1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử thi bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại

180 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất một số phương án ứng xử với sử thiBahnar, những tác phẩm nằm trong khối di sản văn hóa phi vật thể đang được dư luận quan tâm hiện nay của Tây Nguyên, m

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình nàyđảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu!

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Thùy Ly

Trang 2

1.1 Vài nét về tộc người chủ thể của sử thi Bahnar 6

1.3 Lí thuyết và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2 SỬ THI BAHNAR - SẢN PHẨM VĂN HÓA ĐẶC

THÙ CỦA XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

2.2.2 Vai trò bảo lưu và cung cấp kinh nghiệm hoạt động thực tiễn 78

CHƯƠNG 3 KẾT THÚC HÌNH THỨC TỒN TẠI VỐN CÓ - SỐ

3.1 Con đường từ quá khứ đến hiện tại của sử thi Bahnar 97

3.2 Tình hình bảo tồn, khai thác và phát huy di sản sử thi Bahnar

3.3 Xu thế vận động của sử thi Bahnar hiện nay và một số hướng

bảo tồn, khai thác, phát huy có thể nghĩ tới

123

141

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ CÔNG

BỐ TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN LUẬN ÁN

149

151

Trang 3

NGHĨA CỦA CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

ĐHQG Đại học Quốc giaKHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dân tộc Bahnar1, cư trú tại cao nguyên Nam Trung Bộ Việt Nam, cómột nền văn hoá độc đáo với các loại hình nghệ thuật phong phú trong đó bao

gồm các thiên sử thi mà người bản tộc gọi là h’mon 2 Là thành tựu của nhóm

cư dân thuộc vào loại sinh sống lâu đời nhất ở bán đảo Đông Dương, sử thiBahnar nói chung mang đậm tính bản địa, rất ít hoặc hầu như không chịu ảnhhưởng bởi các yếu tố ngoại lai như một bộ phận lớn sử thi của các dân tộc

Đông Nam Á khác Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa h’mon với xã hội Bahnar

trong quá khứ, vì vậy, sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những sản phẩmnghệ thuật nội sinh rất tiêu biểu này của tộc người

Những thay đổi nhiều mặt về kinh tế - xã hội và sự tác động của lànsóng văn hoá đương đại trong mấy thập niên qua đã dẫn đến việc giải thể cấutrúc văn hóa cổ truyền Bahnar ở các địa bàn dân cư với những mức độ khác

nhau Sự tồn tại của h’mon nói riêng và sử thi các dân tộc Tây Nguyên khác

nói chung đã và đang gặp phải rất nhiều thách thức trong bối cảnh mới Tương

lai nào sẽ chờ đợi h’mon, thiết nghĩ đó cũng là điều cần được quan tâm.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu những vấn đề vừa đề cập, tức tìm hiểu sử thiBahnar trong bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của quá khứ và hiện tại haynói cách khác đặt nó dưới góc độ tiếp cận liên ngành của văn hoá học, cho đếnnay, về cơ bản vẫn chưa được tiến hành một cách có hệ thống Vì thế, bổ sungnhững nghiên cứu phù hợp vào khoảng trống này là điều cần thiết Từ lí do

trên, với nguyện vọng đóng góp tiếng nói của mình, chúng tôi chọn Sử thi Bahnar và số phận của nó trong xã hội đương đại làm đề tài nghiên

cứu

1 Đề tài thống nhất dùng từ Bahnar thay cho Bana, Banar, Ba Na… vì đây là tộc danh quen thuộc mà người

Bahnar thường sử dụng và chính xác hơn về mặt ngữ âm so với những cách ghi khác Với những tài liệu sử

dụng các cách ghi ngoài Bahnar, chúng tôi cũng xin phép thay bằng từ này.

2 Đề tài thống nhất dùng từ h’mon thay cho các cách viết khác nhau về tên gọi bản ngữ của sử thi Bahnar:

hmon,

Trang 5

2 Khái niệm và mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khái niệm: 1) Sử thi Bahnar: Các sáng tác tự sự truyền miệng của người

Bahnar chủ yếu xoay quanh một nhân vật anh hùng được xem là biểu tượngcủa cộng đồng tộc người trong lịch sử, có tên Dăm Giông; 2) Số phận: Sựsống; 3) Xã hội đương đại: Xã hội của người Bahnar từ sau Đổi mới (1986)

Sự xác định trên căn cứ vào định nghĩa của Từ điển tiếng Việt: 1 Sử thi:

“Tác phẩm lớn thuộc loại văn tự sự, miêu tả sự nghiệp của những người anhhùng và các sự kiện lịch sử lớn” [129, tr 877] - định nghĩa này nhìn chungthống nhất với một số từ điển/ bách khoa thư chuyên ngành cũng như phổ

thông được chú ý trên thế giới hiện nay như Merriam Webster’s Encyclopedia

of Literature (1995), A Dictionary of Literary Terms and Literary Theory (1998), Encyclopedia of Literature and Criticism (2000), The Cambridge Encyclopedia (2000), The Encyclopedia Americana (2001), Compton’s Encyclopedia (2001), The World Book Encyclopedia (2001), The New Encyclopedia Britannica (2002),…; 2 Số phận: “Sự sống, sự tồn tại dành cho

mỗi người, mỗi sự vật” [129, tr 866]; 3 Đương đại: “Thuộc về thời đại hiệnnay” [129, tr 357]

Mục đích nghiên cứu: Xác định bản chất của h’mon với tư cách sản

phẩm của một bối cảnh lịch sử cụ thể, từ đó nhận diện số phận của nó trongđời sống đương đại

Đối tượng nghiên cứu: 1) Nội dung, hình thức và vai trò của h’mon như

là kết quả sự tương tác giữa tác phẩm và bối cảnh lịch sử hình thành nó; 2) Sự

sống của h’mon trong cộng đồng người Bahnar ngày nay.

Phạm vi nghiên cứu: H’mon và đời sống của nó tại Tây Nguyên trước

và sau Đổi mới Những địa bàn nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là Gia Lai và

Kon Tum, khu vực sưu tầm h’mon cơ bản kể từ khi phát hiện cho đến nay và cũng là nơi cư trú tập trung của tộc người chủ thể (theo số liệu của Tổng điều

Trang 6

tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 [110], Gia Lai và Kon Tum là các

tỉnh có nhiều người Bahnar sinh sống nhất tại Việt Nam: với lần lượt hơn150.000 và gần 55.000 trên tổng số 230.000 người) Hai địa phương này -nhất là Gia Lai - còn lưu giữ tương đối rõ nét dấu ấn văn hóa cổ truyềnBahnar, bao gồm sử thi, mặt khác cũng là nơi cho thấy rõ nhất những biến đổimọi mặt của tộc người trong những thập niên qua Để đảm bảo tính đại diện,các điểm nghiên cứu được thiết kế bao gồm cả nông thôn, thành thị và vùnghỗn hợp

Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất một số phương án ứng xử với sử thiBahnar, những tác phẩm nằm trong khối di sản văn hóa phi vật thể đang được

dư luận quan tâm hiện nay của Tây Nguyên, mà người làm chính sách có thểtham khảo

4 Bố cục của luận

án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có 03

chương: Chương 1 Tổng quan về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu; Chương 2 Sử thi Bahnar - sản phẩm văn hóa đặc thù của

xã hội truyền thống; Chương 3 Kết thúc hình thức tồn tại vốn có - số phận của sử thi Bahnar trong

Trang 7

xã hội đương

đại.

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU 1.1 VÀI NÉT VỀ TỘC NGƯỜI CHỦ THỂ CỦA SỬ THI BAHNAR

Số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 [110]

cho biết, dân số Bahnar hiện nay là 227.716 Trong đó, tỉnh Gia Lai có150.416 người, cư trú chủ yếu tại các huyện Mang Yang, Kon Chro, Kbang,

An Khê, Chư Sê và A Yun Pa Ku; tỉnh Kon Tum có 53.997 người, cư trú chủyếu tại thành phố Kon Tum và các huyện Đắc Hà, Kon Plông, Đắc Tô; tỉnhBình Định có 18.175 người, cư trú chủ yếu tại các huyện Vĩnh Thạnh, VânCanh, Hoài Ân và Tây Sơn; tỉnh Phú Yên có 4.145 người, cư trú chủ yếu tạicác huyện Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hoà

Dân tộc Bahnar là sự tập hợp của một số nhóm địa phương mà cách xácđịnh trong các công trình nghiên cứu là không hoàn toàn giống nhau P.Guilleminet (1952) nói tới 07 nhóm: “Alakong”, “Tolo”, “Bơnơm”, “Gơlar”,

“Jơlong”, “Kontum” và “Rơngao” [32, tr 5] Nguyễn Hữu Thấu (1960) tuycũng nêu lên những cái tên này nhưng ngoài ra còn nhắc đến “Krem”, “VânCanh” và “Bằng Hường” là những nhóm chịu ảnh hưởng của người Chăm vàKinh [97, tr 42 - 43] Lê Thị Ái (1969) bổ sung “Rơngao” ở phía bắc thị xã

Trang 9

Kon Tum1 là bộ phận trung gian giữa người Bahnar với Xơđăng và “Kriêm” ởphía bắc huyện An Khê là bộ phận Bahnar lai Chăm [1, tr 50] L Schrock,W.Jr Stockton, E.M Murphy và M Fromme (1966), có tham khảo người đitrước, thì liệt kê: “Alakong”, “Bonam”, “Golar”, “Ho Drong”, “Jo Long”,

“Kon Ko De”, “Kon Tum” và “To Sung” [173, tr 1] Con số lớn nhất đượcđưa ra có lẽ là của Cửu Long Giang và Toan Ánh (1974) với “Bahnar KonTum”, “Bahnar Jolong”, “Bahnar Golar”, “Bahnar Tosung”, “BahnarKonkođe”, “Bahnar Alatanag”, “Bahnar Alakong”, “Bahnar Tolotenil”,

“Bahnar Bơnom”, “Bahnar Roh”, “Bahnar Krem”, “Bahnar Chàm” và

“Bahnar But” [30, tr 287 - 288] Ngược lại, Đặng Nghiêm Vạn và cộng sự(1981) giới thiệu một sự phân loại giản lược hơn hẳn chỉ với 05 nhóm là

“Công Tum”, “Tồlồ”, “Gơlar”, “Rơngao”, “Giơlơng” và “Krem” [124, tr.105] Còn trong cuốn dân tộc chí gần đây nhất về người Bahnar vào năm

2006, chủ biên Bùi Minh Đạo và các đồng tác giả “căn cứ vào ý kiến củachính người bản tộc” cho biết rằng nó có ít nhất 08 nhóm, bao gồm: 1

“Tơlô”, cư trú ở huyện Kon Chro và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai; 2 “Krem”,

cư trú ở huyện Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân và Tây Sơn, tỉnh Bình Định,một số ít ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; 3 “Vân Canh”, cư trú ở huyện VânCanh, tỉnh Bình Định; 4 “Thồ Lồ”, cư trú ở huyện Đồng Xuân, Sơn Hoà vàSông Hinh, tỉnh Phú Yên; 5 “Gơ Lar”, cư trú ở các huyện Mang Yang, ĐắcĐoa và Chư Sê, tỉnh Gia Lai, một phần ở quanh thành phố Kon Tum, tỉnhKon Tum; 6 “Kon Tum”, cư trú ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; 7

“Jơlơng”, cư trú ở quanh thành phố Kon Tum và huyện Kon Rẫy, tỉnh KonTum; và 8 “Rơngao”, cư trú tại thành phố Kon Tum và huyện Đắc Tô, tỉnhKon Tum [26, tr 32 - 33]

