BÀI tập học kỳ XDVBPLx

7 336 0
BÀI tập học kỳ XDVBPLx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đánh giá quy định về pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng văn bản QPPL của Quốc Hội.

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Đề tài: Đánh giá quy định về pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng văn bản QPPL của Quốc Hội. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG I. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội 1. Lập trương trình xây dựng luật 2. Giai đoạn soạn thảo 3. Giai đoạn thẩm tra dự án luât, dự thảo nghị quyết 4. Giai đoạn thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết của QH 5. Công bố văn bản quy phạm pháp luật của QH. II. Đánh giá quy định về pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng văn bản QPPL của Quốc Hội III. Hạn chế trong hoạt động thẩm đinh, thẩm tra. KẾT THÚC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, cải cách hành chính, hội nhập quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), yêu cầu về xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, dân chủ phải được quan tâm hơn bao 1 giờ hết. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, em xin phép đi vào nghiên cứu đề tài “đánh giá quy định của pháp luật hiện hành vê quy trình xây dựng văn bản QPPL của Quôc Hội”. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô bổ sung giúp bài làm của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội 1. Lập chương trình xây dựng luật Chương trình xây dựng pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luât. Nội dung của chương trình xây dựng luật bao gồm: -Danh mục các văn bản cần ban hành, được xác định trên cơ sở cân nhắc nhu cầu điều chỉnh pháp luật, khả năng xây dựng pháp luật trong thời gian thực hiện chương trình. Do khả năng xây dựng luật của cơ quan nhà nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu được điều chỉnh của các quan hệ xã hội nên việc lựa chọn hợp lý của những văn bản nào cần xây dựng trong từng giai đoạn là rất cần thiết. -Cơ quan soạn thảo được xác định trên cơ sở thẩm quyền và năng lực thực tiễn của các chủ thể có liên quan tới hoạt động xây dựng pháp luật. Cần xác định rõ cơ quan, tổ chức soạn thảo đối với mỗi văn bản trong chương trình. Trường hợp giao cho nhiều chủ thể soạn thảo cùng một VBQPPL thì phải xác định chủ thể chủ trì, chủ thể tham gia soạn thảo văn bản đó. -Dự kiến thời gian trình dự thảo văn bản,cần được xác định hợp lý đảm bảo cho văn bản soạn thảo vừa nhanh, vừa có chất lượng cao. 2 -Dự trù kinh phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình, phải vừa đảm bảo đủ để chi phí cho những hoạt động cần thiết, vừa đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. 2. Giai đoạn soạn thảo Do việc soạn thảo VBQPPL là rất khó khăn, phức tạp nên để có được dự thảo chất lượng cao, cơ quan có thẩm quyền cần thành lập ban soạn thảo văn bản. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ban soạn thảo có thể chỉ bao gồm cán bộ, công chức trong một cơ quan, tổ chức nhất định nhưng cũng có thể là người của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Khi ban soạn thảo có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia thì thủ trưởng cơ quan có nhiệm vụ chính là trưởng ban. Trưởng ban thành lập tổ biên tập để giúp việc cho ban soạn thảo, ban soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của dự thảo, hoàn thành dự thảo theo kế hoạch, báo cáo định kỳ về tiến độ soạn thảo với cơ quan, kịp thời báo cáo để xin ý kiến chủ đạo của chủ thể có thẩm quyền khi phát sinh những vấn đề mới chưa có định hướng hoặc vấn đề phức tạp còn nhiều quan điểm khác nhau, chuẩn bị văn bản để trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gửi cho cơ quan ban hành. 3. Giai đoạn thẩm tra dự án luât, dự thảo nghị quyết Mọi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều được thẩm định, nhưng riêng đối với các dự án VBQPPL của Quốc Hội, UBTVQH và HĐND còn được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc Hội và HĐND. Kết thúc hoạt động thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết, chủ thể tiến hành phải có bản báo cáo thẩm tra gửi cơ quan ban hành VBQPPL. Bản báo cáo này là một trong những cơ sở để UBTVQH xem xét việc có thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc Hội hay không. 