Franczkowski, Trợ lý Ủy viên Giáo dục Tiểu bang, Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland, Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm Christy Stuart, Trưởng phòng phụ trách Chuyể
Trang 1Hướng dẫn Lập kế hoạch Chuyển tiếp
cho Người Khuyết tật
Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm
Trang 2Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland
Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm
Lời cảm ơn
Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland, Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm (DSE/EIS) xin ghi nhận những đóng góp của các cá nhân và tổ chức sau đây, cũng như gửi lời cảm ơn đến họ vì
sự ủng hộ và quan tâm không ngừng đến quá trình chuyển tiếp bậc trung học
Marcella E Franczkowski, Trợ lý Ủy viên Giáo dục Tiểu bang, Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland,
Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm
Christy Stuart, Trưởng phòng phụ trách Chuyển tiếp Bậc Trung học, Bộ Giáo dục Tiểu bang
Maryland, Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm
Ủy ban Chỉ đạo Chuyển tiếp Bậc Trung học Tiểu bang: Bao gồm các điều phối viên chuyển tiếp
bậc trung học đầy tâm huyết đến từ 24 hệ thống trường học tại địa phương, Trường Khiếm thị Maryland, Trường Khiếm thính Maryland, Trường SEED Maryland, các Trường Giáo dục Dịch vụ Thanh thiếu niên và các trường dân lập tại Maryland
Ủy ban Cố vấn Tiểu bang về Giáo dục Đặc biệt Maryland
Liên minh Tư vấn Giáo dục Maryland
Các chuyên gia về nội dung chuyển tiếp bậc trung học đã cung cấp nội dung sửa đổi dựa trên
ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hiện tại cũng như các phương pháp thực hành dựa trên bằng chứng
và các nhà dự đoán trong lĩnh vực chuyển tiếp bậc trung học
George Tilson, Tilson, Diaz và Cộng sự
Ruth Allison, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Quốc gia về Chuyển tiếp
Caroline MaGee, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Quốc gia về Chuyển tiếp
Elizabeth Tornquist, Liên Minh Giáo dục Phổng thông Maryland
Mark Trexler, Trung tâm Công nghệ Giáo dục Đại học Johns Hopkins
Trang 3Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland
Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm
Hướng dẫn Lập kế hoạch Chuyển tiếp cho Người Khuyết tật của Bộ Giáo dục Tiểu bang
Maryland cung cấp thông tin về quá trình chuyển tiếp cho học sinh, phụ huynh/người giám hộ, giáo viên và các cơ quan cộng đồng Mặc dù mỗi học sinh đều sẽ có các mục tiêu và kết quả chuyển tiếp riêng biệt, nhưng hướng dẫn này cung cấp thông tin “sơ bộ” về các yêu cầu của quá trình chuyển tiếp theo Đạo luật Người Khuyết tật (IDEA) cũng như các chiến lược và nguồn lực được đề xuất để đạt được kết quả tích cực
Hướng dẫn này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề sau:
Lập kế hoạch Chuyển tiếp (hướng đến việc làm và kết quả giáo dục sau trung học, theo IDEA)
Vai trò và sự Tham gia của Các đối tác
Yêu cầu để được cấp Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland và Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland
Bản Tóm lược Kết quả Học tập Maryland (trước đây là Hồ sơ Tốt nghiệp Maryland)
Quyền lợi so với Tình trạng hội đủ điều kiện
Tuổi Trưởng thành
Cơ quan Dịch vụ Người trưởng thành Maryland
1 Ban Dịch vụ Phục hồi Chức năng (DORS)
2 Cơ quan Quản lý Khuyết tật về Phát triển (DDA)
3 Cơ quan Quản lý Sức khỏe Hành vi (BHA)
4 Sở Lao động, Cấp phép và Quy định – Phòng Phát triển Nhân Lực và Học tập dành cho Người trưởng thành (DLLR)
Quyền lợi
Giáo dục Sau trung học/Dịch vụ Hỗ trợ Người khuyết tật
Huấn luyện Đi lại/Vận chuyển
4 Hoạch định Tài chính/Ủy thác Nhu cầu Đặc biệt/Hoạch định Di sản
Quá trình Chuyển tiếp: Liên kết với các Cơ quan
Phụ lục A: Lịch trình Đề xuất
Phụ lục B: Câu hỏi Thường gặp về Giáo dục Sau trung học/Dịch vụ Hỗ trợ Người khuyết tật
Phụ lục C: Nguồn lực/Các nhóm người Cụ thể
Phụ lục D: Bảng thuật ngữ và các Từ viết tắt Thường Dùng
Trang 4Lập kế hoạch Chuyển tiếp là gì?
Hướng dẫn Lập kế hoạch Chuyển tiếp của Bộ Giáo dục Tiểu bang Maryland, Ban Giáo dục Đặc biệt/Dịch vụ Can thiệp Sớm tập trung vào hoạt động chuyển tiếp của người khuyết tật từ trường học đến kết quả sau trung học Một phần quan trọng của việc lập kế hoạch chuyển tiếp bậc trung học là các hoạt động và dịch vụ chuyển tiếp liên tục đặt trọng tâm vào cá nhân và thúc đẩy Chương trình Giáo dục Cá nhân (IEP) Việc lập kế hoạch sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh để tốt nghiệp trung học và chuẩn bị cho cao đẳng/đại học, nghề nghiệp cũng như hòa nhập cộng đồng Tại Maryland, việc lập kế hoạch chuyển tiếp và cung cấp dịch vụ chuyển tiếp bắt đầu trong năm IEP, khi học sinh bước sang tuổi 14
Đạo luật Giáo dục Người Khuyết tật (IDEA) quy định rằng mục đích của đạo luật là “đảm bảo rằng mọi trẻ em khuyết tật đều được hưởng một nền giáo dục công lập phù hợp và miễn phí tập trung vào giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan, được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cũng như giúp các em chuẩn bị cho việc làm và sống độc lập sau này.” Đạo luật này nhấn mạnh rằng giáo viên, phụ huynh và các cơ quan cộng đồng cần phải phối hợp làm việc để hỗ trợ cho học sinh khi các em phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu và kết quả sau trung học Các dịch vụ chuyển tiếp phải được cung cấp để giúp học sinh có được các kỹ năng cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu sau trung học của mình
IDEA 2004 định nghĩa rằng các dịch vụ chuyển tiếp là một tập hợp các hoạt động dành cho học sinh khuyết tật và:
được thiết kế phù hợp với quá trình hướng đến kết quả, tập trung vào việc cải thiện thành tích học tập và hoạt động của người khuyết tật để tạo thuận lợi cho họ trong quá trình chuyển tiếp từ trường học đến các hoạt động sau khi ra trường, bao gồm
cả giáo dục sau trung học; giáo dục hướng nghiệp; việc làm tích hợp; giáo dục thường xuyên và giáo dục cho người trưởng thành; dịch vụ cho người trưởng thành; sống độc lập hoặc hòa nhập cộng đồng;
dựa trên nhu cầu của cá nhân, phù hợp với các điểm mạnh, sở thích và đam mê của họ; và;
được thiết kế để bao gồm hướng dẫn, các dịch vụ liên quan, các trải nghiệm cộng đồng, phát triển việc làm và các mục đích sống khác của người trưởng thành sau khi ra trường và trong tình huống thích hợp, bao gồm việc tiếp thu các kỹ năng sống hàng ngày cũng như đánh giá chức năng nghề nghiệp
Trang 5
Lập kế hoạch Chuyển tiếp
Mục tiêu của việc lập kế hoạch chuyển tiếp là hỗ trợ học sinh khuyết tật trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị hành trang để các em bước vào cuộc sống trưởng thành Lập kế
hoạch chuyển tiếp bao gồm lập kế hoạch cho cao đẳng/đại học, làm việc, phương tiện đi lại, sắp xếp cuộc sống, chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày Các hoạt động dành cho người trưởng thành có thể là sự kết hợp của bất kỳ hoạt động nào sau đây:
Tự Quyết định và Tự chủ
Hòa nhập cộng đồng
Giáo dục sau trung học
Đào tạo việc làm
Việc làm cạnh tranh
Sống độc lập
Liên kết dịch vụ dành cho người trưởng thành
Việc lập kế hoạch chuyển tiếp cho tương lai của học sinh bắt đầu ngay từ tiểu học bằng các hoạt động nhận thức và khám phá nghề nghiệp Việc lập kế hoạch chuyển tiếp bắt đầu thông qua quy trình IEP khi học sinh bước sang tuổi 14 và thúc đẩy việc phát triển IEP Học sinh, với sự hỗ trợ của cha mẹ và giáo viên, sẽ xác định các mục tiêu sau trung học trong các lĩnh vực việc làm, giáo dục sau trung học hoặc đào tạo nghề; và sống độc lập, nếu phù hợp Những mục tiêu sau trung học này dựa trên kết quả của các đánh giá chuyển tiếp theo độ tuổi
Tại sao cần phải có kế hoạch chuyển tiếp? Kế hoạch chuyển tiếp được thiết kế nhằm đảm
bảo học sinh sẽ được cung cấp những kỹ năng và dịch vụ cần thiết để chuyển tiếp suôn sẻ từ trường học sang cuộc sống trưởng thành Đối với học sinh IEP, các hệ thống trường học công lập và dân lập sẽ đưa ra những hỗ trợ về giáo dục mà có thể bao gồm công nghệ hỗ trợ, đào tạo nghề, hỗ trợ cá nhân và các hỗ trợ khác mà nhóm IEP coi là phù hợp Sau khi học sinh tốt nghiệp trung học thì những hỗ trợ này sẽ bị ngưng, ngay cả khi những hỗ trợ này sẵn có qua các năm học (Xem Phần Tình trạng hội đủ điều kiện và Quyền lợi)
Lập kế hoạch chuyển tiếp bao gồm những gì?
Quy trình lập kế hoạch chuyển tiếp sẽ bắt đầu khi học sinh IEP xác định được hướng đi sau khi tốt nghiệp cũng như cân nhắc các kỹ năng, chương trình đào tạo, giáo dục và/hoặc các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu này Quy trình này cũng bao gồm:
Xác định và nộp đơn cho các cơ quan dịch vụ dành cho người trưởng thành thích hợp
Thu thập tài liệu cần thiết cho các trường cao đẳng/đại học, các nhà tuyển dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai
Xác định các hoạt động chuyển tiếp đào tạo và các hỗ trợ cần thiết để giúp học sinh có thể đạt được mục tiêu của mình
Trang 6Khi nào thì việc lập kế hoạch chuyển tiếp bắt đầu?
Việc lập kế hoạch chuyển tiếp bắt đầu vào năm mà học sinh bước sang tuổi 14, nếu chưa thực hiện trước đó Vào thời điểm này, một Kế hoạch Chuyển tiếp chính thức bao gồm các mục tiêu sau trung học của học sinh và các dịch vụ chuyển tiếp phải được phát triển và đưa vào chương trình IEP Nghe có vẻ là rất sớm, nhưng cần phải lập kế hoạch kỹ càng để học sinh có được những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết giúp các em đạt được những mục tiêu sau trung học của mình Bắt đầu lập kế hoạch chuyển tiếp ở tuổi 14 sẽ giúp học sinh có thời gian khám phá những lựa chọn về mục tiêu sau trung học cũng như điều chỉnh hoặc thay đổi các mục tiêu đó dựa trên các trải nghiệm và kiến thức chuyển tiếp tiếp thu được Điều này cũng sẽ giúp các em có thời gian nộp đơn xin các dịch vụ và hỗ trợ sau trung học như: hỗ trợ học tập ở trường cao đẳng/đại học, đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ chăm sóc cá nhân, trợ cấp nhà ở hoặc các dịch vụ dành cho người trưởng thành khác
Trang 7Vai trò và sự Tham gia của Các đối tác
Cũng quan trọng không kém việc xác định các mục tiêu sau trung học chính là các cổ đông có thể hỗ trợ quá trình chuyển tiếp và hỗ trợ học sinh đạt được các mục tiêu đã xác định Các cổ đông giữ nhiều