1 Nay là thành phố.

Trang 10

Người Bahnar được xem là dân tộc bản địa1 của Tây Nguyên Giớinghiên cứu ở Việt Nam cho đến nay vẫn ủng hộ giả thuyết rằng tộc người nàyvốn sinh sống tại vùng trung Tây Nguyên nhưng đã bị các tộc người nói ngônngữ Nam Đảo nhập cư sau từng bước khống chế và đẩy lên phía bắc Ngoài

ra, Đặng Nghiêm Vạn và Ngô Vĩnh Bình còn cung cấp thêm thông tin đángchú ý: “Một số tư liệu rời rạc thoáng qua cho ta thấy xưa kia họ có thể ở đồngbằng và họ là một cư dân cổ xưa được người Chàm ghi trong bia kí của mình

là Mađa cư trú ở vùng ven biển Nghĩa Bình” [124, tr 105 - 106]

Lịch sử tộc người Bahnar, có thể nói, gắn liền với lịch sử các dân tộc

Tây Nguyên Theo các tác giả Dân tộc Bahnar ở Việt Nam, sau nhiều thế kỉ tự

trị, vùng đất của người Bahnar cũng như nhiều dân tộc Tây Nguyên khác2 rơivào phạm vi ảnh hưởng của Champa trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ XIIđến giữa thế kỉ XV Còn từ cuối thế kỉ XV - sau khi Lê Thánh Tông chinhphạt thắng lợi vương quốc này - đến cuối thế kỉ XVIII, địa bàn sinh sống của

họ lại phần nào chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột giữa Lào và Thái Lan.Cuối thế kỉ XVIII, một bộ phận người Bahnar thuộc An Khê, Kbang và KonChro ngày nay đã tham gia phong trào Tây Sơn chống chúa Nguyễn do anh

em Nguyễn Nhạc làm thủ lĩnh Đến nửa đầu thế kỉ XIX, vùng đất của ngườiBahnar và các tộc người Tây Nguyên khác trở thành phiên quốc của nhàNguyễn, với các tên “Trấn man”, “Thuộc quốc”, “Thuỷ vương quốc”, “Hỏavương quốc” Từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, nó nằm dưới sựquản lí của thực dân Pháp [26, tr 45 - 47] Tuy nhiên, dù trải qua những biếnthiên lịch sử nhất định trong mười thế kỉ qua, cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyềncủa người Bahnar cho đến trước Cách mạng tháng Tám là khá bền vững Sau

1 Cụm từ “dân tộc bản địa” (khác với “dân tộc tại chỗ”) được dùng với nghĩa phân biệt người Bahnar với những dân tộc cũng sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên nhưng không sớm bằng.

2 Ngay từ thế kỉ thứ X sau Công nguyên, vùng đất của các dân tộc Tây Nguyên đã gần trùng với địa bàn cư trú của họ vào đầu thế kỉ XX [72, tr 182].

Trang 11

hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài 30 năm1, tộc ngườinày đã trở thành thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhấtvào năm 1975.

1.1.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên của nơi cư trú

Về địa hình, nơi cư trú của người Bahnar là vùng thấp nằm ở phíađông, bao gồm ba huyện An Khê, Kbang và Kon Chro của tỉnh Gia Lai, phầnmiền núi của hai tỉnh Bình Định, Phú Yên và vùng cao nằm ở phía tây, baogồm các huyện Đắc Đoa, Mang Yang của tỉnh Gia Lai, thành phố Kon Tumcùng các huyện Đắc Hà, Kon Rẫy và Kon Plông của tỉnh Kon Tum Cả haivùng đều được tạo nên bởi thung lũng, cao nguyên và núi Địa hình thunglũng nhìn chung bằng phẳng, bao gồm: thung lũng Kon Tum, châu thổ củasông Đắc Bla, sông Pô Kô thuộc thành phố Kon Tum và huyện Đắc Hà, tỉnhKon Tum; thung lũng sông Ba nằm ở ven sông Ba, thuộc các huyện Kbang,

An Khê và Kon Chro, tỉnh Gia Lai; thung lũng ven sông A Yun, thuộc cáchuyện Đắc Đoa, Mang Yang, tỉnh Gia Lai Địa hình cao nguyên, tương đốibằng phẳng, bao gồm cao nguyên Kông Hà Nừng thuộc các huyện Kbang, AnKhê, một phần cao nguyên Pleiku thuộc các huyện Đắc Đoa, Mang Yang,Chư Sê, tỉnh Gia Lai và huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum Địa hình núi bao gồmcác núi cao, trung bình và thấp, nằm rải rác trong vùng như He Reng, MangYang, Kon Chro, Kon Plông [26, tr 21]

Đất đai ở khu vực cư trú của người Bahnar bao gồm ba nhóm chính:

nhóm đất bazan chủ yếu phân bố ở cao nguyên, tập trung tại các huyện Đắc

Đoa, Mang Yang, tỉnh Gia Lai và huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum, rất thích hợpcho việc phát triển cây công nghiệp như chè, hồ tiêu, cà phê, cao su ; nhómđất phù sa phân bố ở ven các sông Ba, Đắc Bla, Pô Kô và A Yun, thích hợp

1 Do đến tận đầu thế kỉ XX toàn quyền Pháp ở Đông Dương mới ra nghị định sáp nhập Tây Nguyên vào Việt Nam, ý thức “về quốc gia, quốc thổ” của người dân Tây Nguyên là “mới mẻ” và “chủ yếu có được qua hai cuộc kháng chiến cứu nước trong thế kỉ XX” [24, tr 105]

Trang 12

cho việc phát triển lúa nước, các loại cây lương thực và cây thực phẩm; và

nhóm đất granite nằm trên các đồi núi, thích hợp cho việc phát triển kinh tế

lâm nghiệp [26, tr 22]

Khí hậu tại nơi cư trú của người Bahnar, giống như toàn Tây Nguyênnói chung, mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều tiểu vùng khácnhau Một năm có hai mùa rất rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10)

và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3), trong đó mùa mưa ở các huyện phíađông Nam Trung Bộ bắt đầu và kết thúc muộn hơn do chịu ảnh hưởng củakhí hậu đồng bằng Điều kiện khí hậu này đã đem đến cho người Bahnar một

hệ động thực vật đặc biệt phong phú, trong đó có hàng chục loài đặc hữu chỉ

có ở Việt Nam hoặc Đông Dương [26, tr 22 - 25]

Nguồn nước cũng được xem là một tiềm năng lớn cho hoạt động sảnxuất và sinh hoạt của người Bahnar, bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt vànước ngầm Nguồn nước mưa chiếm tỉ trọng cao nhất, tuy nhiên phân bốkhông đều; tiếp đó là nguồn nước mặt, được tạo thành từ hệ thống sông chảy

về phía tây gồm sông Pô Kô và sông Đắc Bla cùng hệ thống sông chảy về phíađông gồm sông Ba và sông A Yun; cuối cùng là nguồn nước ngầm, khá lớn,

có độ sâu 4 - 5 m vào mùa mưa và 12 - 15 m vào mùa khô [26, tr 24 - 25]

1.1.3 Đời sống kinh tế - xã hội

Trang 13

khai thác trở lại Chu trình canh tác được bắt đầu bằng việc chọn rẫy, và nơiđược chọn thường là những khu rừng thứ sinh có độ dốc vừa phải, gần nguồnnước Rẫy được phát vào khoảng giữa tháng 2 và được đốt một tháng sau đó.Tiếp theo là khâu gieo trỉa, chăm sóc và bảo vệ Năng suất lúa rẫy thườngkhông ổn định do phụ thuộc lớn vào thời tiết Ngoài lúa là cây trồng chính,người ta còn xen canh nhiều loại cây trồng khác nhằm cung cấp phần lớn nhuyếu phẩm cho cuộc sống tự sản tự tiêu, đồng thời cũng hạn chế tình trạng đất

bị rửa trôi Trong điều kiện tự nhiên và dân cư như trước đây, với kĩ thuật ducanh khép kín, nương rẫy Tây Nguyên nói chung được đánh giá là hệ canh tácbền vững Hiện nay, do sức ép dân số, việc luân khoảnh mở ở người Bahnarcũng như các dân tộc tại chỗ khác trong vùng - tức canh tác liên tục nhiềunăm trên một đám rẫy - đang thay thế luân khoảnh kín Tuy nhiên, ruộng khô

và ruộng nước được quan tâm phát triển hơn trước Đáng chú ý, vườn đa canh

tự cung tự cấp của hộ gia đình ở nhiều địa phương đã và đang chuyển dịchsang vườn chuyên canh cây công nghiệp [23, tr 53 - 80, 173 - 190]

Chăn nuôi cũng đóng vai trò là một hoạt động sản xuất quan trọng ởngười Bahnar Trước kia, gia súc và gia cầm được nuôi tương đối phổ biến ởTây Nguyên theo kiểu thả rông hoặc nửa thả rông (cho kiếm ăn và sinh sảnngoài rừng) nhưng những thay đổi của môi trường và điều kiện sống gần đâynhư rừng và nguồn nước không còn, không gian buôn làng bị thu hẹp, việcđịnh canh định cư trở nên phổ biến đã khiến đàn trâu và đàn dê bị suy giảmnhiều Mặc dù vậy, trâu vẫn tiếp tục được nuôi ở một số địa phương có đôngngười Bahnar sinh sống như Mang Yang, Kbang, Kon Chro Đáng chú ý, bòtrở thành vật nuôi “mũi nhọn” của người Bahnar hiện nay với một số giốngnhập từ nước ngoài Việc chăn nuôi ở người Bahnar đang ngày càng mangtính chất một hoạt động sản xuất hàng hóa Các kĩ thuật chăm sóc mới (nhốt

Trang 14

chuồng, tiêm phòng dịch, cho ăn theo chế độ ổn định…) đã thay thế các kĩ thuật cũ [24, tr 121 - 122].

Các nghề thủ công quen thuộc nhất của người Bahnar là đan lát và dệtvải Đồ đan lát của người Bahnar rất có tiếng Từ nguyên liệu là mây, tre,nứa…, sản phẩm đan lát chủ yếu là các loại gùi dùng trên rẫy Gùi được đanbởi nam giới vào lúc nông nhàn Đan lát giỏi là dấu hiệu của sự khéo léo, vìthế trước đây những người trẻ tuổi thích làm công việc này tại ngôi nhà côngcộng của làng - nhà rông Việc dệt vải thì được thực hiện bởi phụ nữ Họ chếbiến sợi từ cây bông trồng trên rẫy rồi nhuộm và dệt thành các tấm vải, cái sẽđược dùng làm áo, váy, tấm choàng, chăn đắp… [142, tr 58 - 60] Hiện tại,hai nghề thủ công nói trên đều đã suy thoái Việc đan lát đang trở nên thưathớt do thiếu nguồn nguyên liệu và do sự có mặt ồ ạt của những sản phẩmcông nghiệp Nghề dệt vải cũng không còn sức sống, ngoại trừ ở một số điểm

du lịch

Người Bahnar trước đây, cũng như nhiều tộc người của Tây Nguyên,thường khai thác các nguồn lợi trong tự nhiên từ việc săn chim thú, đánh bắtthủy sản và hái lượm rau củ Hai dạng săn bắn là săn tập thể và cá nhân đềuđược thực hiện vào mùa khô Ngoài ra, họ còn đặt các loại bẫy thú quanh rẫy,nhất là vào trước thời điểm thu hoạch Tuy nhiên, việc đánh bắt thủy sản vớinhững cách thức rất đa dạng như đắp bờ chặn suối, xúc, thả lưới, úp nơm,quăng chài, tát cạn, thả lờ, câu đem lại nguồn thực phẩm thường xuyênhơn Người ta cũng tìm hái các loại rau, măng, nấm, quả… và đào các loại củ

có tinh bột để đáp ứng nhu cầu bữa ăn [26, tr 81 - 86] Nay, do rừng đã bịmất phần lớn, các hoạt động săn bắn, hái lượm ở nhiều nơi mai một dần Sănbắn tập thể không có điều kiện tồn tại, chỉ còn lại hình thức săn bắn cá nhân

mà đối tượng là các loại chim thú nhỏ ở khu vực phía đông Số lượng, trữlượng cá, côn trùng, nhuyễn thể và rau, củ, quả… trong rừng đều giảm sút rất

Trang 15

đáng kể, vì vậy việc khai thác các sản phẩm tự nhiên này cũng ngày càng trởnên khó khăn [24, tr 124 - 125].

Người Bahnar vốn ít giao lưu với bên ngoài, sống chủ yếu dựa vàonương rẫy nên cho tới cách đây vài thập niên, nền thương nghiệp vẫn khôngphát triển - đồng tiền chưa xuất hiện và việc trao đổi bằng hiện vật là phổbiến1 Mỗi làng Bahnar thường có một đến vài người đi lấy hàng ở các làngkhác về đổi cho dân trong làng nhằm hưởng chênh lệch Cũng có cả sự traođổi giữa người Bahnar với các thương đoàn người Kinh hoặc Lào Vật đượctrao đổi là gia súc, gia cầm, lương thực, sản phẩm dệt, chiêng, ché, muối, nồiđồng, đồ sắt, lưới đánh cá Do nguồn lợi tự nhiên đáp ứng cho cuộc sốngkhép kín ngày nay đã suy giảm, do tác động của kinh tế thị trường và do giaothông phát triển, dịch vụ mua và bán hiện đang mở rộng tới tất cả các buônlàng Mặt hàng bán ra không chỉ là nông sản mà còn là lâm sản và sản phẩmcây công nghiệp; mặt hàng mua vào không chỉ là các nhu yếu phẩm mà còn làcác tiện nghi sinh hoạt mới [26, tr 79 - 80, 278]

1.1.3.2 Đời sống xã hội

Về tổ chức làng, làng của người Bahnar xưa - cũng như nhiều tộcngười Tây Nguyên khác - được điều hành bởi chủ làng do dân cử và hội đồnggià làng mà thường là những người cao tuổi, giàu kinh nghiệm và có uy tín,trong đó trách nhiệm của chủ làng là giải quyết các vấn đề chung liên quanđến đối nội (sản xuất, chiến đấu, dời làng…) và đối ngoại (chủ yếu là thươngthuyết trong các tranh chấp)2 Mỗi làng còn có thủ lĩnh quân sự, làm nhiệm

vụ chỉ huy thanh niên trong các xung đột với làng hoặc tộc khác Hiện nay,

1

O Salemink [171] gợi ý rằng Tây Nguyên trong quá khứ đã có một nền thương nghiệp hướng ngoại Tuy

nhiên, theo chúng tôi, các thông tin mà tác giả này đưa ra cho thấy nó có một vài yếu tố hơn là đã có một nền

thương nghiệp hướng ngoại thực sự.

2 Tuy nhiên, tính dân chủ vẫn được đề cao Chẳng hạn, trong việc “xét xử”, sự thảo luận diễn ra công khai và các già làng thường quan tâm đến ý kiến của số đông khi đưa ra quyết định [79, tr 26].

Trang 16

làng không còn là tổ chức xã hội duy nhất nữa1, và dĩ nhiên không phải đơn

vị hành chính mặc dù có thêm đại diện của một số ngành chức năng nhà nướcnhư cộng tác viên dân số, cán bộ khuyến lâm - khuyến nông, cán bộ y tế cộngđồng Già làng tuy vẫn còn vai trò ở một số nơi nhưng vai trò này đã bị thuhẹp hơn khi nhìn chung chỉ tư vấn cho trưởng thôn trong việc triển khai cácchủ trương chính sách kinh tế - xã hội và xét xử các vụ vi phạm phong tục.Ngoài ra, do tác động của các quá trình di dân tới Tây Nguyên, số làng có sựxen cư giữa các dân tộc tại chỗ và dân tộc mới đến đang ngày càng tăng,thậm chí nhiều buôn làng cũ của các dân tộc tại chỗ hiện chỉ còn là một bộphận của buôn làng mới [24, tr 40 - 44, 132 - 141] Về dòng họ và gia đình,mỗi dòng họ của người Bahnar bao gồm các thành viên là con cháu của mộtông bà tổ trong một số đời còn nhớ được (khoảng 5 - 6 đời) nằm trong hainhóm: nhóm gần với các thành viên từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ ba vànhóm xa với các thành viên từ thế hệ thứ tư trở đi, còn gia đình người Bahnarvốn là những gia đình lớn gồm tới 3 - 4 thế hệ trực hệ và bàng hệ với khoảngvài ba chục người trong một ngôi nhà dài2 Sự phân biệt nhóm họ gần vớinhóm họ xa chính là cơ sở để thực hiện nguyên tắc ngoại hôn dòng họ khôngtuyệt đối của tộc người, tuy nhiên, cùng với việc một số hình thức hôn nhântruyền thống như hôn nhân anh em chồng và chị em vợ (lấy em trai củachồng/ em gái của vợ khi người phối ngẫu qua đời) hầu như không còn, hônnhân đời thứ tư trở xuống trong một dòng họ hiện cũng dần bị thay thế bởihôn nhân khác họ Và mặc dù thiết chế hôn nhân - gia đình Bahnar quenthuộc là song hệ, xu hướng vợ chồng ở riêng ngay sau khi cưới thay vì cư trúluân phiên nội - ngoại đang trở nên phổ biến Chức năng kinh tế của hộ gia

1 Nói chính xác thì trước kia người Bahnar còn có một tổ chức trên làng là t’ring, nhưng chỉ là liên minh quân sự giữa các làng cùng gốc chứ không phải là liên minh xã hội - kinh tế Theo Encyclopedia of World

Cultures (Vol.5: East and Southeast Asia) [159, tr 30], t’ring của người Bahnar được tạo thành từ các làng

láng giềng, còn theo Dân tộc Bahnar ở Việt Nam, nó có thể bao gồm cả những làng cách xa nhau [26, tr 93].

2 Trước khi chuyển sang mô hình gia đình nhỏ chừng dưới 10 thành viên vào đầu thế kỉ XX.

Trang 17

đình Bahnar đang biến đổi theo hướng giảm các hoạt động tự cấp tự túc vàtăng các hoạt động sản xuất hàng hóa, còn chức năng giáo dục của nó đượcchia sẻ bởi hệ thống giáo dục các cấp và các tổ chức đoàn thể xã hội [26, tr.

105 - 120, 282 - 285]

1.1.4 Văn hoá

Người Bahnar xưa theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh Tín ngưỡng của

họ thể hiện ở nhiều lễ thức (lễ thức nông nghiệp, các lễ thức trong chu kì đờingười và các lễ thức cộng đồng) cùng kiêng kị Những lễ thức nông nghiệp

cơ bản được ghi nhận ở một cộng đồng người Bahnar còn bảo lưu nhiều dấu

ấn văn hóa truyền thống ở Kon Tum cho đến nay là: lễ sửa lại lò rèn, lễ chọnđất làm rẫy, lễ phát rẫy, lễ đốt rẫy, lễ trỉa rẫy, lễ cầu mưa, lễ tưới nước cholúa, lễ ăn lúa giống còn lại sau khi trỉa, lễ ăn lúa mới [106, tr 56 - 126] Vềcác lễ thức trong chu kì đời người Bahnar, có thể kể đến: lễ cúng mang thai,

lễ cúng ba ngày sau sinh, lễ cúng thổi tai và đặt tên, lễ cúng cưa răng, lễ cúngchạm vòng hứa hôn, lễ cúng đám cưới, lễ cúng đám tang Còn các lễ thứccộng đồng quen thuộc thì có: lễ cúng rửa tội lỗi, lễ cúng máng nước1, lễ cúng

bỏ mả, lễ cúng nhà rông mới, lễ cúng sức khoẻ, lễ cúng chữa bệnh, lễ cúngmừng chiến thắng Theo P Guilleminet, người Bahnar rất tin vào điềm báo

từ giấc mơ và thường cố gắng “giải mã” những điềm báo đó để tránh rủi ro,ngoài ra họ cũng thực hiện khá nhiều kiêng kị được quy định chặt chẽ trongviệc sản xuất, chiến đấu, lập làng, dựng nhà, mang thai, sinh nở, ốm đau, machay [33, tr 27, 36 - 37, 75 - 76]

Lễ hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng cổ truyền quan trọng với ngườiBahnar, thường diễn ra vào mùa khô Trong lễ hội, người ta tổ chức đâm trâu,cúng tế thần linh, uống rượu và tham gia sinh hoạt văn nghệ mà trong đó diễntấu cồng chiêng là tiết mục trung tâm Lễ bỏ mả, do quy mô và do sự hội tụ

1 Có người xếp lễ thức này của người Bahnar vào nhóm lễ thức nông nghiệp [2, tr 82].

Trang 18

trong nó nhiều loại hình nghệ thuật và hiện tượng văn hóa, được xem là “đỉnh điểm của mùa lễ hội” [16, tr 26 - 27].

Nghệ thuật dân gian Bahnar - bao gồm nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuậttạo hình và nghệ thuật ngôn từ - được nhận xét là phong phú cả về nội dungphản ánh lẫn hình thức biểu hiện đồng thời mang đậm bản sắc tộc người

Trước hết, về âm nhạc, có sự phát triển khá cân xứng giữa nhạc hát vànhạc đàn ở người Bahnar, phần nào hơi nghiêng về nhạc đàn - một nét khácbiệt so với nhiều dân tộc thiểu số phía bắc [94, tr 201] Dân ca lao động, dân

ca sinh hoạt (hát ru, hát giao duyên, hát đồng dao ) và dân ca nghi lễ lànhững mảng chính của nhạc hát, được thể hiện dưới hình thức hát đơn, hát đốiđáp hoặc hát tập thể Về nhạc đàn, bộ nhạc khí của người Bahnar thuộc vàoloại đặc biệt phong phú trong sự so sánh với các tộc người khác ở Việt Nam.Một công trình về nhạc khí ở Gia Lai, nơi cư trú tập trung nhất của ngườiBahnar, đã giới thiệu số lượng rất đáng kể nhạc khí của tộc người này, bao

gồm: các loại có chất liệu thiên nhiên (nhạc khí gõ như hơ tơk đing, goong đe, tôl alao, tôl mo, t’rưng, khing khung, trống và nhạc khí hơi như klong put, t’pơl, alal, t’nôt, t’die\p, đinh đuk, avơng ), các loại có chất liệu thiên nhiên kết hợp với kim loại (bro\h, k’ni và tinh ning) và các loại có chất liệu kim loại

(cồng chiêng, lục lạc và chũm chọe) [86]

Người Bahnar cũng rất yêu thích nghệ thuật múa Những điệu múa phổbiến của họ là: múa bỏ mả, múa mừng lúa mới, múa cúng máng nước, múamừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết Sinh hoạt múa nói chungmang tính thiêng, vì thế thường chỉ diễn ra khi có lễ hội cộng đồng Mặc dùđều gắn với âm nhạc cồng chiêng, mỗi điệu múa thể hiện một sắc thái tìnhcảm nhất định Các động tác múa cho thấy sự phù hợp hoàn toàn với vậnđộng tự nhiên của cơ thể là những vận động thẳng trên tuyến ngắn, vừa bằng

