Với quan điểm sinh thái học và di truyền học - chúng ta có thể nêu lên một khái niệm về cây khoẻ như sau: Cây trồng được trồng trọt trong điều kiện sinh thái khí hậu đất đai và nguồn din
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI
Chủ biên : GS.TS VŨ TRIỆU MÂN
GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ðẠI CƯƠNG
(Chuyên ngành Bảo vệ thực vật)
HÀ NỘI - 2007
Trang 2Lời nói ñầu
Bệnh cây ñại cương là phần trang bị những kiến thức cơ bản, các khái niệm, ñịnh nghĩa, các nội dung chủ yếu của khoa học bệnh cây, là môn học cơ sở cho phần bệnh cây chuyên khoa của môn học bệnh cây (Phytopathology) Môn học giúp sinh viên nắm vững các ñặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học của các nguyên nhân gây bệnh và những hướng phòng trừ, hạn chế bệnh hại Nội dung chủ yếu của môn học gồm:
1 Khái niệm chung về bệnh cây
2 Sinh thái bệnh cây
3 Phòng trừ bệnh cây
4 Bệnh cây do môi trường
5 Nấm gây bệnh cây
6 Vi khuẩn gây bệnh cây
7 Virus gây bệnh cây
8 Phytoplasma gây bệnh cây
9 Viroide gây bệnh cây
10 Tuyến trùng gây bệnh cây
11 Protozoa gây bệnh cây
12 Thực vật thượng ñẳng gây bệnh cây
Tham gia viết giáo trình này gồm các tác giả:
1 GS.TS Vũ Triệu Mân: chương I, chương II, chương III, chương IV, chương VII, chươngVIII, chương IX
2 PGS.TS Lê Lương Tề: phần phân loại nấm - chương V, phần triệu chứng bệnh cây - chương I, phần nhưng thay ñổi của cây sau khi bị bệnh -chươngI
3 PGS.TS Nguyễn Kim Vân: chương V
4 TS ðỗ Tấn Dũng: chươngVI, chương XII
5 TS Nguyễn Ngọc Châu: chương X
6 TS Ngô Thị Xuyên: chương XI
7 TS Nguyễn Văn Viên: phần biện pháp hoá học - chương III
8 GS.TS Vũ Hữu Yêm: phần bệnh do thiếu dinh dưỡng - chương IV
9 PGS.TS Ngô Bích Hảo: phần phân loại và phòng trừ - chương VII
Giáo trình này chủ yếu dùng cho sinh viên năm thức 3 ngành Bảo vệ thực vật Giáo trình ñã ñược soạn thảo với việc bổ sung nhiều tư liệu mới vì vậy có thể làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư ñã ra trường và những cán bộ kỹ thuật quan tâm tới môn học bệnh lý thực vật
CÁC TÁC GIẢ
Trang 3Chương I Khái niệm chung về bệnh cây
I BệNH CÂY Và SảN XUấT NÔNG NGHIệP
1.1 Lịch sử khoa học bệnh cây
Khoa học bệnh cây được hình thành từ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp Thời thượng cổ, với đời sống hái lượm sau đó tiến bộ hơn là du canh, du cư Con người không phát hiện được sự phá hoại của bệnh cây mà luôn cho rằng việc cây bị héo, bị chết, sản xuất nông nghiệp bị tàn phá là do trời, v.v không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh
Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên vào thời cổ Hy Lạp, Theophraste đ? mô tả bệnh gỉ sắt hại cây và hiện tượng nấm kí sinh ở gốc cây Đến thế kỷ 16 chế độ phong kiến tập quyền phát triển mạnh, các vùng sản xuất chuyên canh với hàng ngàn hécta xuất hiện Bệnh cây ngày càng gây nhiều tác hại lớn cho sản xuất và nhận thức về bệnh ngày càng rõ rệt hơn Tới thế kỷ 18, kinh tế thế giới đ? chuyển từ các công trường thủ công sang nửa cơ khí và cơ khí hoá Các quốc gia tư bản hình thành khoa học kỹ thuật phát triển mạnh Bước đầu
đ? có những biện pháp đơn giản phòng trừ bệnh cây được thực hiện: M Tillet (1775) và B Prevost (1807) là những người đầu tiên nghiên cứu về bệnh than đen lúa mì Tài liệu nghiên cứu về bệnh cây của Anton de Bary (1853) được xuất bản đ? tạo nền móng cho sự phát triển của khoa học bệnh cây sau này Hallier (1875) phát hiện vi khuẩn gây thối củ khoai tây A Mayer (1886), D Ivanopski (1892), M Bayerinck (1898) tìm ra virus khảm thuốc lá Nocar và Roux (1898) phát hiện Mycoplasma ở động vật
Schulrt và Folsom (1917 - 1921) tìm thấy bệnh củ khoai tây có hình thoi nhưng không xác định rõ nguyên nhân Nhưng phải tới những năm 30 của thế kỷ 20 khi khoa học thế giới phát triển nhiều nước tư bản công nghiệp ra đời, nền công nghiệp cơ khí hoá chuyển sang điện khí hoá nhanh chóng cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 tin học, điện
tử, tự động hoá đ? phát triển mạnh, các công trình nghiên cứu bệnh cây đ? chuyển sang một bước phát triển vượt bậc Năm 1895 - 1980, E.F Smith đ? nghiên cứu một các hệ thống về vi khuẩn gây bệnh cây Rất nhiều nhà vi khuẩn học đ? có các công trình nghiên cứu của Branes J.A Wdrey L.V.A, Bosh S.E, Boucher C.A., Chang M.L, Cook D., N.W Schaad, J.B Jones và W Chun về vi khuẩn học những năm đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học Hà Lan, Pháp, Anh, Nhật Bản đ? có nhiều công trình nghiên cứu Cuốn "Bệnh virus hại thực vật" (Plant virology) của R.E.F Mathew là tài liệu cơ bản được xuất bản nhiều lần; cuốn "Phân loại virus" (Virus Taxonomy) của nhiều tác giả là một tài liệu rất chi tiết và hiện đại về virus học bệnh cây và virus nói chung
Dienier và W Raymer (1966) đ? xác định được viroide là nguyên nhân gây ra bệnh khoai tây có củ hình thoi ở Mỹ
Trang 4J Doi và cộng tác viên (1967) lần đầu tiên đ? xác định bệnh Phytoplasma hại thực vật ở Nhật Bản Tài liệu "Bệnh cây nhiệt đới" của H David và Thurston; "Bệnh cây" (Plant pathology) của George N Agrios được xuất bản nhiều lần là những tài liệu có giá trị cho việc phát triển và nghiên cứu bệnh cây Đặc biệt, môn sinh học phân tử phát triển đ? mang lại sự phát triển vượt bậc của khoa học bệnh cây cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21 Các hội bệnh lý thực vật của các nước thành lập từ rất lâu trên thế giới như: ở Hà Lan (1891), Mỹ (1908), Nhật Bản (1916), Canada (1930), ấn Độ (1947)
Hội nghị nghiên cứu bệnh cây lần thứ nhất đ? tập hợp rất nhiều nhà nghiên cứu bệnh cây tại Luân Đôn (Anh) vào 8/1968 mở đầu cho các hoạt động rất đa dạng và phong phú sau này của Hiệp hội các nhà nghiên cứu bệnh cây thế giới
ở Việt Nam từ thời Lê Quý Đôn, trong cuốn “Vân Đài loại ngũ” ông đ? mô tả nhiều phương pháp chăm sóc cây khoẻ, dùng vôi tro bón ruộng - hun khói bếp để bảo quản hành tỏi, ngô - đặc biệt là đ? biết chọn và tuyển lựa các giống lúa tốt, ít bị sâu bệnh
Tình hình bệnh cây Việt Nam đầu thể kỷ 20 đ? được ghi nhận bằng các công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp F Vincens (1921) về phát hiện bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia hại lúa tại các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng Bougnicourt (1943) phát hiện bệnh lúa von ở Việt Nam Roger (1951) phát hiện bệnh đạo ôn ở miền Bắc Việt Nam Trong cuốn "Bệnh cây nhiệt đới" (Phytopathologie des pays chaud) của tác giả Roger (1954) xuất bản tại Paris rất nhiều bệnh hại cây ở vùng nhiệt đới đặc biệt là ở Việt Nam đ?
đến đại học và trên đại học Rất nhiều cuốn sách về bệnh cây gồm sách dịch, tài liệu dịch
và sách hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, giáo trình bệnh cây, sách chuyên khảo, sách phổ biến kỹ thuật của các tác giả Vũ Minh, Đường Hồng Dật, Hà Minh Trung, Vũ Khắc Nhượng, Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, Nguyễn Văn Tuất, Phạm Văn Kim, Nguyễn Thơ, Bùi Chí Bửu, Phạm Văn Dư, Nguyễn Thị Thu Hồng, và rất nhiều tác giả khác
Từ tháng 9/2001 Hội Sinh học phân tử bệnh lý thực vật Việt Nam đ? được thành lập tập hợp hầu hết các nhà nghiên cứu bệnh cây Việt Nam Hội đ? có nhiều mối quan hệ quốc gia và quốc tế, phát triển sự hợp tác nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu bệnh cây Việt Nam Hội đ? tổ chức 5 cuộc hội thảo khoa học 6/2002, 10/2003, 6/2004, 10/2004, 10/2006 và đặc biệt năm 2005 đ? xuất bản cuốn sách “Những thành tựu 50 năm nghiên cứu bệnh cây Việt Nam (1955 - 2005)” giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học bệnh cây của Việt Nam trong suốt 50 năm qua
Trang 51.2 Những thiệt hại kinh tế do bệnh cây
Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, nông nghiệp thế giới đ? đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng và năng suất cây trồng không ngừng ổn định và ngày một nâng cao Tuy vậy, do những tác động của sự thay đổi khí hậu sự biến động của dịch hại đ? dẫn đến những thiệt hại đáng kể về năng suất và phẩm chất cây trồng ở nhiều vùng trên thế giới
Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thiệt hại về bệnh cây trong những năm 90 thế kỷ 20 ước tính 11,6% Trong đó, bệnh hại do nấm
có tới hàng chục ngàn loài, hơn 1000 loài virus, 600 loài vi khuẩn, tuyến trùng và rất nhiều bệnh hại khác do viroide và phytoplasma, protozoa gây ra
Trên thế giới, trong lịch sử đ? có rất nhiều trận dịch bệnh lớn được ghi nhận như trận dịch do bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans gây ra ở Aixơlen vào năm 1845 -
1847 làm 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người phải di cư đi nơi khác Trận dịch bệnh rỉ sắt cà phê ở Sơrilanca đ? gây thiệt hại hơn 150 triệu frăng Pháp gây mất mùa đói kém Những trận dịch do bệnh Greening và Tristeza gây ra hiện tượng tàn lụi cây cam ở nhiều vùng thuộc Bắc Phi, Trung Mỹ và Đông Nam á
ở Việt Nam, bệnh hại thực vật đ? gây nên nhiều trận dịch nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất: năm 1955 - 1956 bệnh đạo ôn đ? hại trên 2000 ngàn mẫu Bắc bộ tại
Hà Đông (cũ) Bệnh lúa von đ? phá hại đến hàng trăm mẫu Bắc bộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Bệnh lúa vàng lụi xuất hiện từ 1910 ở Yên Châu, Tây Bắc tới những năm 40, 50; bệnh xuất hiện cả ở đồng bằng Bắc bộ nhưng tập trung phá hoại nặng nhất từ 1963 -
1965 trên diện tích rộng hàng trăm ngàn ha ở đồng bằng Bắc bộ Chỉ tính riêng các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định, Hà Đông và Hà Nam trong năm 1964 đ? có 57.500 ha lúa bị bệnh vàng lụi tàn phá hoàn toàn và hàng trăm ngàn ha bị nhiễm bệnh
Bệnh đạo ôn phá hại thường xuyên ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc và Nam trung bộ, miền Nam Từ năm 1981 đến năm 1986 đ? thường xuyên phá hại trên 10.000 ha, có lúc tới 160.000 ha bị nhiễm đạo ôn (1985) với mức thiệt hại nặng, nhẹ khác nhau
Cây khoai tây, cà chua, ớt, cây cam, chanh bị virus, cây hồ tiêu, cà phê, thuốc lá bị tuyến trùng Các cây họ cà bị héo xanh vi khuẩn và vô số bệnh hại rau, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc, hoa cây cảnh gây thiệt hại to lớn Trong điều kiện nhiệt đới khí mùa ấm và mưa nhiều quanh năm ở nước ta
Thiệt hại của bệnh cây thể hiện rõ rệt ở những mặt sau:
- Bệnh làm giảm năng suất của cây trồng: do cây bị chết, do một bộ phận thân, cành lá, củ, quả bị huỷ hoại Cây bị bệnh sinh trưởng kém, còi cọc dẫn đến năng suất giảm Nếu dịch bệnh bùng phát có thể làm giảm sản lượng trên diện tích rộng gây thiệt hại kinh
tế lớn
- Bệnh làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và cất trữ: giảm giá trị dinh dưỡng
Trang 6- Chè, thuốc lá, cà phê bị nát vụn hay mất hương vị khi chế biến, mía giảm hàm lượng đường, bông và đay sợi ngắn và giảm độ bền, dễ đứt, sợi bông bị hoen ố khi vi khuẩn phá hoại Nhựa cao su kém đàn hồi khi cây bị bệnh Vì vậy, bệnh làm giảm phẩm chất các vật liệu dành cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ
- Bệnh làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hoá: bệnh loét cam gây ra những vết lở, loét trên quả Bệnh sẹo chanh gây ra các u lồi dạng chóp nón trên quả chanh Bệnh thán thư xoài tạo ra những vết đốm đen trên mặt quả các sản phẩm này khi bảo quản sẽ bị thối hỏng
- Bệnh làm giảm sức sống hoặc gây chết hom giống, mắt ghép, gốc ghép, cành ghép, các sản phẩm nuôi cấy mô tế bào , trong nhân giống vô tính và giảm sức nảy mầm gây chết cây con khi bệnh nhiễm trên hạt giống
- Vi sinh vật trong khi gây bệnh cây còn tiết ra những chất độc ảnh hưởng trực tiếp
đến cây bị bệnh, gây độc cho người và gia súc Nấm mốc vàng (Aspergillus flavus) hại lạc,
đậu tương, hạt sen tiết ra Aflatoxin gây ung thư gan ở người và động vật
- Nấm gây bệnh than đen ở lúa mì tiết ra độc tố gây độc cho người và gia súc Nấm gây bệnh mốc hồng ngô Fusarium cũng tiết ra độc tố ở liều cao có thể gây tử vong cho người
- Nấm gây bệnh đốm vòng xu hào, bắp cải Alternaria brassicae tiết ra độc tố Alternarin
- Bệnh cây còn gây ô nhiễm đất trồng trọt, vi sinh vật gây bệnh nằm trong tàn dư rơi xuống đất và tuyến trùng trong đất đ? làm đất trở thành một nơi nhiễm bệnh rất nguy hiểm cho vụ trồng trọt sau Hoá chất phòng trừ bệnh tích tụ lại trong đất ức chế vi sinh vật có ích, làm ô nhiễm môi trường
1.3 Đối tượng nghiên cứu của khoa học bệnh cây
Khoa học bệnh cây là môn khoa học nghiên cứu về các cây bị bệnh Trong đó ký sinh gây bệnh và môi trường luôn là những điều kiện sinh thái quan trọng để vi sinh vật gây bệnh có thể phát triển thuận lợi hoặc bị ức chế không phát triển và gây hại Đồng thời tính độc cao hay thấp của vi sinh vật gây bệnh đ? ảnh hưởng rõ đến mức độ nhiễm bệnh của cây Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu cụ thể của môn bệnh cây là bản chất nguyên nhân gây ra bệnh cây, các ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển của bệnh, các biện pháp phòng trừ có hiệu quả kinh tế nhất và bảo vệ môi trường
Chi tiết của các nội dung trên bao gồm:
- Các đặc điểm triệu chứng và quá trình bệnh lý
- Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh
- Tác hại, tính phổ biến, quy luật phát sinh và dự tính bệnh theo các vùng sinh thái
- Nghiên cứu tính miễn dịch, kháng bệnh, chịu bệnh và bản chất các hiện tượng này
để ứng dụng trong nghiên cứu tạo giống kháng bệnh
Trang 7- Đưa ra các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và kinh tế nhất và bảo vệ môi trường 1.4 Những biến đổi của cây sau khi bị bệnh
a Những biến đổi về cường độ quang hợp
Cây bị bệnh nói chung cường độ quang hợp đều giảm Quá trình quang hợp giảm là
do diện tích lá của cây giảm sút rõ rệt hoặc do lá bị biến vàng, hàm lượng diệp lục Nhiều cây bị bệnh lá rụng hoặc cây thấp lùn, lá nhỏ, lá biến dạng xoăn cuốn, cây còi cọc ít lá trong mọi trường hợp cường độ quang hợp đều giảm
b Những biến đổi về cường độ hô hấp
Sự thay đổi cường độ hô hấp của cây bệnh chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của ký sinh vật gây bệnh, đặc điểm giống nhiễm hay chống bệnh hoặc đặc điểm vùng mô tế bào bị nhiễm bệnh
Đa số các trường hợp cường độ hô hấp tăng cao ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh rồi sau
đó giảm sút dần hoặc giảm đi nhanh chóng tuỳ theo các đặc điểm kháng hay nhiễm bệnh của cây ký chủ
Khi cường độ hô hấp tăng chính là lúc các men oxy hoá tăng hoạt tính đột ngột (men catalase, peroxydase, polyphenoloxydase ) Quá trình này đ? tạo các sản phẩm oxy hoá như quinon Quinon tăng nồng độ đột ngột có thể gây chết mô cây do các sản phẩm này ức chế hoạt động của các men khử (dehydrase) nhất là ở các giống có tính kháng cao Hiện tượng biến đổi này là do sự hoạt động của cây khi có các ký sinh gây bệnh tấn công và
được coi như phản ứng tự vệ tích cực của cây chống bệnh
c Phá huỷ quá trình trao đổi chất
Khi bị bệnh quá trình trao đổi chất ở các cá thể, ở một giống cây, loài cây nhiễm bệnh có thể có những thay đổi khác nhau Tuy nhiên, quy luật chung là đạm tổng số và gluxit tổng số giảm đi do quá trình phân huỷ mạnh hơn Tỷ số các dạng protein/phi protein giảm xuống Protein của cây bị men protease của ký sinh phân huỷ tạo ra một lượng lớn axit amin tự do, nhiều axit amin tự do lại phân giải và cuối cùng tạo thành NH3, cây bị mất một lượng đạm lớn Đường đa cũng thay đổi, các dạng đường đa phân giải thành dạng
đường đơn Các dạng gluxit dự trữ phân giải làm thay đổi số lượng và chất lượng của gluxit trong mô cây bệnh (như trường hợp bệnh mốc sương khoai tây, bệnh virus thực vật)
ở các cây bị bệnh có hiện tượng sự vận chuyển, phân bố, điều hoà các chất đạm, gluxit bị phá vỡ
d Sự biến đổi chế độ nước
Nước là môi trường quan trọng để thực hiện các cơ chế của sự sống trong cơ thể Nước quyết định sự hoạt động của men và các phản ứng của sự sống nhưng khi cây bị bệnh luôn luôn xảy ra tình trạng mất nước của cây bị bệnh
Trang 8Cường độ thoát hơi nước tăng mạnh làm cây mất nước Sở dĩ xảy ra hiện tượng này
là do ký sinh đ? phá huỷ hệ rễ và mạch dẫn nước ở cây Một số ký sinh phá vỡ thân cây chảy nhựa và nước từ các bó mạch ra ngoài (hiện tượng xì mủ cao su)
Ký sinh có thể tác động tới độ thẩm thấu của màng tế bào, phá vỡ mô bảo vệ bề mặt lá, cành,v.v làm tê liệt khả năng đóng mở của khí khổng và thuỷ khổng
Ký sinh gây hại ở bó mạch dẫn thường làm bó mạch bị vít tắc, các chất gôm, các sản phẩm phân giải pectin, hoặc tạo các khối u làm tắc bó mạch (bệnh sùi cành chè) Bệnh có thể gây héo vàng (các loại nấm Fusarium) hay gây héo xanh (vi khuẩn Ralstonia solanacearum)
e Biến đổi cấu tạo của tế bào
Khi nhiễm bệnh, độ thẩm thấu của màng nguyên sinh thay đổi, phá vỡ tính bán thẩm thấu của màng tế bào, phá huỷ áp lực thẩm thấu và tính trương của tế bào
Độ keo nhớt của chất nguyên sinh giảm sút Thay đổi về số lượng và độ lớn của lạp thể, ty thể, nhân tế bào và nhiều thành phần khác của tế bào Những biến đổi trên đây dẫn
đến sự thay đổi hình thái tế bào và mô thực vật: Đó là sự sưng tế bào, tăng kích thước tế bào bất bình thường (như bệnh phồng lá chè) tạo khối u so tế bào sinh sản quá độ (như bệnh sưng rễ bắp cải, sùi cành chè) gây chết mô và đám chết trên như các bệnh hại lá, thân, cành,
củ quả
Những tác hại về sự hao hụt một lượng lớn các chất dinh dưỡng của cây bị bệnh, phá
vỡ hoạt động sinh lý bình thường Quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cây như: trao đổi
đạm, gluxit, chất khoáng, chất điều hoà sinh trưởng cũng bị rối loạn và phá vỡ
Phá huỷ chế độ nước làm ảnh hưởng tới quá trình đồng hoá, sự sinh trưởng, phát triển và tích luỹ vật chất của cây Làm thay đổi chức năng sinh lý - thay đổi cấu tạo của tế bào và mô Cuối cùng trong những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến cây chết
1.5 Định nghĩa bệnh cây
Để hiểu rõ như thế nào là cây bị bệnh, trước hết chúng ta cần có khái niệm về một cây khoẻ Với quan điểm sinh thái học và di truyền học - chúng ta có thể nêu lên một khái niệm về cây khoẻ như sau:
Cây trồng được trồng trọt trong điều kiện sinh thái khí hậu đất đai và nguồn dinh dưỡng, chế độ nước không thay đổi giống như cây bố mẹ của chúng và luôn luôn biểu hiện
rõ các đặc điểm đặc trưng về loài và giống của chúng thì cây đó được coi là một cây khoẻ
Có rất nhiều định nghĩa bệnh cây, dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học chúng ta
có thể đưa ra một định nghĩa khái quát như sau:
Định nghĩa:
1 Bệnh cây là một động thái phức tạp, đặc trưng của một quá trình bệnh lý
Trang 92 Do những ký sinh vật hay do môi trường không thuận lợi gây nên
3 Dẫn đến phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường
4 Làm biến đổi cấu tạo của tế bào và mô thực vật
5 Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng
6 Quá trình đó phụ thuộc vào bản chất của ký chủ, ký sinh và môi trường sống
Định nghĩa này đ? giải thích khá đầy đủ các đặc điểm của bệnh cây
- ý thứ nhất: Động thái phức tạp đặc trưng của một quá trình bệnh lý: ý muốn giải thích rõ: Bệnh cây do vi sinh vật gây nên đều phải có một quá trình nhiễm bệnh, phát triển của bệnh có thời gian ủ bệnh (thời kỳ tiềm dục) hay do môi trường phải có một giai đoạn khủng hoảng ban đầu mới dẫn đến hiện tượng bệnh lý rõ rệt, không thể xảy ra một cách
đột ngột
- ý thứ 2: ý này đ? phân ra hai loại bệnh là bệnh truyền nhiễm (do các ký sinh vật)
và bệnh không truyền nhiễm (do môi trường)
- ý thứ 3: đ? giải thích trong phần bài viết về những thay đổi ở cây sau khi bị bệnh
về quang hợp, hô hấp, trao đổi chất, trao đổi chất, trao đổi nước đó là thay đổi tất yếu xảy ra khi bị bệnh
- ý thứ 4: làm thay đổi tế bào và mô là hậu quả của sự thay đổi hoạt động sinh lý của cây
- ý thứ 5: làm giảm năng suất và phẩm chất của cây ý này nói lên quan điểm kinh
tế và sử dụng của nhà nghiên cứu bệnh cây Nếu bệnh cây không làm giảm năng suất, phẩm chất thì bệnh có thể không cần phải phòng trừ
- ý thứ 6: Quá trình này phụ thuộc vào ký chủ thuộc nhóm giống kháng bệnh, chịu bệnh hay nhiễm bệnh, phụ thuộc độ độc của ký sinh và diễn biến bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc môi trường sống trong đó điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai và sinh trưởng, dinh dưỡng của cây chủ là những điều kiện ảnh hưởng rõ nhất
1.6 Các triệu chứng do bệnh cây gây nên
Triệu chứng bệnh là sự biến đổi mô bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát, nhận biết được
Số lượng bệnh cây rất nhiều, tuỳ theo tính chất khác nhau của các loại bệnh (bệnh toàn bộ hoặc bệnh cục bộ) mà triệu chứng thể hiện ra rất khác nhau, nhưng có thể phân chia thành các nhóm loại hình triệu chứng cơ bản thường gặp như sau:
• Vết đốm: Hiện tượng chết từng đám mô thực vật, tạo ra các vết bệnh cục bộ, hình dạng to, nhỏ, tròn, bầu dục, hoặc bất định hình, màu sắc vết bệnh khác nhau (đen, trắng, nâu, đỏ, ) gọi chung là bệnh đốm lá, quả
Trang 10• Thối hỏng: Hiện tượng mô tế bào (củ, rễ, quả, thân chứa nhiều nước và chất dự trữ), mảnh gian bào bị phân huỷ, cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn, nát, nh?o hoặc khô teo, có màu sắc khác nhau (đen, nâu sẫm, xám trắng ), có mùi
• Chảy gôm (nhựa): Hiện tượng chảy nhựa ở gốc, thân, cành cây, các tế bào hoá gỗ
do bệnh phá hoại (bệnh chảy gôm cam, chanh)
• Héo rũ: Hiện tượng cây héo chết, cành lá héo xanh, vàng, rũ xuống Các bó mạch dẫn có thể bị phá huỷ, thâm đen hoặc rễ bị thối chết dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước, tế bào mất sức trương
• Biến màu: Bộ phận cây bị bệnh mất màu xanh do sự phá huỷ cấu tạo và chức năng của diệp lục, hàm lượng diệp lục giảm, gây ra hiện tượng biến màu lá với nhiều hình thức khác nhau: loang lổ (bệnh khảm lá), vàng lá, bạch tạng (trắng lợt),v.v…
• Biến dạng: Bộ phận cây bị bệnh dị hình: Lá xoăn, dăn dúm, cuốn lá, cong queo, lùn thấp, cao vống, búi cành (chổi thần), chun ngọn
• U sưng: Khối lượng tế bào tăng lên quá độ, sinh sản tế bào rối loạn tạo ra các u sưng trên các bộ phận bị bệnh (rễ, cành, củ) như bệnh tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne sp.), bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae), bệnh u sưng cây lâu năm (như Agrobacterium tumefaciens)
• Lở loét: Bộ phận bị bệnh (quả, thân, cành, gốc) nứt vỡ, loét, lõm như các bệnh loét cam, ghẻ sao khoai tây
• Lớp phấn, mốc: Trên bề mặt bộ phận bị bệnh (lá, quả ) bao phủ kín toàn bộ hoặc từng chòm một lớp sợi nấm và cơ quan sinh sản bào tử rất mỏng, xốp, mịn như lớp bột phấn màu trắng hoặc đen (bệnh phấn trắng, bệnh muội đen)
• ổ nấm: Vết bệnh là một ổ bào tử nấm nổi lên, lộ ra trên bề mặt lá do lớp biểu bì nứt vỡ Loại triệu chứng này chỉ đặc trưng cho một số bệnh như các bệnh gỉ sắt hại cây, bệnh đốm vòng do nấm
• Mumi: Hiện tượng quả, hạt, bông cờ bị phá huỷ toàn bộ bên trong chứa đầy khối sợi nấm và bào tử như bột đen gọi là bệnh than đen (bệnh hoa cúc lúa, phấn đen ngô) Trong các dạng triệu chứng trên nấm thường gây ra các hiện tượng: vết đốm, thối hỏng, chảy gôm, héo rũ dạng héo vàng, u sưng, lở loét, lớp phấn mốc, ổ nấm, mumi
Vi khuẩn phổ biến gây ra các dạng: vết đốm, thổi hỏng, héo rũ dạng héo xanh u sưng, lở loét
Virus thường gây ra các dạng: biến màu, biến dạng, thỉnh thoảng có vết đốm
Phytoplasma, viroide, tuyến trùng thường gây ra biến màu, biến dạng, u sưng Vì vậy, triệu chứng bệnh cây có thể dễ bị nhầm lẫn và làm cho bệnh cây khi chẩn
đoán phải dùng nhiều phương pháp phối hợp với nhau mới xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác đặc biệt là dùng phương pháp lây bệnh nhân tạo
Trang 11II Đặc tính của ký chủ và ký sinh gây bệnh cây
Cây thường bị nhiễm bệnh sau một quá trình xâm nhiễm và gây bệnh của một loại
ký sinh vật hay do sự tác động một thời gian tương đối dài của một yếu tố môi trường Bệnh do môi trường hay còn gọi là bệnh không truyền nhiễm, bệnh sinh lý là do yếu tố môi trường gây ra sẽ được xem xét trong một phần sau trong giáo trình này
Bệnh truyền nhiễm là nhóm bệnh chúng ta đề cập đến trong phần này là những bệnh
do ký sinh vật gây ra Đó là những bệnh do vi sinh vật hay do những động vật bậc thấp gây hại Ví dụ: bệnh do virus, vi khuẩn, nấm, Phytoplasma, Viroide, tuyến trùng, Protozoa, thực vật thượng đẳng ký sinh gây ra
2.1 Sự tác động của vi sinh vật gây bệnh vào cây
Nói chung, vi sinh vật gây bệnh khi tấn công vào cây thường gây ra những hiện tượng sau:
- Sử dụng vật chất dinh dưỡng của cây để nuôi sống cơ thể chúng
- Phá huỷ quá trình vận chuyển và tích luỹ chất dinh dưỡng ở cây làm hỏng bó mạch, huỷ hoại bộ rễ cây
- Trong khi ký sinh trên mô bệnh, chúng thường sinh ra các hoạt chất sinh học, thực chất là các chất độc và men đầu độc, phân giải tế bào cây và làm rối loạn, phá vỡ quá trình trao đổi chất ở cây
sự đề kháng của ký chủ để thiết lập mối quan hệ ký sinh
Kết thúc của mối quan hệ này, chúng ta có cây bệnh bị nhiễm bệnh
2.2 Phân chia tính ký sinh
Tuỳ theo tính chất và phương thức ký sinh, chúng ta chia các vi sinh vật ký sinh một cách đơn giản thành các nhóm như sau:
a Nhóm vi sinh vật ký sinh chuyên tính
Ký sinh chuyên tính (ký sinh bắt buộc) là nhóm ký sinh chỉ có khả năng sử dụng các vật chất hữu cơ sẵn có trong mô cây sống và đang phát triển Chúng không sử dụng hay không phát triển trên các mô cây đ? chết (tàn dư cây trồng)
Trang 12Ví dụ: Các loài nấm sương mai, gỉ sắt, nấm phấn trắng hại cây, trong nhóm ký sinh chuyên tính còn có thể kể đến các virus, phytoplasma, viroide, nhưng có những quan niệm cho rằng 3 ký sinh vật này có mức độ ký sinh cao hơn có thể gọi là ký sinh tuyệt đối ở mức độ tế bào, khi tế bào đang phát triển mạnh, khi tế bào chết thì chúng mới bị tiêu diệt
b Nhóm vi sinh vật bán ký sinh (hoại sinh tự do có điều kiện)
Là các ký sinh vật chủ yếu sống trên các mô cây đang sống (thường ở bộ phận lá bánh tẻ, lá già), sinh trưởng và sinh sản bằng cách nhân vô tính (nấm) nhưng trong điều kiện nhất định nào đó trong quá trình phát triển cá thể (hữu tính) hoặc khi không có cây ký chủ trên đồng ruộng thì vẫn có khả năng sống và tồn tại trên tàn dư cây trồng, trên các mô cắt rời hoặc một số bộ phận cây đ? chết hẳn Các loại nấm lúa von, tiêm lửa thuộc lớp nấm túi và nhiều loài nấm khác là những loài thuộc nhóm bán ký sinh điển hình
c Nhóm vi sinh vật bán hoại sinh (ký sinh tự do có điều kiện)
Nhóm này gồm các vi sinh vật gây bệnh trên các phần của cây đ? già, suy yếu như trên lá già, gốc thân, củ hay cây con suy yếu, chúng có thể tồn tại trên các mô đ? chết, trên tàn dư cây trồng trong đất, trên hạt, quả, củ,v.v Điển hình của nhóm này có thể kể đến một số loài nấm mốc như Aspegillus niger gây bệnh héo rũ gốc mốc đen ở cây lạc; hay nấm gây bệnh trên bắp cải Botrytris cinerea và nhiều loài nấm mốc khác Các nấm này còn có khả năng gây hại cả trong bảo quản nông sản ở các kho thô sơ trong nhiệt độ bình thường
d Nhóm vi sinh vật hoại sinh
Nhóm này gồm các vi sinh vật chỉ sống trên các vật chất hữu cơ ở mô cây đ? chết, trên các tàn dư cây trồng, trong đất và nước, Nhóm vi sinh vật này không có khả năng sống ký sinh trên các cây đang sống, kể cả các mô cây đ? suy yếu
Nhóm sinh vật hoại sinh này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân huỷ chất hữu cơ giải phóng CO2 bổ xung vào bầu khí quyển của trái đất Chúng giúp phân huỷ chất hữu cơ và tạo mùn cho đất, trong số đó có rất nhiều loài vi sinh vật đối kháng sống ở đất đ?