vai trò và trách nhiệm khác nhau trong quá trình lập kế hoạch chuyển tiếp Những vai trò và trách nhiệm này có thể khác nhau tùy từng hệ thống trường học địa phương
Học sinh ● Tham gia vào việc lập kế hoạch chuyển tiếp
● Xác định những điểm mạnh và thách thức
● Thể hiện sở thích và đam mê
● Xác định các mục tiêu sau trung học
● Tham gia vào các hoạt động chuyển tiếp được xác định trong IEP
● Giúp học sinh tiếp cận với các đối tác chuyển tiếp khác
● Ủng hộ các mục tiêu của học sinh
● Chia sẻ thông tin liên lạc và mạng lưới về các cơ hội việc làm tiềm năng
● Đưa ra phản hồi cho các đối tác chuyển tiếp
● Đánh giá lịch trình chuyển tiếp và yêu cầu hỗ trợ khi cần
● Hoàn tất đơn đăng ký cho các cơ quan tiểu bang phù hợp theo thời hạn của cơ quan đó
Các hệ thống
Trường học
● Đảm bảo phụ huynh/người giám hộ có thể liên lạc với các cơ quan tiểu bang/cộng đồng
● Mời các đối tác tham dự các cuộc họp IEP bàn về việc chuyển tiếp
● Hỗ trợ phụ huynh/người giám hộ nộp đơn xin các dịch vụ sau trung học từ các cơ quan tiểu bang như Ban Dịch vụ Phục hồi Chức năng (DORS), Cơ quan Quản lý Khuyết tật về Phát triển (DDA), Cơ quan Quản lý Sức khỏe Hành vi (BHA)
● Đưa ra hướng dẫn và tạo cơ hội được trải nghiệm làm việc trong các môi trường làm việc thực tế nếu được nêu trong IEP của học sinh
● Hợp tác với DORS để đảm bảo nhận diện những học sinh đủ điều kiện
và đào tạo để các em sẵn sàng làm việc
● Tổ chức các cuộc họp công bố thông tin cho phụ huynh về các khía cạnh của việc lập kế hoạch chuyển tiếp và thủ tục/thời hạn nộp đơn cho các cơ quan tiểu bang có thể cung cấp dịch vụ cho học sinh khi tốt
Trang 8nghiệp từ hệ thống trường học
● Ghi chép và báo cáo sự tiến bộ và tình trạng của học sinh sau khi tốt nghiệp
● Cung cấp Dịch vụ Đào tạo Trước khi Đi làm (Pre-ETS) cho học sinh trung học đủ điều kiện từ 14-22 tuổi trong các lĩnh vực Tư vấn Tìm hiểu Việc làm, Trải nghiệm Học tập dựa trên Việc làm, Hướng dẫn Tự chủ,
Tư vấn Cơ hội Giáo dục Sau trung học và Đào tạo Chuẩn bị Sẵn sàng để Đi làm
Cơ quan Quản lý
Khuyết tật về Phát
triển (DDA)
● Tham gia vào việc lập kế hoạch chuyển tiếp
● Hợp tác với các đối tác chuyển tiếp khác để đảm bảo rằng học sinh có hồ
sơ thích hợp nhằm đủ điều kiện và được tiếp cận với các dịch vụ
● Tài trợ dài hạn cho các cá nhân đủ điều kiện sau khi ra trường
● Liên lạc với Điều phối viên Dịch vụ Cộng đồng (CCS) để hỗ trợ chuyển tiếp từ trường học sang cuộc sống người trưởng thành
● Tham gia vào việc lập kế hoạch chuyển tiếp
● Ký kết thỏa thuận hợp đồng với các hệ thống trường học và DORS để tạo
cơ hội có được trải nghiệm dựa trên việc làm, đào tạo nghề, phát triển nghề trước và sau khi ra trường
● Hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng của DORS và DDA nhằm phát triển nghề và đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
Các chương trình
Đào tạo Giáo dục
Sau trung học/Cao
đẳng/Đại học
● Phối hợp với sinh viên để xác định các nhu cầu điều chỉnh và hỗ trợ cùng với Dịch vụ Hỗ trợ Người khuyết tật trong khuôn viên trường cao đẳng/đại học
● Tạo cơ hội tiếp cận và hỗ trợ cho các hoạt động, khóa học và việc làm trong khuôn viên trường
Trang 9
Yêu cầu để được cấp Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland và Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ
thông Maryland
Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland
(Xem COMAR 13A.03.02.09)
Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland sẽ được trao cho học sinh:
(a)Hoàn thành các yêu cầu về ghi danh, tín chỉ và dịch vụ
(b)Hệ thống trường học địa phương có thể thiết lập thêm các yêu cầu về tín chỉ hoặc bổ sung các chứng nhận vào bằng tốt nghiệp để khuyến khích học sinh đáp ứng các yêu cầu được thiết lập tại địa phương, ngoài các yêu cầu tối thiểu do Tiểu bang quy định
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập
http://www.marylandpublicschools.org/programs/Documents/Testing/GradRegFAQ051517.pdf
Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland
(Xem COMAR 13A.03.02.09D)
Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland chỉ được trao cho học sinh khuyết tật không thể đáp ứng các yêu cầu để nhận bằng tốt nghiệp nhưng đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
(a) Học sinh đã đăng ký vào một chương trình giáo dục ít nhất 4 năm trên lớp 8 hoặc tuổi tương đương và được xác định bởi một nhóm IEP, với sự đồng ý của phụ huynh học sinh khuyết tật, là đã phát triển các kỹ năng thích hợp cho cá nhân để bước vào môi trường làm việc, hành động có trách nhiệm với tư cách là một công dân và tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn, bao gồm nhưng không giới hạn:
Hồ sơ Tốt nghiệp (Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland) mô tả các kỹ năng của học sinh sẽ đi kèm với Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland
Quyết định cuối cùng về việc trao Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland cho học sinh khuyết tật sẽ không được đưa ra cho đến sau khi học sinh bắt đầu năm cuối trung học phổ thông
Học sinh bị khuyết tật đáng kể về nhận thức có thể không đáp ứng các yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông nếu:
(a)Tham gia vào Đánh giá Thay thế dựa trên các Tiêu chuẩn Thành tích Học tập Thay thế (AA-AAAS); và
(b) Tiếp tục nhận được hướng dẫn dựa trên các Tiêu chuẩn Thành tích Học tập Thay thế tại trường trung học phổ thông
Trang 10 Nếu học sinh tham gia vào lễ tốt nghiệp trước khi hoàn thành chương trình giáo dục của mình thì tại lễ tốt nghiệp, hệ thống trường sẽ trao cho học sinh đó một Chứng chỉ Thành tích hoặc chứng chỉ khác tương tự thay thế cho bằng tốt nghiệp
Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland (MSOP)
Maryland cung cấp cho học sinh IEP một Bản Tóm lược Kết quả học tập (MSOP) trước khi học sinh chuyển tiếp từ trường học sang các hoạt động sau tốt nghiệp Yêu cầu phải có có SOP theo ủy quyền lại của Đạo luật Giáo dục cho Người Khuyết tật năm 2004 Ở Maryland, tài liệu này được trao cho tất cả học sinh IEP trước khi ra trường cùng với Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland hoặc Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ
thông Maryland (Xem COMAR 13A.03.02.09E (2).)
Tại sao Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland (MSOP) lại quan trọng?
Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland cung cấp cho học sinh IEP sắp tốt nghiệp những thông tin quan trọng mà các em có thể sử dụng khi chuyển tiếp từ trường học sang các hoạt động sau trung học Các hoạt động này có thể bao gồm việc làm, giáo dục sau trung học, việc làm được hỗ trợ hoặc sống độc lập được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cộng đồng MSOP sẽ được tạo ra trong IEP của học sinh và thông tin được thu thập sẽ dựa trên ý kiến đóng góp của học sinh, gia đình và nhóm IEP
MSOP có thể cung cấp cho các nhà tuyển dụng tiềm năng, các cơ sở giáo dục sau trung học và nhà cung cấp dịch vụ dành cho người trưởng thành những thông tin có ý nghĩa về các kỹ năng, thế mạnh của thanh niên và bất kỳ hỗ trợ nào mà họ có thể cần để thành công Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland bao gồm bốn phần Mỗi phần được liệt kê ở bên dưới
Phần 1- Thông tin Cơ bản
Phần 2- Mục tiêu Sau trung học của Học sinh
Phần 3- Tóm lược Kết quả học tập (Trình độ Học vấn, Nhận thức và Chức năng)
Phần 4- Những đề xuất để Đạt được các Mục tiêu Sau trung học
Chúng tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin ở đâu?
Để biết thêm thông tin về Bản Tóm lược Kết quả học tập Maryland, vui lòng truy cập:
https://marylandlearninglinks.org/maryland-summary-performance-msop/
Quyền lợi so với Tình trạng hội đủ điều kiện
Việc hiểu được sự khác biệt giữa quyền lợi của giáo dục công lập và tình trạng hội đủ điều kiện cho các dịch vụ dành cho người trưởng thành có thể sẽ rất phức tạp Ở Maryland, một thanh niên bị khuyết tật đang hưởng dịch vụ giáo dục đặc biệt sẽ đượcHƯỞNG chương trình giáo dục công lập miễn phí, phù hợp trong năm học mà họ bước sang tuổi 21 hoặc đáp ứng các yêu cầu được cấp Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland hoặc Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland Các dịch vụ này được ghi lại trong Kế
Trang 11hoạch Giáo dục Cá nhân hóa (IEP) của học sinh như được xác định bởi nhóm IEP và được
tài trợ bởi hệ thống trường học địa phương
Học sinh tốt nghiệp hệ thống trường với Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông Maryland hoặc
Chứng chỉ Hoàn thành Chương trình Trung học Phổ thông Maryland sẽ không còn được
hưởng các dịch vụ đó nữa Tại thời điểm này, các cá nhân phải nộp đơn xin các dịch vụ dành
cho người trưởng thành để xem họ có ĐỦ ĐIỀU KIỆN được hưởng các dịch vụ đó hay
không Ngoài việc học sinh phải đáp ứng các tiêu chí về tình trạng hội đủ điều kiện, phải lcó
nguồn tài trợ để tiếp nhận các dịch vụ và hỗ trợ từ các cơ quan dịch vụ dành cho người
trưởng thành (như DORS, DDA, và BHA) Xem bảng dưới đây
Quyền lợi
(Khi đã nhập học)
Tình trạng hội đủ điều kiện (ADA và
Khoản 504)
(Sau khi tốt nghiệp hoặc đủ 21 tuổi)
Đạo Luật Giáo dục Người Khuyết tật
(IDEA) là một luật về “quyền lợi” nhằm bảo
đảm cho học sinh khuyết tật được hưởng
một nền giáo dục tiểu học và trung học phù
hợp, miễn phí
Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA) quy định
về quyền tiếp cận Mục tiêu của Khoản 504
và ADA là xóa bỏ các rào cản và đảm bảo các điều chỉnh hợp lý Người khuyết tật trở thành đối tượng liên lạc duy nhất, chứ không phải là phụ huynh hoặc gia đình
Giáo dục công lập phù hợp, miễn phí
Các dịch vụ Liên quan
Chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục học tập,
đi làm và sống độc lập
Được hưởng các dịch vụ giúp học sinh
đạt được thành công trong học tập
Các dịch vụ được tiếp cận thông qua
Các dịch vụ có thể được cung cấp NẾU có
đủ nhân viên, năng lực tại cơ sở và/hoặc ngân quỹ để cung cấp dịch vụ
Tự chủ là cần thiết để yêu cầu điều chỉnh
Tuổi Trưởng thành
Tuổi Trưởng thành là độ tuổi được xác định về mặt pháp lý mà tại tuổi đó một người được coi là
người trưởng thành, với tất cả các quyền và trách nhiệm của tuổi trưởng thành Khi thuật ngữ
tuổi trưởng thành được sử dụng thì thường có nghĩa là khi một người trẻ bước sang độ tuổi mà họ
được coi là người trưởng thành Ở Maryland, tuổi trưởng thành là 18 Ít nhất một năm trước khi
bước sang tuổi 18, cá nhân phải được thông báo về các quyền của họ theo IDEA Tại Maryland,
quyền ra quyết định về giáo dục không được tự động chuyển cho học sinh khuyết tật khi học sinh
đó đến tuổi trưởng thành, ngoại trừ trong một số trường hợp hạn chế (Xem COMAR
13A.05.01.07C (7).)