4. Giai đoạn thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết của QH 3 Sau khi dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc Hội được hoàn thiện, đã có báo cáo thẩm tra, ban soạn thảo phải có văn bản trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, sau đó gửi cho UBTVQH để xem xét và thông qua. 5. Công bố văn bản quy phạm pháp luật của QH. VBQPPL được thông qua cần được công bố rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau để nhân dân và những đối tượng có liên quan biết và thực hiện. Việc công bố VBQPPL là cơ chế hữu hiệu bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật. II. Đánh giá quy định về pháp luật hiện hành về quy trình xây dựng văn bản QPPL của Quốc Hội Trong những năm qua, thông qua việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, công tác lập pháp của nước ta đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Số lượng các dự án luật, pháp lệnh được ban hành ngày càng nhiều, Chương trình năm sau thường có số lượng dự án được thông qua cao hơn năm trước. Chất lượng các dự án luật, pháp lệnh ngày càng được cải thiện do Chương trình đã tạo nên tính chủ động nhất định cho các cơ quan có liên quan. Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn có những hạn chế nhất định. Các chương trình xây dựng VBQPPL thường không được hoàn thành đúng dự định, thiếu tính ổn định, hay bị điều chỉnh, thường chỉ chú ý đến số lượng mà chưa tập trung vào chất lượng, chất lượng và tính khả thi của một số văn bản luật, pháp lệnh chưa cao; một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống. Nguyên nhân là do từ khâu lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra đến việc thảo luận, thông qua các dự án luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn mang tính bị động, tính khả thi không cao nên phải điều chỉnh nhiều lần. Sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan còn thiếu chặt chẽ. Chất lượng chuẩn bị một số dự án luật, pháp lệnh còn nhiều hạn chế và chưa bảo 4 đảm tiến độ như đã dự kiến. Việc gửi tài liệu cho cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thường chậm, không đúng thời gian theo quy định. Nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì mới có thể thực hiện được, nhưng việc ban hành các văn bản này không bảo đảm tiến độ. III. Hạn chế trong hoạt động thẩm định, thẩm tra Hoạt động thẩm định, thẩm tra VBQPPL được tiến hành nhưng còn chậm trễ và chưa thường xuyên, Theo quy định tại điều 19 nghị định 40/2010/ND- CP, trong thời hạn chấm nhất là 03 ngày làm việc, cơ quan, người ban hành VBQPPL phải gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền ban hành để thẩm định, thẩm tra. Sau khi nhận được văn bản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, thẩm tra đối với văn bản đó. Nhưng pháp luật hiện hành không có quy định sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan thẩm định, thẩm tra phải tiến hành xem xét, đánh giá về tính hợp pháp và hợp lý của văn bản. vì vậy, còn khá nhiều VBQPPL dù đã được gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được kiểm tra theo đúng tiến độ, hệ quả là vẫn còn những VBQPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý chưa được phát hiện kịp thời. Hoạt động thẩm định, thẩm tra còn có tính chất đối phó, hình thức và bỏ sót các tiêu chí về nội dung các hoạt động kiểm tra VBQPPL, bên cạnh đó là hoạt động thẩm tra chưa đồng đều cân đối, Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế nêu trên là do: -Quy định của pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, cụ thể -Nhận thức của các cán bộ, công chức thẩm định, thẩm tra và nhận thức của lãnh đạo cơ quan ban hành VBQPPL về vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra VBQPPL chưa cao. 5 -Do trình độ của cán bộ thẩm định, thẩm tra chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng đội ngũ còn mỏng. -Công tác tập huấn chưa được tổ chức rộng khắp, còn mang tính hình thức. -Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác thẩm định thẩm tra VBQPPL chưa được đảm bảo. -Sự phối hợp giữa các cơ quan thẩm định, thẩm tra với cơ quan ban hành VBQPPL cũng như với cộng tác viên chưa chặt chẽ. KẾT THÚC Phát triển kinh tế thị trường, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dân chủ hóa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường đã được ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đã bao quát một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng các văn bản được nâng cao hơn. Những kết quả đã đạt được trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua không chỉ đáp ứng những thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật của đại học Luật HN 2. Nghị định 40/2010/ND-CP 3. Luatvietnam.vn 4. Thuvienphapluat.vn 6 7 . BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Đề tài: Đánh giá quy định về pháp luật. bản QPPL của Quôc Hội”. Do kiến thức còn hạn chế, bài viết còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô bổ sung giúp bài làm của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành

Ngày đăng: 20/08/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan