MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 I. Lý luận chung về các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. 2 II. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên khoáng sản 3 1. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính 3 2. Thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự 6 3.Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự 7 III. Đề xuất giải pháp xử lý vi phạm 8 KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Lý luận chung về các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản. 2
II Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên khoáng sản 3
1 Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính 3
2 Thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự 6
3.Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự 7
III Đề xuất giải pháp xử lý vi phạm 8
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ở nước ta, vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của đất nước, xâm phạm nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, tình trạng vi phạm pháp luật cũng đang diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng
1
Trang 2về số lượng Các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản ngày càng tinh vi, khó phát hiện Mặt khác, việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường thiếu thống nhất và chưa nghiêm minh, các quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trầm trọng về vấn đề vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản Để làm
rõ về vấn đề này, em xin chọn đề số 102: “ Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản” làm đề tài bài tập học kỳ của mình
NỘI DUNG
I Lý luận chung về các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.
Nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, pháp luật đã có các chế tài xử lý vi phạm và bồi thường theo trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm pháp luật trong họat động khai thác khoáng sản
Theo đó:
Trách nhiệm hành chính chủ yếu được các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản do các chủ thể thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý nhưng không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vữ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thì phải bị xử lý
Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được áp dụng đối với các chủ thể chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường nếu gây ra thiệt hại cho người khác Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân có hành vi
vi phạm pháp luật môi trường đến mức nguy hiểm cho xã hội
2
Trang 3II Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật tài nguyên khoáng sản
1 Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính
Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng là công cụ hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay, được cơ quan Nhà nước sử dụng nhiều nhất để giải quyết các vụ việc về môi trường Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa những hình thức xử phạt với mỗi tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
từ đó giúp các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để các cơ quan Nhà nước và các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thực thi pháp luật một cách minh bạch, rõ ràng và công bằng
Trong bối cảnh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng gia ăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017 thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013; Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Các nghị định trên có tính răn đe cao đối với các tổ chức, cá nhân cố tình gây ô nhiễm môi trường nói chung và đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định
33/2017/NĐ-CP bao gồm: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định
về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các
3
Trang 4quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn
mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản
Nghị định 33/2017/NĐ-CP đã quy định cụ thể từng hành vi với mức phạt tương ứng, các quy định xử phạt có sự định tính khá rõ ràng Chẳng hạn, tại khoản 3 Điều 33 quy
định “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đã gây ô nhiễm
môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.”1 … Nghị định cũng đã có sự phân biệt xử lý vi phạm đối với tổ chức- cá nhân, với cùng một hành vi mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần với cá nhân; mức phạt tiền tối đa là
1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức đã góp phần nâng cao tính nghiêm minh, cố tình kéo giảm tình trạng lén lút xả nước thải, khói thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường của nhiều doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói riêng
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh về kinh tê- xã hội cùng với nhưng thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu do tác động tiêu cực của
sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn đồng thời có sự thay đổi của Luật bảo
vệ môi trường 2014 để phù hợp với tình hình thực tế, việc áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP để xử lý vi phạm hành chính đã bộ lộ mộ số bất cập mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, cụ thể: dù mức phạt tiền cao và nhiều hình thức xử phạt nghiêm khắc nhưng nhìn chung các căn cứ
để xử phạt trong Nghị định đều mang tính kỹ thuật cao, phụ thuộc vào kết quả quan trắc môi trường Một số lỗi hành vi có quy định mức xử phạt nhưng không có biện pháp khắc phục hay rất khó để xác định được đối tượng vi phạm và phương pháp tính mức phạt không phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn trong thực thi Mặt khác, một số quy định
về hành vi vi phạm còn rộng, chưa có tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, khối lượng xả thải lớn và chưa hợp lý với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm ở mức độ ít nghiêm trọng, chưa đảm bảo nguyên tắc “người gây
ô nhiễm phải trả tiền”, chưa đảm bảo công bằng trong quá trình xử phạt, nhiều doanh nghiệp chịu nộp phạt thay cho việc xử lý ô nhiễm
1 Xem thêm tại Điều 33, Nghị định 33/2017/NĐ- CP
4
Trang 5Hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là khác nhau, được hướng dẫn cụ thể tại Chương III Nghị định 33/2017/NĐ-CP Tổ chức, cá nhân
có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản nói chung và lĩnh vực khai thác khoang sản nói riêng bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo, phạt, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 đến 12 tháng Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung( kèm theo hình phạt chính) là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính Mặt khác, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi vi phạm hành chính như buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Thẩm quyển xử phả, thanh tra, kiểm tra vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi có các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được Nghị định số 33/2017/NĐ-CP phân định rõ ràng giũa các cơ quan Công an, Thuế, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Sở Tài nguyên
và môi trường Đây là một trong những quy định nhằm tránh sự chồng chéo về thẩm quyền xử phạt, thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan
Theo số liệu thống kê tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tội phạm,
vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, Công an các cấp đã tổ chức phát hiện, điều tra, khám phá trên 10.000 vụ tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm Trong đó đã khởi tố 3.095 vụ, 4.278 bị can, xử phạt hành chính 97.802 vụ với tổng số tiền lên tới 1.166 tỷ đồng.2
2
https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/xu-ly-nghiem-toi-pham-va-hanh-vi-vi-pham-linh-vuc-moi-truong/709867.antd Cập nhật ngày 20/10/2018.
