Đường kính thân hành khi cây ra hoa 43

Bảng 4.9: Góc tạo bởi phiến lá và trục thẳng đứng đi qua đỉnh thân hành 44

Bảng 4.10: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu của rễ một số mẫu giống Huệ mưa 46

Bảng 4.11: Kích thước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu lá một số mẫu giống Huệ mưa 48

Bảng 4.12: Kích thước và tỷ lệ hữu dục của hạt phấn ở các mẫu giống Huệ mưa 49

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa vụ

he-thu 2016 24

Hình 4.2 So sánh sự tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa 24

Hình 4.3 Động thái ra lá của một số giống Huệ mưa trong vụ he thu 2016 27

Hình 4.4 So sánh sự tăng trưởng số lá mới của các mẫu giống Huệ mưa 27

Hình 4.5 Động thái phát triển kích thước thân hành của một số giống huệ mưa 30

Hình 4.6 So sánh sự tăng trưởng kích thước thân hành của một số giống Huệ mưa 30

Hình 4.7 Động thái đẻ nhánh của một số giống Huệ mưa vụ he thu 2016 32

Hình 4.8 So sánh sự tăng trưởng số nhánh của một số giống Huệ mưa 33

Hình 4.9 So sánh chiều dài trục hoa và đường kính hoa của một số mẫu giống Huệ mưa 35

Hình 4.10:Hình thái hoa của giống T30 36

Hình 4.11: Hình thái Hoa của giống T40 37

Hình 4.12: Hình thái hoa của giống N29 37

Hình 4.13: Hình thái hoa của giống N29 37

Hình 3.14: Hình thái hoa của giống N31 38

Hình 4.15: Hình thái hoa của giống N35 38

Hình 4.16: Hình thái hoa của giống G1 39

Hình 4.17: Hoa của giống G3 39

Hình 4.18: Hoa của giống G3 39

Hình 4.19: Hoa của giống G4 40

Hình 4.21: hoa của giống G8 41

Hình 4.22: So sánh sự lan rộng và ăn sâu của bộ rễ của một số giống huệ mưa 42

Hình 4.23: Đặc điểm hình thái lá Huệ mưa 43

Hình 4.24: góc lá của giống N29 45

Hình 4.25: góc lá của giống N28 45

Hình 4.26: cấu tạo giải phẫu rễ cây Huệ mưa 45

Hình 4.27: Cấu tạo giải phẫu lá cây Huệ mưa 47

Trang 10

Hình 4.28: Hạt phấn của dòng G8 ở vật kính 10 50

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐKTH : Đường kính thân hành

Trang 12

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta từ rất lâu rồi, các loài hoavới đủ hương thơm sắc mầu, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn Nétđẹp trong các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận chúng, vềmàu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền và cái hồn của hoa Cái đẹp của hoahấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và giá trị kinh tế của hoa đã thu hút nhữngngười trồng hoa phải say mê đến nó Và trồng hoa đã trở thành một trong nhữnglĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chấtđược đủ đầy thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết

Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trungchủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức,Thụy Điển, Ý, Nhật Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hìnhtrồng lúa sang mô hình trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao Trong nhữngnăm gần đây, ngành trồng hoa mới thực sự khởi sắc, dành được nhiều sự quantâm đầu tư của các công ty lớn trong và ngoài nước Ngành sản xuất và kinhdoanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng trong các ngày lễ, tết màcòn thường xuyên có mặt trong đời sống hằng ngày của mỗi người dân đặc biệtlà ở các thành phố lớn

Huệ mưa, một loài hoa mộc mạc, không kiêu sa, không kiểu cách nhưngsức sống và vẻ đẹp của nó thì không tầm thường chút nào Huệ mưa đúng vớicái tên của nó, hiên ngang trước mưa gió bão bùng và mạnh mẽ vươn lên saunhững cơn mưa, rực rỡ và hương thơm nhẹ nhàng mà quyến rũ hơn bao giờ hết.Càng nhìn, càng ngắm thì lại càng yêu Huệ mưa là loài cây lâu năm, lá màuxanh và mỏng, thân hành, hoa có nhiều màu sắc thường được trồng để trang trí,trồng trong nhà, văn phòng, làm viền cho các lối đi, trang trí sân vườn ngoạithất Huệ mưa không bền, nở đẹp nhất chỉ có một ngày nhưng bù lại, nó lại bền

Trang 13

bỉ và có sức sống mãnh liệt Có khi người ta bỏ quên, không hề chú ý đến nó,cũng không biết nó có tồn tại hay không Rồi một ngày, huệ mưa bung cánh rựcrỡ khoe sắc.

Xuất phát từ những thực tế trên và tiếp cận với vấn đề chọn tạo giống hoacây cảnh và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về cái đẹpcũng như sự yêu thích về hoa cây cảnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống huệ mưa vụ hè thu năm 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội”.

Trang 14

PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Các phương pháp phân loại thực vật

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong phân loại thực vậtkể cả việc sử dụng các kỹ thuật đơn giản đến các phương tiện thiết bị tối tân.Các phương pháp chính dùng trong phân loại học bao gồm các phương pháphình thái so sánh, giải phẩu, sinh lý sinh hóa, địa lý, miễn dịch

2.1.1 Phương pháp hình thái so sánh

Dựa vào đặc điểm hình thái, nhất là hình thái cơ quan sinh sản Nhữngthực vật càng gần nhau thì cáng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau Hiệnnay, ngoài những đặc điểm hình thái bên ngoài, người ta còn dùng cả những đặcđiểm vi hình thái (micromorphologie), tức là hình thái cấu trúc của tế bào, của

mô, kể cả cấu trúc siêu hiển vi, để phân loại Ðây là phương pháp được sử dụngchủ yếu

2.1.2 Phương pháp giải phẫu

Phương pháp này bắt đầu được dùng từ thế kỷ XIX do sự phát triển vàhoàn thiện của kính hiển vi Ðây là phương pháp chính xác và khách quan chophép xác lập mối quan hệ thân cận không những của các nhóm lớn (như lớp, bộ,họ) mà còn cả các nhóm nhỏ (giống, loài ) và quan hệ chủng loại Ví dụ: cây 2lá mầm phân biệt với cây 1 lá mầm bởi cấu tạo và sự sắp xếp của mô dẫn truyềntrong thân

Phương pháp này bổ sung thêm cho phương pháp hình thái so sánh

Trang 15

số thực vật và góp phần vào việc xây dựng hệ thống chủng loại phát sinh

2.1.4 Phương pháp sinh hóa học

Các loài gần nhau thường chứa những hợp chất hoá học giống nhau: cácloài thuốc lá chứa nicotin, các loài họ Hoa môi chứa tinh dầu Phương pháp này

có ý nghĩa thực tiển rất lớn, nó cho ta hướng tìm những hợp chất cần thiết trongcác loài gần gũi nhau