độ co duỗi quen thuộc của chân tay Lúc trình diễn, đội hình múa được bố trí

Trang 19

hoạt động theo vòng tròn ước lệ với hướng vận động từ đông sang tây lànhững vòng tròn kín hướng tâm, vòng tròn được tạo bởi những cung lượn,vòng tròn trên những không gian khác nhau được nối bởi vạch thẳng Cácđiệu múa đều ít nhiều tái hiện hoạt động sản xuất của con người và có chứađựng dấu vết của các hoạt động khai thác tự nhiên là săn bắt và hái lượm [94,

là những công trình điêu khắc độc đáo phản ánh thế giới quan và nhân sinhquan của tộc người Hoa văn trên đồ dệt của người Bahnar khá phong phú -một công trình nghiên cứu rất nổi tiếng cách đây gần 30 năm đã liệt kê đượctới vài chục đồ án như trái mây, mắt sâu, cườm chim cu gáy, gai mây, chân

nhồng, rau dớn, tổ ong, lá hlu, lá quạt, ổ nhện, hoa đót, người [89, tr 24

-27] Hoa văn trên đồ đan lát thì ít hơn, tập trung vào hai loại là gùi mai rùa và

gùi hòm, trong đó phần trên và dưới thân gùi có motif giống nhau với hoa văn

hình học đơn giản còn phần giữa là các hoa văn động thực vật tương đối phứctạp [26, tr 243] Nói chung, nghệ thuật tạo hình của người Bahnar được nhậnxét là có cảm hứng từ cảnh quan tự nhiên của rừng nhiệt đới

Văn học Bahnar bao gồm nhiều thể loại như sử thi, truyện cổ tích, dân

ca, tục ngữ, câu đố1 Truyện cổ tích Bahnar có số lượng tương đối lớn, tậptrung vào đề tài dũng sĩ diệt ác cứu người đẹp, người tài sắc đội lốt thú, người

em út tốt bụng, mối quan hệ dì ghẻ - con chồng, và trẻ mồ côi [77] Dân ca

1 Gần đây, Nguyễn Quang Tuệ có giới thiệu hai tác phẩm của người Bahnar được ông nhận định là truyện

thơ: Duch Bum và Dăm Sơdang [117].

Trang 20

Bahnar phong phú về chủ đề: gia đình, quê hương, đời sống lao động, tìnhyêu lứa đôi [112] Tục ngữ Bahnar chứa đựng những kinh nghiệm sống đadạng và có tính giáo dục cao, trong khi câu đố thể hiện rõ nét tư duy trực quanhết sức sinh động của tộc người [10] Và nổi bật nhất trong kho tàng văn họcBahnar chính là các sử thi, những tác phẩm lớn thuộc loại văn tự sự miêu tả

sự nghiệp của những người anh hùng và các sự kiện được xem là lịch sử buổiđầu của tộc người Theo những khảo sát gần đây, người Bahnar có tới trên

100 h’mon [111] Nhiều người Bahnar cho biết, trước kia mỗi làng thường có một vài nghệ nhân h’mon và những khi có lễ hội, dịp vui hay lúc rỗi rãi, đồng

bào vẫn tụ tập thưởng thức những tác phẩm đã chinh phục bao thế hệ côngchúng này

Cũng như ở các dân tộc khác của Tây Nguyên, văn hóa của ngườiBahnar hiện tại đang có những biến động lớn Tín ngưỡng đa thần đã phainhạt - các nghi lễ thờ cúng thần tự nhiên và các kiêng kị chỉ còn được thựchành ở lớp người có tuổi, trong khi lễ hội truyền thống ngày một ít xuất hiện.Các hoạt động nghệ thuật quen thuộc lâu đời như múa, hát dân ca, tạc tượngnhà mồ, kể sử thi cũng đều mai một nhanh chóng, điều mà chúng ta có thểnhận thấy ở hầu khắp mọi địa bàn sinh sống của người Bahnar nhưng đặc biệt

rõ ở phía tây là nơi có nhiều người theo đạo Cùng với việc có mặt ngày mộtphổ biến các phương tiện truyền thông hiện đại, sự du nhập của làn sóng vănhóa mới đã làm thay đổi đáng kể các nhu cầu trong đời sống tinh thần củangười dân nơi đây

Có thể nói, quá trình lịch sử tộc người, đặc điểm môi trường tự nhiên ởnơi cư trú và đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của người Bahnar mang một

số nét khá tiêu biểu cho các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên xưa và nay Đó lànhững gì hình thành nên các thiên sử thi trước đây cũng như quyết định sốphận của nó hiện tại

Trang 21

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ THI BAHNAR

1.2.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu sử thi Tây Nguyên nói chung

Trước hết, cần nói đôi điều về tình hình sưu tầm sử thi1 ở Tây Nguyên.Sau khi người Pháp giới thiệu những tác phẩm sử thi đầu tiên (L Sabatier với

Dăm Săn năm 1927, D Antomarchi với Dăm Di năm 1955), nhiều công trình sưu tầm do người Việt Nam thực hiện đã lần lượt được công bố: Trường ca Tây Nguyên của Kơxo Blêu, Ngọc Anh, Y Yung và Y Điêng, năm 1963 (Nxb Văn học); Dăm Di đi săn của Y Đứp và Nông Phúc Tước, năm 1979 (Nxb Văn hóa); H’mon Dăm Noi - Trường ca dân tộc Bahnar của nhóm cán bộ Viện Văn hóa - Bộ Văn hóa, năm 1982 (Nxb Văn hóa); Xing Chơ Niếp - Trường ca Êđê của Kpay Meo và Hà Nam Tiến, năm 1986 (Nxb Văn hóa); Chi Lơ Kok - Trường ca Êđê của Ka Sô Liễng, năm 1987 (Nxb Văn hóa dân tộc); Sử thi cổ sơ Mnông của Đỗ Hồng Kỳ và Điểu Kâu, năm 1993 (Nxb Văn hóa dân tộc); Trường ca Xing Chi Ôn của Ka Sô Liễng, năm 1993 (Nxb Văn hóa dân tộc); Cây nêu thần - Trường ca Mnông của Tấn Vịnh và Điểu Kâu, năm 1994 (Sở Văn hóa thông tin và thể thao Đắc Lắc); Chàng Mơhiêng của Bùi Khắc Trường và Y Thi, năm 1995 (Nxb Văn hoá dân tộc); Trường ca Hrê của Nguyễn Văn Giai, năm 1995 (Nxb Văn hóa dân tộc); Mùa rẫy bon Tiăng của Điểu Kâu và Tấn Vịnh, năm 1996 (Sở Văn hoá thông tin Đắc Lắc); Dăm Săn thời thơ ấu của Niê Kđăm Linh Nga và Y Khem, năm 1999 (Nxb Văn hóa dân tộc); Tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đa\ của Ka Sô Liễng, năm

2000 (Hội Văn nghệ dân gian và văn hóa các dân tộc Phú Yên); Sử thi Bahnar Konkđeh của Hà Giao và cộng sự, năm 2002 (Nxb Đà Nẵng); Hbia Tà Lúi -

1 Ở Việt Nam, sử thi trước đây còn được gọi là anh hùng ca Đáng chú ý, với sử thi các dân tộc thiểu số của nước ta, từ năm 1981 Phan Đăng Nhật đã sử dụng cách cấu tạo thuật ngữ tiếp thu từ nước ngoài là ghép tên

gọi đối tượng của chính dân tộc chủ thể với từ chỉ thể loại văn học để đặt ra các thuật ngữ như sử thi - mo, sử thi - khan… Chúng tôi đồng tình với cách làm hợp lí này (vì như nhà nghiên cứu giải thích, không phải mo,

khan… nào cũng là sử thi) Trong luận án, để giản tiện, chúng tôi dùng từ h’mon với nghĩa “sử thi - h’mon”.

Trang 22

Kalipu của Ka Sô Liễng, năm 2003 (Nxb Văn hóa dân tộc) Đặc biệt, thời

điểm từ thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX đến nay được gọi là thời kì phát hiện lại

sử thi Tây Nguyên do số lượng tác phẩm sưu tầm vượt hẳn các giai đoạntrước Riêng trong các năm 2004 - 2007, hàng loạt sử thi của các dân tộcBahnar, Mnông, Êđê, Raglai, Xơđăng, Xtiêng, và Chăm Hroi trong khuôn khổ

Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, được phối hợp thực hiện giữa Viện KHXH Việt Nam và các tỉnh Tây Nguyên, đã ra mắt công chúng Dự án Biên dịch, biên tập 25 sử thi Tây Nguyên triển khai trong thời gian 2009 - 2011, tiếp nối Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, đã giới

thiệu thêm nhiều tác phẩm khác, làm hoàn chỉnh hơn bức tranh sử thi ViệtNam và Tây Nguyên Có thể nói, nếu ở giai đoạn đầu, vì những nguyên nhânchủ quan và khách quan, việc sưu tầm sử thi còn thưa thớt, phương pháp thựchiện (không kể các công trình của người Pháp) còn thiếu chuyên nghiệp, thìcàng sang đến những giai đoạn sau, nó càng được tiến hành một cách quy mô

và chuẩn mực hơn - phần lớn các tác phẩm đã được sưu tầm theo nguyên tắckhoa học và có phần bản ngữ

Ở nước ta, việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên một cách tập trung mớibắt đầu từ năm 1975, tức gần nửa thế kỉ sau khi sử thi đầu tiên được công bố

Đến nay, có thể xếp các công trình nghiên cứu về sử thi Tây Nguyênvào 03 nhóm

Thứ nhất, nhóm công trình mang tính khái quát về sử thi của cả vùng.Thuộc loại này có thể kể đến: “Vẻ đẹp hoành tráng và nên thơ trong trường ca

Tây Nguyên” của Bùi Văn Nguyên (Tạp chí Văn học, số 1, năm 1975); “Một

cách tiếp cận các trường ca Tây Nguyên” của Chu Thái Sơn và Nguyễn Chí

Huyên (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, năm 1992); “Sử thi Tây Nguyên với

Trang 23

hiện thực lịch sử Tây Nguyên” của Phan Đăng Nhật (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 1984); Sử thi anh hùng Tây Nguyên1 của Võ Quang Nhơn

(Nxb Giáo dục, năm 1997); Vùng sử thi Tây Nguyên của Phan Đăng Nhật

(Nxb KHXH, năm 1999); “Những đặc trưng thẩm mĩ của hệ thống sử thi anh

hùng Tây Nguyên” của Phạm Nhân Thành (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6,

năm 2001); “Sử thi Tây Nguyên, phát hiện và các vấn đề” của Ngô Đức

Thịnh (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, năm 2002); Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian Tây Nguyên của Niê Kđăm Linh Nga (Nxb Văn

hóa dân tộc, năm 2005); “So sánh chiến trận trong sử thi cổ sơ Tây Nguyên và

sử thi cổ đại Hi Lạp Iliat” của Lê Thị Thùy Ly (Tạp chí Văn hóa dân gian, số

5, năm 2007); “Bàn thêm về thuộc tính loại hình sử thi ở Việt Nam (Qua Kho tàng sử thi Tây Nguyên mới xuất bản)” của Nguyễn Việt Hùng (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, năm 2008); “Ngôn ngữ được sử dụng trong sử thi Tây Nguyên” của Trương Thông Tuần (Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1, năm

2008), “Sử thi Tây Nguyên và văn hóa ẩm thực” của Phạm Văn Hóa (Tạp chí

Nguồn sáng dân gian, năm 2010); Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên 2 của Phạm Nhân Thành (Nxb ĐHQG Hà Nội, năm 2010); “Về thể

loại sử thi thần thoại ở Tây Nguyên” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn học, số 3, năm 2010); Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại của Phan Đăng Nhật,

Chu Xuân Giao và cộng sự (Nxb ĐHQG Hà Nội, năm 2010); “Hình tượng

người đẹp Tây Nguyên trong sử thi” của Phạm Văn Hóa (Tạp chí Khoa học

xã hội Việt Nam, năm 2012)