được sử dụng để thực hiện biện pháp sinh học phòng chống bệnh cây Trước đây, nhóm này được coi như hoàn toàn không gây hại cho cây trồng, nhưng ngày nay một số vi khuẩn và nấm hoại sinh cũng có thể phá hại trong kho như nấm mốc Mucor, Penicillium
và một số loài vi khuẩn
Sự phân chia bốn mức độ của 4 nhóm vi sinh vật ký sinh chỉ mang tính tương đối, khi điều kiện sinh thái môi trường thay đổi có thể một vi sinh vật ở nhóm này sẽ mang đặc tính của một nhóm khác và sự phân chia 4 nhóm trên chỉ là 4 nhóm chủ yếu mà thôi 2.3 Quá trình tiến hoá của tính ký sinh
Ngày nay, tất cả những vi sinh vật ký sinh đ? được sắp xếp theo nhóm và phân loại tương đối đầy đủ kể cả sử dụng đến kỹ thuật sinh học phân tử để sắp xếp các phân nhóm
và đơn vị phân loại nhỏ hơn Tuy vậy các nhà nghiên cứu cổ sinh học, bệnh lý thực vật, di truyền học và rất nhiều nghành khoa học có liên quan đ? thấy rõ nguồn gốc của các vi sinh
Trang 13vật trái đất hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đất Vi sinh vật đất (nhóm hoại sinh) có hệ thống men rất phong phú và có nhiều chất độc để có thể tìm thức ăn và tự bảo vệ cơ thể của chúng khi sống trong môi trường thiên nhiên Khi tiếp xúc với tế bào cây suy yếu như lá già, rễ cây, gốc thân chúng đ? hút được thức ăn dễ dàng hơn và trở thành nhóm bán hoại sinh, lúc này số lượng men và độc tố bắt đầu giảm đi Khi các loại bán hoại sinh tấn công vào cây qua vết thương và các mô suy yếu, phát triển lên các lá bánh tẻ, chúng dần trở thành vi sinh vật bán ký sinh - một lần nữa thức ăn đ? được thay đổi với số lượng dinh dưỡng dồi dào hơn, các men và độc tố không cần dùng đến lại giảm đi đến khi trở thành
ký sinh chuyên tính luôn phá hại trên các bộ phận cây non và đang phát triển mạnh, vi sinh vật ký sinh chuyên tính đ? xâm nhập vào cây một cách nhẹ nhàng hơn thậm chí bảo vệ mô xanh tươi cho đến lúc ký sinh đ? bắt đầu sinh sản số lượng lớn cá thể cây mới tàn lụi Nhóm vi sinh vật này có rất ít men và độc tố Đặc biệt các vi sinh vật như Virus, Viroide
và Phytoplasma hầu như không có men và độc tố, chỉ có virus giết vi khuẩn (Bacteriophage) mới có hệ thống men để tấn công tế bào vi khuẩn
Tóm lại sự tiến hoá của tính ký sinh là:
Hoại sinh chuyên tính Bán hoại sinh Bán ký sinh Ký sinh chuyên tính
Do những đặc điểm trên, các vi sinh vật ký sinh chuyên tính thường phát sinh mạnh trên cây được chăm sóc tốt, điều kiện thâm canh cao, đặc biệt là những cây được bón thừa
đạm, lân và lượng phân quá cao mất cân đối hay trên các giống ít chịu phân có hiện tượng lốp, v.v… Trái lại các nấm, vi khuẩn bán hoại sinh và bán ký sinh thường phá hại trên các cây được chăm sóc kém, cây kém phát triển hay ở các bộ phận suy yếu của cây
2.4 Khả năng gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh cây
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh: thường gọi là cao hay thấp
Vi sinh vật gây bệnh có khả năng gây bệnh hay không phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của kí sinh, khả năng này được xác định bằng tính xâm lược, tính gây bệnh và tính
c Tính độc: Tính độc (Virulence) là khái niệm bao quát cả hai khái niệm về tính xâm lược
và tính gây bệnh, biểu hiện ở mức độ lây nhiễm nặng hay nhẹ, mức độ gây hại nặng hay nhẹ Tính độc có nhiều biến động phân hoá tuỳ theo đặc điểm di truyền của các giống khác nhau thuộc loài cây nhiễm bệnh Hiện tượng này có thể giải thích khi một giống cây
bị một chủng độc của một kí sinh nào đó gây hại rất nặng trong khi một giống khác cùng
Trang 14Bình thường, nếu tính xâm lược, tính gây bệnh cao thì cũng có tính độc cao, nhưng trong một số trường hợp không hoàn toàn như vậy Sự khác nhau về tính độc luôn thể hiện theo chủng sinh lý và nòi sinh học khác nhau của vi sinh vật gây bệnh
2.5 Phạm vi gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh cây (Tính chuyên hoá, chuyên hoá cơ quan, chuyên hoá giai đoạn, phạm vi ký chủ)
Tính chuyên hoá của vi sinh vật gây bệnh (thường gọi là rộng hay hẹp)
Tính kí sinh của vi sinh vật thường thể hiện sự chọn lọc, một chủng hay nòi kí sinh, hay một loài kí sinh chỉ có thể kí sinh trên một loài cây hoặc nhiều loài cây Khả năng kí sinh này được gọi là phạm vi kí chủ “rộng” hay “hẹp”
a Tính chuyên hoá rộng
Ví dụ: nấm khô vằn lúa Rhizoctonia có phạm vi kí chủ trên 180 loài cây
Virus khảm lá thuốc lá (Tabacco mosaic virus) có phạm vi kí chủ tới 230 loài cây
Tính chuyên hoá còn thể hiện ở tính “chuyên hoá mô”, “chuyên hoá cơ quan”,
“chuyên hoá bộ phận” : có kí sinh chỉ hại ở gốc thân, có kí sinh chỉ phá ở rễ, có kí sinh lại tập trung phá ở hoa và quả hay ở lá
Một số kí sinh lại thể hiện sự phá hoại mang “tính chuyên hoá giai đoạn” hay tính
“chuyên hoá tuổi sinh lý” Bệnh chỉ phá hoại ở cây non hay cây già
2.6 Những khái niệm về ký chủ
Cây ký chủ: như đ? định nghĩa cây kí chủ là cây mà ở đó kí sinh lấy chất dinh dưỡng
để sống, phát triển và sinh sản Cây kí chủ thường được gọi tên theo các khái niệm khác nhau: cây kí chủ chính, cây kí chủ phụ, cây kí chủ trung gian và cây kí chủ dại
Ví dụ: Bệnh bạc lá lúa có thể hại trên lúa và một vài cây cỏ, nhưng lúa được coi là cây kí chủ chính và gọi tên là một bệnh lúa vì lúa là cây có ý nghĩa kinh tế cao nhất trong
số các cây bị bệnh Cây cỏ được coi là cây kí chủ dại Bệnh gỉ sắt ngô sinh ra nhiều dạng bào tử và các bào tử thường buộc phải sống trên các cây khác nhau Giai đoạn bào tử hạ và bào tử đông sống trên cây ngô, giai đoạn bào tử xuân sống trên cây chua me đất (Oxalis sp.) Cây chua me đất được coi là cây kí chủ trung gian
Trang 15Ký chủ phụ thường dùng để chỉ những cây trồng có giá trị kinh tế thấp hơn như bệnh hại cây lúa mì có thể có trên cây cao lương thì cao lương có thể được coi là ký chủ phụ III CHẩN ĐOáN BệNH CÂY
3.1 Mục đích
Chẩn đoán bệnh cây nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện bên ngoài của bệnh, phân biệt rõ với các hiện tượng bệnh do ký sinh khác và do môi trường gây nên, từ đó có biện pháp phòng trừ đúng đắn
3.2 Các điều kiện cần thiết để chẩn đoán bệnh cây
a) Người làm công tác chẩn đoán: Để chẩn đoán được bệnh cây người làm công tác chẩn đoán phải là người được đào tạo chính quy môn bệnh cây và ít nhất có 3-5 năm tham gia các hoạt động điều tra, nghiên cứu bệnh cây
b) Thông tin về cây và khu vực cần chẩn đoán: phải biết rõ chất đất, chế độ chăm sóc, đậc điểm giống cây, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện khí hậu thời tiết, mùa vụ, các biện pháp phòng trừ đ? thực hiện, các cây trồng vụ trước
c) Cần có những trang thiết bị và tài liệu tối thiểu để chẩn đoán bệnh chính xác như: kính hiển vi quang học, các trang thiết bị khác để nuôi cấy vi sinh vật Tối thiểu có Kit ELISA để xác định (nếu là bệnh virus) có các hoá chất cần thiết giúp cho chẩn đoán nhanh
và chính xác
3.3 Khái quát về các bước chẩn đoán bệnh cây
Bước1: Quan sát bao quát đồng ruộng để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh và giống bị hại chủ yếu, mức độ hại và thời gian xuất hiện bệnh
Bước 2: Phân biệt triệu chứng bệnh đặc biệt khác với các bệnh do ký sinh khác và môi trường gây ra Tìm ra được những điểm đặc thù của bộ phận bị hại
Bước 3: Xác định được vi sinh vật gây bệnh và đặc điểm của chúng để đi đến khả năng phòng trừ có hiệu quả và kinh tế nhất
Chẩn đoán bệnh khá phức tạp, lý do chủ yếu là vì cây bệnh buộc phải tồn tại và phát triển trong điều kiện sinh thái môi trường luôn biến động Tình trạng bệnh lý lại phụ thuộc loài, giống, tuổi cây và bản chất vi sinh vật gây bệnh Do đó, cần có tác phong linh hoạt và đặc biệt không bỏ qua các chi tiết đặc biệt thu được hiệu quả cao
3.4 Các phương pháp chẩn đoán bệnh cây
a Phương pháp chẩn đoán bằng triệu chứng bên ngoài
Dù chẩn đoán bằng phương pháp nào đi nữa, thì cuối cùng kết luận về triệu chứng bên ngoài vẫn là một phương pháp rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh cây Thông qua các biểu hiện bằng triệu chứng bên ngoài, chúng ta có thể hiểu biết ít nhiều về nguyên
Trang 16là phải tìm ra đặc điểm riêng biệt của từng loại nhóm bệnh và từng loại nguyên nhân gây bệnh để có thể so sánh chúng với nhau, tránh mắc phải những nhầm lẫn
Luôn luôn phải lưu ý một hiện tượng: một nguyên nhân gây bệnh có thể gây ra nhiều dạng triệu chứng khác nhau và ngược lại - một triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ khi bệnh gây ra trên một cây - phụ thuộc vào giống cây khác nhau, chăm sóc khác nhau và điều kiện sinh thái và khí hậu khác nhau vào bản chất của nguyên nhân gây bệnh khác nhau đặc biệt là tính độc của vi sinh vật khác nhau
Chẩn đoán bằng triệu chứng luôn rất quan trọng, rất kinh tế và mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, trong chẩn đoán bệnh cây nếu chỉ sử dụng một phương pháp có thể còn phiến diện nên người ta thường dùng nhiều phương pháp phối hợp nhau để kết luận nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác
b Phương pháp chẩn đoán bằng kính hiển vi quang học thông thường
Những vi sinh vật có thể kiểm tra bằng kính hiển vi bao gồm nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn…Virus, phytoplasma, viroide không thể sử dụng kính hiển vi thường mà phải dùng kính hiển vi điện tử phóng đại hàng vạn đến hàng chục vạn lần để quan sát vì chúng rất nhỏ bé Muốn chẩn đoán vi sinh vật bằng kính hiển vi thường phải có một số điều kiện sau:
- Phải nắm vững phương pháp sử dụng kính hiển vi quang học
- Thu mẫu nấm, vi khuẩn ở ngoài đồng phải là mẫu có vết bệnh đang phát triển hoặc
mới hình thành Nếu lấy vết bệnh đ? cũ dễ nhầm nguyên nhân gây bệnh với các vi sinh vật hoại sinh, phụ sinh rơi ngẫu nhiên và mọc tạp trên bề mặt vết bệnh
- Nếu vết bệnh mới chưa có bào tử hay dịch bào tử thì cần để mẫu lá bệnh (thân,
cành, quả) vào hộp ẩm petri có lót giấy ẩm để trong điều kiện nhiệt độ phòng hay trong tủ
ấm ở nhiệt độ ấm (300C) hàng ngày phát hiện sợi nấm và bào tử xuất hiện trên bề mặt vết bệnh để lấy mẫu quan sát
- Có thể quan sát trực tiếp bào tử trên vết bệnh dưới kính hiển vi: về hình dạng, màu
sắc, đo kích thước của bào tử, hoặc dùng phương pháp nhuộm methylen xanh, nitrat bạc 10% từ 3-5 phút, thấm khô nhẹ rồi nhuộm tiếp vào dung dịch KOH 10%, hay nhuộm KMnO4 5%, hoặc Fucsin Fenol…để phát hiện thể sợi nấm hay vi khuẩn có trong mô bệnh
- Khi quan sát vi khuẩn có thể thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhanh như ngâm 1
đầu lá bệnh vào dung dịch NaCl 1% trong 15 - 30 phút và quan sát giọt dịch vi khuẩn xuất hiện ở đầu lá nhô lên mặt nước Nhuộm gram, nhuộm lông roi, xem trên kính dầu ở độ phóng đại hơn 400 lần và mô tả hình dạng, màu sắc, đo đếm kích thước, vi khuẩn một
Trang 17cách chính xác Tế bào vi khuẩn còn có thể được quan sát rõ trên kính hiển vi huỳnh quang khi dùng phương pháp nhuộm kháng thể huỳnh quang vi khuẩn
c Phương pháp chẩn đoán sinh học
Với vi sinh vật chủ yếu là nấm và vi khuẩn khi cần phải phân lập trên môi trường có thể dùng một mẩu nhỏ mô cây mới nhiễm bệnh Cắt phần lá gần vết bệnh cấy vào môi trường, dùng phương pháp pha lo?ng và cấy truyền để phân ly Các loại môi trường thường dùng là: môi trường Water Agar (WA) (thường dùng 20g Agar và 1000ml nước cất) Sau