2.1.5 Phương pháp địa lý học

Mỗi giống, mỗi loài thực vật trên thế giới đều có một khu phân bố nhấtđịnh Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quanhệ thân thuộc

2.1.6 Phương pháp cá thể phát triển

Dựa trên cơ sở của qui luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển,mỗi cá thể đều lặp lại những giai đoạn (những hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nóđã trãi qua Theo dõi quá trình phát triển lịch sử của cây để xét đoán quan hệnguồn gốc của nó

2.1.7 Phương pháp miễn dịch

Tính miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh nàyhay một bệnh khác Tính miễn dịch ở một mức nào đó được kế thừa ở các thế hệvà là đặc điểm của một họ hay một giống nhất định

2.1.8 Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh

Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chấtngoại lai Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể mộtđộng vật nào đó cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thựcvật thử nghiệm Ví dụ: lấy dịch chiết của hai loài thực vật a và b cho vào máu củacùng một loài động vật đem thí nghiệm, kết quả đều cho phản ứng máu giống nhau,từ đó có thể suy ra hai loài a và b nói trên có quan hệ gần gũi với nhau

Trang 16

Cùng với sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều phương phápnghiên cứu mới, trong đó phải kể đến phương pháp tế bào học bao gồm cảphương pháp di truyền: sử dụng hình thái và số lượng thể nhiễm sắc của tế bào,hiện tượng đa bội thể, di truyền quần thể đang được sử dụng rộng rãi vào Phânloại học và mang lại những dẫn liệu chính xác và đáng tin cậy hơn.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại không thể chỉ dựa vào một haiphương pháp, mà phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết, nhưvậy những kết luận mới thỏa đáng và gần với chân lý

2.2 Nguồn gốc phân bố, vị trí phân loại và đặc điểm thực vật học của cây huệ mưa

2.2.1 Nguồn gốc phân bố và vị trí phân loại

Huệ mưa gồm những loài cây hoa có củ thực vật thuộc 1 số chi như

Habranthus, Cooperia, Zephyzanthe, trong đó nhiều loài thuộc chi Zephyzanthes, thuộc họ thủy tiên (Amaryllidaceae), và được trồng rộng rãi làm cây cảnh Chi Zephyzanthes được phát hiện bởi William Herbert (1821) với

khoảng 40 loài có nguồn gốc ở Nam Mỹ và được trồng rộng rãi làm cây cảnh

Ngày nay số lượng loài trong chi Zephyzanthes đã được công nhận với hơn 70

loài, cũng như nhiều loài lai (Marbberly, DJ 1978; Hutchinson, 2003)

Meerow et al (1952) cho rằng chi Zephyzanthes có nguồn gốc ở châu Mỹ,

sau đó được trồng rộng rãi và trở thành cây nhập tịch tại các vùng nhiệt đới trênkhắp thế giới Một số loài đã tự nhiên hóa ở những nơi khác nhau như Hawaii,Indonesia, Thái Lan Trên thế giới, hoa huệ mưa được trồng ở nhiều nước như:Mexico, Mỹ, Cuba, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản… Dưới đây là một số loàihoa huệ mưa điển hình:

Zephyzanthes atamasca có màu trắng, thường biết đến với tên gọi chung

như Atamasco lily, Rain lily, Zephyr lily có nguồn gốc ở miền Trung Florida, North Florida và miền đông nam Hoa Kỳ

Trang 17

Zephyzanthes candida thường được gọi chung là huệ tiên trắng( White

Fairy lily), huệ mưa trắng( White Rain Lily) hoặc huệ tây trắng( White ZephyrLily), có nguồn gốc ở Argentina và Uruguay, chúng thường được tìm thấy nhiều

ở ven sông và các vùng đầm lầy

Zephyzanthes citrine thường được gọi chung là Yellow Rain Lily; Yellow

Fairy Lily; Yellow Zephyr Lily, có nguồn gốc ở bán đảo Yucatan ở Mexico

Zephyzanthes drummondii hoa có màu trắng, thường được biết đến với

tên goi Rain Lily drummondii, Giant Prarie Lily có nguồn gốc ở Texas vàMexico

Zephyzanthes flavissima thường được gọi chung là Yellow Rain Lily có

nguồn gốc ở miền nam Bzazil đến đông bắc Argentina

Zephyzanthes grandifloria thường được gọi Pink Rain Lily có nguồn gốc

ở Trung Mỹ

Zephyzanthes guatemalensis có nguồn gốc ở Guatemala.

Zephyzanthes lindleyana có nguồn gốc ở miền đông Sierra Madre,

Mexico

Zephyzanthes minima có nguồn gốc từ Argentina, Bolivia( phân bố ở độ

cao lên tới 2600m), Uruguay, Paraguay và Bzazil

Zephyzanthes straub có nguồn gốc ở miền đông nam Texas và phía đông

bắc Mexico

Tại Việt Nam, hoa huệ mưa được biết đến với bốn loài là Zephyzanthes rosea(Spreng )Lindl.; Zephyzanthes carinata Herb.; Zephyzanthes ajax Hort và Zephyzanthes atamasco Herb (theo Trần Hợp, 2000).

2.2.2 Đặc điểm thực vật học

- Củ: Có dạng hình tròn đều( hình cầu) hoặc tròn hơi dẹt hoặc hình bầudục hoặc hình bầu dục dài, các lớp trong của củ có màu trắng ngà hay màu xanhnon, giòn và mọng nước Lớp ngoài cùng có màu nâu hay còn gọi là lớp áo bảovệ phần trong củ

Trang 18

- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, có màu vàng xám hoặc xám nâu nhạt, dạng sợi.Rễ hoa huệ mưa có thể trữ dự trữ được nước nên cây có khả năng chịu đượchạn.

- Lá: Lá huệ mưa là lá đơn, mọc vòng, có màu xanh nhưng độ đậm nhạtcủa các lá là khác nhau ở các dòng, giống Lá có gân song song, mép nguyên vớinhiều hình dạng khác nhau: hình dải, hình kiếm, hình mũi mác, hơi khum thànhlong máng

- Hoa: Hoa nhỏ lưỡng tính, bao hoa đều, hình phễu mọc hướng thẳng lên.Màu sắc hoa biến đổi từ khoảng trắng sang vàng và hồng ở các loài khác nhau.Khi nở, sáu cánh hoa( ở một số loài có thể có 8 cánh hoặc nhiều hơn) có thể làhình khum khum nhưng cũng có thể mở phẳng rộng hơn Sáu cánh hoa chiathành 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài, mỗi lớp có 3 cánh và xếp đều đặn thành 2vòng Có những loài từ gốc cánh hoa hơi dính nhau thành một ống ngắn, cónhững loài gốc cánh hoa không dính với nhau Một số loài có thể cho hoa cómùi hương dịu Những bông hoa khi nở thường chỉ kéo dài trong khoảng mộtđến hai ngày rồi tàn

Các dòng, giống hoa huệ mưa thường nở hoa vào đầu he và kéo dài sangđến mùa thu Hoa thường nở vào một vài ngày sau mưa bão, nên vì vậy mà nóthường được mệnh danh với cái tên phổ biến là huệ mưa hay lan báo vũ( Rainlily) Hầu hết các dòng, giống hoa thường nở hoa một cách đồng loạt ở các giaiđoạn và trên mỗi cây chỉ có từ một đến hai hoa nở cùng thời điểm Một trong

những dòng, giống hoa huệ mưa có thời gian nở kéo dài nhất là Z primulima,

hoa nở từ tháng tư kéo dài đến tháng mười Nhưng cũng có dòng, giống hoa chỉ

nở vào mùa xuân như Z morisclintae.

