1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

21 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Hà Tĩnh là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”,có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng để phát triển du lịch trong đó đặc biệt làmối

Trang 1

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hà Tĩnh là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”,có

vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng để phát triển du lịch trong đó đặc biệt làmối liên kết Đông - Tây với CHDCND Lào, Thái Lan, Myanma và các nướckhác trong khối ASEAN Với gần 137 km bờ biển, Hà Tĩnh có nhiều bãi tắmđẹp, là nơi cung cấp nhiều đặc sản như cá, tôm, cua, mực là thế mạnh để pháttriển du lịch biển, đảo Hà Tĩnh có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa và cáchmạng Đây là quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử - văn hoá,

từ bao đời nay Hà Tĩnh luôn nổi tiếng là vùng “địa linh, nhân kiệt”

Tuy vậy, việc phát triển dịch vụ du lịch của Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứngvới tiềm năng; tỷ trọng GDP du lịch đạt thấp Tốc độ tăng trưởng GDP du lịchgiai đoạn 2006 - 2012 đạt 16%/ năm Tỷ trọng GDP Du lịch trong tổng GDPtoàn tỉnh đạt 1,33% và từ năm 2013 -2015 tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDPtoàn tỉnh đạt 3-4 % Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch, dịch

vụ thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; phát triển du lịch còn manh mún;chưa khai thác hết các tiềm năng du lịch trên địa bàn;sản phẩm du lịch chưathực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao Chất lượngdịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu Các sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượngcao chưa phát triển Quản lý nhà nước về du lịch trên một số lĩnh vực còn hạn chế

Thời gian tới, dự báo tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực tiếptục diễn biến phức tạp, khó lường; tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớntrong khu vực ngày càng quyết liệt; kinh tế thế giới phục hồi chậm Nước ta thựchiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, hội nhập quốc tế sâurộng, sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thứcmới: Sức cạnh tranh hàng hóa diễn ra gay gắt giữa Doanh nghiệp Việt Nam vàdoanh nghiệp các nước, giữa doanh nghiệp Hà Tĩnh với các doanh nghiệp ngoạitỉnh Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015-2020 xác định

“phát triển dịch vụ thương mại du lịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế củatỉnh và liên kết vùng, liên kết khu vực” là một trong những nhiệm vụ đột phá

Trước những yêu cầu đó, việc xây dựng “Đề án phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ”

là hết sức cần thiết nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng tỷ trọng, phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ đáp ứng với xu thếhội nhập quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân

DỰ THẢO

Trang 2

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, XVIII;

- Chương trình hành động số 540-CTr/TU ngày 20/3/2017 của Ban Thường

vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chínhtrị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Chương trình hành động số 479-CTr/TU ngày 19/01/2017 của Tỉnh ủy HàTĩnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XII

- Chương trình 274/Ctr-UBND ngày 10/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của BộChính trị về hội nhập quốc tế

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030;

- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2020,tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Ủy ban nhân dântỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm

2020, tầm nhìn 2030;

III MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Đánh giá thực trạng về du lịch, dịch vụ trong phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Hà Tĩnh; những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân trong việc phát triển dulịch, dịch vụ giai đoạn 2010-2016

Xác định hướng phát triển du lịch của tỉnh trên cơ sở khai thác và phát huycác tiềm năng, lợi thế phát triển, đáp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

và phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đếnnăm 2020, tầm nhìn năm 2030.

Đề ra các chính sách, giải pháp để đưa du lịch Hà Tĩnh phát triển nhanh,góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng tỷ trọngngành trong cơ cấu kinh tế và phát triển hài hoà các mục tiêu, đảm bảo phát triểnbền vững

Làm căn cứ pháp lý để lập kế hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách thu hútcác nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hoạt động du lịch, dịch vụ Hà Tĩnh

PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2017

I ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN

di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 77 di tích cấp Quốc gia và 2 di tích Quốc gia đặc biệt

Hà Tĩnh cũng là vùng đất nổi danh với đời sống văn hoá dân gian hết sứcphong phú được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làngnghề thủ công như hát phường vải Trường Lưu, Trường Nga; ca trù Cổ Đạm;hát Ví Giặm đò đưa dọc sông Lam, múa sắc bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, HươngKhê; hò chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò Thạch Khê; Đặc biệt, dân ca Ví GiặmNghệ Tĩnh đã được UNESCO vinh danh là văn hoá phi vật thể đại diện chonhân loại,“Mộc bản Trường học Phúc Giang” là Di sản Ký ức thế giới khu vựcChâu Á Thái Bình Dương v.v