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu sử thi của một tộc người Thuộc

loại này có: “Ot ndrong - Sử thi cổ sơ Mnông” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn

1

Công trình được phát triển từ luận án có tên Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc ở Tây Nguyên, bảo

vệ năm 1981 tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

2 Công trình được phát triển từ luận án có tên Hệ thống nghệ thuật của sử thi anh hùng Tây Nguyên, bảo vệ

năm 2001 tại Khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

Trang 24

hóa dân gian, số 3, năm 1990); Sử thi Êđê1 của Phan Đăng Nhật (Nxb KHXH,

năm 1991); “Vũ trụ quan và người anh hùng văn hoá trong sử thi ot ndrong của người Mnông” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5, năm

1992); “Cốt truyện và nhân vật trong sử thi của người Mnông” của Đỗ Hồng

Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, năm 1993); Sử thi thần thoại Mnông 2 của

Đỗ Hồng Kỳ (Nxb KHXH, năm 1996); “Otnrong - một bộ sử thi phổ hệ mới được phát hiện” của Phan Đăng Nhật (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, năm 1998); “Sử thi của người Mnông” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, năm

2002); “Những phát hiện mới xung quanh sử thi nrong” của Tô Đông Hải (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, năm 2002); “Diện mạo ndrong - sử thi Mnông” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5, năm 2002); Văn hoá mẫu hệ qua sử thi Êđê 3 của Buôn Krông Tuyết Nhung (Nxb Văn hóa dântộc, năm

2010); “Sự ra đời thần kì của người anh hùng trong sử thi - khan Êđê” của Phạm Đặng Xuân Hương (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 2007); “Hệ

thống nhân vật anh hùng của sử thi Mnông” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tạp chí

Nguồn sáng dân gian, số 2, năm 2009); “Phương thức tồn tại và tình hình sưu tầm, nghiên cứu khan sử thi” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,

số

12, năm 2009); Công thức truyền miệng trong sử thi - ot ndrong 4 của NguyễnViệt Hùng (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2011); “Sự biến thái củakiểu cốt truyện “cuộc chiến cứu người đẹp” trong sử thi Bahnar” của Phan

Thị Hồng (Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 1, năm 2012); “Sự đặt tên

thế giới và con người, từ thần thoại đến sử thi thần thoại Mnông” của Nguyễn

Việt Hùng (Tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 1, năm

2013)

1 Công trình được phát triển từ luận án có tên Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt Nam, bảo vệ

Trang 25

2 Công trình được phát triển từ luận án cùng tên, bảo vệ năm 1994 tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

3 Công trình được phát triển từ luận án có tên Văn hoá mẫu hệ trong sử thi Êđê, bảo vệ năm 2007 tại Khoa

Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

4 Luận án.

Trang 26

Thứ ba, nhóm những công trình đề cập đến một tác phẩm cụ thể, mà

chủ yếu là Dăm Săn Đó là: “Tìm hiểu giá trị Bài ca chàng Dăm Săn” của Chu Xuân Diên (Tập san Nghiên cứu văn học, số 3, năm 1960); “Mấy vấn đề về anh hùng ca Dăm Săn” của Lê Văn Khoa (Tạp chí Văn học, số 6, năm 1982);

“Sử thi Dăm Săn và phương pháp nghiên cứu văn hoá dân gian” của Phan Đăng Nhật (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, năm 1986); “Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Dăm Săn” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số

5, năm 2001); “Một bản anh hùng ca Dăm Săn mới chuyển thể thơ” của Phan Đăng Nhật (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 2005); “Trao đổi ý kiến về phần sử thi Dăm Săn trong sách giáo khoa” của Phan Đăng Nhật (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, năm 2005); “C|uê n\uê của người Êđê trong cuộc sống và c\uê n\uê được phản ánh trong sử thi Dăm Săn” của Đỗ Hồng Kỳ (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, năm 2005)

Có hai sự kiện lớn trong quá trình nghiên cứu sử thi Tây Nguyên cầnnói đến là các hội thảo khoa học diễn ra trong thập niên cuối của thế kỉ XX và

thập niên đầu của thế kỉ XXI có tên Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam và Sử thi Việt Nam Hội thảo Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam được Trung tâm KHXH và

Nhân văn Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức năm 1997 tạiBuôn Ma Thuột, với sự góp mặt của nhiều báo cáo đáng chú ý như “Sử thi ởViệt Nam” (Đinh Gia Khánh), “Nhìn lại quá trình sưu tầm, nghiên cứu sử thiTây Nguyên trong bối cảnh sử thi Việt Nam” (Phan Đăng Nhật), “Vùng sử thiTây Nguyên (một số quan điểm cơ bản)” (Ngô Đức Thịnh), “Quá trình sửdụng thuật ngữ sử thi ở Việt Nam” (Nguyễn Xuân Kính) Trong hội thảo,các nhà khoa học đã đề xuất và trao đổi về một số cách phân loại sử thi theotiêu chí lịch sử - xã hội và chức năng, nhiệm vụ của nhân vật trung tâm là “sửthi anh hùng” và “sử thi thần thoại”, “sử thi cổ sơ” và “sử thi cổ đại”, “sử thi

sáng tạo thế giới” và “sử thi thiết chế xã hội” Sử thi Tây Nguyên, kỉ yếu của

hội thảo được xuất bản năm

1998 Một thập niên sau (2008), vẫn Viện KHXH Việt Nam và UBND tỉnh

Trang 27

Đắc Lắc đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế có tên Sử thi Việt Nam tại cùng

địa bàn, trong đó có nhiều báo cáo đề cập tới sử thi Tây Nguyên như: “Sốphận của sử thi Tây Nguyên trong xã hội đương đại” (Tô Ngọc Thanh), “Suynghĩ về các phương thức bảo tồn và phát huy giá trị của sử thi Tây Nguyêntrong xã hội hiện đại” (Phan Đăng Nhật), “Tính thống nhất và đa dạng của sửthi Tây Nguyên” (Ngô Đức Thịnh), “Về môi trường sưu tầm, nghiên cứu,truyền dạy sử thi Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay” (Nguyễn Thị Hòa) Các báo cáo này tập trung vào những vấn đề có tính thời sự, bao gồm việc

nghiên cứu sử thi Tây Nguyên trên cơ sở các tư liệu của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (2001 - 2007) và bảo tồn chúng trong bối cảnh mới Năm 2009, kỉ yếu hội thảo - Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á - được công bố Những hội thảo

trên là các sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với diễn trình nghiên cứu sử thiTây Nguyên

Việc tìm hiểu sử thi Tây Nguyên ở Việt Nam, trải qua một thời giantương đối, đã đạt được những kết quả đáng chú ý1 Có thể rút ra hai nhận xét.Thứ nhất, các công trình nghiên cứu hướng tới việc khái quát về sử thi của cảvùng hay của một dân tộc thì nhiều hơn là một sử thi cụ thể, điều đó cho thấyviệc nhận diện sử thi Tây Nguyên với tính hệ thống của nó trong thời gian qua

là vấn đề đã và đang tiếp tục được quan tâm Thứ hai, các công trình đã có vẫnkhá nghiêng về việc khảo sát khía cạnh thẩm mĩ của đối tượng, trong khi sửthi không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một hiện tượng văn hóađa

chiều cạnh và cần được nghiên cứu nhiều hơn từ góc độ liên

ngành

1 Về hoạt động sưu tầm, nghiên cứu sử thi nói chung ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Kính đưa ra cách phân kì xác đáng và thuyết phục, theo đó quá trình này được chia thành: 1 Giai đoạn từ năm 1927 đến 1955, với vai trò sưu tầm thuộc về người Pháp, việc xác định thể loại tác phẩm chưa được quan tâm nhiều; 2 Giai đoạn từ năm 1957 đến 1976, con số sử thi được công bố lớn hơn trước nhưng chủ yếu bằng tiếng Việt, mặc dù vậy giáo trình đại học đã có sự phân biệt chính xác các thuật ngữ liên quan (trường ca, anh hùng ca và sử thi); 3 Giai đoạn từ năm 1976 đến 2001, việc sưu tầm, nghiên cứu được đẩy mạnh và đạt những kết quả nhất định,

Trang 28

sưu tầm và công bố tăng đáng kể, và khái niệm sử thi ngày càng trở nên quen thuộc trong giới học thuật cũng như trong đời sống xã hội [53, tr 32 - 58] Chúng tôi thấy rằng, cách phân kì này phản ánh hoàn toàn rõ nét lịch sử sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên nói riêng.

Trang 29

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sử thi Bahnar

Trước hết, xin nói vài nét về việc sưu tầm sử thi Bahnar

Không kể đến một vài truyện kể tóm lược có nhắc đến tên các nhân vật

mà sau này ta biết là của sử thi ở công trình Mọi Kon Tum 1 của Nguyễn Kinh

Chi và Nguyễn Đổng Chi (1937), Truyện cổ Bahnar của Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Nguyễn Ngọc Côn (1965), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam của Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn và Y Điêng (1975, 1976) , việc phát

hiện sử thi Bahnar có thể nói thực sự bắt đầu vào thập niên 80 với đợt sưu tầm

về văn nghệ dân gian Bahnar do Viện Văn hóa (Bộ Văn hoá) và Ty Văn hóathông tin Gia Lai - Kon Tum phối hợp tổ chức, mà kết quả đầu tiên được công

bố là một h’mon của Gia Lai có tên Dăm Noi [74] Theo Tô Ngọc Thanh, người phụ trách đợt sưu tầm, việc phát hiện Dăm Noi đã khẳng định dự cảm

của các nhà khoa học về sự tồn tại hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian cổ xưanày không chỉ ở các tộc Malayo - Polinedien của Tây Nguyên [95, tr 220 -221] Tuy nhiên, bẵng đi khoảng hơn thập niên, mới thấy các công trình sưu

tầm tiếp theo về h’mon, từ các tác giả khác, được ra mắt: Giông nghèo tám vợ

- Tre Vắt ghen ghét Giông (1996) và Giớ dòi - Giông đi săn (1998) của Phan Thị Hồng, Dyông 2 Wiwin - Trường ca Bahnar Kriêm (1998), Chàng Dyôông

- Trường ca Bahnar Kriêm (1999), Sử thi Bahnar Kriêm (2000) và H’mon Bahnar Konkđeh (2003) của Hà Giao và cộng sự, đều được công bố bởi Nxb Văn hóa dân tộc; Giông, Giớ mồ côi từ thuở bé - Sử thi dân tộc Bahnar (2002) của Phan Thị Hồng, công bố bởi Nxb Đà Nẵng; Dyông Dư (2000) và Bia Brâu (2002) của Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Quang Tuệ, Văn Công Hùng và Trần Phong, công bố bởi Sở Văn hóa thông tin Gia Lai; H’mon Bahnar Giơlơng

(2010) của Hà Giao và cộng sự, công bố bởi Nxb ĐHQG Hà Nội Được thực

1 Cuốn sách này đã được tái bản vào năm 2011 với tên gọi là Người Bahnar ở Kon Tum [10].

2 Với những công trình viết tên nhân vật chính của h’mon là “Dyông” hoặc “Dyôông”, chúng tôi vẫn giữ

nguyên vì xét thấy chính xác về mặt ngữ âm hơn cách viết hiện hành.

Trang 30

hiện với những lực lượng, quy mô và hình thức khác nhau (nhà chuyên mônhoặc người ngoài chuyên môn, cá nhân hoặc tập thể, tự phát hoặc có sự địnhhướng/ ủng hộ của cơ quan chức năng), dù vẫn có một số vấn đề cần trao đổithêm, các công trình vừa nêu là nỗ lực đáng ghi nhận của những người quantâm đến sử thi Bahnar và trên thực tế đã góp phần giúp độc giả hình dung, ởmức độ nhất định, tầm vóc của hệ thống tác phẩm Cuối cùng, đáng chú ýnhất, tập đại thành của việc sưu tầm sử thi Bahnar ở Việt Nam, chính là loạt

h’mon được xuất bản từ năm 2005 đến năm 2007 của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên.

Việc thẩm định thể loại của toàn bộ những h’mon đã sưu tầm của người

Bahnar đang và sẽ được tiến hành vì không phải tất cả đều là sử thi, tuy nhiêndựa trên những tiêu chí phân loại phổ biến, chúng ta khẳng định được rằngmột bộ phận rất lớn trong số đó chắc chắn thuộc về thể loại này

Được phát hiện sớm hơn sử thi Mnông, nhưng ra mắt giới khoa học sau

sử thi của người Êđê tới nửa thế kỉ, h’mon của người Bahnar mới trở thành

đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan trong 30 năm qua.Thập niên đầu tiên, tức những năm 80, ngoại trừ những đoạn phân tích rất

đáng chú ý nhưng khá ngắn ngủi của Tô Ngọc Thanh trong H’mon Dăm Noi Trường ca dân tộc Bahnar (1982) và Tô Ngọc Thanh cùng cộng sự trong Folklore Bahnar (1988), thì việc nghiên cứu nó tương đối im ắng, có lẽ vì chỉ

-có vẻn vẹn một tác phẩm được giới thiệu Kết thúc thập niên, N.I Nikulin,

một chuyên gia về văn học Việt Nam công bố bài viết có tên “Sử thi Dăm Noi

với vấn đề các mối quan hệ giao tiếp và những sự trùng hợp loại hình trong

folklore Bahnar” chính là căn cứ trên tác phẩm này Đề cập đến “một khái

niệm về khả năng rộng lớn của các mối quan hệ giao tiếp trong sử thi Bahnar,hoặc rộng hơn là khả năng trùng hợp”, Nikulin dành mối quan tâm cho sự

tương đồng giữa một số motif nghệ thuật của thiên sử thi với các sáng tác

Trang 31

folklore của người Êđê, người Mường, người Việt, người Ấn, người Nhật,

thậm chí cả các dân tộc Tây Âu như “nghi lễ thành đinh”, “người sợ nước”,

“bắt nữ thần Mặt trời”, “chặt cây thần” , tuy nhiên có nhấn mạnh rằng nhữngquan sát của ông “không hệ thống thành một bức tranh thống nhất” Đến thậpniên tiếp theo (những năm 90), mặc dù thêm một số sáng tác nữa được sưu

tầm, các công trình nghiên cứu về h’mon vẫn khá ít ỏi, trong đó chủ yếu là

những bài viết của Phan Thị Hồng Song đáng chú ý, bằng kết quả sưu tầmmới, Phan Thị Hồng đã bước đầu tiếp cận sử thi Bahnar trên tư cách một hệthống tác phẩm, thay vì “trường hợp” như Tô Ngọc Thanh đã làm trước đó

(trong giai đoạn này, bản thân Tô Ngọc Thanh cũng viết về h’mon trong một

báo cáo khoa học vào năm 1997, nhưng nhìn chung chỉ là sự nối dài nhữngnhận thức trước đây của ông về đối tượng) Sự “khởi sắc” của việc nghiên

cứu h’mon, nếu có thể nói như vậy, bắt đầu vào những năm 2000 với dấu ấn

là luận án tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ có tên Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) của Phan Thị Hồng (2003) Từ đó đến nay, ở những mức độ khác nhau, h’mon đã trở thành đối tượng của nhiều người nghiên cứu hơn, nhất là với sự triển khai Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên: Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Việt Hùng, Tạ Long,

Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phan Thị Hoa Lý, Phan Đăng Nhật, Phạm QuỳnhPhương, Bùi Ngọc Quang, Bùi Thiên Thai, Hà Đình Thành, Trần Nho Thìn,Đặng Thị Diệu Trang, Võ Quang Trọng, Nguyễn Quang Tuệ1

Nhìn tổng quát có thể thấy, thứ nhất, kể từ khi con số sử thi Bahnarđược sưu tầm tăng lên thì ngoại trừ những bài viết mang tính giới thiệu tác

phẩm trong Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, các nghiên cứu về chúng - cũng giống như về sử thi

Tây Nguyên nói chung - thường nói đến hệ thống sử thi của cả tộc người hoặc

1

Danh sách này được xếp theo trật tự chữ cái.

Trang 32

ít ra là một nhóm địa phương hơn là tác phẩm riêng biệt, nếu có nói đến tácphẩm cụ thể thì cũng là để hướng tới vấn đề chung; và thứ hai, mặc dù các tácphẩm sử thi của một trong những tộc người sinh sống lâu đời nhất ở caonguyên có thu hút sự quan tâm của giới khoa học, trên thực tế số lượng côngtrình khảo sát về đối tượng này đến nay vẫn hạn chế, nhất là công trình dunglượng lớn.

Về sự tiếp cận của các công trình, có thể nói tới các góc độ: nghiên cứu

cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Dưới đây, xin đề cập cụ thể

Thứ nhất, các công trình tiếp cận h’mon dưới góc độ nghiên cứu cơ bản

Chúng bao gồm 1) các công trình có tính chuyên ngành, và 2) các côngtrình đã hướng tới tính liên ngành

Trước hết, hãy bàn tới những công trình có tính chuyên ngành Đó chủyếu là những công trình nghiên cứu đối tượng ở phương diện tác phẩm vănhọc Mối quan tâm của những công trình này, vì thế, là làm rõ các vấn đề vềthể loại, đề tài và thi pháp của các tác phẩm

Về việc xác định thể loại của h’mon, sau khi h’mon đầu tiên là Dăm Noi

được phát hiện và giới thiệu1 với tư cách trường ca, hầu hết các công trình sưu

tầm và nghiên cứu khoảng trước năm 2000 cũng đều gọi các h’mon là “trường

1 Tô Ngọc Thanh - người có vai trò lớn trong việc phát hiện và giới thiệu h’mon - không quá quan tâm đến vấn đề xác định thể loại văn học của nó Với “Mấy điều lưu ý về h’mon Dăm Noi” trong H'mon Dăm Noi -

Trường ca dân tộc Bahnar (1982), ông viết: “Chúng tôi tuân theo thói quen xưa nay mà gọi đây là “trường

ca”, mặc dầu theo chúng tôi, với nội dung thường được hiểu, thuật ngữ này chưa hoàn toàn chính xác” [74, tr.

10 - 11] Trong chương “Trường ca H’mon” của công trình Folklore Bahnar (1988), ông và cộng sự viết:

“Chúng tôi không có ý định tham gia vào cuộc tranh cãi rất bổ ích xem nên gọi đây là “trường ca”, “sử thi” hay một tên gọi nào đó Điểm qua tình hình ( ), chúng tôi chỉ muốn nêu rõ cách hiểu chưa nhất trí về đối tượng của giới nghiên cứu, để từ đó đưa ra một quy phạm cho công việc của mình Chúng tôi cho rằng việc ghép đối tượng vào một thuật ngữ nào đó có sẵn đều là không hợp lí Do đó, chúng tôi dùng chính ngay tên

gọi bản ngữ để chỉ đối tượng ” [94, tr 248] Trong “H’mon, một hình thức diễn xướng dân gian của người Bahnar ở An Khê, Gia Lai”, ông viết: “Tôi tán thành dùng thuật ngữ sử thi để gọi các tác phẩm khan, hri,

h’mon, ot nrông Song tôi muốn nhắc lại một điều mà ai cũng biết, rằng ngoài những đặc trưng thể loại về

văn học dân gian, trong cội nguồn của mình, bao giờ sử thi cũng xuất hiện dưới hình thức diễn xướng ( ) Những yếu tố diễn xuất này đều mang đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc, vượt trên tầm những phương thức

biểu cảm của ngôn ngữ nói” [95, tr 223 - 224] Người viết luận án biết rằng nhà nghiên cứu muốn h’mon

được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa tổng thể hơn là một thể loại văn học, tuy nhiên theo chúng tôi,

việc xem h’mon là một hiện tượng văn hóa tổng thể và việc xem nó là một thể loại văn học không phải là hai việc loại trừ nhau Xác định thể loại văn học của h’mon là điều cần thiết.

Trang 33

ca” Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, chúng được gọi một cách thống nhất là

“sử thi” (trong trường hợp không dùng tên gọi bản ngữ)1 Có lẽ thành công

của Hội thảo Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam năm 1997 đã dẫn tới điều này Năm 2003, Phan Thị Hồng bảo vệ luận án có tên Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) như đã nói tại Trường Đại học KHXH và Nhân văn thuộc ĐHQG

TP Hồ Chí Minh Với tư cách một luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công,

đây không chỉ là cột mốc trong việc nghiên cứu h’mon ở Việt Nam mà, mặc

nhiên, còn là cột mốc trong việc xác định thể loại văn học của nó2 Bên cạnh

đó, cần lưu ý rằng một sự xác định bản chất thể loại văn học đối với h’mon ở

cấp độ chi tiết hơn nữa cũng đã được quan tâm Trong “Thử lí giải hiện tượng

có nhiều sử thi Bahnar mang tên Dyông” trên Tạp chí Nghiên cứu văn học

(2005) [80], Phan Đăng Nhật - từ việc khảo sát về lai lịch, đặc điểm, các chiến

tích và công trạng của nhân vật chính trong một số h’mon - nhận định các tác

phẩm này nằm trong “một sử thi liên hợp bao gồm nhiều tiểu phẩm” Trong

loạt bài giới thiệu các sử thi Bahnar thuộc Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây Nguyên (xuất bản trong thời gian từ 2005 đến 2007), Võ Quang Trọng, Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thùy Ly gọi h’mon là

“sử thi liên hoàn”, còn Phan Hoa Lý gợi ý chúng là “sử thi kết chuỗi” Trong

1 Nhưng không rõ tại sao gần đây một công trình được xuất bản bởi Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lại có

tên Trường ca các dân tộc Bahnar, Êđê, Hrê [57].

2 Tuy nhiên, nhìn lại quá trình xác định thể loại của h’mon, có một bài viết của chính Phan Thị Hồng khiến

chúng tôi quan tâm - “Vài suy nghĩ về thể loại sử thi trong văn học truyền miệng dân tộc Bahnar”, công bố

trên Tạp chí Văn hoá dân gian (1995) [41] Băn khoăn trước sự tồn tại của không ít h’mon là những truyện

kể vừa hoặc ngắn, gần giống truyện cổ tích hơn xét cả về nội dung lẫn nghệ thuật bên cạnh một số h’mon có

tầm vóc của sử thi đích thực và lưỡng lự trong việc phân loại, người viết đã tạm gọi đó là những “chi nhánh nhỏ của trường ca” Theo chúng tôi, những trường hợp mà Phan Thị Hồng nói tới nhiều khả năng là dạng kể

sử thi theo lối tóm tắt mà sự tồn tại song song với bản gốc của chúng được biết đã từng gây nhầm lẫn cho một số nhà sưu tầm trước đây [35, tr 126] Trên thực tế sử thi và truyện cổ tích có thể có một số điểm trùng nhau do sự giao thoa thể loại như E.M Meletinsky đã chỉ ra (ở nước ta, trong một giáo trình đại học chuyên ngành xuất bản năm 1990, Hoàng Tiến Tựu khi nói về tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa các thể loại

truyện dân gian cũng đã lấy ví dụ về việc có những motif thần thoại đi qua sử thi hoặc truyền thuyết để vào

truyện cổ tích) Sự phân biệt nằm ở nhận thức về mối quan hệ của tác phẩm này với hiện thực - nếu truyện cổ tích được xem là hư cấu thì ngược lại, sử thi được tin là chứa đựng lịch sử trong một giai đoạn xa xưa của

cộng đồng Người Bahnar coi nhiều nhân vật trong h’mon là tổ tiên, có nghĩa họ không nhìn nhận các truyện

kể đó như sáng tác nghệ thuật đơn thuần.