Hầu hết các dòng, giống hoa huệ mưa được trồng sẽ khó nở hoa khi gặpkhí hậu, thời tiết khô hạn kéo dài, độ ẩm thấp

Trang 19

- Nhị, nhụy và bao phấn: Có 6 chỉ nhị tương ứng với số cánh hoa, chỉ nhịđính ở họng ống hoa hoặc dính từ họng ống hoa vào các gốc cánh Vòi nhụy dài,mảnh đầu nhụy chia 3 thùy rõ rệt Bao phấn có 2 ô, hình trụ dài màu vàng.

- Quả: Quả nang mở 3 mảnh, mỗi mảnh gồm nhiều ô hạt xếp chồng lênnhau Vỏ quả khi chin chuyển từ xanh sang vàng nâu rồi tự tách ra

- Hạt: hạt nhiều, dẹp, màu đen, nội nhũ bao lấy phôi nhỏ

2.3 Yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc huệ mưa

2.3.1 Yêu cầu sinh thái

Điều kiện môi trường tác động đến sự sinh trưởng của cây hoa huệ mưabao gồm: khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm), thổ nhưỡng, yếu tố sinh vật tácđộng Về mặt sinh lý học, huệ mưa phản ứng mạnh với tác động của điều kiệnngoại cảnh:

- Nhiệt độ: Hoa huệ mưa có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ nên nhiệt độcao vào mùa he cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển củacây Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao thì nên chuyển cây vào bóng mát Nếu trồngngoài trời thì dùng lưới đen che phủ Nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 20-28oC,ban đêm 13-17oC, dưới 5oC và trên 30oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.Giai đoạn nhiệt độ thấp có lợi cho sự sinh trưởng của rễ và sự phân hóa hoa.Nhiệt độ thích hợp cho sự ra rễ là 16-17oC, cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụhoa là 21oC - 23oC (Vũ Thị Hoài Anh, 2008)

- Ánh sáng: Huệ mưa là cây ưa cường độ ánh sáng trung bình, khoảng 80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, đặc biệt là cây con Cường độ ánh sáng thíchhợp là từ 13000-15000 lux, nhất là giai đoạn cây cao 20-30cm

70 Nước: Nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát dục của cây Thờikì đầu cây cần lượng nước lớn do bộ rễ chưa ổn định và đảm bảo đủ nước dự trữvà khả năng hút nước Nhiều nước dễ làm củ huệ mưa bị thôi, rụng lá và nụ hoa

Trang 20

Cho nên khi cây ra hoa thì cẩn giảm lượng nước Độ ẩm đất thích hợp nhất làkhoảng 70-85%, nếu độ ẩm biến động lớn dễ dẫn đến hiện tượng thối củ hoặccháy lá Ngoài ra, huệ mưa cũng được biết đến như các loài cây có củ khác,thích nghi với điều kiện hạn hán bằng cách chuyển từ quá trình sinh trưởng sinhdưỡng sang quá trình sinh trưởng sinh thực Lá cây sẽ mọc trở lại khi điều kiệnngoại cảnh phù hợp.

- Đất: Huệ mưa có thể trồng trên nhiều loại đất, chịu được hầu hết cácđiều kiện đất đai nên thường thấy huệ mưa không cần mất quá nhiều công chămsóc Nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha dễ ngấm và thoátnước, giàu mùn là tốt nhất, đất nên tơi xốp, thoáng khí, không chứa mầm bệnh( Vũ Thị Hoài Anh, 2008)

- Sâu bệnh hại: Huệ mưa là cây có ít sâu bệnh hại Củ và các bộ phậnkhác của huệ mưa chứa các alkaloid độc, lycorine, và các thành phần khác cóthể gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật và đôi khi tử vong ở người và các động vậtkhác Mặc dù củ huệ mưa được coi là có độc tính thấp, nhưng người trồng cũng

nên cẩn thận với tiềm năng độc hại của chi Zephyzanthes, đặc biệt không nên để

trẻ nhỏ hoặc vật nuôi tiếp xúc với các bộ phận của cây huệ mưa Tuy nhiên cũngchính vì có những chất độc tố đó trên các cây trưởng thành, nó lại có tác dụnghữu ích để giúp xua đuổi một số loại côn trùng, động vật ăn lá như: ốc sên, sâuxanh bướm trắng … Ngoài ra, huệ mưa hồng còn dễ bị rệp, chúng cũng dễ bịtổn thương bởi nấm kí sinh Botrytis cinerea (Edwarf F Gilman, 1999)

2.3.2 Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc

- Ánh sáng: Huệ mưa là cây ưa bóng, cần ánh sáng tỏa nhẹ, kỵ nắng gắtchiếu trực tiếp Nếu ánh sáng quá mạnh có thể làm cho lá cây trở nên khô vàng,thậm trí chết khô Bố trí trồng cây tại nơi có ánh sáng nhẹ hoặc ánh sáng tán xạ.Nếu trồng tại nơi có ánh sáng mạnh, phải có lưới che phủ

- Nhiệt độ: Ưa ấm áp, nhưng có thể chịu rét, nhiệt độ phù hợp cho pháttriển là khoảng15oC

Trang 21

- Nước: là loài cây cảnh ưa ẩm ướt, có yêu cầu tương đối cao đối với độ

ẩm không khí, cần thường xuyên phun bụi nước ở xung quanh, Trong mùa pháttriển cần thường xuyên tưới nước, nhưng không được để nước bị ứ đọng, vì nhưvậy sẽ khiến gốc cây bị thối rữa

- Đất: Thuộc loài thực vật ưa đất chứa canxi, nên trồng bằng loại đất cátchứa vôi tơi xốp, đất thoát nước tốt, màu mỡ

- Phân bón: Cứ khoảng 3-4 tuần bón phân một lần là đủ, nếu mầm pháttriển không được tốt có thể bón thêm khoảng 1 – 2 lần phân đạm

* Phương pháp nhân giống huệ mưa

- Chủ yếu nhân giống bằng cách tách gốc Vào mùa xuân, chọn những củmới chưa ra mầm đồng thời kết hợp với việc thay chậu Chỉ cần đào gốc ở trongchậu ra, lấy đi hết những phần đất cũ còn bám lại, chia gốc lớn đó thành nhiềucụm gốc nhỏ, trồng vào những chậu khác nhau là được