Trang 4

Công tác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch Hà Tĩnh bằng vốn ngân sách nhànước lũy kế đến năm 2010 đạt 54.100 triệu đồng, đến giai đoạn 2011-2017 đạt197.597 triệu đồng nhằm hoàn thiện hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịchtrọng điểm của tỉnh như: Khu du lịch Thiên Cầm, Khu du lịch Xuân Thành, Khu

du lịch Chùa Hương tích, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn và một số điểm

du lịch khác Các hạ tầng đầu tư công chủ yếu là hệ thống đường giao thông, hạtầng khu trung tâm, quảng trường, kè biển…đã góp phần cải thiện đáng kể hạtầng tại các khu, điểm du lịch thu hút khách du lịch đến tham quan

(có phụ lục phân bổ nguồn vốn giai đoạn 2010-2017 kèm theo)

Sau 04 năm thực hiện Quyết định số 1477/QĐ-UBND phê duyệt “ Đề ánmột số chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”, cơ sở hạ tầng của nhiều khu, điểm du lịch được nâng cấp, đầu tư xâydựng cải tạo như: Khu du lịch biển Thiên Cầm, Xuân Thành

Tổng nguồn kinh phí phân bổ Chính sách khuyến khích phát triển du lịch

từ năm 2014-2016 là 20.646 triệu đồng, trong đó đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

du lịch và bảo vệ môi trường là 15.030 triệu đồng, chính sách về xúc tiến,quảng bá du lịch là 4.246 triệu đồng, chính sách phát triển nguồn nhân lực là1.100 triệu đồng, chính sách nâng cao, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch là

270 triệu đồng (có phụ lục chi tiết nguồn vốn bố trí các hạng mục kèm theo)

3.2 Đầu tư bằng vốn xã hội hóa.

Trong những năm qua, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch lĩnhbằng hình thức xã hội hóa có bước phát triển đáng khích lệ Giai đoạn từ năm

2010 đến 6 tháng đầu năm 2017, có 65 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch, ước tínhvốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng (trong đó tổng mức đầu tư trong nước đạt hơn12.500 tỷ đồng, đầu tư FDI đạt gần 198 triệu USD), chủ yếu là các khách sạn,

nhà nghỉ, resort, vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, Riêng 6 tháng đầu năm

2017, đã thu hút được 07 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch với tổng mức đầu tư

2.770 tỷ đồng (có danh mục các dự án đầu tư du lịch xã hội hóa giai đoạn 2010- 2017 kèm theo)

Một số dự án đầu tư được đưa vào hoạt động năm 2017 đã tạo nên diệnmạo và sự phát triển mới cho du lịch Hà Tĩnh như: Tổ hợp biệt thự nghĩ dưỡng,khu vui chơi giải trí Vinrearl Cửa Sót của Công ty CP Vinpearl, Trung tâmthương mại của Tập đoàn Vingroup, Trung tâm dịch vụ giải trí đua chó, sân golfXuân Thành,…

3.3 Hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch.

Đến nay, toàn tỉnh có 261 cơ sở lưu trú (tăng 1,62 lần so với năm 2010) vớihơn 5.000 phòng (tăng 1,85 lần so với năm 2010) Trong đó, có 64 cơ sở lưu trúđạt tiêu chuẩn; 43 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn 1 sao; 24 cơ sở lưu trúđược xếp hạng 2 sao, 8 cơ sở lưu trú du lịch 3 sao và 1 cơ sở lưu trú được xếphạng 4 sao, còn lại là chưa đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú; có 02 Trung tâmthương mại đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch Vincom Plaza Hà Tĩnh Hoạtđộng giải trí phục vụ khách du lịch có công viên nước Vinpearlland Water Park

Trang 5

Hà Tĩnh của Vingroup và tổ hợp dịch vụ sân golf 18 lỗ, thể thao giải trí đua chó

có dự thưởng của Công ty Hồng Lam Xuân Thành nằm gần bãi biển Lộc Hà vàXuân Thành phục vụ hàng ngàn lượt khách du lịch đến vui chơi giải trí

4 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.

