Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Sự cần thiết của đề tài:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luậtcủa Nhà nước Mọi sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra hay mua
về được tiêu thụ trên thị trường với giá cả xác định chủ yếu dựa vào quy luậtgiá trị, quy luật cung cầu và nguyên tắc “thuận mua vừa bán” Nếu doanhnghiệp luôn bán hàng hoá với giá cả thấp, giá trị doanh thu không đủ bù đắpchi phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ và nguy cơ dễ dẫn tới phá sản Ngược lại nếubán với giá cao thì không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại Vì vậyđòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi và có các giảipháp đúng đắn để có thể tồn tại, phát triển và giành thắng lợi trong nền kinh tếthị trường có sự cạnh tranh gay gắt này
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại & phát triển của mọidoanh nghiệp kinh doanh là sinh lợi Để thực hiện mục tiêu này các doanhnghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, quản lýsản xuất Trong quá trình tái sản xuất xã hội, trao đổi và tiêu dùng có tác độngmạnh mẽ, kích thích sự phát triển của sản xuất kinh doanh Vấn đề tiêu thụhàng hoá, dịch vụ đã sản xuất ra có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp Tiêuthụ hàng hoá, dịch vụ để có được doanh thu bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong
kỳ và đảm bảo có lãi
Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng có vịthế trên thị trường đảm bảo sự phát triển lâu dài & bền vững của doanh nghiệp.Nhưng làm thế nào để tổ chức tốt công tác bán hàng của các doanh nghiệpkinh doanh luôn là vấn đề thường trực của tất cả các doanh nghiệp kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường hiện nay
Với nhận thức trên, bằng những kiến thức lý luận đã được trang bị trongnhà trường và những kiến thức thu thập từ thực tế trong quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật đồng thời đi sâu vào tìm hiểu quá trình tổchức kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, em đã
chọn và nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định
Trang 2kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật” làm chuyên
ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật, vận dụng lý luận chung về công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại đểđánh giá thực trạng những ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật,phân tích sự cần thiết khách quan phải tổ chức hạch toán kế toán trong cơ chếnói chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh nói riêng từ đó đưa ra những phương hướng và một số giải pháp cầnthiết để tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty TNHH Thủy Khí Việt Nhật
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Là tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH
Thuỷ Khí Việt Nhật trong khoảng thời gian hơn 2 tháng từ 20/01/2008 đến14/04/2008 với nội dung nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh trên cơ sở đó khái quát những phương hướng và nêu một sốgiải pháp cần thiết nhằm tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật có hiệu quả hơn
4 – Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là kết hợp lý luận, khảo sát tư liệu các giáotrình, một số luận văn tốt nghiệp, sách báo… để tập hợp những vấn đề chung
đã có, khảo sát thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinhdoanh tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật và dùng phương pháp phân tích
để rút ra các kết luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoànthiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công ty TNHHThuỷ Khí Việt Nhật
Trang 3độ kế toán hiện hành áp dụng trong các doanh nghiệp thương mại Chuyên đềcòn giúp cho việc đối chiếu giữa lý luận với thực trạng công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật Từ đó phântích những ưu điểm, những hạn chế trong công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật và nêu lên một số phươnghướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh tại Công ty.
6 – Bố cục chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu phụ lục và danh mục tài liệutham khảo chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 - Những vấn đề lý luận chung về tổ chức kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật.
Chương 3 - Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công
tác kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật.
Với kiến thức, trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều vớithực tế nên chuyên đề cuối khoá của em không trách khỏi những thiếu sót nhất
định Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Ths Nguyễn
Thu Hoài, các thầy cô giáo trong khoa, cùng toàn thể các anh chị trong phòng
Trang 4tài chính kế toán tại Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật để chuyên đề cuốikhoá của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thu Hoài cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong bộ môn và các anh chị Phòng Kế Toán Công ty TNHHThuỷ Khí Việt Nhật đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề cuốikhoá này
Hà Nội, Ngày 05 tháng 04 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Thanh Hiền
Trang 51.1.1 Yêu cầu quản lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng trong các doanh nghiệp thương mại:
Ta biết rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinhdoanh phải có lợi nhuận, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại thựchiện tốt khâu tổ chức bán hàng và xác định kết quả là phương pháp hữu hiệutăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tái đầu
tư mở rộng quy mô kinh doanh Do vậy yêu cầu đặt ra đối với quản lý công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thươngmại là phải:
- Khoa học hợp lý và đúng đắn Vì:
Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sửdụng của hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp thương mại đượcchuyển từ hình thái hiện vật là hàng hoá sang hình thái giá trị(tiền tệ), doanhnghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mởrộng kinh doanh
Nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao xong hàng, nhận được tiền hoặcgiấy chấp nhận thanh toán của người mua Hai công việc này có thể diễn rađồng thời cùng một lúc đối với các doanh nghiệp giao hàng trực tiếp Tuynhiên phần lớn việc giao hàng và nhận tiền giữa các doanh nghiệp tách rờinhau: hàng có thể giao trước, tiền nhận sau (bán hàng cho đại lý), hoặc tiềnnhận trước giao hàng sau (gửi trước tiền hàng) Từ đó dẫn đến tình trạng doanh
Trang 6thu bán hàng và tiền nhập quỹ không đồng thời Tiền bán hàng nhập quỹ phảnánh toàn bộ số tiền mua hàng mà người mua trả cho doanh nghiệp, nó có điểmkhác biệt với doanh thu bán hàng Phân biệt doanh thu bán với tiền hàng nhậpquỹ giúp cho doanh nghiệp xác định được chính xác thời điểm kết thúc bánhàng, giúp bộ phận quản lý tìm ra phương thức thanh toán hợp lý và có hiệuquả, chủ động sử dụng nguồn vốn đem lại nguồn lợi lớn nhất cho doanhnghiệp.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hoá đượcluân chuyển cho người mua và thu được tiền bán hàng ngay hoặc người muachấp nhận trả tiền tùy theo phương thức thanh toán
Ngoài ra, việc bán hàng có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanhnghiệp, bởi vì khi hàng hoá bán được thì doanh nghiệp sẽ đạt được số doanhthu bán hàng Đây là một chỉ tiêu quan trọng không những đối với doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Doanh thubán hàng phản ánh được quy mô của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,phản ánh được trình độ tổ chức chỉ đạo kinh doanh, tổ chức công tác thanhtoán Doanh thu bán hàng chính là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trangtrải và bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Tăngnhanh quá trình tiêu thụ (tăng cả về số lượng và rút ngắn về thời gian) là gópphần đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn lưu động, tiết kiệm vốn, tránh sửdụng lãng phí các nguồn vốn, giúp tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp, nângcao đời sống của cán bộ công nhân viên
Trong quan hệ với các doanh nghiệp bạn, việc cung cấp hàng hoá kịpthời, đúng thời hạn, đúng quy cách phẩm chất, số lượng yêu cầu sẽ giúp chodoanh nghiệp bạn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, góp phần tăng thu nhập và
uy tín cho doanh nghiệp
Từ các phân tích trên đây ta thấy việc thực hiện tốt công tác bán hàng,thu tiền về cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp
Do vậy trong công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải bám sát các yêucầu cơ bản sau:
Nắm chắc sự vận động của từng loại hàng hoá trong quá trình nhập xuất - tồn kho theo các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị
Trang 7Nắm bắt và theo dõi chặt chẽ từng thể thức thanh toán, từng kháchhàng, từng loại hàng hoá bán ra, đôn đốc thanh toán và thu hồi đầy đủ kịp thời
và nhanh chóng tiền vốn của doanh nghiệp, tăng nhanh vòng quay vốn
- Tính toán, xác định đúng đắn kết quả từng loại hoạt động và thực hiệnnghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận
Bên cạnh việc tổ chức quản lý khâu bán hàng thì việc tổ chức quản lýquá trình xác định kết quả bán hàng của doanh nghiệp cũng vô cùng quantrọng vì:
Kết quả bán hàng là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu thuầnvới
trị giá vốn hàng bán ra và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân
bổ cho số lượng hàng bán ra
Kết quả bán hàng của doanh nghiệp có thể là lãi hoặc lỗ Lãi hay cònđược gọi là lợi nhuận và được phân phối sử dụng cho các mục đích nhất địnhtheo quy định của cơ chế tài chính Lợi nhuận giữ vị trí rất quan trọng tronghoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán theo
cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại được hay không, thì điều quyết định
là doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không Vì thế lợi nhuận được coi làmột trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu để đánhgiá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Để xác định kết quả bán hàng được chính xác, yêu cầu trong quá trìnhbán hàng phải ghi chép đầy đủ, chính xác kịp thời các khoản chi phí bỏ ra.Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành, toàn bộ chi phí ở khâu muađược tính vào trị giá vốn hàng nhập kho, còn chi phí của quá trình chuẩn bịbán hàng và chi phí của quá trình bán hàng được ghi chép ở tài khoản riêng(Tài khoản chi phí bán hàng) Ngoài ra các khoản chi phí quản lý doanh nghiệpcũng được tập hợp vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp Vì vậy, yêu cầu
kế toán phải giám sát chặt chẽ quá trình chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp để làm cơ sở cho việc tính toán chính xác kết quả kinh doanh Tổchức quản lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng càngkhoa học, hợp lý và đúng đắn thì càng thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hoá, tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí quản lý đem lại hiệu
Trang 8quả cao cho doanh nghiệp Chính vì vậy, quản lý công tác kế toán bán hàng vàxác định kết quả bán hàng là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệpthương mại.