-Cách gieo hạt:

+ Hạt giống huệ mưa nên được gieo trong khay ươm trước khi chuyển ravườn hoặc chậu Có thể gieo hạt trên đất xơ dừa, hoặc cát sạch Để khay ươm ởnơi có ánh sáng, nhưng không quá gắt Có thể là ở ban công nhà Chú ý mangkhay vào nhà, hoặc che đậy cẩn thận vào buổi tối để tránh bị chuột hoặc côntrùng phá hoại

+ Sau khoảng 2-4 tuần hạt sẽ nảy mầm Khi cây được khoảng 4 lá thật,các bạn có thể chuyển ra chậu để trồng, hoặc trồng ở ngoài vườn Chú ý: tronggiai đoạn này, cây vẫn còn khá yếu, nên che chắn cho cây mỗi khi có mưa bão.Tưới nước đều đặn hàng ngày Không tưới quá đậm

2.3.3 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây huệ mưa

-Giá trị trang trí cảnh quan :

Hiện nay, Huệ mưa đang được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả và đượcsử dụng làm hoa trong thiết kế cảnh quan Cây hoa huệ mưa thích hợp với trồngchậu, trồng thành bồn thảm, trồng viền, trồng thành bụi trong cảnh quan sân vườn

Trang 22

- Giá trị biệt dược :

Huệ mưa không chỉ có vẻ đẹp quý phái, hương thơm dịu mát mà nó còn làcây thuốc, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, hoạt huyết,lương huyết Ở Vân Nam (Trung Quốc), Huệ mưa được dùng để trị mụn nhọt, ghẻ

lở, đòn ngã sưng, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết Ở Việt Nam, Huệ mưa đượcdùng để trị rụng tóc, giảm ho, trị sốt (Võ Văn Chi, 1999 ; Đỗ Tất Lợi, 2003)

- Giá trị kinh tế:

Huệ mưa được đánh giá cao trong sản xuất kinh tế nông nghiệp vì cây chohoa có màu sắc đẹp, đa dạng nên rất dễ tiêu thụ Và vậy, Huệ mưa cũng là loạicây có vị trí rất quan trọng trong nghề trồng hoa thương mại với mục đích dùnglàm hoa trồng thảm cảnh quan hoặc hoa trồng chậu

2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam.

2.4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới

2.4.1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh.

Sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh trên thế giới ngày càng phát triểnmột cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao Sản xuất hoa manglại lợi ích to lơn cho nền kinh tế của các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó cócác nước châu Á Diện tích trồng hoa trên thế giới là 1.100.000 ha Trong đóchâu Á chiếm khoảng 80% diện tích, châu Âu 8%, châu Mỹ 10%, riêng châu Phivới diện tích còn khiêm tốn chiếm 2% Năm nước dẫn đầu về diện tích trồng hoalà Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan Các thị trường xuất nhập khẩuhoa lớn bao gồm: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, … trong đó thị trường Nhật Bảntăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu đang bão hòa, thị trường châu Á tăng do thunhập của người dân ngày càng tăng

Trang 23

Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng sản xuất hoa xuất khẩu năm

2006 chiếm hơn 13,362 tỷ USD, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD, hoa chậuvà hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD, loại dùng để trang trí là 893 triệu USD và cácloại hoa khác là 559 triệu USD (Lê Thị Thu Hương, 2009)

Trang 24

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất các loài hoa có củ của một số nước trên thế

giới năm 2013

STT Tên Quốc gia Diện

tích (ha) Loài cây có củ

3 Pháp 1.289 Lily, Tulip, Iris, Lay ơn, Thủy tiên,

Thược dược

4 Trung Quốc 1.281 Thủy tiên, Tulip, Lily

5 Hoa Kỳ 995 Thủy tiên, Tulip, Lily, Lay ơn, Iris

8 Ba Lan 335 Lily, Tulip, Lay ơn, Thủy tiên, Thược

dược

9 New Zealand 258 Tulip, Lily, Chi Vân Môn, Iris Freesia

Nguồn: JCM Buschman, International Flower Bulb Center,

PO Box 172 2180 AD Hillegom

Ngành trồng hoa trên thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ với sự

mở rộng sản xuất hoa trồng thảm và hoa trồng chậu Theo số liệu của Trung tâmthương mại thì tổng lượng hoa tiêu thụ cắt chiếm 60%, hoa chậu, hoa thảm 30%và các loại cây trang trí khác 10% Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớnnhất thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ (Trần Hoài Hương, 2008)

2.4.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ các loài hoa có củ.

Trên thế giới các loài hoa có củ được trồng ở nhiều nước và đang được sửdụng dưới 2 dạng chính là trồng chậu và cắt cành Hà Lan, Israel, Columbia và

Trang 25

Ecuador là các nước xuất khẩu hoa có củ lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 60%nguồn cung của thế giới và củ hoa được sản xuất trên 22.000 ha đất Hà Lan đãsử dụng 103ha nhà kính để sản xuất, chiếm khoảng 1/3 diện tích trồng hoa củacả nước để sản xuất Lan Huệ Bên cạnh đó, các nước sản xuất các loài hoa có củmới như Guatemala, Chile, Uganda, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang bắt đầu pháttriển Bên cạnh đó, các nước sản xuất các loài hoa có củ mới như Guatemala,Chile, Uganda, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang bắt đầu phát triển ( Nguyễn ThịKim Lý, 2009)

Hiện nay, việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các loài hoa có củ chủ yếulà tulip, lily, lan huệ, lay ơn, thủy tiên và một số loài hoa có củ khác

2.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi thíchhợp cho nhiều loài hoa cây cảnh Hiên nay, nước ta đang sở hữu một nguồn tàinguyên hoa rất đa dạng, từ các loại hoa xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồngbằng đến hoa ôn đới được trồng trên các cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku vàcác vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn, … Với tổng diện tích trồng hoa câycảnh khoảng 3500ha được phân bố tập trung ở ba vùng: miền Bắc (Hà nội, VĩnhPhúc, Lào cai, Sapa, Văn Giang-Hưng Yên, …), ngoại thành thành phố Hồ ChíMinh và Lâm Đồng – Đà Lạt (Đào Thanh Vân, 2007)

Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh đã phát triển mạnh trong những nămgần đây Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của ngành vẫn còn nhiều hạn chế dothiếu kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm So với năm 1995, diện tích trồng hoa,cây cảnh năm 2013 đã tăng gần 5 lần, sản lượng tăng gần 27 lần Xuất khẩuxấp xỉ 40 triệu USD, thu nhập của người nông dân cũng tăng gần 5 lần (HữuVinh, 2013)

Ngoài thị trường sản xuất các loài hoa truyền thống như: cúc, hồng, cẩmchướng thì hiện nay Việt Nam đang bước đầu sản xuất một số loài hoa có củ

Trang 26

như Lily, Tulip, Lan huệ, Tiên ông … Tuy nhiên, toàn bộ cây giống đều đượcnhập từ nước ngoài.