đó là các môi trường phân lập nấm (mPDA, CLA, PDA, CMA…) môi trường phân lập vi khuẩn (SPA, King’s B, TZC, Wakimoto, PS, PG, PGA…)
Trong các môi trường, có những môi trường gọi là môi trường tổng hợp (tất cả các chất đều biết rõ thành phần hoá học, thường là các môi trường lỏng) Môi trường bán tổng hợp là môi trường có một số chất hoặc một chất không rõ thành phần hoá học
Ví dụ: môi trường PGA: Khoai tây : 200g - chưa rõ thành phần hoá học
d Phương pháp dùng kháng huyết thanh chẩn đoán bệnh
Kháng huyết thanh để chẩn đoán bệnh hại đ? được thử nghiệm dựa trên hiện tượng khi có một chất lạ (kháng nguyên) vào cơ thể, cơ thể sẽ có khả năng kháng lại bằng cách tạo đáp ứng miễn dịch hình thành kháng thể Lúc đầu, phương pháp này sử dụng cho bệnh virus nhưng nay phổ biến cả trong chẩn đoán vi khuẩn và một số bệnh khác
Kháng thể đa dòng (Polyclonal antibody)
Khi ta tiêm dịch virus được làm tinh khiết từ cây chỉ thị bị nhiễm bệnh vào cơ thể
động vật, cơ thể động vật sẽ thực hiện đáp ứng miễn dịch Trong trường hợp này cơ thể
động vật đ? tạo nên nhiều kháng thể do nhiều dòng tế bào B tạo ra Đó chính là polyclonal antibody hay gọi là kháng thể đa dòng Trong chẩn đoán bệnh cây kháng thể
đa dòng có hiệu quả rất cao trong việc loại trừ cây bị bệnh dù chúng ở chủng nào thuộc cùng một loài vi sinh vật gây bệnh
Kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibody)
Là kháng thể không nhân lên trong cơ thể động vật mà nhân lên trong tế bào ung thư
Trang 18Milstein và Kohler (1975) như sau: Tế bào lympho B có gen m? hoá Ig (tạo kháng thể) +
tế bào u tuỷ Myecoma (nhân nhanh) của một động vật bị ung thư Hai tế bào này dung hợp với nhau và được nuôi trong môi trường HAT (chứa hypoxantin, aminorperin và tomidin) chúng tạo ra tế bào lai Thực hiện nuôi cấy đơn bào trên bản plastic trong điều kiện vô trùng tuyệt đối ta thu được dòng 1, 2, 3, 4,…Từ đó sản xuất được kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody) Kháng thể đơn dòng có thể phát hiện tới chủng (strain) của virus hay nòi (race) của vi khuẩn và nấm gây bệnh hại thực vật
Kháng nguyên (virus có trong dịch lá bệnh) sẽ kết hợp với kháng thể (có trong kháng huyết thanh) đều tạo kết tủa dù là kháng thể đơn dòng hay đa dòng
Kháng huyết thanh luôn có tính đặc hiệu cao:
Phương pháp ELISA direct (DAS - ELISA), phương pháp indirect là những phương pháp sử dụng phổ biến trên thế giới cho đến nay, những phương pháp này vẫn dùng rộng r?i trong sản xuất và được coi là phương pháp huyết thanh chính xác nhất được sử dụng hiện nay Chi tiết các quy trình của phương pháp ELISA như sau:
Phương pháp DAS - ELISA (Double antibody sandwich - ELISA) hay còn gọi
là phương pháp ELISA trực tiếp
Bước 1: Cố định IgG đặc hiệu của virus vào bản ELISA
IgG hoà trong dung dịch đệm carbonate, cho vào mỗi giếng 100 àl Đặt bản ELISA trong hộp ẩm, để vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian 2 - 4h Sau khi ủ, giếng được rửa bằng dung dịch đệm rửa (PBS - T) ba lần, mỗi lần trong 3 phút
Trang 19Bước 2: Cố định dịch cây vào bản ELISA
Nghiền mỗi mẫu 2 g trong đệm chiết (PBS - T + 2% PVP) với độ pha lo?ng 1/10 và 1/20 Dịch cây được nhỏ vào bản ELISA với lượng 100àl /giếng Sau đó đặt bản ELISA vào hộp ẩm để trong tủ lạnh ở – 40C qua một đêm hoặc có thể ủ ở 370C trong khoảng 2 - 4h Trong quá trình này IgG sẽ xảy ra liên kết giữa IgG và kháng nguyên (nếu mẫu là mẫu
bị nhiễm bệnh) Sau khi ủ bản ELISA được rửa như bước 1
Bước 3: Cố định IgG liên kết enzyme
Hoà IgG liên kết enzyme (IgG - E) trong dung dịch đệm liên kết (PBS -T + 2% PVP + 0,2% Ovalbumin) theo tỷ lệ cho vào giếng với lượng 100 àl/giếng Bản ELISA được ủ ở
370C trong 2h và rửa như bước 1
Bước 4: Cố định chất nền vào bản ELISA
Hoà chất nền NPP (nitrophenol phosphate) vào dung dịch đệm substrate (theo tỷ lệ 0,25 - 0,5mg/1ml dung dịch đệm) Sau đó nhỏ vào mỗi giếng 100 àl Bản ELISA để trong hộp ẩm được đặt ở nhiệt độ trong phòng thí nghiệm Sau 1h các giếng có màu vàng là giếng có phản ứng dương tính, giếng không màu là không có phản ứng Kết quả được đọc chính xác hơn trên máy đọc ELISA (ELISA reader) ở bước sóng 405 nm
Để cố định màu sắc của bản ELISA, bảo quản trong tủ lạnh 40C nếu cần xem lại vào khi khác có thể dùng dung dịch NaOH 3M nhỏ vào mỗi giếng 25 - 30 àl
Phương pháp Indirect ELISA hay còn gọi là phương pháp ELISA gián tiếp Bước 1: Cố định dịch cây (nghi là bị bệnh) cần kiểm tra vào bản: cần mỗi mẫu 0,2 g lá cho vào túi nilon nghiền trong dung dịch PBS với tỷ lệ lá/dung dịch đệm là 1/20 - 1/100, nhỏ vào bản 100 àl /giếng Sau đó để bản ELISA vào hộp ẩm và ủ qua một đêm ở nhiệt độ
40C
Bước 2: Chuẩn bị mẫu cây khoẻ (cây đ? được kiểm tra ELISA không bị nhiễm) nghiền trong dung dịch đệm pha huyết thanh (PBS - T 1000ml + 2% PVP + 0,2% Ovabumin) theo tỷ lệ 1/20 Lọc qua vải lọc ta thu được dịch cây khoẻ Cho kháng huyết thanh vào dịch cây khoẻ theo nồng độ đ? pha lo?ng tuỳ từng loại kháng huyết thanh khuấy
đều và để 45 phút trong điều kiện 370C
Bước 3: Rửa bản ELISA với đệm PBS - T 3 lần trong 3 phút
Bước 4: Cố định kháng huyết thanh vào bản ELISA, nhỏ vào mỗi giếng 100 àl kháng huyết thanh đ? pha lo?ng trong dịch cây khoẻ Sau đó cho bản ELISA vào trong hộp ẩm và
để ở điều kiện nhiệt độ 370C trong thời gian từ 1 - 1h 30 phút
Bước 5: Rửa bản ELISA như ở bước 3
Bước 6: Cố định kháng huyết thanh của kháng nguyên IgG thỏ (hay kháng huyết
Trang 20ELISA vào hộp và để qua một đêm ở tủ lạnh 40C (hoặc để ở nhiệt độ 370C trong 1h - 1h 30 phút)
Bước 7: Rửa bản ELISA như bước 3
Bước 8: Cố định chất nền và đánh giá kết quả:
- Pha 0,25 - 0,3 mg NNP/1ml đệm subtrate rồi hoà tan bằng máy khuấy từ
- Sau đó nhỏ dung dịch trên vào bản ELISA, 100 àl/ giếng
Đưa bản ELISA vào hộp ẩm và để trong nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 200C) trong thời gian từ 30 - 60 phút
Phương pháp chẩn đoán kháng huyết thanh và ELISA là những phương pháp chẩn
đoán protein Cho tới nay (2006) vẫn là phương pháp được ứng dụng rộng r?i để chẩn đoán virus ở người, động vật và thực vật đ? đượng các h?ng Agdia, Biorad (Mỹ), nhiều h?ng sản xuất của Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan thương mại hoá và đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm do giá trị của các sản phẩm này rẻ và độ chính xác cao Những phương pháp chẩn
đoán sinh học phân tử là phương pháp phát hiện ARN và ADN Từ những năm 80 khi phương pháp sinh học phân tử ra đời thì việc xác định virus thực vật bắt đầu phát triển ở mức độ phân tử Có rất nhiều phương pháp sinh học phân tử được ứng dụng, song tới nay PCR (polymeraza chain reaction) là phương pháp được sử dụng rộng r?i và mang lại hiệu quả cao nhất Phương pháp được thực hiện trên cơ sở khả năng tái tổ hợp của ADN, ARN invitro Muốn thực hiện khả năng này cần có các điều kiện cơ bản sau: Tách được 1 lượng nhỏ ADN nguyên bản, trộn với một tập hợp các chất trong môi trường muối đệm gồm Taq Polymeraza, dNTPs (Deoxyribonucletit triphophates), MgCl2 Một hoặc hai đoạn nucleotit làm mồi (primer)
Tóm tắt các bước của phương pháp PCR gồm:
- Bước 1: Sợi ADN kép được xử lý ở 940C trong 5 phút tạo thành 2 sợi đơn
- Bước 2: Đoạn bổ sung sợi đơn ADN và đoạn mồi ghép cặp ở 30 - 650C trong 3 giây
- Bước 3: Tổng hợp sợi đơn mới ADN ở 65 – 750C trong 2 - 5 phút
- Bước 4: Quay trở lại bước 2 sau khi ADN kép lại tách thành 2 sợi đơn ở 940C trong
30 giây….sản phẩm PCR được điện di trên gel Agarose hoặc gel Polyacrylamide
Trang 21g Phương pháp hiển vi điện tử
Phương pháp kính hiển vi điện tử là phương pháp quan trọng để phát hiện các virus, phytoplasma, viroide gây bệnh ở thực vật mà kính hiển vi thông thường với độ phóng đại nhỏ không thực hiện được
Max Knol, Ernett Ruska (1931) là nhóm các nhà khoa học đ? chế tạo thành công kính hiển vi điện tử Từ đó, virus thực vật và động vật đ? được quan sát chính xác về hình thái, cấu tạo Hiển vi điện tử có hai loại kính chủ yếu là:
Kính hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscope) và hiển vi điển tử quét (scaning electron microscope) Kính hiển vi điện tử truyền qua là loại kính được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu bệnh cây Để thực hiện được kỹ thuật quan sát và chụp
ảnh hiển vi điện tử có thể xem trực tiếp mẫu (phương pháp DIP) hoặc xem mẫu vi sinh vật (chủ yếu là virus) đ? được làm tinh khiết Hoặc cắt lát cắt mô bệnh cực mỏng bằng máy cắt siêu mỏng (Ultra microtom) để quan sát virus trong mô tế bào cây bị nhiễm bệnh Tất cả các phương pháp tạo mẫu trên đều sử dụng nhiều thuốc nhuộm và hoá chất để cố định mẫu vật và khi thực hiện lát cắt siêu mỏng phải tiến hành với máy cắt trong chân không
Từ phương pháp hiển vi điện tử làm cơ sở ngày nay đ? ra đời và phát triển nhiều kỹ thuật mới như hiển vi lực nguyên tử, hiển vi từ lực, hiển vi quét hiệu ứng đường ngầm
h Các phương pháp khác
Đối với một số bệnh hại thực vật trước đây người ta đ? dùng một số phương pháp
đơn giản với độ chính xác khoảng 80% để chẩn đoán sơ bộ bệnh hại:
ư Dung dịch Rezocin 10% khi nhuộm màu lát cắt mỏng ở củ khoai tây phát hiện thấy các bó mạch libe bị nhuộm màu xẫm là hiện tượng củ đ? bị nhiễm virus cuốn lá (Potato leafroll virus - PLRV)
ư Dung dịch sunfat đồng CuSO4.5 H2O 3% nhuộm màu nâu đỏ khi xử lý mô cây họ
cà, họ bầu bí có thể phát hiện sự nhiễm bệnh do virus Cucumber mosaic (CMV)
ư Phương pháp giám định nhanh bệnh vàng lá Greening bằng nhuộm Iod và dùng giấy thử NCM cho kết quả tốt
ư Phương pháp đo độ nhớt, độ đục của dịch cây cũng là phương pháp chẩn đoán sơ
bộ bệnh hại trong trường hợp cây bị bệnh dịch cây thường có độ đục cao hơn
ư Phương pháp huỳnh quang để chẩn đoán mô quả, hạt bị bệnh dựa vào sự phát sáng của mô bệnh khi ta chiếm nguồn sáng từ đèn thạch anh có bước sóng khác nhau
ư Phương pháp chẩn đoán bệnh trên hạt giống trước khi gieo trồng: Sau khi lấy mẫu kiểm tra hạt theo quy định, có thể thực hiện phương pháp rửa hạt rồi ly tâm nhẹ và quan sát dịch thu được trên kính hiển vi để phát hiện bào tử hay sợi nấm bệnh hại Dùng cách khử trùng đất thí nghiệm rồi ngâm ủ hạt và gieo trên đất vô trùng phát hiện cây con bị
Trang 22ư Với tuyến trùng: người ta lấy mẫu đất ở chiều sâu từ 5 – 20 cm và sử dụng phương pháp Bekman (1995) Lọc tuyến trùng qua lưới lọc 25 àm sau khi đ? ngâm mẫu đất từ 24 -
48 h Hoặc ngâm rễ cây trong cốc nước 2 - 3 h ta thu được tuyến trùng ở đáy cốc và dùng kính lúp phóng đại 50 lần để quan sát
ư Phương pháp phát hiện giọt dịch vi khuẩn: có thể dùng lá (bệnh bạc lá lúa) hay thân (bệnh héo xanh cây họ cà) ngâm vào dung dịch 1% NaCl hoặc nước sạch, sau 20 - 30 phút sẽ thấy giọt dịch vi khuẩn xuất hiện ở đầu lá hay ở lát cắt thân nhô lên mặt nước
Trang 23Chương II Sinh thái bệnh cây
Sinh thái bệnh cây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ký sinh gây bệnh với cây trồng và
điều kiện môi trường - bao gồm cả các sinh vật khác trong hệ sinh thái quanh cây trồng