- Lượng khách du lịch đến Hà Tĩnh có xu hướng tăng nhanh trong nhữngnăm gần đây Giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 7 năm 2017, tổng lượt kháchđến Hà Tĩnh là 8.098.698 lượt, trong đó khách quốc tế: 126.694 lượt và kháchnội địa: 7.972.004 lượt Riêng năm 2016, số lượt khách du lịch sụt giảm do tácđộng của sự cố môi trường biển Tổng lượt khách lĩnh vực du lịch năm 2016 là1,1 triệu lượt khách, giảm 31% so với năm 2015 Năm 2017, Du lịch Hà Tĩnh đã

có bắt đầu phục hồi, lượng khách du lịch, nhất là khách nội địa đến các điểmtham quan, nghỉ dưỡng, giải trí trong dịp nghỉ lễ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăngcao so với cùng kỳ năm 2016 Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm 2017đạt 790.000 lượt, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khách nội địađạt 775.300 lượt, tăng 11,3 % so với cùng kỳ năm 2016, khách quốc tế đạt14.700 lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2016

- Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch giai đoạn năm 2010 đến tháng 7năm 2017 đạt gần 5.000 tỷ đồng

(có phụ lục các chỉ tiêu về du lịch giai đoạn 2010-2017 kèm theo)

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 11 đơn vị kinh doanh lữ hành,

trong đó 02 đơn vị được cấp giấy phép lữ hành quốc tế và 02 văn phòng đại diệncông ty lữ hành quốc tế, 07 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, với 26 hướng dẫnviên quốc tế được cấp thẻ, 32 hướng dẫn viên nội địa và 30 thuyết minh viên tạiđiểm du lịch

5 Nguồn nhân lực du lịch.

5.1 Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch.

Từ 2008, lĩnh vực du lịch được tách từ Sở Thương mại – Du lịch và nhập

về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến nay, bộ máy quản lý nhà nước ở tỉnh về

du lịch gồm có phòng nghiệp vụ du lịch,Trung tâm Quảng bá xúc tiến Văn hóa

Du lịch Cấp huyện, đến nay hầu như tại các huyện, thị, thành phố chưa có cán

bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực du lịch, kế cả những địa phương có tiềm năngphát triển du lịch

5.2 Nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch.

Giai đoạn 2010-2016, tốc độ tăng trưởng số lượng lao động trung bình hàngnăm đạt 23,39% Hiện nay, Du lịch Hà Tĩnh có gần 4.397 lao động trực tiếp trongcác doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, 13.191 lao động gián tiếp góp phầnmang lại hiệu quả xã hội trong việc tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch chiếmkhoảng 43% tổng số lao động trong ngành, 38% được đào tạo từ các chuyênngành khác chuyển sang và 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua đào tạotại chỗ Lao động du lịch được đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đạt 51%;

Trang 6

dưới sơ cấp chiếm 39,3% và tỷ lệ được đào tạo đại học và sau đại học là 9,7%.Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạttiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ

Theo số liệu điều tra về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực ngành dulịch Hà Tĩnh cho thấy chỉ khoảng 10% nhân lực ngành du lịch có khả năng giaotiếp bằng ngoại ngữ trong đó chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Thái.Đây cũng là một hạn chế đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Hà Tĩnh

6 Hợp tác quốc tế về du lịch.

Du lịch Hà Tĩnh đang nỗ lực gắn kết các điểm du lịch đặc sắc như biểnThiên Cầm, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc vớisuối nước nóng Lacxao, du lịch bản Nacoi, hang đá núi Thenchau củaBolykhamxay và Khu bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Nakai - Nam Theuncủa Khăm Muộn để tạo thành tour du lịch hành lang kinh tế đông - Tây theoquốc lộ 8A qua Cửa khẩu Cầu Treo

Tiềm năng hợp tác giữa Lào,Thái Lan với Hà Tĩnh là rất lớn nhưng hiệnnay sự hợp tác trên các lĩnh vực du lịch còn rất hạn chế, cơ bản chỉ mới dừng lại

ở các bản ghi nhớ trong những lần hội nghị của các nước sử dụng đường 8, cònviệc triển khai thực hiện theo ký kết chưa thực sự mang lại hiệu quả lớn

II KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu cả về sốlượng và chất lượng, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầuđầu tư phát triển hiện nay, còn nhiều bất cập như: hệ thống giao thông đến cáccác khu, điểm du lịch còn khó khăn, xuống cấp; không có sân bay, ga tàu đếncác khu trung tâm của tỉnh; hệ thống điện chưa đáp ứng được nhu cầu kinhdoanh dịch vụ du lịch

1.2 Về nhân lực du lịch.

Lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp du lịchvừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng Trình độ tay nghề, chuyên mônnghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạnchế dẩn đến chất lượng dịch vụ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.Bên cạnh đó ở nhiều cơ sở du lịch người điều hành, quản lý nhận thức về

du lịch còn yếu, nên công tác tổ chức, sử dụng lao động chưa khoa học dẫn đến

Trang 7

kinh doanh hiệu quả chưa cao.