Trước năm 2000, Lily chủ yếu được trồng ở Đà Lạt, tới năm 2001, vùngsản xuất Lily bắt đầu xuất hiện ở miền Bắc như: Bắc Ninh, Mộc Châu, Sơn La,Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Hà nội Hoa Lily được người dân sử dụngnhiều trong tất cả các ngày trong năm, không chỉ vào các dịp như lễ trước kianữa Mỗi năm, thị trường Việt Nam yêu cầu tới hàng chục triệu bông lily

Trang 27

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 21 mẫu giống huệ mưa

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Giá thể trồng hoa: đất phù sa, trấu hun, xơ dừa

- Phân trùn quế

+ Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phântrùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng

+ Phân trùn quế chứa một sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấmmốc Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân

Trang 28

giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học Vì thế hoạt động của các visinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.

+ Phân trùn quế giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứađựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt Không như phân độngvật, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay

+ Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển củacây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magic Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm,coban, borat, sắt Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thụngay, không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trướckhi cây trồng hấp thụ Sẽ không có rủi ro ,cháy cây xảy ra khi bón phân trùnquế

+ Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hạitrong đất, nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng Do vậy, phân trùnquế hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng

+ Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu

cơ Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thụ nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầucủa chúng

+ Phân trùn quế có nồng độ pH=7, giúp cây phát triển trong đất ở độ pHquá cao hay quá thấp

+ Acid Humid trong phân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng,thậm chí ngay cả nồng độ thấp Trong phân trùn, Acid Humid ở trạng thái màcây trồng có thể hấp thu dễ dàng nhất Acid Humid cũng kích thích sự phát triểncủa vi khuẩn trong đất

+ Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hìnhkhối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chốngsự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đấttơi xốp và giữ ẩm được lâu

Trang 29

+ Phân trùn quế làm giảm hàm lượng dạng Acid carbon trong đất và giatăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được.+ IAA(Indol Acetic Acid) có trong phân trùn quế là một trong những chất kíchthích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt

- Phân DAP

+ Phân DAP (diamophos) là loại phân vô cơ hỗn hợp.

+ Phân DAP có tỷ lệ các chất dinh dưỡng (N, P, K) là: 18:46:0

+ Chậm tan nên cây trồng có thể hấp thu tối đa, tránh rửa trôi gây lãngphí

+ Trung tính

+ Tăng năng suất củ

- Chậu trồng

- Túi bầu kích thước 16x26 cm

- Chất ra rễ cực mạnh: Thành phần N : 11%, K2O : 2,5%, B : 0,02%, Cu,

Zn, Mn, Fe mỗi loại 0,2% Công dụng làm kích thích ra rễ cho cây, thúc đẩynhanh quá trình phục hồi của cây

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm

- Nhà lưới số 6, khoa Nông học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

3.2.2 Thời gian

- Vụ he thu năm 2016 (tháng 7- tháng 11)

3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1 Nội dung 1: Khảo sát sự sinh tưởng, phát triển của một số mẫu giống huệ mưa vụ hè thu năm 2016.

- Mỗi mẫu giống là một công thức, có 21 công thức

- Thí nghiệm được bố trí tuần tự không lặp lại

Trang 30

- Nền giá thể chung cho thí nghiệm này là: đất phù sa: trấu hun: xơ dừa:phân trùn quế với tỷ lệ 1:1:1:1 ( theo đơn vị thể tích ), nền phân bón chung làphân bón DAP Bón lần đầu khi cây hồi xanh và có sự ra lá mới sau trồng, lượngbón là 1g/cây/lần, 2 tháng bón 1 lần.

* Cách tiến hành thí nghiệm 1:

Chuẩn bị giá thể trồng (gồm các vật liệu đã phối trộn đều), lót dưới túibầu một lớp xỉ than tổ ong dày 2cm(viên to khoảng cỡ đầu ngón tay cái), đổ giáthể đến 2/3 túi bầu, đưa củ giống vào trồng(chú ý để lộ 1/2 phần thân hành phíatrên) Ngay sau trồng tưới đẫm bằng dung dịch ra rễ cực mạnh (pha với liềulượng ghi trên bao bì), sau đó chỉ tưới khi thấy giá thể bị khô(vẫn tưới dung dịch

ra rễ cực mạnh 2 lần tiếp theo, từ lần thứ 4 dùng nước mưa hoặc nước sạch đểtưới khi thấy giá thể bị khô

* Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 1:

 Đặc điểm sinh trưởng sinh dưỡng

- Động thái ra lá mới (lá/cây): đếm số lá mới ra, lấy số liệu định kỳ 7ngày/lần

- Động thái phát triển chiều cao cây(cm): vuốt lá, đo từ đỉnh thân hànhđến mút lá cao nhất, lấy số liệu định kỳ 7 ngày/ lần

- Động thái tăng trưởng kích thước thân hành(cm): dùng thước palme đo ởvị trí ½ thân hành, lấy số liệu định kỳ 14 ngày/lần

- Động thái đẻ nhánh (số hành con/hành mẹ): lấy số liệu định kỳ 14ngày/lần

 Đặc điểm sinh trưởng sinh thực

- Thời gian từ trồng đến ra nụ đầu tiên (ngày)

- Thời gian từ khi ra nụ đầu tiên đến khi nở hoa (ngày)

Trang 31

- Thời gian ra hoa của mẫu giống (ngày): từ nở hoa đầu tiên đến khi kếtthúc sự nở hoa của mẫu giống, theo dõi ở tất cả các cây của mẫu giống.

- Đường kính thân hành khi cây ra hoa

 Đặc điểm hoa

- Đường kính hoa (cm): đo khi hoa đã nở hoàn toàn, dùng thước thẳng đokhoảng cách giữa 2 đầu đối diện vuông góc nhau

- Chiều dài trục hoa (cm)

- Chiều dài cuống hoa (cm)

- Chiều dài lá mo (cm)

- Số lượng lá mo

- Đặc điểm nhị, nhụy, số cánh hoa

- Số lượng hoa trung bình/hom

3.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các mẫu giống huệ mưa thu thập được.

Khảo sát và mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm giải phẫu của các cơquan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và các cơ quan sinh sản(hoa, quả, hạt) của cácmẫu giống thu thập được

* Cách tiến hành thí nghiệm 2

Khảo sát và mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của bộ rễ, thân hành và lá:

Đo kích thước và mô tả khi cây ra hoa (cần có ảnh chụp minh họa ở tất cả cácchỉ tiêu nghiên cứu, cần chụp ảnh với thước đo và trên nền màu đồng nhất, nổirõ đặc điểm của mẫu vật) mỗi mẫu giống đo 3 cây

Khảo sát và mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của hoa, quả, hạt (cần có ảnhchụp minh họa ở tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu, cần chụp ảnh với thước đo và trênnền màu đồng nhất, nổi rõ đặc điểm của mẫu vật), mỗi mẫu giống đo 3 cây

Khảo sát, mô tả chi tiết, so sánh cấu tạo giải phẫu của 1 số cơ quan của mỗimẫu giống

Trang 32

Hạt phấn được ngâm trong dung dịch I-KI 1% và quan sát trên vật kính 10và vật kính 40 Mỗi công thức đo kích thước của 30 hạt phấn.