Đây là một mối quan hệ khá phức tạp, kết quả của sự tương tác này là quá trình phát sinh
ra bệnh cây hay không? để xem xét quá trình này cần phải nghiên cứu các nội dung sau:
- Nguồn bệnh: dạng tồn tại của nguồn bệnh và vị trí tồn tại của nguồn bệnh
ư Quá trình xâm nhiễm lây bệnh của vi sinh vật gây bệnh
ư Các điều kiện phát sinh bệnh cây và dịch cây
2.1 Dạng tồn tại và vị trí tồn tại của nguồn bệnh
Nguồn bệnh là các dạng bảo tồn khác nhau của vi sinh vật gây bệnh ở các thực vật sống hoặc vật liệu thực vật khi gặp các điều kiện môi trường thay đổi tương đối phù hợp sẽ lây nhiễm để tạo cây bị bệnh đầu tiên trên đồng ruộng
Trong điều kiện sinh thái của nước ta, một nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh ở các tỉnh miền Bắc Địa hình lại thay đổi, nhiều núi ở phía Tây, bờ biển dài, vì vậy khí hậu và đất đai có rất nhiều sự khác biệt giữa các vùng dẫn đến thành phần các loại cây trồng rất phong phú, đa dạng và tiềm ẩn một nguồn bệnh hại luôn có khả năng gây ra sự bùng phát dịch ở nhiều khu vực
Nguồn bệnh lưu giữ lại sau thu hoạch, qua đông, qua hè thường là các nguồn bệnh ở trạng thái tĩnh ngừng hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản Hiện tượng này liên quan đến điều kiện môi trường đặc biệt là đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ trồng trọt và
đặc điểm riêng biệt của từng loài, chủng vi sinh vật gây bệnh
a Dạng tồn tại
Về số lượng các vi sinh vật gây bệnh là vô cùng phong phú và đa dạng Nguồn bệnh trong tự nhiên tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của các nhóm ký sinh Virus thường tồn tại ở thể tĩnh virion, ở dạng thể vùi (X thể) trong tế bào thực vật, đó
là một tập hợp hàng triệu, tỷ virus
Vi khuẩn tồn tại ở dạng tế bào vi khuẩn dạng tĩnh, hầu như các vi khuẩn gây bệnh cây là vi khuẩn không có nha bào – do đó một dạng khác là dạng hạt keo vi khuẩn (một tập hợp rất nhiều – hàng triệu tế bào thành một khối lớn) tồn tại một thời gian khá dài trong tự nhiên
Phytoplasma và viroide tồn tại ở dạng hạt hay dạng sợi trong tế bào thực vật
Trang 24Nấm là nhóm vi sinh vật gây bệnh có nhiều dạng tồn tại vào loại phong phú nhất trong các nguyên nhân gây bệnh cây
Dạng phổ biến của nấm là dạng sợi nấm tồn tại trong mô cây, cành, lá, quá, hạt Các dạng biến thái của sợi như hạch nấm có sức chống chịu cao trong các môi trường
là nguồn bệnh rất quan trọng để duy trì nòi giống, nên khá nhiều trường hợp hạch là giai
đoạn bắt buộc trong chu kỳ sống của một loài nấm như một số nấm hạch có thể tồn tại tới vài năm
Ví dụ: Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn), bệnh héo rũ trắng gốc cây trồng cạn (Scleroticum rolfsii Sacc), bệnh thối hạch cây hoa thập tự (Sclerotinia sclerotiorum (Lib)
De Bary)
Dạng tồn tại khác nhau của nấm là các dạng bào tử sinh từ cơ quan sinh trưởng, dạng bào tử vô tính, bào tử hữu tính của nấm gây bệnh cây Trong các bào tử sinh ra từ cơ quan sinh trưởng, bào tử hậu (Chlamydospore) là dạng có vỏ dầy, sức sống mạnh là một nguồn bệnh rất quan trọng ở một số nấm như nấm Fusarium gây bệnh héo vàng ở cây Các dạng bào tử vô tính thường là bào tử của các loài nấm thuộc lớp nấm túi (Ascomycetes) một số nấm hạ đẳng thuộc lớp nấm tảo (Phycomycetes) Các bào tử hữu tính hình thành theo kiểu sinh sản hữu tính đơn giản nhất như bào tử trứng (Oospore) là dạng bào tử hữu tính sống rất khoẻ – khi rơi vào đất, hay đi vào hệ tiêu hoá của động vật Trải qua các thay đổi trong
điều kiện thiên nhiên, phần lớn bào tử trứng vẫn tồn tại và tiếp tục gây bệnh cây
Các dạng bào tử hữu tính như bào tử túi, bào tử đảm, cũng có thể là các dạng bảo tồn của nấm Mặc dù có thể có những dạng bào tử rất dễ mất sức sống như bào tử đảm của bệnh phồng lá chè do nấm Exobasisium vexans Masse, trong trường hợp này sợi nấm đóng vai trò quan trọng hơn Sự đa dạng sinh học của vi sinh vật thể hiện tính thích ứng khiến cho nhưng nghiên cứu về nguồn bệnh cần phải luôn năng động để phát hiện các dạng tồn tại mới
b Vị trí tồn tại của nguồn bệnh
Trong thực tế, trên đồng ruộng các dạng được coi là dạng tồn tại đ? trải qua một thời gian dài thử thách trong môi trường để sống sót và trở thành dạng tồn tại Tuy có một số ít trường hợp dạng tồn tại có thể độc lập sống trong môi trường, còn đa số trường hợp các dạng này đều phải được che chở bởi một mô thực vật sống hay đ? chết để chờ thời cơ lây bệnh trở lại vào cây
Trong các vị trí tồn tại, chúng ta có thể lấy một vài thí dụ:
- Tồn tại trong các hình thức nhân giống vô tính: qua hom giống, cành chiết, gốc ghép, mắt ghép, củ giống, các sản phẩm nuôi cây mô thực vật, môi trường nhân vô tính thường là một khối lượng lớn các mô sống Vì vậy, phần lớn các dạng tồn tại đều có thể có mặt trong các hình thức nhân giống vô tính – như nấm, vi khuẩn, phytoplasma, virus, viroide, tuyến trùng Vì vậy, khi nuôi cấy mô nhân giống cần kiểm tra kỹ mô sạch bệnh
Trang 25- Tồn tại trong các hình thức sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính bao gồm các nhân giống hữu tính tự nhiên tạo hạt, nhân giống hữu tính trong chuyển gen tạo những cây lai – nhiều loại nấm, vi khuẩn, tuyến trùng có thể tồn tại ở bên trong phôi hạt (như bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae tồn tại trong hạt lúa, vi khuẩn Ralstonia nicotianae tồn tại trong hạt thuốc lá, nấm lúa von Fusarium moniliforme tồn tại trong hạt lúa, )
Một số bệnh chỉ tồn tại nguồn bệnh ngoài vỏ hạt như bệnh gỉ sắt hại cây đậu do nấm Uromyces appendiculatus, hay bệnh phấn đen hại ngô do nấm Ustilago maydis – trong trường hợp này nếu hạt bị bệnh được xử lý bên ngoài nguồn bệnh có thể không còn Riêng bệnh do virus, phytoplasma, viroide là những kí sinh ở mức độ tế bào rất ít truyền qua hạt giống – bởi vì khi hạt giống bắt đầu già hoá thì môi trường không thuận lợi cho các vi sinh vật này phát triển Hàm lượng chất gây độc cho kí sinh hay ức chế ký sinh tăng cao khiến cho hạt trở nên ít bị bệnh Một cách giải thích khác là khi các nguồn bệnh virus, phytoplasma, viroide không nhiễm vào phấn hoa hay vào nhị cái thì hạt cũng không bị nhiễm bệnh Trong các hạt giống chỉ có hạt các loại đậu đỗ là có một tỷ lệ nhiễm virus rõ rệt nhất – do đó khi trồng cây họ đậu phải xem xét loại trừ bệnh truyền qua hạt giống nói chung không nên sử dụng hạt ở cây họ đậu bị virus
Nguồn bệnh ở cây ký chủ, cây dại tàn dư và ở đất:
Cây ký chủ và cây dại (thường là các cây và cỏ dại cùng họ) thường mang theo nguồn bệnh rất lớn của vi sinh vật gây bệnh và tuyến trùng Sau đó, nguồn bệnh được giữ lại khi các tàn dư còn sót lại sau vụ trồng trọt như thân cành, rễ, quả, hạt, củ của những cây bệnh rơi xuống đất Tới khi các tàn dư bị thối mục, thường phần lớn vi sinh vật bị chết theo, một số nhóm vi sinh vật có khả năng rơi vào đất có thể sống nhờ một thời gian ở đất Một số nhóm vi sinh vật gây bệnh khác có khả năng rơi thẳng vào đất như các loại nấm hoại sinh và bán hoại sinh và sống khá lâu dài ở đất và có thể gây bệnh cho cây khi có điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp
Sản xuất nông nghiệp độc canh sẽ tạo điều kiện tích luỹ nguồn bệnh ngày càng nhiều, trái lại luân canh sẽ có tác dụng làm giảm nguồn bệnh rất lớn – nhất là với các vi khuẩn và nấm, tuyến trùng có phạm vi kí chủ hẹp sẽ dễ dàng bị tiệu diệt và vi sinh vật đối kháng trong đất có thể phát triển thuận lợi tiêu diệt vi khuẩn bệnh cây (trường hợp này người ta gọi là đất có hiện tượng “tự khử trùng”)
Nguồn bệnh có nhiều hay ít ở đất phụ thuộc rất nhiều vào sự phân huỷ các tàn dư cây trồng hay phân bón chưa hoai mục Vì vậy, nếu đất khô, tàn dư lâu phân huỷ bệnh thường xảy ra nặng hơn trên đất có độ ẩm cao hay ngập nước, tàn dư bị mục nát và bón phân chuồng đ? hoai mục Trong trường hợp này tất cả các yếu tố về đất đai, khí hậu, canh tác, rất ảnh hưởng tới nguồn bệnh ban đầu
2.2 Quá trình xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh cây
Vì đặc tính đa dạng sinh học và thích ứng của vô số vi sinh vật gây bệnh – quá trình
Trang 26trường hợp đ? xâm nhập vào cây thông qua lỗ hở tự nhiên như các lỗ khí khổng, thuỷ khổng và vết thương sây sát Virus và viroide thường xâm nhập qua các vết thương nhẹ có thể khó phát hiện thấy bằng mắt thường Một số trường hợp các loài nấm ký sinh chuyên tính có thể tự xâm nhập bằng cách tạo vòi hút có áp lực cao xuyên thủng lớp cutin và biểu bì ở lá, quả, cây để xâm nhập vào cây Bề mặt lá có nước ẩm có nhiều axit amin tự do,v.v là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập và gây bệnh
Ngoài các con đường xâm nhập trên các bộ phận cây như rễ, lông hút, mầm non và hoa cũng có thể là nơi ký sinh dễ dàng xâm nhập vào cây Trong quá trình xâm nhiễm vi sinh vật gây bệnh cần có một lượng “lượng xâm nhiễm” Lượng xâm nhiễm các vi sinh vật rất khác nhau – ví dụ đối với nấm có thể có những loài nấm chỉ cần một bào tử, có loài có
đến hàng ngàn bào tử; virus có loài chỉ có thể lây bệnh ở ngưỡng pha l?ng 1/1000 cũng có loài có thể lây bệnh ở mức pha lo?ng tới 1/1000000 Lượng xâm nhiễm này được gọi là
“lượng xâm nhiễm tối thiểu” cần có cho một vi sinh vật khi gây bệnh cây
Xem xét quá trình xâm nhập và gây bệnh cho cây trồng người ta có chia qúa trình này theo nhiều giai đoạn: Nếu lấy một loại nấm làm thí dụ – chúng ta có thể phân thành các giai đoạn sau:
a) Giai đoạn tiếp xúc: là giai đoạn bào tử bay ngẫu nhiên trong không khí hay truyền đi nhờ gió, nước chảy gặp được cây bệnh Giai đoạn này mang tính xác suất cao, chỉ có một lượng nhất định bào tử có thể tiếp xúc với cây bệnh Nếu tiếp xúc gặp lá có mặt ráp, có độ ẩm cao, tầng bảo vệ mỏng bào tử có thể bám giữ và chuẩn bị xâm nhập Một số bào tử gặp phải cây ký chủ có bề mặt lá trơn có thể bị rửa trôi hoặc mặt lá có nhiều lông không thể tiếp xúc với biểu bì lá sẽ không thực hiện được giai đoạn sau (người ta gọi hiện tượng này ở cây là tính miễn dịch cơ giới)
b) Giai đoạn nảy mầm: giai đoạn này cần nhất là phải có giọt nước và độ ẩm cao và
điều kiện nhiệt độ thích hợp
c) Giai đoạn xâm nhập và lây bệnh: Sau khi xâm nhập vào cây nấm có thể phát triển làm cây nhiễm bệnh Giai đoạn này cũng có thể kết thúc nhanh chóng nếu cây tiết ra các men hay độc tố làm vô hiệu hoá ký sinh (người ta gọi là miễn dịch hoá học) Nếu giai
đoạn này được thực hiện - ký sinh đ? thành công trong việc thiết lập quan hệ ký sinh - ký chủ và cây đ? bị bệnh
Khái niệm về thời kỳ tiềm dục -Thời kỳ ủ bệnh:
- Thời kỳ tiềm dục được tính từ khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cây cho đến lúc cây xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên
Thời kỳ tiềm dục là rất quan trọng, nếu thời kỳ này diễn ra ngắn, bệnh sẽ liên tục chuyển sang giai đoạn phát triển (tạo bào tử lây nhiễm lần tiếp theo) Nếu thời kỳ tiềm dục dài – bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh hơn ít tác hại hơn Quá trình này phụ
Trang 27thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng, ẩm độ,v.v nhưng quan trọng nhất là nhiệt độ Nhiệt độ thấp sẽ làm thời kỳ tiềm dục kéo dài