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
1.1.2.1 Vai trò của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
Với doanh nghiệp thương mại, tổ chức tốt công tác bán hàng và xác địnhkết quả bán hàng sẽ tạo điều kiện để kinh doanh phát triển, từng bước hạn chế
sự thất thoát hàng hoá, phát hiện ra những hàng hoá chậm luân chuyển để cóbiện pháp xử lý đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn
Từ số liệu của kế toán bán hàng cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp cóthể đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh, giá vốn hàng bán và lợinhuận Dựa vào đó giúp cho doanh nghiệp tìm và đưa ra các biện pháp tối ưunhằm đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa nhập hàng, dự trữ và xuấthàng
Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, các doanh nghiệp có nhiềumối quan hệ kinh tế với các đơn vị khác như liên doanh liên kết để thu hút vốnđầu tư, cho vay, khi đó kế toán không chỉ là công cụ của những nhà quản lý
và điều hành sản xuất kinh doanh mà còn là phương tiện kiểm tra giám sát củanhững người chủ sở hữu doanh nghiệp, những người có quan hệ kinh tế và lợiích ở doanh nghiệp như các nhà đầu tư Thông qua số liệu kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh họ biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp,năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường từ đó ra các quyếtđịnh đầu tư, cho vay hoặc liên kết làm ăn với doanh nghiệp
1.1.2.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại:
Chính bởi kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trọngnhư vậy nên họ cần xác định rõ nhiệm vụ của mình cụ thể như sau:
Trang 9- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng củadoanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trêntừng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra baogồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặthàng, từng hoá đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thờiphân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ,theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn vàtình hình trả nợ
- Tập hợp đầy đủ chính xác kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phátsinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ làm căn
cứ để xác định kết quả kinh doanh
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉđạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng
1.2 - LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG 1.2.1 Đối tượng và phương thức bán hàng:
1.2.1.1 Đối tượng bán hàng :
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quytrình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹthuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng
Hàng hoá là những vật phẩm mà các doanh nghiệp mua về để bán phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh muốn đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh phải
Trang 10sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hoá đạt chất lượng tốt, hình thức mẫu mãđẹp, giá cả hợp lý, được thị trường chấp nhận.
Khách hàng là những cá nhân hay đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế
có nhu cầu chưa được thoả mãn về hàng hoá và có khả năng thanh toán để muahàng Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp thương mại bán hàng cho cácđối tượng sau:
- Bán cho sản xuất, xây dựng cơ bản
- Bán lẻ cho người tiêu dùng
- Bán buôn cho hệ thống thương mại
- Bán cho người nước ngoài (xuất khẩu)
- Bán và xuất cho một số đối tượng khác
1.2.1.2 Phương thức bán hàng:
Có rất nhiều phương thức bán hàng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu,đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp để lựa chọn và áp dụng cho phùhợp với doanh nghiệp mình Các phương thức bán hàng chủ yếu sau:
* Bán buôn hàng hóa:
Bán buôn hàng hoá đó là quá trình bán hàng cho khách hàng mua vớikhối lượng lớn và theo giá bán buôn Khách hàng mua hàng thường để bán lẻcho người tiêu dùng Bán buôn gồm:
- Bán buôn qua kho
- Bán buôn vận chuyển thẳng
* Bán lẻ hàng hoá:
Bán lẻ là bán cho khách hàng mua với khối lượng nhỏ, lẻ và theo giábán lẻ Khách hàng mua là người tiêu dùng Bán lẻ bao gồm:
- Bán lẻ hàng hóa thu tiền tập trung
- Bán lẻ hàng hóa thu tiền trực tiếp
- Bán hàng trả góp
* Các phương thức bán hàng khác:
Trang 111.2.1.3 Phương thức thu tiền bán hàng và giá bán hàng hoá:
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay có rất nhiều phương thức thu tiềnbán hàng như: Tiền mặt, chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, thanh toán bù trừ, thanhtoán kế hoạch, đổi hàng, Tùy theo từng trường hợp cụ thể để lựa chọnphương thức thu tiền bán hàng phù hợp đảm bảo yêu cầu thu nhanh, đầy đủ
Giá bán hàng hoá là giá thoả thuận giữa người bán và người mua Khixác định giá bán phải trên cơ sở giá mua có tính đến thặng số thương mại để
- Phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp muavào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát tặng thưởng
Trong thực tế một số trường hợp hàng hoá được xuất tuy không đủ bađiều kiện trên nhưng vẫn được coi là hàng bán:
- Hàng nhờ bán hộ sau khi đã bán được
Trang 12- Hàng xuất để đổi lấy vật tư hàng hoá khác.