- Phương pháp giải phẫu được thực hiện theo các bước:

+ Cố định mẫu: Thu mẫu rễ, thân, lá của cây cố định trong cồn 70º

+ Cắt mẫu: Xác định vị trí cắt, dao cắt đặt vuông góc với các cơ quan bộphận của cây, cắt lát mỏng để lấy được 1- 2 lớp tế bào

+ Tẩy và nhuộm kép:

• Chọn những lát cắt tốt ngâm vào nước Javel trong 10- 15 phút để làmsáng các lát cắt

• Rửa sạch các lát cắt trong nước cất lặp lại 3 lần để tẩy sạch nước Javel

• Nhuộm kép các lát cắt trong carmine - phen (30 phút) và sau đó là vớixanhmethylene (1 phút)

• Rửa sạch bằng nước cất

+ Làm tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi quang học, phân tích đo kíchthước các phần mô trong cấu tạo giải phẫu (cho lát cắt vào giữa lam kính, sau đónhỏ 1 giọt glycerin Nhẹ nhàng đậy lamen lên vật mẫu chú ý tránh để các bọt khíxuất hiện trong và xung quanh vật mẫu.)

- Đo các kích thước hiển vi với thước đo thị kính và quy đổi đơn vị tínhbằng thước đo vật kính

- Phương pháp đo các kích thước hiển vi với thước đo thị kính và quy đổiđơn vị tính bằng thước đo vật kính:

+ Đo các cấu tạo giải phẫu rễ Huệ mưa:

 Vỏ sơ cấp: dày biểu bì, ngoại bì, dày nhu mô vỏ, dày nội bì

 Trung trụ sơ cấp: dày trung trụ, dày vỏ trụ, số lượng dày rộng libe và gỗ.+ Đo các cấu tạo giải phẫu lá Huệ mưa:

• Dày vân chính, dày biểu bì trên và dưới, dày phần chưa diệp lục trên vàdưới, số bó mạch, dày phiến lá

+ Quy đổi đơn vị bằng thước đo vật kính:

Trang 33

Kích thước của các bộ phận giải phẫu = số vạch * 25 (µm)

(25 µm là độ dài 1 vạch trên kính trắc vi thị kính ở vật kính 4)

Kích thước của các bộ phận giải phẫu = số vạch * 11 (µm)

(11 µm là độ dài 1 vạch trên kính trắc vi thị kính ở vật kính 10)

Kích thước của các bộ phận giải phẫu = số vạch * 2.5 (µm)

(2.5 µm là độ dài 1 vạch trên kính trắc vi thị kính ở vật kính 40)

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Độ lan rộng và ăn sâu của bộ rễ(cm)

- Hình thái màu sắc và kích thước lá(xác định ở lá bánh tẻ thứ nhất tính từđỉnh thân hành)

- Hình thái màu sắc , đặc điểm nhị đực, nhụy cái, chiều dài trục hoa, đặcđiểm trục hoa rỗng hay đặc)

- Cấu tạo giải phẫu rễ

- Cấu tạo giải phẫu lá

- Quan sát và đo kích thước hạt phấn ở vk10 và vk40

- Phương pháp xử lý số liệu:

Các số liệu được phân tích thống kê bằng phần mềm Excel

Sử dụng hàm AVERAGE để tính giá trị trung bình và hàm STDEV để tínhđộ lệch chuẩn

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Các thí nghiệm 1 được bố trí theo phương pháp trồng tuần tự không lặp lại

- Sử dụng các phương pháp hình thái so sánh và phương pháp giải phẫuthực vật trong nghiên cứu đặc điểm sinh học

- Các yếu tố phi thí nghiệm được thực hiện đồng nhất như nhau ở cáccông thức

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel trên máy tính

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 34

4.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống hoa Huệ mưa

Mỗi giống cây trồng thu thập tại nhiều nơi khác nhau đều mang trongmình những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau Huệ mưa là loài câycảnh đẹp, mảnh mai, trang nhã, thanh tú, nó được trồng với mục đích trang trí.Các đặc điểm nông sinh học như chiều cao cây, màu sắc lá, số lá, kích thước láảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thông qua khả năng quang hợp Cũng nhưcác cây trồng khác, những đặc điểm nông sinh học của cây Huệ mưa là nhữngyếu tố phản ánh đặc trưng cho giống và có ảnh hưởng quyết định đến năng suấtvà chất lượng hoa, quả Bên cạnh đó, các đặc điểm về nông sinh học cũng là mộttiêu chí quan trọng để lựa chọn cây trồng trong trang trí cảnh quan, cây trồngchậu Vì vậy việc theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của Huệ mưa là cần thiết.Qua thời gian theo dõi, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

4.1.1 Sự sinh trưởng sinh dưỡng của một số giống Huệ mưa

4.1.1.1 Sự phát triển chiều cao cây của một số giống Huệ mưa

Huệ mưa là cây một lá mầm, thân thảo sống lâu năm, thân cây là thân giả

do các bẹ lá tạo thành nên chiều cao cây được tính từ giữa thân hành đến đầumút lá dài nhất Chiều cao cây và số lá/cây liên quan tới diện tích lá, nên ảnhhưởng tới khả năng tiếp nhận ánh sáng cho cây quang hợp Khi cây đạt chiềucao càng cao thì có nghĩa là chiều dài lá càng lớn, khả năng quang hợp tích lũychất dinh dưỡng tạo chất hữu cơ để nuôi cây và dự trữ trong củ càng cao

Trang 35

Bảng 4.1 Sự phát triển chiều cao cây của một số giống Huệ mưa trong vụ hè thu 2016

Đơn vị: cm

MẪU

GIỐNG

LẦN 1 (01/08)

LẦN 2 (08/08)

LẦN 3 (15/08)

LẦN 4 (22/08)

LẦN 5 (29/08)

LẦN 6 (05/09)

LẦN 7 (12/09)

LẦN 8 (19/09)