d) Giai đoạn phát triển của bệnh: là giai đoạn nấm phát triển mạnh, bắt đầu tạo cành bào tử, sinh rất nhiều bào tử và lây lan mạnh ra môi trường xung quanh
Quá trình xâm nhiễm và lây bệnh của nấm phụ thuộc rất nhiều vào cây ký chủ (tuổi non hay già), chế độ chăm sóc (thừa phân bón hay thiếu phân, cây còi cọc) đặc biệt khi bón mất cân đối Cây trồng ở mật độ dày hay thưa - có thực hiện luân canh hay độc canh,
có thực hiện vệ sinh đồng ruộng như trừ cỏ, làm đất sạch tàn dư, chế độ nước cho cây Quá trình này còn phụ thuộc mùa vụ gieo trồng - đặc biệt là ảnh hưởng của nhiệt độ, sau đó là
độ ẩm không khí, ánh sáng mạnh - đặc biệt là có tia cực tím sẽ ức chế hoặc tiêu diệt ký sinh Ngoài ra, độ pH của đất và cấu tượng đất cũng ảnh hưởng tới quá trình này
Về ký sinh thì tuỳ loại ký sinh gây bệnh – nói chung các loài có sức sống khoẻ – chống chịu được ngoại cảnh thì sẽ xâm nhập nhanh hơn Riêng virus, phytoplasma có nhiều loài khi xâm nhập không xảy ra các giai đoạn trên mà việc xâm nhập vào cây là nhờ các côn trùng có miệng chích hút đ? giúp đưa virus và phytoplasma vào sâu trong bó mạch libe Thời kỳ tiềm dục được tính từ lúc ấy cho đến khi cây xuất hiện triệu chứng bệnh 2.3 Chu kỳ xâm nhiễm của bệnh
Các bệnh hại cây đều có chu kỳ xâm nhiễm lặp lại nhiều lần mới có thể gây hại trên một ruộng, một vùng đất Sự lặp lại này tuỳ thuộc vào chu kỳ phát triển (của nấm bệnh) hay sự xuất hiện liên tục của môi giới truyền bệnh (virus, phytoplasma) và một trong những yếu tố quyết định là thời kỳ tiềm dục của bệnh ngắn – trong điều kiện môi trường,
đặc biệt là nhiệt độ thích hơp Sự lặp lại này đôi lúc có tác động của con người – khiến cho bệnh phát triển càng nhanh nếu ta vô tình vận chuyển, nhân giống cây bị bệnh – lan ra diện tích rộng
2.4 Các điều kiện phát sinh bệnh cây và dịch bệnh cây
Qua những đặc điểm của cây trồng, vi sinh vật gây bệnh và môi trường ba điều kiện cơ bản để phát sinh bệnh cây là:
a) Phải có mặt cây ký chủ ở giai đoạn cảm bệnh
b) Phải có nguồn bệnh ban đầu, vi sinh vật gây bệnh phải đạt “mức xâm nhiểm tối thiểu”
c) Phải có những điều kiện môi trường tương đối phù hợp để quá trình xâm nhiễm và gây bệnh có thể thực hiện được
Nếu cây ký chủ không có mặt trên đồng ruộng hoặc có mặt mà ở vào giai đoạn cây không mẫn cảm với bệnh thì cây không thể mắc bệnh Lượng vi sinh vật gây bệnh nếu
“không đạt mức xâm nhiễm tối thiểu” cây cũng không thể mắc bệnh Dù có đủ hai điều
Trang 28cho cây không bị mắc bệnh Tóm lại, nếu thiếu một trong ba điều kiện trên bệnh không thể phát sinh và cây trồng không thể bị bệnh
Bệnh cây phát sinh đ? gây thiệt hại cho một cây bệnh, một vườn cây, một ruộng, một nương bị bệnh Nhưng thiệt hại của bệnh sẽ trở nên trầm trọng khi bệnh phát sinh thành dịch – phá trên diện tích rộng lớn hàng vạn, hàng triệu ha – gây ra mất mùa, đói kém, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng Sự thiệt hại to lớn ấy bắt nguồn từ việc thay đổi cả về chất và lượng của ba điều kiện phát sinh bệnh cây đ? nêu ở trên.:
a) Về phía cây ký chủ:
Phải có mặt một diện tích lớn cây ký chủ ở giai đoạn cảm nhiễm và giai đoạn cảm nhiễm này trùng với thời kỳ bệnh lây lan mạnh
b) Về phía vi sinh vật gây bệnh:
Nguồn bệnh được tích luỹ số lượng rất lớn vượt xa mức “xâm nhiễm tối thiểu”, có khả năng sinh sản lớn truyền bệnh nhanh chóng và với số lượng vượt trội, có tính độc cao
và sức sống mạnh
c) Về phía môi trường: các điều kiện thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, cũng như môi trường đất, môi giới truyền bệnh nhiều, rất thuận lợi cho vi sinh vật sinh sản, truyền lan rộng lớn, nhanh chóng
Ba điều kiện trên phải trùng lặp trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, một thời điểm nhất định mới có thể dẫn tới dịch bệnh phát sinh tàn phá trên diện tích rộng lớn Về phía cây ký chủ độ đồng đều về đặc tính di truyền càng dễ dàng dẫn tới dịch bệnh nghiêm trọng hơn Dịch bệnh biến động nhưng điều kiện quyết định là cả ba yếu tố phải khớp nhau và xảy ra cùng một lúc (một thời điểm) và không phải bất cứ bệnh nào cũng xảy ra dịch Vì vậy có thể trong một thập kỷ, thậm chí trong một thế kỷ dịch chỉ xảy ra một vài lần (ví dụ bệnh lúa vàng lụi ở Việt Nam xuất hiện năm 1910, rồi 1920, 1940 rồi
1962 – 1966) Như vậy, bệnh cây biến động theo mùa và theo năm, quy mô của dịch bệnh có thể hẹp hoặc rộng hay gọi là dịch bệnh cục bộ và dịch bệnh toàn bộ Trong quá trình diễn biến dịch bệnh có thể có những biến động lớn Rất nhiều trường hợp cây tránh
được dịch bệnh, các yếu tố môi trường nhiều khi trở nên rất quan trọng
Ví dụ:
- Độ pH của đất cao cây họ hoa thập tự không bị bệnh sưng rễ cải bắp do nấm Plasmodiophora brassicae, còn ở độ pH thấp cây họ cà không bị bệnh do xạ khuẩn Streptomyces scabies
- Đất khô cây họ hoa thập tự, họ cà ít bị bệnh thối gốc do nấm Pythium và Phytophthora Trái lại, khi đất đủ ẩm cây lại chống được bệnh do xạ khuẩn Streptomyces scabies
Trang 29- Nấm Pythium và Phytophthora không xuất hiện khi nhiệt độ cao và ẩm độ thấp trên các cây rau
Qua một số ví dụ trên chúng ta có thể thấy bệnh cây cũng như dịch bệnh cây không phải lúc nào cũng có thể xuất hiện trên đồng ruộng một cách dễ dàng Với những hiểu biết ngày càng nhiều của con người, chúng ta có thể khống chế khả năng phát bệnh và phát dịch ở mức độ thấp nhất để bảo vệ sản xuất
2.5 Bệnh cây và môi trường :
Bệnh cây với các điều kiện sinh thái, đặc biệt là môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau Phần này được trình bày trong phần biện pháp canh tác trong phòng trừ bệnh cây và bệnh do môi trường ; sinh viên có thể tham khảo để bổ xung các kiến thức về sinh thái bệnh cây
Trang 30Chương III PHương pháp phòng trừ bệnh cây
3.1 Mục đích
Phòng trừ bệnh cây là nhằm mục đích hạn chế hay trực tiếp tiêu diệt bệnh hại để giảm thiệt hại về năng suất, phẩm chất của cây trồng tiến tới nâng cao năng suất phẩm chất cây trồng, bảo vệ môi trường cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững
Phòng có ý nghĩa quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao hơn trừ rất nhiều – trừ bệnh tuy là biện pháp bắt buộc phải thực hiện nhưng bao giờ cũng mang tính bị động và không tránh khỏi những mất mát Vì vậy, đặt ra kế hoạch phòng trừ sát với thực tế diễn biến của bệnh sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ được môi trường
3.2 Những nguyên tắc xây dựng biện pháp phòng trừ
3.2.1 Trước khi đi vào các biện pháp phòng trừ cần thấy rõ là các biện pháp phòng trừ có thể tập hợp thành một hệ thống biện pháp hay chỉ thực hiện một hay hai biện pháp trọng điểm
3.2.2 Khi sử dụng một biện pháp thì điều quan trọng nhất là phải dự đoán đúng thời
điểm để phòng trừ có hiệu quả nhất
3.2.3 Khi thực hiện một hệ thống biện pháp phòng trừ (hay nói cách khác - thực hiện
hệ thống quản lý tổng hợp bệnh hại – IDM)
Chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc và các biện pháp khi thực hiện phải đạt được
ba hướng sau:
- Có tác dụng tiêu diệt hay khống chế nguồn bệnh đầu tiên
- Ngăn chặn sự lây lan để cản trở bệnh không phá trên diện tích rộng
- Tăng tính chống chịu của cây giúp cây hồi phục, phát triển tốt
Khi thực hiện các biện pháp này phải:
- Đảm bảo tính liên hoàn, hợp lý trong quá trình trồng trọt một cây Có biện pháp là trọng điểm, có biện pháp là hỗ trợ, các biện pháp không triệt tiêu lẫn nhau
- Phải dựa vào đặc điểm loài và giống cây, đặc điểm ký sinh vật gây bệnh và đặc
điểm sinh thái bệnh hại
- Phải nắm được các đặc điểm vùng sinh thái (cây trong hệ thống luân canh, các cây dại, thành phần bệnh hại của chúng, đất đai, khí hậu thời tiết, mùa vụ) để dự báo bệnh hại
Trang 31- Phải nắm vững hoàn cảnh kinh tế của địa phương để đưa ra những biện pháp phòng trừ hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo vệ môi trường
3.3 Các biện pháp phòng trừ bệnh cây
3.3.1 Biện pháp sử dụng giống chống bệnh
Trước đây quan niệm về ký sinh rất đơn giản nhưng ngày nay trong một loài sinh vật gây bệnh có thể có nhiều nhóm chủng (strain) hay nòi (race) khác nhau Sự đa dạng sinh học và biến đổi gen di truyền đ? dẫn đến trong các mối quan hệ sinh thái bệnh cây có rất nhiều hiện tượng trước đây khó giải thích Theo Stakman và cộng sự (1914) giữa các chủng trong một loài vi sinh vật gây bệnh không thể phân biệt nếu chỉ dựa vào hình thái (morphology) mà cần phải dựa vào khả năng xâm nhiễm gây bệnh ở các cây chủ khác nhau Flor (1946) khi nghiên cứu bệnh gỉ sắt của cây lanh và nhận thấy: cứ mỗi gen kháng bệnh của cây chủ có một gen tương ứng không độc (aviruslence) của ký sinh gây bệnh và mỗi gen mẫn cảm của cây ký chủ lại có gen tương ứng có tính độc (viruslent) của ký sinh gây bệnh Phát hiện của Flor đ? trở thành thuyết “gen đối gen” Vanderplank (1963) cho rằng: có hai tính kháng đó là tính kháng dọc (vertical) được kiểm soát bằng một số gen kháng chính – những gen này biểu lộ tính kháng cao nhưng chỉ có tác dụng kháng với một
số chủng, loài gây hại Tính kháng ngang (horizontal) được quy định bởi nhiều gen kháng phụ, mặc dù tính kháng yếu nhưng có tác dụng kháng với hầu hết các chủng, loài gây hại Trong thiên nhiên, các loài cây dại thường được chọn lọc tự nhiên theo hướng chống chịu với môi trương và sâu, bệnh hại Trái lại, con người qua nhiều thế kỷ đ? chọn giống theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng không chú ý tới tính kháng vì vậy ngày nay khi hiểu rõ tính kháng của cây với bệnh hại người ta có tham vọng đưa các gen kháng vào những cây có phẩm chất cao, năng suất cao để bảo vệ chúng trước nguồn bệnh ngày càng biến đổi và đa dạng hơn Người ta đ? dùng phương pháp lai hữu tính cổ điển và phương pháp chuyển gen bằng kỹ thuật Protoplas hay bằng cách bắn gen vào tế bào cây chủ
Cây có gen kháng lại có năng suất cao, phẩm chất tốt là cây trồng lý tưởng với chúng
ta hiện nay Tuy vậy khả năng kháng của cây tạo được thường là kháng bệnh chiều dọc - nghĩa là chỉ chống được một chủng hay vài chủng vi sinh vật gây bệnh Nếu ta trồng giống cây kháng bệnh này nhiều năm trên đồng ruộng thì một lúc nào đó gặp một chủng mới (hay chủng lạ) của vi sinh vật gây bệnh - tính kháng sẽ không còn nữa cây dễ dàng bị nhiễm bệnh
và bị giảm năng suất, phẩm chất nặng nề Trong khi lai tạo ra một giống kháng và đưa được chúng vào sản xuất hàng chục năm Để khắc phục hiện tượng này, việc sản xuất giống sạch bệnh trở nên quan trọng; nếu một giống chống bệnh được chọn lọc sạch bệnh thì thời gian tồn tại của chúng trên đồng ruộng có thể kéo dài gấp 2,3 lần mang lại hiện quả kinh tế cao hơn hẳn
3.3.2 Biện pháp sử dụng giống sạch bệnh
Trang 32- Phải có nguồn giống sạch bệnh ban đầu được kiểm tra bệnh bằng ELISA hay PCR
để loại bỏ giống bị nhiễm, dù chỉ nhiễm mức độ nhẹ
- Giống phải nhân nhanh (bằng hạt với loài cây có hệ số nhân cao) bằng nuôi cấy mô với các loài nhân vô tính có hệ số nhân giống thấp
- Quá trình sản xuất trên luôn phải thực hiện trong nhà lưới cách ly vùng cách ly chống côn trùng truyền bệnh và vật liệu phải được kiểm tra nghiêm ngặt bằng ELISA và PCR để đảm bảo giống gốc sạch bệnh