Trang 12Cơ quan Dịch vụ dành cho Người trưởng thành Tiểu bang
Chức năng của DORS là gì? DORS quản lý việc thực hiện chương trình phục hồi chức
năng nghề nghiệp ở Maryland, thúc đẩy việc làm, sống độc lập và tự cung tự cấp cho những người bị khuyết tật đáng kể Các cố vấn chuyển tiếp, những người chuyên làm việc với các học sinh bị khuyết tật đáng kể, sẽ cung cấp các dịch vụ để giúp các em có được và duy trì việc làm Các cố vấn chuyển tiếp của DORS làm việc với các học sinh đủ điều kiện trong hai năm cuối để cung cấp và bố trí các dịch vụ như tư vấn nghề nghiệp và đưa ra quyết định, công nghệ hỗ trợ, chuẩn bị cho việc làm, hỗ trợ giáo dục sau trung học (đào tạo nghề, cao đẳng cộng đồng hoặc đại học), dịch vụ tìm kiếm việc làm và dịch vụ đào tạo nghề DORS duy trì các thỏa thuận hợp tác với từng học khu địa phương ở Maryland và tiếp tục phân công một cố vấn chuyển tiếp DORS cho tất cả các trường trung học phổ thông công lập trên toàn tiểu bang Theo Đạo luật Cơ hội và Cải tiến Nhân lực (WIOA), DORS giữ một vai trò quan trọng hơn nữa đối với các cá nhân trong quá trình chuyển tiếp Trên thực tế, các dịch vụ chuyên tiếp trước khi đi làm (Pre-ETS) được cung cấp cho học sinh trung học khuyết tật bắt đầu từ năm 14 tuổi
Ai đủ điều kiện tham gia? Các cá nhân đủ điều kiện hưởng các dịch vụ DORS nếu họ
(1) bị khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần mà những khuyết tật đó tạo ra hoặc dẫn đến những trở ngại lớn khi làm việc, (2) có thể hưởng lợi từ các dịch vụ liên quan đến kết quả việc làm và (3) yêu cầu các dịch vụ dạy nghề để kiếm được việc làm Do hạn chế về nguồn lực, DORS chỉ cung cấp dịch vụ cho những cá nhân bị khuyết tật “đáng kể” và “rất đáng kể” Đây là những cá nhân đòi hỏi nhiều dịch vụ trong một khoảng thời gian dài hơn
và những người có khuyết tật giới hạn nghiêm trọng một hoặc nhiều năng lực chức năng như di chuyển, giao tiếp, tự chăm sóc, tự định hướng, các kỹ năng giao tiếp hoặc kỹ năng làm việc Có thể có một danh sách dài những cá nhân chờ được xét nhận dịch vụ
Thời điểm quý vị nên nộp đơn? DORS khuyến khích nộp giấy giới thiệu trong mùa thu
của năm thứ ba đối với những học sinh muốn bằng tốt nghiệp và trong mùa thu của năm cuối trung học đối với những học sinh muốn nhận chứng chỉ Làm việc với học sinh trong hai năm cuối trung học giúp các cố vấn chuyển tiếp của DORS có nhiều thời gian giúp các
em lập kế hoạch chuyển tiếp và đảm bảo chuyển tiếp suôn sẻ từ trường học sang bậc
Trang 13giáo dục sau trung học hoặc việc làm *Bắt đầu từ năm 2014 thông qua luật liên bang, DORS bắt buộc phải cung cấp các dịch vụ chuyển tiếp trước khi đi làm (Pre-ETS) cho các học sinh khuyết tật có kế hoạch IEP hoặc Khoản 504 bắt đầu từ tuổi 14 Pre-ETS bao gồm các hoạt động như tự chủ, tư vấn khám phá việc làm, trải nghiệm học tập dựa trên việc làm, tư vấn về cơ hội đăng ký vào các chương trình chuyển tiếp toàn diện hoặc chương trình giáo dục sau trung học cũng như chuẩn bị sẵn sàng để đi làm
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
http://dors.maryland.gov/Brochures/Pre-ETS_Fact_Sheet.pdf
Nơi nộp đơn? Quý vị có thể hoàn tất giấy giới thiệu DORS trực tuyến tại:
http://www.dors.maryland.gov/consumers/Pages/referral.aspx hoặc gọi 1-888-554-0334
để biết thêm thông tin
Cơ quan Quản lý Khuyết tật về Phát triển (DDA)
https://dda.health.maryland.gov/Pages/home.aspx
Chức năng của DDA là gì? DDA tài trợ các dịch vụ và hỗ trợ dựa trên cộng đồng cho
những người bị khuyết tật về phát triển Các dịch vụ và hỗ trợ này có thể bao gồm hỗ trợ việc làm, các chương trình ban ngày, phương tiện đi lại, công nghệ hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ gia đình, các chương trình sinh hoạt cộng đồng và dân cư cũng như hỗ trợ chăm sóc cá nhân DDA cũng cung cấp các dịch vụ được thiết kế đặc biệt để giúp thanh niên khuyết tật chuyển tiếp, kể cả việc làm được hỗ trợ, các chương trình ban ngày và hỗ trợ cộng đồng
Ai đủ điều kiện tham gia?
Các cá nhân sẽ đủ điều kiện hưởng các dịch vụ DDA nếu bị khuyết tật về phát triển:
gây suy nhược về thể chất hoặc tinh thần,
đã bắt đầu trước 22 tuổi,
là vĩnh viễn;
khiến cá nhân đó không thể sống độc lập mà không cần hỗ trợ,
đủ điều kiện nhận Medicaid
Để biết thêm thông tin về điều kiện hưởng DDA, hãy truy cập
https://dda.health.maryland.gov/Pages/eligibility.aspx
Thời điểm áp dụng?
DDA khuyến khích tất cả thanh niên khuyết tật về phát triển đủ điều kiện nộp đơn xin hưởng các dịch vụ vào ngày sinh nhật thứ 14 của họ Nếu trên 14 tuổi, học sinh phải nộp đơn trước 18 tuổi
Nơi nộp đơn? Truy cập https://dda.health.maryland.gov/Pages/apply.aspx e.aspx hoặc gọi DDA theo số 410-767-5600 để biết thêm thông tin
Trang 14Cơ quan Quản lý Sức khỏe Hành vi (BHA)
https://bha.health.maryland.gov/Pages/Home.aspx
Chức năng của BHA là gì? BHA là một đơn vị thuộc Bộ Y tế Maryland (MDH) dành cho
những người bị bệnh tâm thần và/hoặc có vấn đề với việc sử dụng rượu bia và ma túy Thông qua các cơ quan địa phương, được gọi là Cơ quan Dịch vụ Cốt lõi, BHA cấp ngân quỹ và quản lý các chương trình bao gồm: chăm sóc nội trú tâm thần, điều trị nội trú, chăm sóc ngoại trú thông thường và chuyên sâu, dịch vụ khủng hoảng, dịch vụ phục hồi chức năng, hỗ trợ gia đình, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ việc làm cho người bị bệnh tâm thần Một số chương trình dành riêng cho thanh niên ở độ tuổi chuyển tiếp có sẵn ở một số vùng
Ai đủ điều kiện tham gia? Những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần là
những người hội đủ điều kiện hưởng Medicaid Trong một số trường hợp, những người
có nhu cầu sức khỏe tâm thần đáng kể nhưng không đủ điều kiện nhận Medicaid vì lý do tài chính có thể vẫn đủ điều kiện nhận hỗ trợ