Trang 34

báo cáo khoa học “Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Nguyên” tại

Hội thảo Sử thi Việt Nam (2008) [103], thuật ngữ “sử thi liên hoàn” một lần nữa được nhắc đến bởi Ngô Đức Thịnh khi nói tới h’mon1

Về đề tài của sử thi Bahnar, đã có một bài viết đề cập một cách trực tiếp

và khá toàn diện Trong bài viết này, mà cái tên cũng chính là “Đề tài của sử

thi Bahnar”, công bố trên Tạp chí Văn hóa dân gian (2001) [60]), Nguyễn Thị

Mỹ Lộc nhận định rằng h’mon tuy khai thác hai loại biến cố là chiến tranh và

chinh phục các thử thách tự nhiên như sử thi nói chung nhưng hướng đến các

sự kiện đời tư của người anh hùng hơn là các sự kiện chung của cộng đồng.Cũng theo người viết, sự đan xen đồng thời mảng đề tài chiến trận và hoà bình

trong cùng một tác phẩm là điểm độc đáo của h’mon và bên cạnh đó, thiên về

sự thể hiện hình tượng người phụ nữ cũng là nét riêng cho thấy tính cổ sơ ởnhững tác phẩm này khi các nữ nhân vật chưa mất đi vai trò trong một xã hộicòn nhiều dấu ấn của thiết chế mẫu hệ Chúng tôi đồng tình với các nhận địnhcủa tác giả, nhưng muốn góp thêm ý kiến rằng, nếu lưu ý đến sự gắn bó giữacác sự kiện đời tư của người anh hùng với các sự kiện cộng đồng, thì có thể

xem h’mon - ở góc độ nhất định - vẫn hướng đến các sự kiện cộng đồng.

Những vấn đề về thi pháp cũng được đề cập một cách tương đối đầy đủtrong các nghiên cứu Có thể thấy điều đó qua một số công trình dưới đây

Nhóm sử thi dân tộc Bahnar (Kon Tum) là cuốn sách xuất bản năm

2006 [44], phát triển từ luận án - đầu tiên và hiện tại vẫn là duy nhất về sử thiBahnar đã được bảo vệ - của Phan Thị Hồng Công trình quan tâm đến vấn đề

“nhân vật trong mối quan hệ với đề tài - cốt truyện” (hệ nhân vật người anh

1 Nhận định của nhiều người về sự tồn tại của một “bộ” sử thi Bahnar đã dẫn đến sự xuất hiện vào năm 2009

một bài viết có tên “Sử thi Bahnar là sử thi gì?” trên Tạp chí Văn hoá dân gian [119] Từ việc quan sát

sự thiếu logic về mặt nội dung giữa một số đơn vị tác phẩm, tác giả bài viết là Nguyễn Quang Tuệ đã đặt câu

hỏi về tính liên kết của hệ thống h’mon Theo tác giả, nếu đây là một bộ sử thi đúng như các nhà nghiên cứu

khẳng định, sự không thống nhất đó cần phải được tìm hiểu và lí giải Với vấn đề này, chúng tôi cho rằng,

h’mon là sử thi liên hoàn, nhưng là dạng liên hoàn mang tính chắp đoạn - các đơn vị nối tiếp nhau không theo

quy luật xác suất hay quy luật ngẫu nhiên, do vậy các truyện đơn có tính độc lập cao dù nằm trong một hệ thống.

Trang 35

hùng cùng các nhân vật phụ khác và hệ nhân vật đối thủ của người anh hùngcùng các kiểu loại nhân vật tương ứng) và “ngôn ngữ của nhóm sử thi” (đặcđiểm công thức ngôn ngữ cùng các biện pháp tu từ) Có lưu ý đến những “tiền

đề lịch sử - xã hội” của h’mon cũng như sự phản chiếu nội dung hiện thực vào

trong chúng, song về cơ bản, công trình chủ yếu tập trung vào phương diệnnghệ thuật của các tác phẩm, và đây là một nghiên cứu tiếp cận đối tượngdưới góc độ văn học xuất sắc Tất nhiên, do sự hạn chế về tư liệu ở thời điểmnghiên cứu, một vài luận điểm của tác giả tới nay cũng cần thiết được điều

chỉnh Năm 2012, sách được tái bản với tên gọi khác là Nhóm sử thi Giông Bahnar [43].

Với “Về dạng hành động không có kết thúc trong sử thi Cọp bắt cóc Giông thuở bé”, bài viết trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2008) [64], Lê

Thị Thuỳ Ly đề cập đến sự tồn tại của những “hành động” không hoàn chỉnh

ở h’mon Theo tác giả, hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong

đó có tính đặc thù của văn học dân gian về sự thống nhất trong hành động vàthói quen sử dụng công thức kể tả, cái đã khiến quy mô một vài hành độngcủa nhân vật lớn hơn tầm vóc thực

Từ việc tìm hiểu một số khía cạnh thuộc về hình thức của h’mon ở “Cốt truyện và nhân vật trong sử thi Bahnar”, bài viết trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (2009) [65] và “Trần thuật trong sử thi Bahnar”, bài viết trên Tạp chí Văn hóa dân gian (2009) [66], Lê Thị Thuỳ Ly đã đi đến nhận xét, h’mon -

bên cạnh tính chất chung của thể loại - có một số nét đặc trưng đáng chú ýtrong việc xây dựng cốt truyện, nhân vật và cách trần thuật Hai bài viết đềuứng dụng lí thuyết cấu trúc - kí hiệu học

Ở “Sự biến thái của kiểu cốt truyện “cuộc chiến cứu người đẹp” trong

sử thi Bahnar”, bài viết trên Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (2012) [45],

Trang 36

Phan Thị Hồng cho rằng một sự biến thái là rất dễ nhận dạng vì về bản chất,

đây là quá trình nhào nặn, bồi đắp của tác phẩm trên cơ sở khung cốt chungvững chắc của các kiểu cốt truyện Tác giả nhấn mạnh, quan sát hàng trăm sửthi Tây Nguyên đã sưu tầm, chúng ta có thể đếm được “không nhiều lắm” cáckiểu cốt truyện cơ bản, điển hình và gắn liền với chúng là các đề tài cũng nhưdạng nhân vật rất quen thuộc Qua đó, người viết hướng đến việc trả lời câu

hỏi rằng liệu số lượng tác phẩm quá lớn của h’mon có bất thường không so

với khả năng kiến tạo của chủ thể văn hóa, khi hình thức tồn tại của nó chođến gần đây chỉ là truyền miệng

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về h’mon mang tính chuyên

ngành kể trên, còn có những công trình - ở mức độ khác nhau - đã hướng tớitính liên ngành

Công trình thuộc loại này phải kể đến đầu tiên là Folklore Bahnar, công bố năm 1988 [94] Bản thảo Folklore Bahnar chính là kết quả có từ khá

sớm của đợt nghiên cứu điền dã đầu thập niên 80 do Viện Văn hóa (Bộ Vănhoá) tổ chức mà chúng tôi đã nói đến ở trên, tuy nhiên không được xuất bảnngay Bên cạnh việc đề cập đến một số đặc điểm liên quan đến phần “lời” vàphần “nhạc” của các tác phẩm (như sự cấu tạo xen kẽ các đoạn văn vần, vănxuôi và văn xuôi đối xứng cặp; sự xuất hiện thường xuyên các công thức trầnthuật; tính “ngâm vịnh” của làn điệu hát kể ), nhóm nghiên cứu đã tập trungvào không gian hiện thực ảo của việc diễn xướng sử thi ở An Khê, cái đượchình thành nên bởi nhiều yếu tố như nơi chốn, thời điểm, tư thế người diễnxướng, ánh sáng, tiếng động , để từ đó khẳng định bối cảnh của các cuộcdiễn xướng đã vượt ra khỏi đời sống thực với sự cộng hưởng các chiều khônggian và thời gian khác nhau Qua cuốn sách, những người viết nhấn mạnh đến

sự cần thiết của việc khảo sát h’mon trong tính nguyên hợp của nó thay vì chỉ

chú ý đến từng khía cạnh cụ thể - một ý kiến hợp lí và rất có ý nghĩa trong

Trang 37

tình hình nghiên cứu đương thời Trong khi các nghiên cứu khác chủ yếu tìmhiểu sử thi Bahnar ở phương diện nghệ thuật ngôn từ, đây là nghiên cứu hiếmhoi đã tiếp cận nó trong tính tổng thể Và dù là công trình mở đầu cho việc

nghiên cứu h’mon từ góc nhìn này, nó vẫn tiếp tục là một thành tựu khó vượt

qua Cho đến nay, nói tới sử thi Bahnar với tư cách một hình thức nghệ thuậtnguyên hợp, người ta hầu như không thể không trích dẫn những trang viết ấn

tượng của Folklore Bahnar Thậm chí, có công trình còn rơi vào tình trạng

sao chép cuốn sách này một cách lộ liễu, vụng về [75]

Sử thi của người Bahnar nhóm Tơlô ở huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai

[115] của Nguyễn Quang Tuệ - luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Viện Nghiêncứu văn hóa (Viện KHXH Việt Nam) vào năm 2006 - cũng là một công trìnhtìm hiểu đối tượng trong tính nguyên hợp của nó Bên cạnh việc quan tâmđến khía cạnh thời gian - không gian nghệ thuật, tính trùng lặp của các khuônmẫu cùng một số đặc điểm thuộc về thủ pháp biểu hiện xung quanh phươngdiện nghệ thuật ngôn từ của các tác phẩm, tác giả đã dành nhiều trang viếtcho vấn đề diễn xướng, trong đó có nét đặc trưng của việc hát kể sử thi tại

địa phương và con đường trở thành nghệ nhân h’mon Một phần công trình

được tác giả phát triển trong bài viết “Môi trường và nghệ nhân diễn xướng

sử thi Bahnar (trường hợp huyện Kon Chro, tỉnh Gia Lai)”, công bố trên Tạp

chí Văn hoá dân gian (2008) [116].

Ở “Bước đầu tìm hiểu tên nhân vật trong sử thi Bahnar” trên Tạp chí

Văn hoá dân gian (2006) [113], Nguyễn Quang Tuệ đã ứng dụng các tri thức

văn hóa dân gian vào việc giải nghĩa tên nhân vật

Trong luận văn thạc sĩ Thế giới động vật trong sử thi Bahnar (2008)

[128] bảo vệ tại Trường Đại học KHXH và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), NgôThị Hồng Vân, bằng sự vận dụng “phương pháp liên ngành” [128, tr 7], đãkhảo sát hình ảnh thế giới động vật trong kho tàng sử thi Bahnar và chỉ ra mối

Trang 38

quan hệ giữa chúng với đời sống văn hóa, tâm linh của tộc người, nhằm mụcđích “hoàn chỉnh hơn hệ thống dữ liệu về những hình ảnh cụ thể của văn họcdân gian”.