- Hàng tổn thất thiếu hụt trong quá trình vận chuyển bán ra, theo quyđịnh bên mua chịu
- Hàng hoá xuất biếu tặng
- Hàng hoá thành phẩm xuất để thanh toán tiền lương, thưởng cho cán
bộ công nhân viên
Các trường hợp xuất hàng sau không được coi là hàng bán:
- Hàng xuất làm mẫu, quảng cáo
- Hàng xuất cho sản xuất, gia công
- Hàng xuất dùng cho nội bộ doanh nghiệp
- Hàng gửi bán nhưng chưa bán được
- Hàng tổn thất thiếu hụt trong quá trình vận chuyển bán ra theo quyđịnh bên bán chịu
1.2.2.2 Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng:
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng trong các doanh nghiệp thươngmại là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu thụ Cụ thể:
- Bán buôn hàng hoá:
+ Bán buôn hàng hoá theo phương thức giao hàng tại kho bên bán: Thờiđiểm ghi nhận doanh thu bán hàng là lúc sau khi đã giao xong hàng, bên mua
ký nhận vào hoá đơn bán hàng và thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ
+ Bán hàng theo phương thức giao hàng tại bên mua: Thời điểm ghinhận doanh thu bán hàng là lúc bên mua đã nhận hàng, chấp nhận thanh toánhoặc nhận được giấy báo có của ngân hàng bên mua đã trả tiền
+ Bán buôn hàng hoá theo phương thức vận chuyển thẳng: Thời điểmghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm thu được tiền hàng của bên muahoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng làthời điểm kế toán sau khi nhận và kiểm tra song báo cáo của nhân viên bánhàng
Trang 13- Bán hàng đại lý - ký gửi: Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng làthời điểm cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toánhoặc thông báo hàng đã bán được.
- Bán hàng trả góp (chậm): Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng làlúc doanh nghiệp giao hàng xong cho người mua và người mua thanh toán tiềnhàng lần đầu
1.2.3 Phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuất bán
Giá vốn hàng xuất bán được xác định qua 3 bước:
- Bước 1: Xác định trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
- Bước 2: Tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá xuất bán
- Bước 3: Tổng hợp kết quả tính được ở hai bước trên sẽ tính được trịgiá vốn hàng hoá xuất bán
1.2.3.1 Tính trị giá mua của hàng xuất kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02 “Kế toán hàng tồn kho”, việc tính giáthành thực tế của hàng hoá xuất kho được áp dụng một trong bốn phương phápsau:
* Phương pháp tính theo giá đích danh: Được áp dụng đối với doanhnghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
* Theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồnkho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu
kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trịtrung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về,phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
* Phương pháp nhập trước, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàngtồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồnkho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của
lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn khođược tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ
Trang 14* Phương pháp nhập sau, xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàngtồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn khocòn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhậpsau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Mỗi phương pháp tính trị giá mua của hàng xuất kho đều có những ưunhược điểm riêng Việc áp dụng các phương pháp khác nhau sẽ cho các kếtquả kinh doanh khác nhau Kế toán cần phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu vàtrình độ quản lý của đơn vị để lựa chọn phương pháp thích hợp
1.2.3.2 Tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất kho
CP mua hàng phátsinh trong kỳ
x
Trị giá muathực tế củahàng xuất khotrong kỳ
Trị giá mua củahàng tồn đầu kỳ +
Trị giá mua hàngnhập trong kỳ
1.2.3.3 Trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ:
Trị giá vốn của hàng
xuất kho trong kỳ =
Trị giá mua của hàngxuất kho trong kỳ +
Chi phí mua hàng phân bổcho hàng xuất kho trong kỳ
1.2.4 Kế toán doanh thu bán hàng:
1.2.4.1 Khái niệm :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng các lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được trong kỳ từ hoạt động bán sản phẩm, hàng hoá, cungcấp dịch vụ, góp phần tăng vốn chủ sở hữu
Trong các doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đượcphân biệt:
- Doanh thu bán hàng hoá
Trang 15- Doanh thu cung cấp dịch vụ.
1.2.4.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá được ghi nhận khi thoả mãn đồngthời các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liềnvới quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người
sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịchbán hàng
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
1.2.4.3 Chứng từ kế toán:
- Hoá đơn GTGT( mẫu 01-GTGT-3LL)
- Hoá đơn bán hàng thông thường( mẫu 02- GTGT-3LL)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(03-PXK-3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi( mẫu 01- BH)
- Thẻ quầy hàng( mẫu 02 – BH)
- Các chứng từ khác: phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷnhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, giấy nhận nợ,…
1.2.4.4 Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK512 – Doanh thu nội bộ
- TK3331 – Thuế GTGT phải nộp
- TK3387 – Doanh thu chưa thực hiện
- TK liên quan khác (TK111,112,131 )
* TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ
Trang 16hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch, các nghiệp vụbán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112 - Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5117 - Doanh thu bất động sản đầu tư.
* TK 512 - Doanh thu nội bộ: Tài khoản này dùng phản ánh doanh thu
của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn
vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành Tàikhoản này có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5122 - Doanh thu bán thành phẩm.
TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
* TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp: Tài khoản này dùng để phản ánh
thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp trong kỳ
1.2.4.5 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
* Doanh thu bán hàng trực tiếp hoặc theo phương thức gửi hàng
Trang 17TK 3387
TK 515
Lãi trả chậm K/c lãi kỳ này
TK 152, 153
TK 133
TK 131
Số tiền phải trả
Trang 18Tổng tiền thanh toán
(Nếu có)
hoa hồng
TK133
- Kế toán doanh thu: Khi đại lý thông báo hàng đã bán
P.án 1: Các đại lí thanh toán trừ ngay tiền hoa hồng
P.án 2: Các đại lí thanh toán riêng tiền hoa hồng.
Sau đó tính tiền hoa hồng phải trả cho đại lý:
- Bên nhận đại lý:
Khi nhận hàng bán đại lý do bên chủ hàng giao:
Trang 19Khi chuyển hàng cho đv phụ thuộc Khi đv phụ thuộc bán được hàng, phát hành HĐ và ghi nhận GVHB
Khi đv phụ thuộc bán được hàng và ghi nhận DTBH
(Nếu có)
TK3331
Khi bên đại lý bán được số hàng do bên chủ giao:
Ghi có TK 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”
Đồng thời phản ánh số tiền bán hàng thu được:
P.án 1: Các đại lý tính ngay số tiền hoa hồng được hưởng:
P.án 2: Nếu đại lý không tínhngay số hoa hồng được hưởng:
Cuối kỳ tính số hoa hồng được hưởng
* Kế toán bán hàng cho đơn vị phụ thuộc (Có tổ chức kế toán riêng)
TH1: Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
(Chưa viết hoá đơn GTGT)
Trang 20KT phản ánh DT nội bộ
KT phản ánh GVHBán
TK111,112,136 TK512
TK 632
TH2: Ghi ngay hoá đơn GTGT (không sử dụng PXK kiêm VCNB)
* Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra để tiêu dùng nội
bộ (dùng làm NVL, CCDC, TSCĐ, phục vụ SXKD), khuyến mại, quảng cáo
* Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các mục đíchđược trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Trang 21Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Khi nhận tiền của KH trả trước
* Doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ được coi là tiêu thụ nội bộ:
* Doanh nghiệp cho thuê văn phòng, nhà kho, được bên đi thuê trảtrước tiền thuê cho nhiều năm:
Vì lý do nào đó khách hàng không thực hết hợp đồng, doanh nghiệp xácđịnh số tiền phải trả trong thời gian không thuê và hạch toán:
* Bán hàng có chiết khấu thanh toán:
TK 3331
Trang 221.2.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
1.2.5.1 Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua
hàng trên giá bán niêm yết do người mua hàng với số lượng lớn
Giảm giá hàng bán: Là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua
trên giá bán do hàng hoá bán sai qui cách, kém phẩm chất hoặc không đúngthời hạn, đã ghi trong hợp đồng
Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua chỉ được tính làkhoản giảm trừ doanh thu nếu phát sinh sau khi phát hành hoá đơn
Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là doanh thu của số hàng đã xác định là
tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại phần lớn là do lỗi của doanh nghiệp trongviệc giao hàng không đúng thoả thuận trong hợp đồng
Thuế tiêu thụ đặc biệt: được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp
sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà nhà nước không khuyến khích sản xuất,cần hạn chế tiêu thụ vì không phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân như:Rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá,
Thuế xuất khẩu: Đối tượng chịu thuế là tất cả hàng hoá, dịch vụ mua
bán, trao đổi với nước ngoài khi xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Khi bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặcthuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu Vì vậy khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuếxuất khẩu phải nộp ta phải giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Trang 23Chưa thanh toán (Nếu có)
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Chưa thanh toán (Nếu có)
Doanh thu hàng trả lại
1.2.5.3 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
* Trình tự kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
* Trình tự kế toán hàng bán trả lại
- Phản ánh doanh thu hàng trả lại
- Phản ánh giá vốn hàng trả lại
Trang 24TK 511
Thuế xuất khẩu
* Trình tự kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu:
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ:
- Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
1.2.6 Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.6.1 Nội dung:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất:
+ Sản phẩm xuất kho để bán: trị giá gốc của SP xuất kho chính là giávốn hàng bán
+ Sản phẩm hoàn thành không qua nhập kho bán ngay: giá thành sảnxuất thực tế là giá vốn hàng bán
- Đối với doanh nghiệp thương mại:
+ Hàng hoá xuất kho để bán: trị giá gốc của hàng hoá xuất kho chính làgiá vốn hàng bán
Trang 251.2.6.2 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán theo PP KKTX:
1.2.7 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.7.1 Kế toán chi phí bán hàng:
* Nội dung
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình tiêuthụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí phục vụ chokhâu bảo quản, dự trữ, tiếp thị, bán hàng và bảo hành sản phẩm
Chi phí bán hàng bao gồm:
Trang 26- Chi phí nhân viên bán hàng: bao gồm tiền lương, các khoản có tínhchất lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, nhân viênđóng gói, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá…
- Chi phí vật liệu, bao bì: Là các chi phí nhiên liệu, vật liệu, bao bì dùngcho việc đóng gói, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm, hàng hoá,
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ choquá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tínhtoán, phương tiện làm việc …