Thời điểm áp dụng? BHA cung cấp một số dịch vụ cho trẻ em và thanh niên cũng như
các dịch vụ dành cho người trưởng thành bắt đầu từ 18 tuổi Tham khảo
https://mmcp.health.maryland.gov/Pages/home.aspx để biết thêm thông tin
Cách nộp đơn? Lưu ý rằng nếu đã đăng ký Medicaid thì không cần đăng ký riêng cho
các dịch vụ sức khỏe tâm thần Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Văn phòng Quan hệ Khách hàng BHA theo số 410-402-8447 hoặc Cơ quan Dịch vụ Cốt lõi tại địa phương Có thể tìm danh sách các cơ quan tại Hiệp hội các Cơ quan Dịch vụ Cốt lõi Maryland, www.marylandbehavioralhealth.org
Văn phòng Nhân lực, Phát triển và Giáo dục Người trưởng thành, Bộ Lao động, Cấp phép và Quy định (DLLR)
http://www.dllr.state.md.us/
Chức năng của DLLR là gì? Văn phòng của Ban Dịch vụ Phát triển Nhân lực của DLLR
cung cấp các chương trình và dịch vụ để giúp thanh niên đạt được các mục tiêu giáo dục
và việc làm Thông qua các Trung tâm Việc làm và Ban Đầu tư Nhân lực của DLLR, DLLR cung cấp tư vấn nghề nghiệp, đào tạo, tiếp cận máy tính và các dịch vụ hỗ trợ khác Thông qua tài trợ từ Đạo luật Cơ hội và Cải tiến Nhân lực (WIOA), Bộ Lao động, Cấp phép và Quy định tiểu bang Maryland (DLLR) cùng với Trung tâm Việc làm Hoa Kỳ cung cấp một loạt các dịch vụ việc làm và kết nối khách hàng với các cơ hội đào tạo và giáo dục liên quan đến công việc WIOA khẳng định Bộ cam kết cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho thanh niên và thanh niên bắt đầu từ khám phá và hướng dẫn nghề nghiệp,
hỗ trợ liên tục để họ học tập thành công, cơ hội đào tạo kỹ năng trong nghề nghiệp theo
Trang 15yêu cầu, đăng ký giáo dục sau trung học và có được các chứng nhận được công nhận trong ngành trên con đường sự nghiệp giúp tìm được việc làm
Ai đủ điều kiện tham gia? Ban Dịch vụ Thanh niên phục vụ cho thanh niên, bị hoặc
không bị khuyết tật, tuổi từ 14-24 Trung tâm Việc làm One Stop luôn sẵn sàng trợ giúp những người đang tìm kiếm việc làm ở bất kỳ độ tuổi nào, bị hoặc không bị khuyết tật
Cách tiếp cận dịch vụ? Để tìm hiểu thêm về khám phá nghề nghiệp, đào tạo và công
việc, vui lòng truy cập trang web của DLLR tại http://www.dllr.state.md.us/county hoặc gọi 410-767-2173 để tìm một Trung tâm Việc làm Hoa Kỳ tại địa phương hoặc vào trang web Trao đổi Nhân lực Maryland: https://mwejobs.maryland.gov/vosnet/Default.aspx
Quyền lợi
Medicaid và Medicaid Waivers
Bộ Y tế Maryland (MDH) quản lý Medicaid hoặc Hỗ trợ Y tế (MA) Cả hai chương trình
Medicaid và Medicaid Waiver đều có thể là nguồn bảo hiểm y tế, hỗ trợ bổ sung, chăm sóc dài hạn và hỗ trợ tại nhà/cộng đồng quan trọng dành cho người khuyết tật
Chức năng của Medicaid là gì?
Cung cấp bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
Cung cấp tài trợ bổ sung thông qua các Chương trình Medicaid Waiver cho các dịch vụ chăm sóc cá nhân như: vệ sinh cá nhân và chải chuốt, đi vệ sinh, ăn uống, mặc quần áo, đi lại, chăm sóc y tế tại nhà và sắp xếp cuộc hẹn y tế
Ai Đủ tiêu chuẩn nhận Medicaid?
Theo thông lệ, những cá nhân mắc phải:
khuyết tật
mù
chăm sóc cho một đứa trẻ có cha mẹ bị thất nghiệp, ốm đau hoặc đã chết hoặc
đáp ứng các yêu cầu về thu nhập của chương trình
Điều kiện hưởng Medicaid ở Maryland được xác định bởi Phòng Dịch vụ Xã hội của địa phương
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
https://mmcp.health.maryland.gov/Pages/Am%20I%20Eligible.aspx
https://www.medicare.gov/people-like-me/disability/disability.html
Chương trình Medicaid Waiver
Các dịch vụ tại nhà và cộng đồng của Maryland Medicaid được cung cấp thông qua chương trình Medicaid thông thường và các chương trình Medicaid đặc biệt được gọi là
Trang 16“miễn trừ” Việc miễn trừ sẽ bỏ qua các yêu cầu về tính đủ điều kiện của cha mẹ của một
trẻ bị khuyết tật và chỉ xem xét thu nhập của trẻ đó
Mỗi sự miễn trừ đều có các tiêu chuẩn đủ điều kiện khác nhau và mỗi tiêu chí nhắm đến một nhóm người khác nhau, chẳng hạn như người lớn tuổi hoặc những người khuyết tật
Dịch vụ không phải là quyền lợi
Phải là cư dân Maryland mới được nộp đơn và được xác định đủ điều kiện được hưởng các dịch vụ DDA
Hai nhóm người đủ điều kiện hưởng dịch vụ
Những người bị khuyết tật về phát triển và;
Những người khuyết tật mức độ nặng, mãn tính do tình trạng thể chất hoặc tinh thần gây ra, ngoài chẩn đoán duy nhất về bệnh tâm thần
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập
Để biết thêm thông tin về Dịch vụ tại Nhà và Cộng đồng, vui lòng tham khảo
https://mmcp.health.maryland.gov/waiverprograms/Pages/Home.aspx
Cách nộp đơn?
Để nộp đơn xin hưởng Medicaid, người dân Maryland phải đến Phòng Dịch vụ
Xã hội của hạt hoặc thành phố của mình Ở đó, họ sẽ được phỏng vấn và nộp
đơn
Truy cập https://medicaid-help.org/Primary-Information để được trả lời thắc mắc, kiểm tra tính đủ điều kiện và hỗ trợ nộp đơn xin Medicaid
Cục Quản lý Quyền lợi An sinh Xã hội cho Người Khuyết tật
Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật An sinh Xã hội và Tiền Trợ cấp An sinh là hai chương trình lớn nhất trong số các chương trình của Liên bang hỗ trợ cho người khuyết tật Mặc dù hai chương trình này khác nhau về nhiều khía cạnh, nhưng cả hai đều được quản lý bởi Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội (SSA) và chỉ những người khuyết tật đáp ứng các tiêu chí y tế mới có thể đủ điều kiện nhận quyền lợi theo một trong hai chương trình này Truy cập Những điều bí mật về Người khuyết tật để biết thêm thông tin và nhận hỗ trợ khi làm đơn xin hưởng quyền lợi An sinh Xã hội hoặc kháng nghị quyết định về khuyết tật
Trang 17Tiền Trợ cấp An sinh (SSI)
Tiền Trợ cấp An sinh (SSI) là gì?