Các hệ thống sản xuất giống sạch cho cây cam (Pháp, Mỹ, Đài Loan ), hệ thống khoai tây sạch bệnh (Đức, Pháp, Hà Lan, ) đ? mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
Biện pháp sản xuất cây sạch bệnh đ? được áp dụng với tất cả các giống cây trồng ở các nước phát triển Các công ty sản xuất giống có nhiệm vụ cung cấp 100% giống sạch,
có chất lượng cao, năng suất cao cho nông dân Nông dân không được phép tự giữ giống nếu giống đó không được công nhận thực hiện theo một quy trình sản xuất giống sạch nghiêm ngặt
3.3.3 Biện pháp canh tác
Những biện pháp canh tác như thời vụ, làm đất, tưới nước, chăm sóc, luân canh, xen canh, mà bất cứ hệ thống canh tác nào cũng thường xuyên thực hiện Nếu được trang bị những hiểu biết người ta có thể thực hiện các biện pháp này một cách có ý thức sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế cao Biện pháp canh tác có tác dụng:
- Làm thay đổi điều kiện sinh thái, thay đổi ký chủ, nguồn dinh dưỡng của ký sinh vật gây bệnh
- Tiêu diệt hoặc làm hạn chế ký sinh vật gây bệnh, cản trở sự lây lan và tồn tại của ký sinh vật gây bệnh
- Biện pháp canh tác có giá trị phòng bệnh rất cao và không gây hại môi trường a) Luân canh
Khi trồng độc canh, bệnh hại có khả năng tích luỹ nguồn bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn Luân canh là thay đổi cây trồng trên một đơn vị diện tích Khi luân canh các loại cây trồng không bị cùng một loài bệnh sẽ tạo được khả năng cách ly với nguồn bệnh Luân canh cải tạo đất tốt hơn, làm cho tập đoàn vi sinh vật đất phong phú cây sẽ ổn định phát triển và tăng năng suất Để xây dựng được một công thức luân canh cần nắm được các thông tin sau:
- Nắm được các điều kiện trồng trọt của vụ trước, thành phần các loại bệnh và sâu hại cây trồng trong các vụ trước
- Xác định được phổ ký chủ và thời gian tồn tại của nguồn bệnh cần phòng trừ
- Nắm được kế hoạch dự kiến sản xuất của vùng trước mắt và lâu dài
Trang 33Nếu nguồn bệnh có phổ ký chủ rộng hoặc thời gian tồn tại trong đất lâu dài thì luân canh khó có tác dụng trừ bệnh Nếu cây trồng khác định đưa vào công thức luân canh để tránh bệnh cần phòng trừ, nhưng lại mắc bệnh hoặc sâu khác nặng hơn thì không thể đưa vào công thức luân canh Cuối cùng, nếu kế hoạch sản xuất không cho phép, hoặc cây trồng đang có giá trị kinh tế rất cao, có thể phải áp dụng biện pháp khác không thể thay thế bằng một cây có giá trị kinh tế thấp mà không bị bệnh
Bệnh có khả năng truyền qua hạt hay có khả năng truyền bằng côn trùng, trong quá trình trồng trọt còn cần phải xử lý hạt giống, diệt côn trùng môi giới kết hợp với luân canh
ở Nga, luân canh chống bệnh héo vàng cây bông do nấm ở Mỹ, luân canh chống bệnh do tuyến trùng hại cây đậu tương đều mang lại những hiệu quả kinh tế rất lớn - bảo vệ được môi trường, chi phí ít tốn kém
b) Các kỹ thuật trồng trọt
ư Gieo trồng đúng thời vụ: thời vụ gieo trồng giúp cây thích ứng với điều kiện sinh thái khí hậu của loài và giống cây - đúng thời vụ cây sẽ phát triển mạnh, tăng khả năng chống bệnh và ngược lại
ư Làm đất và gieo trồng: kỹ thuật làm đất giúp cho cây sinh trưởng bộ rễ tốt, không tạo vết thương ở rễ Phương pháp làm dầm ải của nông dân Việt Nam có thể tiêu diệt hay hạn chế một phần các vi sinh vật gây bệnh Cày sâu vùi lấp hạch nấm, bào tử, sợi nấm xuống 15 - 20cm, ngâm ruộng bón vôi có thể làm các tàn dư mục nát – vi sinh vật bị tiêu diệt phần lớn, làm luống cao, thoát nước có thể bảo vệ cây thoát khỏi một số bệnh hại Thực hiện gieo hay trồng cây cần chú ý độ nông, sâu của hạt, của các hom khi đặt xuống
đất Phương pháp gieo, trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây và khả năng kháng bệnh
ư Sử dụng phân bón: lượng phân bón hợp lý theo đất, theo đặc điểm giống cây trồng
sẽ giúp cây tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và chống lại bệnh hại Phân đạm rất cần cho sự sinh trưởng thân lá, nhờ có lượng đạm tăng đ? làm cây phát triển mang lại nguồn chất hữu cơ dồi dào cho đất, trả lại cho đất độ phì nhiêu, vì vậy phân đạm rất quan trọng Tuy vậy, nếu lạm dụng bón quá thừa đạm một cách không cần thiết sẽ làm lượng đạm tự
do có nhiều trong cây, cây mềm yếu, hàm lượng SiO2 /N giảm, dẫn đến cây bị lốp, đổ, giảm năng suất và chất lượng hoa quả kém, dễ bị hư hỏng, thối trong bảo quản và một số cây dễ bị nhiễm bệnh: như lúa dễ bị bệnh đạo ôn, bạc lá Trái lại, khi thiếu đạm có thể bị bệnh đốm nâu, tiêm lửa Phân lân, kali bón thích hợp theo đất và giống cây trồng sẽ hỗ trợ cho việc bón đạm làm cây cứng, điều hoà NPK giúp cây đậu quả tốt, chống hiện tượng rụng hoa, Rất nhiều nguyên tố vi lượng như Bo, Mo, Mn, Fe, Cu, có vai trò quan cho sự phát triển của cây và cho đậu quả
ư Chế độ nước: chế độ nước rất quan trọng để cây phát triển bộ rễ và thực hiện quá trình cân bằng nước trong cây Độ ẩm quá cao, một số cây trồng dễ nhiễm bệnh do nấm
Trang 34nấm Alternaria hại lá Giữ độ ẩm đất 80% sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng là phù hợp với các cây trồng cạn Giữ chiều sâu nước ruộng từ 10 - 15 cm là phù hợp với lúa nước và nhiều cây trồng nước
ư Vệ sinh đồng ruộng: dọn sạch cỏ dại và tàn dư trước khi gieo trồng luôn mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ, xoá bỏ được phần lớn nguồn bệnh lây lan ban đầu và làm mất nơi cư trú của côn trùng truyền bệnh mang lại hiệu quả phòng bệnh rất cao
ư Dùng hơi nóng xử lý đất ở nhiệt độ 600C trong 60 phút diệt nấm bệnh
ư Nhổ bỏ cây bệnh, chặt cành bệnh, đốn đau, đốn tạo hình cho các cây ăn quả, cây công nghiệp để chống bệnh, đốt tàn dư cây bệnh
ư Đào rễ cây ăn quả phơi nắng để diệt nấm rễ (kết hợp dùng thuốc) ở vùng Địa Trung Hải
Các biện pháp này đơn giản, rẻ tiền, trong nhiều trường hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao
3.3.5 Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng các sinh vật đối kháng siêu ký sinh, chất kháng sinh, để tiêu diệt, hạn chế vi sinh vật gây bệnh cây Biện pháp sinh học không gây độc cho cây, cho người, cho gia súc, không gây ô nhiễm môi trường Biện pháp sinh học đ? được áp dụng từng phần hay được sử dụng như một biện pháp chủ yếu với một số bệnh hại ở các nước tiên tiến nhưng việc áp dụng biện pháp sinh học còn hạn chế
Biện pháp sinh học đ? được sử dụng theo ba hướng chính sau:
ư Sử dụng các siêu ký sinh (ký sinh bậc hai)
ư Sử dụng các vi sinh vật đối kháng và chất kháng sinh
ư Sử dụng Phytonxit
a) Các siêu ký sinh
Những vi sinh vật sống ký sinh trên cơ thể ký sinh vật gây bệnh cây được gọi là những ký sinh bậc hai hay siêu ký sinh Ký sinh bậc hai thường cũng là những loại nấm, vi khuẩn, virus, v.v
Trang 35Nấm Verticillium và nấm Cladosporium ký sinh trên bào tử nấm gỉ sắt cà phê Nấm Darlucafilum sống ký sinh tiêu diệt nhiều loài nấm gỉ sắt Nấm Cicinnobolus ceratii ký sinh trên sợi và cơ quan sinh sản của nấm phấn trắng Một số loại vi khuẩn Agrobacterium, Ralstonia sống ký sinh trên nấm Fusarium
Trong tự nhiên, siêu ký sinh chỉ xuất hiện khi ký sinh gây bệnh đ? phát triển và gây bệnh nặng trên cây, vì vậy sử dụng siêu ký sinh trong tự nhiên thường đạt hiệu quả thấp
ở các phòng thí nghiệm có những nghiên cứu hiện đại về siêu ký sinh trên thể giới, các môi trường nuôi ký sinh cấp 2 đ? ra đời, ngày nay các loại thuốc sinh học đ? được sản xuất và thương mại hoá này đ? được ứng dụng trong phòng trừ có hiệu quả
b) Các Phytonxit
Phytonxit là chất đề kháng do thực vật sản sinh ra có tác dụng tiêu diệt hay ức chế
vi sinh vật gây bệnh Các Phytonxit có trong rất nhiều loại thực vật có thể ở dạng bay hơi như ở củ hành, tỏi, rau ngải, sả, R.M Galachian cho rằng: dùng nước tỏi, hành xử lý hạt giống ngô, cà chua có tác dụng hạn chế, tiêu diệt nấm bệnh
3.3.6 Biện pháp hoá học:
Biện pháp dùng thuốc hóa học phòng chống bệnh cây đ? mang lại những khả năng trừ bệnh nhanh chóng, bảo vệ cây trồng Theo nhiều nhận xét của nhiều chuyên gia về hiệu quả kinh tế của thuốc hoá học thì thuốc có thể mang lại lợi nhuận gấp 10 lần Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không hợp lý, sai phương pháp sẽ mang đến hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, trực tiếp gây độc cho người, sinh vật có ích hoặc để lại dư lượng trong nông sản vượt mức cho phép, gây ngộ độc thực phẩm cho người và gia súc Nếu sử dụng liên tục một loại thuốc trừ bệnh ở một vùng sẽ dẫn đến kết quả làm vi sinh vật quen thuốc và chống thuốc
Thuốc trừ bệnh thường được sản xuất thành một số dạng chế phẩm như sau:
- Dạng bột thấm nước (WP) như Zinep
- Dạng kem khô (DF) như Kocide 61,4 DF
- Dạng kem nh?o (FL) như Oxyclorua đồng
- Dạng nhũ dầu (EC) như Hinosan 40 EC
- Dạng thuốc hạt (G) như Kitazin 10 G
Dạng thuốc hạt có thể rắc trực tiếp vào ruộng, còn tất cả các dạng thuốc khác phải hoà tan vào nước để phun lên cây
- Dạng lỏng tan (L) như Validacin 3 L
*Nguyên tắc và phương pháp sử dụng thuốc:
Sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (ở Việt Nam quy định):
Trang 36Phun rải thuốc nước, thuốc bột, thuốc hạt, thuốc xử lý giống đúng cách
Đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng thuốc:
+ Phải chuyên trở, cất trữ thuốc bằng phương tiện riêng biệt, nơi bảo quản xa khu dân cư, xa nguồn nước
+ Người ốm, người già, phụ nữ có thai, trẻ em không được tiếp xúc với thuốc
+ Không được ăn uống trong khi làm việc Phải rửa sạch chân tay, tắm gội sạch sẽ sau khi đùng thuốc
+ Nếu có hiện tượng thuốc tiếp xúc với da hay bị ngộ độc thuốc thì lập tức phải rửa, tẩy sạch, người bị nạn phải được đưa xa nơi có thuốc, phải được xử lý sơ cấp cứu, hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu
- Phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch để đảm bảo nông sản và thực phẩm không còn tồn dư thuốc gây ngộ độc cho người và động vật
Ngày nay, khoa học về thuốc hoá học phòng chống bệnh cây rất quan tâm tới việc sản xuất ra các loại thuốc có tính độc chọn lọc, phân huỷ nhanh nhằm diệt vi sinh vật gây bệnh, ít độc cho người và động vật và ít ảnh hưởng tới môi trường Tuy vậy, tuân thủ các nguyên tắc trên vẫn là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường sống của mỗi người và cộng đồng
Thuốc hoá học là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng là con dao hai lưỡi -
là biện pháp không thể thiếu nhưng khi dùng phải luôn thân trọng theo đúng các hướng dẫn trên
Thuốc phòng trừ bệnh cây bao gồm các hợp chất vô cơ, hữu cơ và kháng sinh Chúng
được dùng phun lên cây, xử lý giống, xử lý đất để phòng trừ một số nấm, vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng Ngoài ra, một số thuốc trừ sâu có tác dụng phòng trừ một số loài côn trùng môi giới truyền bệnh virus, ngăn chặn sự lây lan bệnh virus trên đồng ruộng
Dựa vào phương thức tác dụng của thuốc, người ta chia chúng thành 2 nhóm:
1- Các loại thuốc có tác dung bảo vệ cây: Các thuốc này phải được trải đều trên bề mặt các bộ phận thân, lá, quả của cây và hạt giống Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh, không để nấm bệnh xâm nhập gây hại cây Tiêu diệt côn trùng môi giới trước khi chúng truyền bệnh vào cây Thuốc có hiệu lực tốt nếu được dùng ngay trước khi cây nhiễm bệnh