- Chi phí khấu hao: Là khấu hao những TSCĐ thuộc bộ phận bảo quảnbán hàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,tính toán, đo lường …
- Chi phí bảo hành: Là chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong thờigian qui định bảo hành Riêng chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắpkhông được hạch toán vào tài khoản này mà hạch toán vào TK 627
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí khác dịch vụ cho việc bảo quản,
dự trữ, bán hàng như tiền thuê kho, thuê bãi, thuê bốc vác, vận chuyển hàngbán, trả hoa hồng đại lý, phí uỷ thác xuất khẩu
- Chi phí bằng tiền khác: Là chi phí khác ngoài nội dung đã nêu trênphục vụ cho khâu bán hàng như chi phí tiếp khách bộ phận bán hàng, chi phígiới thiệu sản phẩm, hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị kháchhàng
* Tài khoản sử dụng:
TK 641 - Chi phí bán hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phíthực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, Tàikhoản 641 có 7 TK cấp 2:
- TK 6411: Chi phí nhân viên; - TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì; - TK6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng; - TK 6414: Chi phí KHTSCĐ; - TK 6415:Chi phí bảo hành; - TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài; - TK 6418: Chi phíbằng tiền khác
Trang 28TK 334,338 TK 641
TK LQ
Chi phí tiền lương
và các khoản trích theo lương
Trang 29Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương, các khoản có tính chấtlương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp baogồm ban giám đốc, các phòng ban quản lý theo chức năng
- Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá vật liệu dùng cho công tác quản lýdoanh nghiệp
- Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùngcho công tác quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khấu hao tài sản cố định dùngchung cho cả doanh nghiệp
- Thuế, phí và lệ phí: Bao gồm thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoảnphí và lệ phí …
- Chi phí dự phòng: Bao gồm dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòngphải trả tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi phí mua ngoài dịch vụ phục
vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
- Chi phí khác bằng tiền: Các khoản chi phí quản lý chung của cả doanhnghiệp ngoài các khoản đã kể ở trên
* Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để tập hợp
và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phíkhác liên quan đến hoạt động chung của toàn DN TK 642 có 8 TK cấp 2:
- TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422; Chi phí vật liệu quản lý
- TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
Trang 30- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ.
Trang 31Số phải nộp cấp trên để hình thành quỹ quản lý cấp trên
Các khoản giảm chi phí Quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt
động bán hàng =
DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
-giá vốn hàng bán
-CP bán hàng, CP QLDN
Doanh thu thuần về BH = Doanh thu BH – Các khoản giảm trừ DT
1.2.8.2 Chứng từ
Kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau: Hoá đơn GTGT, chứng từthuế; báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền, phiếu thu tiền mặt, giấy báo của ngânhàng, các chứng từ trả tiền hàng; công văn về yêu cầu hoặc quyết định giảmgiá, chiết khấu cho người mua hưởng; phiếu xuất kho; bảng kê thanh toán hàngđại lý ký gửi
- TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
- TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Trang 32* Hình thức nhật ký sổ cái: Sử dụng nhật ký sổ cái là sổ tổng hợp duy
nhất để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên sổ kết hợp ghi chép theotrình tự thời gian và ghi theo hệ thống
Các loại sổ kế toán được sử dụng trong hình thức nhật ký sổ cái là: sổnhật ký, sổ cái các sổ (Thẻ) kế toán chi tiết
Trang 33* Hình thức nhật ký chung: Sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức thời gian và có phân tích theo cáctài khoản đối ứng
Các loại sổ: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ nhật ký chuyên dùng, cácloại sổ chi tiết
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm bằng thủ công cũng như bằng máy tính cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại được tập hợp vào các nhật ký chuyêndùng do đó dễ kiểm tra đối chiếu
* Hình thức chứng từ ghi sổ: Cơ sở ghi vào các sổ kế toán tổng hợp là
chứng từ ghi sổ, sổ kế toán tổng hợp gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được ghitheo trình tự thời gian, sổ cái được ghi theo hệ thống
Các sổ kế toán sử dụng: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số tài khoản và các
sổ kế toán chi tiết
Ưu điểm: Kết cấu mẫu sổ, cách ghi đơn giản dễ làm, kiểm tra số liệu,
đối chiếu chính xác Nhưng có nhược điểm là khối lượng chứng từ ghi sổnhiều, công việc kế toán nhiều, quá trình ghi sổ dễ bị trùng lặp
* Hình thức nhật ký- Chứng từ: Dùng nhật ký chứng từ để theo dõi vế
có các tài khoản, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có phân tích theo các tàikhoản đối ứng, sử dụng sổ cái các tài khoản tại thời điểm cuối kỳ Các sổ kếtoán tổng hợp với chi tiết, kết hợp ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống
Ưu điểm: Dễ làm, dễ vào sổ, kế toán không vất vả Nhưng có nhược
điểm là hầu hết đều thiết kế theo chiều ngang nên khó, không thuận tiện chodoanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản Việc sử dụng sổ sách để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh tuỳ thuộc vào mỗi hình thức kế toán mà doanhnghiệp áp dụng
Trang 34- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, Bảng tổng hợp thanh toán vớingười bán.