TĂNG TRƯỞNG T40 22.88±4.42 27.06±5.21 30.90±5.15 32.52±4.05 34.62±3.14 35.28±2.98 35.42±3.03 35.48±2.88 12.6 T49 33.73±3.99 34.91±3.54 35.60±3.30 35.97±3.35 36.83±3.72 37.25±3.51 37.50±3.45 37.88±3.26 4.15 T30 32.36±3.38 34.64±3.40 36±3.47 36.68±2.23 36.84±2.35 37.28±2.42 37.38±2.44 37.62±2.56 5.26 T34 15.88±4.51 19.64±4.02 20.84±4.70 23.76±2.87 24.24±1.81 24.28±1.57 25.38±1.90 27.60±1.77 1.72 N27 25.98±10.55 34.88±5.01 36.16±5.43 37.20±4.22 40.68±4.66 41.94±5.30 42.68±5.48 43.08±5.62 17.10 N28 23.50 25.50 25.80 26.50 26.70 27.60 28.40 29.20 5.70 N29 26.60±0.40 24.15±0.25 25.05±0.75 26.20±0.7 26.50±0.5 26.50±0.5 27.00±0.5 27.15±0.55 0.55 N30 19.50±3.59 20.67±3.01 21.37±2.81 21.83±2.58 22.27±2.53 22.60±2.41 24.17±3.28 26.30±3.77 6.80 N31 32.90±4.06 34.30±2.43 35.45±2.46 36.98±1.02 38.63±0.86 38.78±0.78 39.10±0.90 38.95±1.57 6.05 N32 30.00±1.50 30.35±1.25 30.60±1.40 30.65±0.95 30.65±0.95 30.40±0.8 30.10±0.40 30.50 0.50 N34 27.80±0.30 29.00±0.30 30.90±0.40 31.05±0.45 27.50±0.50 27.90±0.60 28.15±0.55 28.80±0.20 1.00 N35 25.65±2.45 27.50±1.8 28.95±1.85 32.50±1 33.55±0.55 33.90±0.6 34.65±0.45 35.60±0.40 9.95 N36 23.30±4.40 26.05±2.19 26.78±2.25 27.95±2.11 29.98±2.98 30.93±3.20 35.73±2.44 35.62±2.12 12.32 G1 30.18±1.44 31.00±1.99 31.20±3.20 32.33±1.89 32.93±1.58 32.87±1.67 33.28±1.56 33.70±1.47 3.52 G2 25.30±0.90 26.50±1.30 27.70±1.50 28.05±1.45 27.05±3.05 27.10±3.10 26.60±1.50 26.40±0.40 1.10 G3 26.15±0.35 27.60±0.90 29.10±1.40 29.15±1.65 26.80±0.5 26.85±0.45 27.10±0.40 30.45±1.85 4.30 G4 20.80±2.13 21.97±2.67 22.63±2.71 24.90±0.93 31.10±1.22 30.50±0.64 27.47±0.45 27.63±0.56 6.83 G5 29.65±0.15 32.25±0.15 32.75±1.35 32.95±1.75 33.55±1.45 28.55±1.55 30.95±0.75 33.50±1.5 3.85 G6 28.10±1.58 30.35±2.03 32.35±2.03 28.90±1.65 28.50±0.94 26.93±1.49 27.30±1.70 28.18±5.92 0.08 G7 17.35±9.15 25.70±5.1 30.70±5.1 39.35±5.25 28.25±5.75 28.00±6 28.65±5.58 28.95±5.95 1.,60 G8 22.55±2.55 24.15±3.15 25.25±4.25 28.80±1.33 29.65±3.40 30.90±1.30 30.90±1.55 31.75±1.35 9.20

Trang 36

LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 LẦN 4 LẦN 5 LẦN 6 LẦN 7 LẦN 8

Hình 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa vụ

hè-thu 2016

Trang 37

Hình 4.2 So sánh sự tăng trưởng chiều cao cây của một số giống Huệ mưa

Kết hợp số liệu của bảng 4.1, hình 4.1 và hình 4.2 ta nhận thấy:

Trong vụ he thu, đa số các giống Huệ mưa trong tập đoàn nghiên cứu đều

có sự tăng trưởng chiều cao cây Các giống N27, T40, N36, T34, G7, N35, G8

có sự phát triển về chiều cao lớn nhất Ở giống N27 sự biến động về chiều caotrong 8 tuần theo dõi từ 25.98±10.55 (cm) đến 43.08±5.62 (cm) tăng 17.10 (cm)và cũng là giống có chiều cao cây cao nhất trong 21 mẫu giống nghiên cứu Cácgiống T40, T34, N36, G7 có sự tăng trưởng về chiều cao cây lớn tương đươngnhau T40 tăng 12,60 (cm), T34 tăng 11,72 (cm), N36 tăng 12,32 (cm), G7 tăng11,6 (cm)

Các giống N29, N32, N34, G2 và G6 có sự tăng trưởng về chiều cao rấtthấp, trong đó G6 có sự tăng trưởng thấp nhất trong 21 mẫu giống, chỉ tăng 0.08(cm) từ 28.10±1.58 (cm) đến 28.18±5.92 (cm) G6 có sự giới hạn về chiều cao,trong thời gian theo dõi có giai đoạn đạt chiều cao 32.35±2.03 (cm) là cao nhấtsau đó giảm dần, do vào thời gian này nhiệt độ cao nên giống này có hiện tượngbị cháy đầu lá làm chiều cao cây có hiện tượng giảm đi Các giống có chiều caocây phát triển kém đa số đều là những giống thấp cây (lùn), chiều cao của chúngdao động từ 26-28 (cm) Giống G7 có sự tăng trưởng nhanh về chiều cao trong 4

Trang 38

tuần đầu từ 17.35±9.15 đến 39.35±5.25 (cm) tăng khoảng 22 (cm) trong vòng 4tuần sau đó lại giảm mạnh xuống 28.90±1.65 (cm).

Nhìn chung với những giống Huệ mưa như: T49, N27, N31, N36, G1 cóphiến lá nhỏ và có chiều cao từ 30-35 (cm) thì cây sẽ cứng cáp và đẹp hơn, nếuquá cao sẽ có hiện tượng lá bị đổ rạp gây mất thẩm mỹ

4.1.1.2 Tốc độ ra lá mới của một số giống Huệ mưa

Lá là một bộ phận hết sức quan trọng của cây, có vai trò chủ yếu trongviệc tổng hợp và tích lũy chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng phát triểncủa cây trồng Vì vậy,trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, tốc độ ralá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dự trữ và tăng kích thước củ hoa Tốc độ ralá càng nhiều trên cây thì kích thước củ càng lớn, khả năng tích lũy dinh dưỡngcàng cao Tốc độ phát triển lá cây là khác nhau ở từng thời kì, từng mùa Kếtquả tốc độ ra lá cây Huệ mưa được thể hiện ở bảng 4.2, hình 4.3 và hình 4.4

Trang 39

Bảng 4.2: Sự ra lá mới của một số giống Huệ mưa trong vụ hè thu 2016.