Chương trình Tiền Trợ cấp An sinh (SSI) chi trả phúc lợi cho người lớn và trẻ em khuyết tật có thu nhập và nguồn lực hạn chế SSI là chương trình trợ cấp thu nhập Liên bang
được tài trợ bởi doanh thu thuế chung (không bao gồm thuế An sinh Xã hội):
Được thiết kế để trợ giúp người cao tuổi, người mù và người tàn tật, những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập
Cung cấp tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, quần áo và nơi cư trú
Cung cấp hỗ trợ y tế (Medicaid) cho người thụ hưởng để chi trả cho việc nằm viện, hóa đơn khám bệnh, thuốc được kê toa và các chi phí y tế khác
Các đối tượng thụ hưởng SSI cũng có thể đủ điều kiện được nhận hỗ trợ thực phẩm
Ai có đủ điều kiện nhận Quyền lợi SSI?
Người tàn tật; Người mù; hoặc Người cao tuổi (65 tuổi trở lên); và người có thu nhập và nguồn lực hạn chế
Thu nhập và tài sản của các gia đình có trẻ em khuyết tật cũng được xem xét khi xác định tính đủ điều kiện về tài chính
Ở độ tuổi 18, SSA chỉ xem xét tài sản và thu nhập của cá nhân, chứ không xem
xét tài sản và thu nhập của cha mẹ
Nếu một trẻ em trước đó đã bị từ chối đơn xin hưởng SSI dựa trên thu nhập, thì hãy nộp đơn xin quyền lợi sau sinh nhật thứ 18 vì khi đó thu nhập của cha mẹ sẽ không còn được xem xét để xác định tình trạng hội đủ điều kiện của trẻ em nữa
Các cá nhân nhận Tiền Trợ cấp An sinh (SSI) đương nhiên đủ điều kiện nhận
Nếu đơn của tôi bị từ chối thì sao?
Nếu gần đây đơn của quý vị đã bị từ chối, thì Kháng nghị Thông qua Internet là điểm khởi đầu để yêu cầu xem lại quyết định về tình trạng hội đủ điều kiện nhận quyền lợi tàn tật của quý vị
Nếu đơn của quý vị bị từ chối vì:
Trang 18 Lý do y tế, quý vị có thể điền và gửi Yêu Cầu Kháng nghị và Báo cáo Kháng nghị Khuyết tật trực tuyến
Lý do phi y tế, quý vị nên liên lạc với Văn phòng An sinh Xã hội địa phương để yêu cầu xem lại Quý vị cũng có thể gọi đến số điện thoại miễn phí 1-800-772-1213 để yêu cầu kháng nghị Người điếc hoặc khiếm thính
có thể gọi số TTY miễn phí 1-800-325-0778
Bảo hiểm Khuyết tật An sinh Xã hội (SSDI)
Chức năng của Bảo hiểm Khuyết tật An sinh Xã hội (SSDI) là gì?
Bảo Hiểm Khuyết Tật An Sinh Xã Hội (SSDI) thanh toán cho quý vị hoặc một số thành viên trong gia đình quý vị quyền lợi nếu quý vị là người "có bảo hiểm", nghĩa là quý vị đã làm việc đủ thời gian và có đóng thuế An Sinh Xã Hội
Ai có đủ điều kiện được nhận Quyền lợi SSI?
Để đủ điều kiện nhận quyền lợi SSDI, một người phải dưới 65 tuổi và bị khuyết tật nặng đủ điều kiện theo quy định của Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội
Trẻ em chưa lập gia đình có thể đủ điều kiện nhận quyền lợi theo hồ sơ làm việc của cha mẹ nếu:
Trẻ đó dưới 18 tuổi, có hoặc không có khuyết tật; hoặc
Trẻ em từ 18-19 tuổi và là học sinh đang học toàn thời gian (tối đa là lớp 12); hoặc
Trẻ em 18 tuổi trở lên bị khuyết tật bắt đầu trước 22 tuổi và đáp ứng định nghĩa về khuyết tật đối với người trưởng thành
.
Trang 19Giáo dục Sau trung học/Dịch vụ Hỗ trợ Người khuyết tật
Quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa trải nghiệm trường trung học phổ thông và
cao đẳng/đại học, đặc biệt là về mặt luật pháp Trong khi học trung học phổ thông, Đạo luật
Cải tiến Giáo dục cho người Khuyết tật (IDEA) có nêu rõ cách thức hỗ trợ giáo dục Đó là
thông qua quy trình IEP Khi một học sinh vào cao đẳng/đại học (giáo dục sau trung học), Đạo
luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA) và Khoản 504 của Đạo luật Phục hồi Chức năng năm 1973
bảo đảm người khuyết tật có quyền được nhận điều chỉnh hợp lý để thành công trong giáo
dục sau trung học Bảng dưới đây liệt kê sự khác biệt giữa trường trung học phổ thông và cao
đẳng/đại học
Trung học Phổ thông Cao đẳng/Đại học
Pháp lý
Đạo luật Giáo dục Người khuyết tật (IDEA)
cho phép học sinh khuyết tật được hưởng
một nền giáo dục miễn phí và phù hợp
IDEA là để THÀNH CÔNG
Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA) và Khoản
504 đảm bảo các điều chỉnh hợp lý
ADA là để TIẾP CẬN
Tài liệu Bắt buộc
● Kế hoạch Giáo dục Cá nhân hóa (IEP)
● Tài liệu tập trung vào việc xác định xem học
sinh có đủ điều kiện nhận các dịch vụ dựa
trên các loại khuyết tật cụ thể trong IDEA
hay không
IEP Trung học Phổ thông có thể là không đủ
Học sinh có thể cần phải tự chịu chi phí xin cấp một bản đánh giá
Tài liệu phải đưa ra các thông tin về các giới hạn chức năng cụ thể và chứng minh sự cần thiết phải
có các điều chỉnh cụ thể hợp lý
Ủng hộ
Phụ huynh tích cực tham gia vào việc ủng
hộ các dịch vụ và hỗ trợ phù hợp cho con
cái của họ
Các trường học cần phải tiếp cận với phụ
huynh và yêu cầu họ tham gia vào quy trình
IEP
Phụ huynh nói chuyện trực tiếp với giáo
viên của con mình một cách thường xuyên
Học sinh được kỳ vọng sẽ ủng hộ chính mình
Không phải lúc nào phụ huynh cũng được tích cực khuyến khích tham gia và đôi lúc bị ngăn cản
Giảng viên và nhân viên cao đẳng/đại học thường không giao tiếp trực tiếp với
phụ huynh mà không có sự đồng ý của học sinh