Hoạt động lữ hành còn yếu, quy mô nhỏ, cầm chừng, thiếu tính chuyên nghiệp,một số đơn vị lữ hành hoạt động chưa đúng quy định

1.3 Về tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế.

Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch

còn hạn chế Công tác kêu gọi đầu tư chưa thực sự mạnh mẽ; hiệu quả công tác

xúc tiến quảng bá còn thấp, chưa giới thiệu được hình ảnh danh thắng Hà Tĩnh,sản phẩm du lịch Hà Tĩnh ra ngoài tỉnh và nước ngoài

Về hợp tác quốc tế phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông –Tây qua đường 8, cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối các tuyến du lịch Việt Nam –Lào – Thái Lan chưa thuận lợi để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ còn thiếu và yếu

1.4 Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch còn bất cập Quy hoạch chi tiết tạicác khu, điểm dịch vụ, du lịch triển khai chậm, tổ chức thực hiện thiếu đồng bộCông tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch còn hạn chế; Công táctruyên truyền, phổ biến, thanh kiểm tra về hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịchchưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới

2 Nguyên nhân.

Nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành chưa thực sự xem ngành dulịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đặc biệt trong nhân dân vẫn còn nhận thứcsai lệch về ngành du lịch

Điểm xuất phát du lịch Hà Tĩnh thấp hơn nhiều tỉnh khác trong vùng và cảnước Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cònthiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu Đầu tưphát triển du lịch còn bất cập, chưa trọng tâm, trọng điểm, đang còn mang tínhdàn trải; Thu nhập từ du lịch và giá trị gia tăng GDP còn thấp, đóng góp củangành trong cơ cấu GDP dịch vụ và tổng GDP toàn tỉnh còn khiêm tốn

Hà Tĩnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, các điều kiện khí hậu có ảnhhưởng lớn đến các hoạt động du lịch Các yếu tố thời tiết bất lợi như giông bão,

lũ lụt, hạn hán, nắng nóng… đã hạn chế đến các hoạt động du lịch, đặc biệt làđối với du lịch biển Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tính thời vụ tronghoạt động du lịch, hạn chế đến thời gian lưu trú, khả năng chi tiêu của khách,hiệu quả sử dụng của nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; HàTĩnh cũng là một trong những địa phương sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng nặng

nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ven biển, đây sẽ là khó khăn, hạnchế lớn đối với phát triển du lịch giai đoạn mới cần phải tính toán Đặc biệttrong năm 2016 xảy ra sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền trung, để tạo ra sự yêntâm, ổn định lượng khách du lịch biển từ 2017 trở về sau sẽ đang còn nhiều khókhăn, thách thức

Trang 8

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (của tỉnh Hà Tĩnh và từ Trungương) về du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu Chưa có cơ chế,chính sách ưu đãi vượt trội so với các khu vực để thu hút các tập đoàn, tổngcông ty lớn để đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch có quy mô, dịch vụ hiệnđại có giá trị gia tăng lớn, giải quyết nhiều việc làm.

Các nhà đầu tư tại địa phương trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế về vốn,khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa có trình độ quản lý phù hợp; Đội ngũlao động thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ Thiếu các chiến lượckinh doanh đầu tư mang tính dài hạn, bền vững

Các tài nguyên du lịch phân bố không tập trung, nên việc quy hoạch, đầu tưxây dựng thành những khu du lịch tổng hợp, đồng bộ với quy mô lớn để tạodựng "Thương hiệu du lịch Hà Tĩnh" gặp nhiều khó khăn

Do điều kiện tự nhiên với địa hình đồi núi hiểm trở, đường quốc lộ 8 đanggiai đoạn nâng cấp mở rộng nên việc lưu thông giữa Hà Tĩnh với các nước Lào,Thái Lan chưa được thuận lợi Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của dukhách khi đi du lịch