Đơn vị: số lá/cây

MẪU

GIỐNG

LẦN 1 (01/08)

LẦN 2 (08/08)

LẦN 3 (15/08)

LẦN 4 (22/08)

LẦN 5 (29/08)

LẦN 6 (05/08)

LẦN 7 (12/08)

LẦN 8 (19/08)

TĂNG TRƯỞNG T40 3±0.89 3.40±1.02 4.60±1.02 5.40±1.20 5.60±1.36 5.60±1.36 5.40±0.49 5.20±0.40 2.20 T49 3±0.82 3.8±0.90 5.80±1.07 6.5±1.12 7.50±1.12 7.50±1.50 8.70±1.37 8.20±1.46 5.20 T30 2.80±0.75 4.20±0.75 4.80±0.75 6.60±1.02 6.60±1.02 6.80±0.75 8.80±1.94 6.40±2.06 3.60 T34 2.40±0.80 4.40±0.80 5.40±0.80 5.60±0.49 5.80±0.75 7±1.55 9.80±3.43 10.20±3.37 7.80 N27 2.40±0.49 2.60±0.49 4 6±1.67 7.60±2.80 7.20±1.17 6.80±0.75 7±0.89 4.60

N29 5 6.50±0.50 8 10 11±1.00 11±1.00 13±3.00 13±1.00 8 N30 3 3.50±0.5 4.50±0.50 6 6.50±0.50 7±1.00 8.50±0.50 9 6 N31 3±0.89 3.20±1.17 4±0.89 6.40±1.85 6.60±1.85 7±1.41 6.60±1.62 8±1.55 5 N32 2.50±0.50 3.50±0.50 3.50±0.50 4±1.00 4.50±0.50 5.50±0.50 6 6 3.5

N35 7±1.00 9±2.00 10±2.00 12±2.00 12±1.00 12.50±0.50 14.50±0.05 13.50±1.50 6.50 N36 2.50±0.50 3±0.71 4±1.00 4.75±1.30 5±1.00 5.75±1.30 6.25±1.30 8.25±1.79 5.75 G1 2.70±0.75 4.80±0.90 5.30±1.25 6.80±1.67 7±1.63 7.80±0.90 8.50±1.26 6.80±1.21 4.1 G2 3 3.50±0.50 4.50±0.50 5.50±0.50 6 6.50±0.50 7±1.00 7.50±0.50 4.5 G3 5±1.00 6±1.00 7±2.00 9±2.00 9.50±2.50 10±2.00 12±3.00 12±3.00 7 G4 2.30±0.47 3.30±0.47 4.30±0.47 5.30±1.25 6±1.41 8±1.63 8±1.63 9.70±3.30 7.4

G6 3.25±1.09 4.75±1.09 7±1.41 10.75±0.43 11.50±1.12 13.50±2.29 14.25±3.63 14.30±2.28 11.05 G7 2±1.00 3±1.00 4±1.00 4.50±1.50 5.50±0.50 5.50±0.50 6±1.00 4.50±0.50 2.5

Ngày đăng: 23/02/2019, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Huỳnh Thị Kim Diệu, Võ Ánh Tuyết (2014). Đánh giá đa dạng di truyền và tính kháng khuẩn của cây phong huệ (Zephyzanthes rosea (spreng) lindn), Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Nông nghiệp, (2): 29-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đa dạng di truyền và tínhkháng khuẩn của cây phong huệ (Zephyzanthes rosea (spreng) lindn)
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Diệu, Võ Ánh Tuyết
Năm: 2014
3. Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam – tập 8 bộ Loa Kèn – Liliales.NXB KH&KT – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: vật chí Việt Nam – tập 8 bộ Loa Kèn – Liliales
Tác giả: Nguyễn Thị Đỏ
Nhà XB: NXB KH&KT – Hà Nội
Năm: 2007
4. Đặng Hồng Giang (2010). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của hoa lily và tìm hiểu khả năng tạo cây lai tại Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của hoa lily và tìmhiểu khả năng tạo cây lai tại Gia Lâm, Hà Nội
Tác giả: Đặng Hồng Giang
Năm: 2010
6. Mai Văn Phô (2001). Các loài họ Hành có giá trị sử dụng ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, (3):86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loài họ Hành có giá trị sử dụng ở Thừa Thiên Huế
Tác giả: Mai Văn Phô
Năm: 2001
7. Phạm Thị Minh Phượng, Trần Thị Minh Hằng (2014). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Lan Huệ ( Hipeastrum sp.) bằng phương pháp chẻ củ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Kỳ 1, tháng 5/2014.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu kỹ thuậtnhân giống vô tính cây Lan Huệ ( Hipeastrum" sp.) "bằng phương pháp chẻcủ
Tác giả: Phạm Thị Minh Phượng, Trần Thị Minh Hằng
Năm: 2014
1. Edward F. Gilman (1988). Zephyzanthes spp. Universiti og Florida, Fact Sheet FPS-621 October, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zephyzanthes spp. Universiti og Florida
Tác giả: Edward F. Gilman
Năm: 1988
3. Raymond O Flagg and Garald L. Smith (2007). Delineation and Distribution of Zephyzanthes Species (Amaryllidaceae) Endemic to the Southeastern United States. Received September 4, 2007; Accepted May 24, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Delineation and Distribution ofZephyzanthes Species (Amaryllidaceae) Endemic to the Southeastern UnitedStates
Tác giả: Raymond O Flagg and Garald L. Smith
Năm: 2007
4. Roy Chowdhury, M and J. Hubstenberger (2006). Evaluation of cross pollination of Zephezanthes and Habrantheus species and hybrids, Journal of the Arkansas Academy of Science, 60:113-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of crosspollination of Zephezanthes and Habrantheus species and hybrids
Tác giả: Roy Chowdhury, M and J. Hubstenberger
Năm: 2006
5. Zhu Y., Liu K. S. and Yiu J. C. (2005). Effect of cutting method on buld production of Hippeastrum hybridum in Taiwan, Department of Horticulture:531-535.Tài liệu từ mạng internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of cutting method on buldproduction of Hippeastrum hybridum in Taiwan
Tác giả: Zhu Y., Liu K. S. and Yiu J. C
Năm: 2005
3. L. Reeve (1882). Amaryllidaceae - Zephyranthes citrine, Truy cập ngày 10/06- 2016 từhttp://www.meemelink.com/prints_pages/28445.Zephyranthes.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zephyranthes citrine
4. Phạm Tố Quyên (2014). Vẻ đẹp dịu dàng của cây hoa tóc tiên, Tin tức cộng đồng của VnExpress ngày 23/4/2014, truy cập ngày 20/05/2016 từ.http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/anh/ve-dep-diu-dang-cua-hoa-toc-tien-2968729.html Link
5. Huy Thạc Nguyễn.‘Phong huệ trắng’, truy cập ngày 20/10/2016 http://dolphymart.blogspot.com/2015/12/phong-hue-trang.html Link
6. Zephyzanthes, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Truy cập ngày 15/04/2016 từhttps://en.wikipedia.org/wiki/Zephyranthes Link
7. Bùi Xuân Phượng. Phong huệ. Đăng ngày 15/04/2012 http://buixuanphuong09blogspot.blogspot.com/2012/04/312-phong-hue.html Link
2. Huang C. W ., Okubo H. and Uemoto S. (1990).Comparison of bulblet from twin scales and singles scales in Hipeastrum hybrimdum cultured in vitro.Scientia Hortic., 42:151-160 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w