Đề tài: Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật
BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Đề tài: Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật Bài làm 1. Lời nói đầu Trong hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, nhà nước Việt Nam đã ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật để điều hành và quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước bằng pháp luật là một nguyên tắc rất quan trọng của hiến pháp Việt Nam- đạo luật cơ bản của nhà nước và đã được thực thi trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng thời mỗi cơ quan, cá nhân, tổ chức phải nghiêm túc chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, cuộc sống luôn luôn phát triển, nhiều văn bản pháp luật đã ban hành không đáp ứng kịp thời tình hình xã hội, nhất là khi nền kinh tế chuyển đổi từ quan lieu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì việc hoàn thiện bộ máy pháp luật cũng trở nên cần thiết và yêu cầu rà soát, hệ thống hóa pháp luật trở nên cấp bách. 2. Khái niệm Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản pháp luật nhằm phát hiện những khiếm khuyết của văn bản, tạo cơ sở để cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý, hoàn thiện chúng. 3. Ý nghĩa Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật có ý nghĩa phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiểm tra văn bản pháp 1 luật có mục đích là phát hiện những khiếm khuyết của văn bản như: nội dung trái pháp luật, được ban hành trái thẩm quyền, hình thức không đúng quy định của pháp luật, nội dung không phù hợp với thực tế khách quan .Từ việc phát hiện những khiếm khuyết đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kịp thời đình chỉ thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung .Các văn bản pháp luật khiếm khuyết nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật. Kiểm tra văn bản pháp luật là cơ chế hữu hiệu để tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp và kịp thời. Hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật còn là cơ chế bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức của đối tượng chịu tác động của văn bản khiếm khuyết. Trên thực tế, có những văn bản trái pháp luật đã ảnh hưởng tới quyền lợi của cá nhân và tổ chức, nếu không được phát hiện và kịp thời đình chỉ thi hành, bãi bỏ hoặc hủy bỏ thì sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Mặt khác, hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật góp phần tích cực, tạo tiền đề quan trọng cho công tác rà soát, tập hợp hóa, hệ thống hóa và pháp điển hóa pháp luật. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật còn bảo đảm tính kỷ luật trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, đòi hỏi các cơ quan ban hành pháp luật có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật,góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực của văn bản đó. Công tác kiểm tra văn bản pháp luật phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học pháp lý và giảng dạy pháp luật, tạo điều kiện cho khoa học pháp lý đánh giá, nhìn nhận lại hiệu quả thực tế của hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật. Đồng thời tạo điều kiện cho việc biên soạn, chỉnh lý giáo trình, chương trình giảng dạy bậc đại học và sau đại học. 2 Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện them những vấn đề lý thuyết cũng như quy trình kỹ thuật của việc kiểm tra văn bản pháp luật sẽ có tác dụng rất lớn, hỗ trợ cho hoạt động này trong tương lai. 3 . BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn: Xây dựng văn bản pháp luật Đề tài: Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật Bài làm 1. Lời nói. của cá nhân, tổ chức của đối tượng chịu tác động của văn bản khiếm khuyết. Trên thực tế, có những văn bản trái pháp luật đã ảnh hưởng tới quyền lợi của cá