- Sổ chi tiết các tài khoản: 515, 333, 642, 511, 711……
- Sổ cái TK 131, 3331, 511, 632, 642, 711, 811…………
1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN MÁY
Kế toán trên máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong
hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thôngtin kế toán đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin Đó là mộtphần thuộc hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp
Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đối với hệ thốngthông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin tàichính cần cho quá trình ra quyết định của công ty
Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán nói chung và công tác kếtoán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng chính là việc nâng caohiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt của máy vi tính và kỹthuật tin học Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hộinhập nền kinh tế thế giới, thì việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác
kế toán nói chung là điều cần thiết để một doanh nghiệp có thể phát triển bềnvững Song việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán càng ở mức độ cao baonhiêu thì yêu cầu đối với trình độ của nhân viên kế toán càng phải có chuyênmôn nghiệp vụ vững vàng để làm chủ công nghệ phát huy được thế mạnh củaviệc ứng dụng tin học, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanhnghiệp
* Nguyên tắc tổ chức kế toán trong điều kiện kế toán máy
- Đảm bảo phù hợp với chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính nói chung
và các nguyên tắc, chẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nói riêng
- Hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính phảiđảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất, mục đích hoạt động, quy mô vàphạm vi hoạt động của đơn vị
Trang 35- Tổ chức trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất, song phải đảm bảo nguyêntắc tiết kiệm và hiệu quả.
* Nội dung tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng trong điều kiện kế toán máy:
- Tổ chức mã hoá các đối tượng cần quản lý:
Mã hoá là hình thức thể hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đốitượng cần quản lý; mã hoá đối tượng cần quản lý cho phép nhận diện, tìmkiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, trong quá trình xử
lý thông tin tự động, mặt khác cho phép tăng tốc độ xử lý, độ chính xác cao,giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ Việc mã hoá phải đảm bảo tínhthống nhất và nhất quán, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phần mềm kếtoán và phần mềm quản trị dữ liệu Tuỳ theo từng phần mềm cụ thể và yêu cầuquản lý mà có các thông tin khai báo khác nhau đối với từng danh mục cầnquản lý Đối với công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, cầnphải mã hoá các đối tượng sau:
Việc tổ chức chứng từ kế toán phải đảm bảo những nội dung sau:
Xây dựng hệ thống danh mục chứng từ: Phải quy định rõ loại chứng từnào để nhập liệu cho từng phần hành kế toán
Tổ chức hạch toán ban đầu
Tổ chức kiểm tra thông tin trong chứng từ kế toán
Tổ chức luân chuyển chứng từ: phải đảm bảo tính hợp lý, dễ kiểm tra, dễđối chiếu giữa các bộ phận kế toán có liên quan
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Trang 36Hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành, được quy định thốngnhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Song để để quản lý được chi tiết chotừng đối tượng cần quản lý, cần phải xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết củacác tài khoản: 511, 512, 131, Nhu cầu sử dụng và khả năng mở tài khoảnchi tiết là vô hạn, vì vậy khi xây dựng danh mục tài khoản chi tiết cần phântích và chú ý tới các yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị nội bộ doanhnghiệp.