Các chương trình Giáo dục Cá nhân và Hỗ trợ
● Nhóm IEP, bao gồm học sinh, phụ huynh
và học khu, phát triển Chương trình Giáo
dục Cá nhân (IEP) và phải tuân theo văn
bản pháp lý này đối với các dịch vụ
● Phụ huynh có quyền tiếp cận hồ sơ học
sinh và có thể tham gia vào quy trình sắp
xếp điều chỉnh
IEP không áp dụng ở bậc cao đẳng/đại học
Văn phòng Dịch vụ cho Người khuyết tật sẽ lập một kế hoạch sắp xếp điều chỉnh dựa trên hồ sơ
về khuyết tật do học sinh cung cấp
Học sinh phải yêu cầu điều chỉnh từ Văn phòng Dịch vụ cho Người khuyết tật của trường cao đẳng/đại học mỗi học kỳ
Phụ huynh không có quyền tiếp cận hồ sơ học sinh nếu không có văn bản chấp thuận của học sinh
Trang 20Điều quan trọng là học sinh phải biết quyền và trách nhiệm của mình, vì IDEA không áp dụng cho các trường cao đẳng, trường nghề hoặc đại học Bảng Điều chỉnh Giáo dục Sau trung học trong Phụ lục A của hướng dẫn này có nêu một số câu hỏi thường gặp về điều chỉnh và Dịch vụ cho Người khuyết tật tại các Cơ sở Giáo dục Sau trung học
Huấn luyện Đi lại/Vận chuyển
Phương tiện đi lại giúp tiếp cận các cơ hội như việc làm, giáo dục và giải trí Người khuyết tật không thể lái xe hoặc không có phương tiện sẽ phải sắp xếp phương tiện đi lại cho công việc, dịch vụ cộng đồng và các hoạt động giải trí Có nhiều dịch vụ vận chuyển khác nhau trên toàn tiểu bang Các liên kết sau đây cung cấp thông tin về các chương trình Quản lý Vận chuyển Maryland (MTA) và những chương trình Taxi cho người khuyết tật:
Chương trình giảm giá vé Maryland MTA
http://mdod.maryland.gov/employment/Documents/job%20seeker%20documents/Travel%20Training.pdf
Huấn luyện Đi lại
Huấn luyện đi lại là hướng dẫn toàn diện, chuyên sâu được thiết kế để giảng dạy cho học sinh khuyết tật cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng một cách an toàn và độc lập Học sinh khuyết tật phải biết những hệ thống giao thông nào có sẵn, cách tiếp cận chúng và cách lên kế hoạch đi lại Vì huấn luyện đi lại được giảng dạy trong môi trường tự nhiên mà học sinh
có kế hoạch đi lại, nên học sinh sẽ học được các kỹ năng và kỹ thuật cần thiết để sử dụng phương tiện giao thông công cộng một cách an toàn và độc lập Huấn luyện đi lại giúp tăng khả năng độc lập, tự tin và khả năng sống, học tập, làm việc cũng như vui chơi trong cộng đồng
Hiệp hội Vận chuyển Cộng đồng
Trang web: www.ctaa.org
Là tổ chức vận động quốc gia tập trung vào việc cung cấp phương tiện đi lại cho những cá nhân không được tiếp cận với phương tiện công cộng hoặc ô tô riêng
Trang 21Cơ quan Quản lý Vận chuyển Liên bang (FTA)
Trang web: www.fta.dot.gov
Là nguồn thông tin tốt để xác định các quyền của người khuyết tật liên quan đến phương tiện giao thông công cộng, bao gồm cả các quy định về hệ thống phương tiện đi lại cho người khuyết tật Lưu ý: FTA có thông tin về trợ cấp để hỗ trợ phương tiện đi lại cho những người có thu nhập thấp (bao gồm
cả người khuyết tật) Thông tin này có tại www.fta.dot.gov/wtw/uoft.html FTA cũng cung cấp các chương trình trợ cấp nhằm làm giảm các rào cản về phương tiện đi lại bằng cách phát triển các dịch vụ vận chuyển được thiết kế để đưa đón người nhận phúc lợi và các cá nhân có thu nhập thấp đi làm
và phát triển dịch vụ vận chuyển cho cư dân của các trung tâm đô thị và nông thôn cũng như các khu vực ngoại thành đối với các cơ hội việc làm ngoại thành Tập trung vào các dự án sử dụng dịch vụ vận chuyển công cộng
Hoạt động theo Dự án
Easter Seals Project Action
1425 K Street NW, Suite 200
Washington, DC 20005
Thư thoại: (800) 659-6428 hoặc (202) 347-3066; Fax: 202347-3066
Trang web: www.projectaction.org
Email: projectaction@easterseals.com
Hoạt động theo Dự án là một chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy các dịch vụ vận chuyển cho người khuyết tật Hoạt động theo Dự án được quản lý bởi Hiệp hội Dấu ấn Phục sinh Quốc gia và được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý Vận chuyển Liên bang
Đồng lòng Hành động (United We Ride)
Bộ Giao thông vận tải, cùng với các đối tác tại các bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Lao động và Giáo dục, đã khởi động chiến dịch Đồng lòng Hành động (United We Ride) một sáng kiến mới gồm 5 phần- -nhằm phá vỡ rào cản giữa các chương trình và tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác địa
phương tạo ra các giải pháp thông thường và mang lại hiệu suất A+ cho tất cả những người cần phương tiện đi lại Trang web này có các thông tin về các cơ hội trợ cấp dành cho phương tiện đi lại, các hoạt động của tiểu bang, các nguồn lực và chiến lược để điều phối phương tiện đi lại qua nhiều cơ quan Ngoài ra cũng có sẵn một bản tin
Trang web: www.fta.dot.gov/CCAM/www/index.html
Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ
400 Seventh Street SW
Washington, DC 20590
Thư thoại: (202) 366-4011; TTY: (202) 366-2979
Fax: (202) 366-7951
Trang web: www.dot.gov/accessibility
Nhiều thông tin về các quy định và nguồn lực liên quan đến phương tiện đi lại dành cho người khuyết tật