+ Công ty lữ hành: 20 đơn vị, trong đó có 05 đơn vị lữ hành quốc tế

+ Lao động trong lĩnh vực du lịch: 7.000 người

+ Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho 60% tổng lao động trong lĩnhvực du lịch

+ Cơ sở lưu trú: 300 cơ sở

+ Khu, điểm du lịch: 30 khu, điểm, trong đó 20 khu, điểm đạt chuẩn theoquy định

2.1 Chỉ tiêu đến năm 2030.

+ Năm 2030 thu hút 150 ngàn lượt khách quốc tế và trên 3 triệu lượt kháchnội địa; tăng trưởng tương ứng 11,6% và 5,65%/năm

Trang 9

+ Năm 2030: đạt khoảng 379,0 triệu USD, tương đương 7.770 tỷ VN đồng,đóng góp trên 10% thu nhập của tỉnh.

+ Công ty lữ hành: 50 đơn vị, trong đó có 20 đơn vị lữ hành quốc tế

+ Lao động trong lĩnh vực du lịch: 20.000 người

+ Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho 60% tổng lao động trong lĩnhvực du lịch

+ Cơ sở lưu trú: 500 cơ sở

+ Khu, điểm du lịch: 60 khu, điểm, trong đó 40 khu, điểm đạt chuẩn theoquy định

3 Nhiệm vụ và giải pháp.

Để đạt được mục tiêu đưa du lịch Hà Tĩnh thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030, cần tậptrung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

3.1 Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

Làm cho mỗi cán bộ Đảng viên và nhân dân nhận thức rõ du lịch là ngànhkinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nộidung văn hoá sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiềuviệc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vựckhác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,đối ngoại và an ninh, quốc phòng

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường,bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thểchế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh

Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xâydựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừngnâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Hà Tĩnh

+ Thị trường mở rộng: Trung cận Đông và Ấn Độ, gắn với hành langĐông-Tây

- Thị trường khách nội địa: Chú trọng khai thác các nguồn đến từ các vùngđồng bằng sông Hồng, vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; Hướng khaithác tập trung các dòng khách:

+ Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ;

Trang 10

+ Khách du lịch lễ hội, tâm linh;

+ Khách du lịch nghỉ dưỡng tắm biển;

+ Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng;

+ Khách du lịch sinh thái;

+ Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc – Nam, Đông – Tây

3.2.2 Những sản phẩm chủ yếu cần phát triển trong giai đoạn 2017-2020.

- Có cơ chế chính sách, tập trung chỉ đạo khôi phục du lịch biển sau sự cốmôi trường năm 2016

- Hoàn thiện Quy hoạch Khu Du lịch Thiên Cầm trình Chính phủ phê duyệtKhu du lịch quốc gia

- Tập trung phát triển du lịch biển tại: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hải, KỳXuân, phía nam Thiên Cầm

- Phát triển loại hình du lịch văn hóa, di sản tâm linh tại: Khu lưu niệm Đạithi hào Nguyễn Du, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích danh thắng ChùaHương Tích, Đền Củi (Nghi Xuân), Đền Bích Châu (Kỳ Anh), Chùa Hang,Chùa Thiên Tượng (Hồng Lĩnh)

- Phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Quỳnh Viên, Hảithượng, Rào Àn, Đức Đường

- Kêu gọi, xúc tiến đầu tư du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

- Nâng cấp vùng phụ cận Cửa thờ Trại tiểu để kết nối với Khu di tích Ngã

- Phát triển du thuyền trên sông La (Đức Thọ), Bến Giang Đình (Nghi Xuân)

- Phát triển mô hình du lịch cộng đồng, homestay tại các địa phương: Lộc

Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Hương Khê

3.2.3 Những sản phẩm chủ yếu phát triển giai đoạn 2020-2030.

- Đầu tư khu du lịch biển Thiên Cầm theo hướng đầu tư loại hình nghỉdưỡng cao cấp

- Đầu tư du lịch thác Vũ môn, Vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Ngàn TrươiCẩm Trang để tạo ra loại hình du lịch đặc thù

- Hoàn thiện hạ tầng cơ sở vật chất du lịch tại Khu du lịch Hồ Kẻ Gỗ

- Xây dựng Làng văn hóa du lịch Trường Lưu (gắn với di sản Mộc bảnTrường Lưu)

3.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Ngày đăng: 20/02/2019, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w