Trang 372- Các thuốc có tác dụng tiêu diệt bệnh: Các loại thuốc có tác dụng thấm sâu hoặc nội hấp có khả năng tiêu nấm, vi khuẩn khi nấm, vi khuẩn đ? xâm nhập vào trong tế bào cây Bao gồm các loại thuốc khi xâm nhập vào trong cây, hoặc các sản phẩm chuyển hoá của chúng ở trong cây có thể gây độc trực tiếp đến vật gây bệnh Trong một số trường hợp khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hoá của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh
1- Nhóm thuốc chứa đồng
Bordeaux(Boocđô): Cách pha boocđô 1%: Hoà tan 1 kg sunfat đồng trong 80 lít nước Hoà 1kg vôi sống trong 20 lít nước Đổ từ từ dung dịch sunfat đồng vào nước vôi Vừa đổ, vừa khuấy đều Hỗn hợp tạo được có màu xanh da trời, hơi kiềm Dung dịch boocđô pha xong phải dùng ngay
Thuốc có tác dụng tiếp xúc, phun lên lá, có độ bám dính cao, tác dụng bảo vệ cây Hoạt tính chủ yếu là hạn chế sự nảy mầm của bào tử Thuốc chỉ phát huy tác dụng trước khi bào tử nấm nảy mầm Chỉ dùng khi cây trồng đang phát triển ở giai đoạn thuốc ít gây
độc cho cây Là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như mốc sương Phythophthora infestans trên cà chua, khoai tây; bệnh ghẻ trên táo; Plasmophora viticola trên nho, và Pseudoperonospora humuli trên cây hoa bia Nhưng thuốc ít có hiệu lực trừ các bệnh thuộc nhóm nấm phấn trắng Erysiphe Thuốc có thể gây cháy lá nếu pha không đúng hay trong điều kiện thời tiết quá ẩm Mận và đào rất mẫn cảm với thuốc khi gặp nhiệt độ thấp
Copper citrate (Tên thương mại - TTM): ải Vân 6.4 SL): Dạng lỏng, màu xanh thẫm, tan tốt trong nước Trừ được nhiều loại bệnh khác nhau ở Việt Nam thuốc được
đăng ký trừ bạc lá lúa
Copper hydroxide (TTM: Champion 37,5 SL, 57,6 DP, 77 WP; Funguran - OH 50 BHN; Kocide 53,8 DF, 61,4 DF): Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng bảo vệ, trừ sương mai hại nho, bắp cải và nhiều cây khác; cháy lá và mốc sương trên cà chua, khoai tây; Septoria trên dâu tây; Leptosphaeria, Septoria và Mycosphaerella trên ngũ cốc Copper oxychloride (TTM: Bacba 86 WP; COC 85 WP; Đồng cloruloxi 30 WP; Isacop 65.2 WG; PN-Coppercide 50 WP; Vidoc 30 BTN, 50 HP, 80 BTN): Thuốc trừ bệnh tiếp xúc phun lên lá với tác dụng bảo vệ Trừ bệnh sương mai cà chua, khoai tây và trên các loại rau khác; bệnh đốm lá của củ cải đường, cần tây, mùi tây, ôlive, nho; phấn trắng nho, hoa bia, rau bina và cây cảnh; bệnh thối và sẹo cây quả mọng, quả hạch; thối rễ măng tây; xoắn lá đào; thủng lỗ quả hạch; đốm lá và cuốn lá dâu tây; phồng lá và đốm lá chè; đốm lá và phấn trắng dưa chuột và dưa hấu; các loại bệnh vi khuẩn Không gây độc cho cây ở liều khuyến cáo, nhưng trong điều kiện nào đó có thể gây hại cà rốt, khoai tây
và gây đỏ lá ở một vài loài táo Không hỗn hợp với các thuốc chứa thuỷ ngân, thiuram và các thuốc dithiocacbamat, DNOC, lưu huỳnh vôi
Trang 38Copper sulfate (TTM: Đồng Hoocmon 24,5 crystal; Cuproxat 345SC; BordoCop Super 12,5 WP; BordoCop Super 25 WP): Thuốc trừ tảo và thuốc trừ khuẩn phun lên lá với tác dụng bảo vệ Thuốc trừ được hầu hết các loại tảo trong đầm lầy, hồ nước, nước uống,
hồ nuôi cá, ruộng lúa, suối, mương, bể bơi, v.v Đồng sunfat được hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô Cũng được dùng để bảo vệ gỗ Độ độc với thực vật: dễ gây độc cho cây nếu dùng riêng không hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô
2- Nhóm thuốc lưu huỳnh
2.1 Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố
Sulfur (TTM: Kumulus 80WP; Mapsu 80WP; Microthion special 80WP; Microthion special 80WG; OK-Sulfolac 80DF, 80WP, 85SC; Sulox 80WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ; có khả năng diệt nhện Thuốc được dùng pha nước 0,4 - 0,8% để phun trừ bệnh vảy trên táo, mận, đào; trừ phấn trắng trên nhiều loại cây trồng như nho, cây ăn quả, ngũ cốc, cây cảnh, dưa chuột, và các loại dưa khác, rau; đồng thời trừ
được nhện trên nhiều loại cây trồng Thuốc có thể gây độc cho một số cây trồng như bầu
bí, cây mơ và một số giống cây mẫn cảm với lưu huỳnh
2.2 Nhóm thuốc lưu huỳnh vô cơ
Calcium polysulfide (CaS Sx) Thu được bằng cách đun nấu 2 phần lưu huỳnh nguyên tố + 1 phần vôi sống + 10 phần nước Đun nhỏ lửa và quấy đều, đến khi lưu huỳnh tan hết Nước cốt thu được ở dạng lỏng, màu mận chín, có mùi trứng thối Tỷ trọng đạt cao nhất 1.285 tương đương 320B
Thuốc có tác dụng bảo vệ cây Calcium polysunfit có tác dụng trừ nấm bệnh và khi phân huỷ tạo thành lưu huỳnh nguyên tố cũng có tác dụng phòng bệnh Được dùng trừ bệnh sẹo hại cam quýt, phấn trắng trên nho bầu bí, dưa chuột Thuốc còn có tác dụng trừ rệp sáp và nhện trên một số cây trồng Nồng độ thường dùng 0,3 - 0,5 độ Bômê, phun thuốc khi trời mát, khi bệnh chớm phát Thuốc dễ gây hại cho đào, mơ, mận, bầu bí, khoai tây và hành Khi pha thuốc phải đo độ Bômê của nước cốt, dùng công thức sau để tính:
Không hỗn hợp với các thuốc trừ sâu bệnh khác
2.3 Nhóm thuốc Alkylen bis (dithiocacbamat)
Propineb (TTM: Antracol 70WP, Doremon 70WP, Newtracon 70WP): Tác động nhiều mặt như các thuốc trừ nấm dithiocarbamat khác Thuốc được dùng để phun lên lá có
Trang 39tác dụng bảo vệ Diệt bào tử và bào tử nảy mầm bằng tiếp xúc Được dùng để trừ bệnh phấn trắng, đốm đen, cháy đỏ mốc xám hại nho; sẹo và đốm nâu trên táo; đốm lá trên cây
ăn quả; Alternaria và Phytophthora trên khoai tây; phấn trắng, đốm lá Septoria và mốc lá trên cà chua; mốc xanh trên thuốc lá; rỉ sắt và đốm lá trên cây cảnh; rỉ sắt, đốm lá, phấn trắng trên rau Ngoài ra, thuốc cũng còn được dùng trên cam chanh, lúa và chè Loại thuốc bột thấm nước 70WP thường pha nồng độ 0,2 - 0,5% để phun lên cây Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm
Mancozeb (TTM: An-K-Zeb 80WP; Annong Manco 80WP, 430 SC; Cozeb45 80WP; Dipomate 80WP, 430SC; Dithane F-448 43EC; Dithane M45 80WP; Cadilac 80WP; Forthane 43SC, 80WP, 330FL; Man 80WP; Manozeb 80WP, ManthaneM46 37SC, 80WP; Manzate-200 80WP; Penncozeb 80WP, 75DF; Sancozeb 80WP; Than-M 80WP; Timan 80WP; Tipozeb 80WP; UnizebM-45 80WP; Vimancoz 80 BTN): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ Phun lên cây, xử lý hạt giống trừ nhiều loài nấm bệnh (thối lá, đốm lá, rỉ sắt, phấn trắng sẹo, v.v ) trên cây ngắn ngày, cây ăn quả, rau và cây cảnh v.v Dùng để trừ cháy sớm và sương mai cà chua khoai tây (1,36 kg a.i./ha); Các bệnh lở
cổ rễ Rhizoctonia solani và Streptomyces scabies trên khoai tây hạt; đốm lá dưa chuột, ngũ cốc, rau, hoa hồng, cẩm chướng, măng tây, đậu táo, mận (1,6 kg a.i./ha); bệnh phấn trắng hành, nho, tỏi tây, rau diếp, dưa chuột, thuốc lá, cây cảnh: Gleodes pomigera Glomerella cingulata, Microthyriella rubi và Physalospora obtusa trên táo; sẹo trên táo và mận (2,4 - 3.6 kg/ha) bệnh Sigatoka (Cercospora musea) trên chuối; bệnh thối đốm quả, thán thư của
đậu và dưa chuột; bệnh chết rạp trên rau, nhiều bệnh hại cây con và cây trồng khác Metiram complex (TTM: Polyram 80DF ): Thuốc tiếp xúc có tác dụng bảo vệ Thấm vào cây nhanh qua lá, thân và rễ Dùng trừ bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau như bệnh sẹo trên các cây ăn quả, rỉ sắt trên mận, phấn trắng và đốm đen trên nho; sương mai và cháy lá cà chua, khoai tây; phấn trắng thuốc lá; phấn trắng và rỉ sắt trên cây cảnh; bệnh trên bông, lạc Liều dùng thường từ 1,5 - 4,0 kg/ha Dùng xử lý hạt để trừ bệnh trên vườn ươm cho rau và cây cảnh
Zineb (TTM: Ramat 80WP; Tigineb 80WP; Guinness 72WP; Zin 80WP; Zineb Bul 80WP; Zinacol 80WP; Zinforce 80WP; Zithane Z 80WP; Zodiac 80WP): Thuốc có tác dụng kìm h?m hô hấp Thuốc trừ nấm có tác dụng bảo vệ, phun lên lá Trừ phấn trắng hại nho, hoa bia, hành, rau, thuốc lá và cây cảnh; rỉ sắt trên các cây ăn quả, rau và cây cảnh; bệnh cháy đỏ trên nho; bệnh mốc sương khoai tây và cà chua; đốm lá trên đậu, cây ăn quả; thán thư trên cam chanh, đậu, nho, sẹo táo, mận; đốm thối quả trên cây ăn quả: Cercospora trên chuối Nói chung không gây độc cho cây, trừ những cây mẫn cảm với kẽm như thuốc lá, bầu bí Không được hỗn hợp với các chất kiềm
2.4 Nhóm thuốc Dimetyldithiocacbamat
Thiram (TTM: Caram 85WP; Pro-Thiram 80WP; Pro-Thiram 80WG): Thuốc trừ
Trang 40cảnh.; rỉ sắt trên cây cảnh; sẹo trên táo đào và lê; cuốn lá và Monilia hại cây ăn quả Thuốc dùng đơn hay hỗn hợp với thuốc trừ sâu và trừ bệnh khác để xử lý hạt giống chống bệnh chết rạp trên vườn ươm (Pythium) và các bệnh khác như Fusarium trên ngô, bông, ngũ cốc, rau, cây cảnh
Ziram (TTM: Ziflo 76WG): Tác động tiếp xúc là chủ yếu; phun lên lá, có tác dụng bảo vệ Ngoài ra còn xua đuổi chim và chuột Trừ bệnh cho cây ăn quả, nho, rau và cây cảnh Trừ bệnh sẹo trên táo, lê, Monilia, Alternaria, Septoria, cuốn lá lá đào, đốm quả, rỉ sắt, đốm đen và thán thư; được quét lên thân ở dạng nh?o để bảo vệ cây ăn quả, cây cảnh
Có thể gây hại cho các cây mẫn cảm với kẽm như thuốc lá và dưa chuột Không hỗn hợp Ziram với các thuốc chứa sắt, đồng
3- Nhóm thuốc benzymeidazol
Benomyl (Bemyl 50WP; Ben 50WP; Bendazol 50WP; Benex 50WP; Benofun 50WP; Benọtigi 50WP; Binhnomyl 50WP; Candazol 50WP; Fundazol 50WP; Funomyl 50WP; Plant 50WP; Tinomyl 50WP; Viben 50BTN):
Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, vận chuyển chủ yếu hướng ngọn Có hiệu lực mạnh để trừ nấm trong lớp nấm túi, nấm bất toàn và nấm đảm trên ngũ cốc, các loại cây ăn quả, lúa và rau Thuốc cũng có hiệu quả diệt trứng nhện Thuốc được phun lên cây trước thu hoạch hay nhúng rau quả vào nước thuốc để trừ bệnh thối trong bảo quản Liều dùng trên rau và cây ngắn ngày 140 - 150 g a.i./ha; trên cây ăn quả 550 - 1100g a.i./ha Sau thu hoạch dùng 25 - 200 g/100l
Carbendazim (TTM: Acovil 50SC; Adavil 500FL; Agrodazim 50SL; Appencarb super 50FL; Appencarb super 75DF; Bavistin 50FL, 50SC; Derosal 50SC, 60WP; Carbenzyme 50WP, 500FL ) Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ Xâm nhập qua rễ và mô xanh; vận chuyển hướng ngọn Tác động kìm h?m phát sự phát triển của ống mầm, ngăn cản sự hình thành giác bám và sự phát triển của sợi nấm Thuốc được dùng để trừ nấm Septoria, Fusarium, Pseudocercosporella và phấn trắng Erysiphe trên ngũ cốc, đốm lá Alternaria, Sclerotinia và Cylindrosporium trên cải dầu, Cladosporium
và Botrytis trên khoai tây; đốm lá Cercospora và phấn trắng Erysiphe trên củ cải đường; Uncinulu và thối gốc Botrytis trên dâu tây; Venturia, Podosphaera, Monilia và Sclerotinia trên cây ăn quả Liều dùng rất khác nhau từ 120 - 600 g a.i./ha tuỳ thuộc vào cây trồng Để
xử lý hạt thường dùng 0,6 - 0,8 g/kg để diệt than đen Tilletia, rỉ sắt Ustilago, Fusarium
và Septoria trên hạt giống, lở cổ rễ trên bông
Thiophanate –methyl (TTM: Agrotop 70WP; Binhsin 70WP; Cantop-M 5SC; 43SC; 72WP; Cercosin 5SC; Coping M 70WP; Fusin-M 70WP; kuang Hwa Opsin 70WP; T.sin 70WP; TS-M annong 70WP; TS-M annong 430SC; Thio-M 70WP; Thio-M 500FL; Tipo-
M 70BHN; Tomet 70WP; Top 50SC; Top 70WP; Topan 70WP; TopsinM 70WP; TSM 70WP; Vithi-M70WP):