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức
kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán
Trong điều kiện hiện tại, hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từghi sổ có nhiều đặc điểm phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toánmáy Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưngyêu cầu đối với mọi phần mềm là phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tàichính theo quy định
Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào thì sẽ có cácloại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toánghi bằng tay
Trong việc lựa chọn các phần mềm kế toán cần phải lưu ý đến hệ thốngbáo cáo kế toán mà phần mềm có thể đưa ra phù hợp với yêu cầu của đơn vịkinh doanh Ngoài ra hệ thống báo cáo phải dễ dàng sửa đổi, đặc biệt trongđiều kiện các chế độ, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đang trong quá trìnhhoàn thiện
Trang 38Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
TNHH THUỶ KHÍ VIỆT NHẬT
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THUỶ KHÍ VIỆT NHẬT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật là công ty TNHH hoạt động tronglĩnh vực thương mại được thành lập ngày 30 tháng 09 năm 2005
Thành viên sáng lập công ty gồm có: Thẩm Văn Cường, Nguyễn TrọngĐiệp, Nguyễn Viết Hoà và Nguyễn Tuấn Hùng
Giám đốc công ty là anh Thẩm Văn Cường
Trụ sở Công ty đặt tại: Số 1-Lô 2- Tổ 1-Thạch Bàn-Long Biên-Hà Nội
Mã số thuế: 0101791478
Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật là công ty có tư cách pháp nhân, cócon dấu riêng để giao dịch và có tài khoản tiền gửi số 0021001074955 tạiNgân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương
sự hài lòng tốt nhất”
Trong quá trình hoạt động và phát triển công ty đã không ngừng pháttriển và mở rộng quy mô hoạt động của mình Khi mới thành lập công ty cungcấp các mặt hàng của mình chủ yếu cho những khách hàng thuộc khu vực
Trang 39biết từ trước, nhưng hiện nay công ty đã đủ năng lực cung cấp các mặt hàngcủa mình không chỉ ở khu vực Hà Nội mà còn phân phối cho các đơn vị ởkhắp các tỉnh Miền Bắc cụ thể như: Cung cấp các loại van thuỷ lực, xy lanhkhí , đầu nối cho các công ty liên doanh thuộc khu công nghiệp Sài Đồng B( Công ty TSUKUBA Việt Nam, công ty Sumi – Hanel, chi nhánh công ty cổphần Bibica ), chi nhánh công ty liên doanh COATS Phong Phú – HưngYên, công ty cổ phần Prime Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần nhựa Thiếu NiênTiền Phong – Hải Phòng Tất cả các mặt hàng công ty cung cấp đều đượckiểm tra chất lượng trước khi xuất bán sau đó chuyển tới tận nơi khách hàngyêu cầu và được bảo hành 12 tháng kể từ ngày giao hàng cho khách Với độingũ nhân viên làm việc nhiệt tình, hăng say, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuđáo, vì thế trong những năm qua Công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhật luônđược khách hàng tin tưởng và tín nhiệm, hoạt động kinh doanh của công tyngày càng có hiệu quả cao, đó cũng chính là bí quyết thành công của công ty.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước, hoạt độngcủa công ty đã đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề
ra và kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhànước, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện
và nâng cao
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty trong những năm qua:
2.1.2.1 Chức năng hoạt động của công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công tyTNHH Thuỷ Khí Việt Nhật được thành lập với chức năng chính là kinh doanhthương mại đáp ứng đầy đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng các mặthàng phục vụ cho ngành công nghiêp như: Các loại van thuỷ lực, đầu nối thủylực, van khí, xy lanh khí, máy nén khí, các loại ống dẫn khí, các loại bơm thuỷlực, phin lọc tách dầu khí, lõi lọc khí, nắp thùng dầu, lọc dầu, van một chiều,van bướm tay quay
Nhà cung cấp của công ty chủ yếu ở khu vực Miền Nam như: Công tyTNHH thương mại và dịch vụ HTP, Công ty TNHH thương mại kỹ thuậtCNN, Cửa hàng Hoa Long, Công ty TNHH Thuỷ Khí Điện RT
Trang 40Nhà cung cấp ở khu vực Miền Bắc chủ yếu ở Hà Nội như: Công ty TNHHthương mại cơ khí điện, Công ty TNHH thương mại P&H Triển Hưng, Công
ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ ASEAN
Sau khi hàng hoá được nhập về Công ty tiếp tục phân phối tới các đơn vịkhách hàng thuộc khắp các tỉnh Miền Bắc theo đúng số lượng, chất lượng, giátrị đã xác nhận trong đơn đặt hàng của khách hoặc hợp đồng kinh tế đã ký kếtgiữa hai bên
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Kinh doanh đúng danh mục các mặt hàng đã đăng ký kinh doanh
Thực hiện đầy đủ các chính sách và pháp luật của nhà nước Thực hiệnnghĩa vụ về thuế đối với nhà nước theo quy định của pháp luật
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộluật lao động nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động trong công ty
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước
2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm
qua
Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nênnghành công nghiệp nặng Việt Nam tương đối phát triển, do đó nhu cầu về cácloại van, thiết bị thuỷ lực khí nén phục vụ cho ngành công nghiệp ngày càngtăng, tuy nhiên những thách thức đối với công ty TNHH Thuỷ Khí Việt Nhậtcũng rất lớn vì hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều những doanhnghiệp thương mại không chỉ có các doanh nghiệp thương mại Việt Nam màcòn có cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng cung cấp các mặt hàng trên nên
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt Trên cơ sở phân tíchtình hình thị trường, đồng thời đánh giá được lợi thế của đơn vị, công ty đãhoạch định chiến lược về chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ bán hàng vàgiá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng thị phần Do có địnhhướng chiến lược đúng đắn, đầu tư vốn vào kinh doanh, quản lý chặt chẽ côngtác bán hàng và xác định kết quả bán hàng nên hàng hoá được tiêu thụ nhiều,lợi nhuận được giữ vững và phát triển năm sau cao hơn năm trước