Với báo cáo khoa học “Những yếu tố văn hoá cổ sơ trong hiện tượngngười anh hùng tìm vợ nơi xa, sự lựa chọn hướng di chuyển của nhân vật vàbản chất cuộc thi tài giành người đẹp trong sử thi Bahnar” tại Hội thảo quốc tế

Việt Nam học lần thứ ba (2008) [31], Nguyễn Giáo và Lê Thị Thuỳ Ly đã thử

lí giải những hiện tượng lặp lại trên diện rộng liên quan đến hôn nhân củangười anh hùng như sự thúc đẩy của thiết chế ngoại hôn trong việc người anhhùng rời buôn làng ra đi, ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống trong hướng

di chuyển, động cơ lựa chọn đối tượng liên minh quân sự trong việc tổ chứccác cuộc thi tài… dưới cái nhìn văn hoá học, với mong muốn đọc được nhiềuhơn nữa những tầng ý nghĩa của các tác phẩm cổ sơ này từ mối quan hệ giữachúng với bối cảnh

Cũng hướng tới cái nhìn trên, một trong hai tác giả vừa nêu - Lê ThịThùy Ly - trong báo cáo khoa học có tên “Từ yếu tố ma thuật và những điềucấm kị trong sử thi Bahnar, suy nghĩ về thời gian hình thành những sáng tácnày” tại Hội nghị Thông báo Văn hoá năm 2009 [67], đã đặt giả thuyết rằng

sử thi Tây Nguyên nói chung, bao gồm cả sử thi Bahnar, không hình thànhquá muộn như L Sabartier ước đoán (thế kỉ XVII)

Và trong bài viết giới thiệu một h’mon chưa được xuất bản của Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (2012) có tiêu đề “Về tác phẩm h’mon Bahnar Nàng Jip Bơ Ling đẻ con chim Te Te” [93], Bùi Thiên Thai với

việc phân tích một số đặc điểm của tác phẩm này đã nhấn mạnh đến tính khả

thi của hướng nghiên cứu gắn h’mon vào bối cảnh văn hóa của nó - bối cảnh

Trang 39

được tạo nên bởi địa hình khá độc đáo của vùng đất cao nguyên và hình thái

xã hội đặc thù mà sự thiếu vắng motif “chiến mã” trong những mô tả về xung

Năm 1997, trong một báo cáo khoa học có tên “Gia Lai với sử thi Tây

Nguyên” tại Hội thảo quốc tế Sử thi Tây Nguyên - Việt Nam [8], Vũ Ngọc

Bình đã phác thảo quá trình sưu tầm sử thi từ năm 1975 trở lại đây ở địaphương và cảnh báo nguy cơ mai một của kho tàng sử thi dưới sức ép từnhững luồng văn hóa mới trước khi chúng có thể được lưu giữ bởi nhữngngười làm công tác sưu tầm Tác giả khẳng định, với tình trạng đội ngũ nghệnhân đang ngày càng vơi dần và thế hệ trẻ do nhiều nguyên nhân gần như

hoàn toàn bị thu hút bởi văn hóa ngoại lai, việc các tác phẩm folklore một thời

nằm trong hành trang của lớp nghệ nhân già mang sang thế giới bên kia chỉcòn là chuyện ngày một ngày hai Theo ông, điều duy nhất đúng cần làmtrong bối cảnh này là “sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép, chỉnh lí có hệ thống vàxuất bản” các tác phẩm Còn Chẩm Hương Việt, với báo cáo “Sử thi trên địabàn tỉnh Gia Lai” [130] cũng trong hội thảo trên, đã đề cập đến tác động củađạo Tin lành cũng như làn sóng văn hóa hiện đại đối với sự suy giảm sinhhoạt văn hóa truyền thống ở các dân tộc ít người, trong đó có diễn xướng dângian Người viết nhấn mạnh rằng đây là một tình trạng đáng báo động đối với

sử thi ở địa bàn Gia Lai

Trang 40

Năm 2008, tại Hội thảo quốc tế Sử thi Việt Nam, với báo cáo “Số phận

của sử thi Tây Nguyên trong điều kiện xã hội đương đại” [96], Tô Ngọc

Thanh, qua việc nghiên cứu đời sống của h’mon, thừa nhận các điều kiện xã

hội - lịch sử của việc diễn xướng sử thi hiện nay hầu như không còn, đặc biệt

là khi mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và giữa hiện tại với quákhứ đã bị giải thiêng Do đó, thay vì chủ trương phục hồi môi trường diễnxướng vốn có và truyền dạy sử thi đại trà trước kia, ông đề xuất phương ánduy trì việc hát kể sử thi chỉ như một sinh hoạt nghệ thuật thuần tuý và tổchức các cuộc hát kể định kì song song với việc truyền dạy sử thi cho một sốlượng giới hạn những người thực sự có năng khiếu và nguyện vọng Cũng tạihội thảo, trong báo cáo “Một số vấn đề về công tác sưu tầm, biên dịch, nghiêncứu và phổ biến sử thi Giarai, Bahnar ở Gia Lai” [118], sau khi cho biết thựctrạng đáng lo ngại của đời sống sử thi ở địa phương, Nguyễn Quang Tuệ đã

đề xuất phương án mới trong việc sưu tầm và bảo tồn chúng: thành lập một bộphận/nhóm/tổ trong biên chế của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch hoặc HộiVăn học nghệ thuật địa phương chuyên trách về văn hoá dân gian - bao gồm

sử thi - và xây dựng bảo tàng thu nhỏ về sử thi của các dân tộc trên địa bàn(với sách, đĩa âm thanh, phim, hồ sơ nghệ nhân…) nhằm giúp những ngườiquan tâm, thay vì phải xuống tận buôn làng, có thể dễ dàng đến tìm hiểu

Năm 2010, Nguyễn Quang Tuệ có bài “Không nổi rồi con ơi hay là một câu chuyện buồn” trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian [120] nói về sự bất lực của một nghệ nhân cao tuổi trong việc hát kể h’mon trước máy quay phim để

làm tư liệu, qua đó nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc lưu lại hình ảnhdiễn xướng sử thi trước khi quá muộn

Năm 2010, công trình Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại 1 doPhan Đăng Nhật và Chu Xuân Giao đồng chủ biên được xuất bản [81], là

1 Tên sách không thống nhất giữa bìa và các trang ruột, chúng tôi ghi theo phần thông tin xuất bản.

Ngày đăng: 18/02/2019, 01:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Thị Ái (1969), “Một số nét về xã hội người Bahnar”, Nghiên cứu lịch sử, (120), tr. 50 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét về xã hội người Bahnar”, "Nghiêncứu lịch sử
Tác giả: Lê Thị Ái
Năm: 1969
[2]. Đoàn Tuấn Anh (2012), Nghi lễ nông nghiệp của người Bahnar ở tỉnh Gia Lai, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ nông nghiệp của người Bahnarở tỉnh Gia Lai
Tác giả: Đoàn Tuấn Anh
Năm: 2012
[3]. Ban Kinh tế Gia Lai - Kon Tum (1986), “Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp ở Gia Lai - Kon Tum”// Uỷ ban KHXH Việt Nam, Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hợp tác hóa nôngnghiệp ở Gia Lai - Kon Tum”// Uỷ ban KHXH Việt Nam, "Một số vấn đề kinhtế - xã hội Tây Nguyên
Tác giả: Ban Kinh tế Gia Lai - Kon Tum
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1986
[4]. Ban Nông nghiệp Đắc Lắc (1986), “Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp ở Đắc Lắc”// Uỷ ban KHXH Việt Nam, Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hợp tác hóa nôngnghiệp ở Đắc Lắc”// Uỷ ban KHXH Việt Nam, "Một số vấn đề kinh tế - xã hộiTây Nguyên
Tác giả: Ban Nông nghiệp Đắc Lắc
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1986
[5]. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin lành ở Việt Nam, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Tin lành ở Việt Nam
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: Nxb.Tôn giáo
Năm: 2006
[6]. Bascom, W.R. (2005), “Bốn chức năng của folklore”// Ngô Đức Thịnh, F. Proschan chủ biên, Folklore thế giới - Một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn chức năng của "folklore"”// Ngô ĐứcThịnh, F. Proschan chủ biên, "Folklore thế giới - Một số công trình nghiên cứucơ bản
Tác giả: Bascom, W.R
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 2005
[7]. Đặng Biên (1989), “Kết hợp quản lí ngành và quản lí lãnh thổ”//Uỷ ban KHXH Việt Nam, Tây Nguyên trên đường phát triển, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp quản lí ngành và quản lí lãnh thổ”//Uỷ ban KHXH Việt Nam, "Tây Nguyên trên đường phát triển
Tác giả: Đặng Biên
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1989
[8]. Vũ Ngọc Bình (1998), “Gia Lai với sử thi Tây Nguyên ”// Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia - UBND tỉnh Đắc Lắc, Sử thi Tây Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Lai với sử thi Tây Nguyên”// Trungtâm KHXH và Nhân văn Quốc gia - UBND tỉnh Đắc Lắc, "Sử thi Tây Nguyên
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1998
[9]. Trương Quốc Bình (2005), “Vai trò các di sản văn hoá với sự phát triển du lịch Việt Nam”, Du lịch Việt Nam, (3), tr. 22 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò các di sản văn hoá với sự pháttriển du lịch Việt Nam”, "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Trương Quốc Bình
Năm: 2005
[10]. Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (2011), Người Bahnar ở Kon Tum, Nxb. Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Bahnar ởKon Tum
Tác giả: Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb. Tri thức
Năm: 2011
[11]. Corse, L. (2006), “Quan niệm về văn hóa trong xã hội học cổ điển”// Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu, Theo vết chân những người khổng lồ: Tân Gulliver phiêu lưu kí về các lí thuyết văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xb., Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về văn hóa trong xã hội học cổđiển”// Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu, "Theo vết chân những ngườikhổng lồ: Tân Gulliver phiêu lưu kí về các lí thuyết văn hóa", Nxb. Văn hóathông tin và Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Corse, L
Nhà XB: Nxb. Văn hóathông tin và Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật "xb.
Năm: 2006
[12]. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
Tác giả: Lê Trọng Cúc
Nhà XB: Nxb. ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
[13]. Lê Dân (1998), “Dăm Săn - từ khan sử thi đến màn ảnh”// Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia - UBND tỉnh Đắc Lắc, Sử thi Tây Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dăm Săn "- từ "khan "sử thi đến màn ảnh”// Trungtâm KHXH và Nhân văn Quốc gia - UBND tỉnh Đắc Lắc, "Sử thi Tây Nguyên
Tác giả: Lê Dân
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1998
[14]. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gianViệt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2004
[15]. Ngô Văn Doanh (1993), Nhà mồ và tượng mồ Giarai, Bahnar, Sở Văn hóa thông tin và thể thao Gia Lai - Viện Đông Nam Á xb., Gia Lai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà mồ và tượng mồ Giarai, Bahnar
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Năm: 1993
[16]. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả (Pơthi) các dân tộc Bắc Tây Nguyên: Dân tộc Giarai - Bahnar , Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội bỏ mả (Pơthi) các dân tộc BắcTây Nguyên: Dân tộc Giarai - Bahnar
Tác giả: Ngô Văn Doanh
Nhà XB: Nxb. Văn hoá dân tộc
Năm: 1995
[17]. Vũ Dũng (2005), “Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay:Nhìn từ góc độ của tâm lí học”, Tâm lí học, (5), tr. 12 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay:Nhìn từ góc độ của tâm lí học”, "Tâm lí học
Tác giả: Vũ Dũng
Năm: 2005
[18]. Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (2005), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (Nguồn: Văn phòng Dự án) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Dự án Điều tra,sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên
Tác giả: Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên
Năm: 2005
[19]. Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết về việc thực hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên (Nguồn: Văn phòng Dự án) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết về việc thực hiện Dự án Điều tra,sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên
Tác giả: Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên
Năm: 2007
[20]. Phạm Đức Dương (2011), “Giao lưu văn hoá Việt Nam và thế giới”// ĐHQG Hà Nội - Viện KHXH Việt Nam, Việt Nam học, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ ba - Việt Nam: Hội nhập và phát triển (Hà Nội 5 - 7. 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hoá Việt Nam và thếgiới”// ĐHQG Hà Nội - Viện KHXH Việt Nam
Tác giả: Phạm Đức Dương
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w