5
Trang 62 Thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra bắt đầu được quy định trong luật bảo vệ môi trường 1993, Bộ luật dân sự 1995, Luật Bảo vệ môi trường
2005, Bộ Luật dân sự 2005 và được khẳng định lại trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 và
Bộ Luật dân sự 2015
Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 có quy định: “Tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bổi thường thiệt hại
và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” Như vậy, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường, không tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật môi trường gây thiệt hại cho môi trường và cộng đồng
xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại Việc bồi thường thiệt hại về vật chất do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận giữa bên có hành vi gây thiệt hại với bên bị thiệt hại hoặc tuân theo quyết định của Tòa án nếu không thỏa thuận được
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng được Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận tại các điều: Điều 172, Điều 602 Quy định chặt chéo trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của các chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tại Điều 172 quy định “khi
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành
vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại”.
Mặt khác, nhằm tạo sự thống nhất giữa các luật, bộ luật có liên quan để tạo điều kiện
trong việc thực thi pháp luật, tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 quy định “ chủ thể làm ô
nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi” Bởi vì, hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể
6
Trang 7có xả thải ra ngoài môi trường đã đem lại cho họ những lợi ích nhất định, nên khi hành vi
đó gây thiệt hại thì họ phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp với lẽ công bằng.3
Như vậy, các quy định của Bộ luật dân sự đã giải quyết được vấn đề môi trường khi
tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gây thiệt hại về cật chất cho người khác Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa giải quyết được một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, việc xác định “ thiệt hại” và mức độ thiệt hại do các hành vi gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường nói chung và trong hoạt động khai thác khoáng sản nói riêng không phải lúc nào cũng dễ dàng dẫn đến việc xác định trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân cũng không dễ Có những thiệt hại chúng ta có thể thấy ngay được và xác định được mức
độ thiệt hại trong thời gian sớm tuy nhiên có những thiệt hại khó có thể xác định ngay tại thời điểm có hành vi vi phạm, và phải trải qua quá trình nhiều năm mới có thể nhận ra được thiệt hại ấy Hoặc trong trường hơp những vụ việc ô nhiễm lớn xảy ra trên phạm vi rộng, trên khi vực có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động thì việc xác định được mức độ vi phạm của pháp nhaan có hành vi vi phạm lại càng khó khăn Do đó, việc xác định thiệt hại và mức độ thiệt hại trong một số trường hợp là khó khăn, cần có những quy định cụ thể để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng thực thi trong thực tiễn
Thứ hai, các quy định bồi thường thiệt hại tại Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định trách
nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại mà hành vi gây ra mà chưa quy định trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do các chủ thể vi phạm tiêu chuẩn môi trường gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường và cho người khác
3.Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự
Bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách, được đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong việc thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình vi phạm pháp luật về môi trường trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp tội phạm môi trường có những biến đổi về hành vi, tính chất phạm tội Thủ đoạn
3 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ và PGS.TS Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội.
7
Trang 8của loại đối tường này ngày càng tinh vi, xảo quyệt Mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng cùng với đà phát triển kinh tế, để lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 đã khắc phục được những điểm yếu của Bộ luật Hình sự 1999, được sửa đổi theo hướng quy định cấu thành tội phạm các tội phạm về môi trường là cấu thành hình thức, đồng thời quy định tình tiết gây hậu quả quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là dấy hiệu định tội đối với những trường hợp có hành vi vi phạm dưới mức định lượng tối thiểu của điều luật Chẳng hạn, đối với hành vi thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 đến 07 năm ( Điều 227
Bộ luật hình sự 2015) Trong trường hợp pháp nhân gây những hậu quả nghiêm trọng do hoạt động khai thác khoáng sản của mình thì cũng bị chịu trách nhiệm hình sự và bị xử lý hình sự Đây là mộ trong những biện pháp mang tính răn đe nghiêm khắc và góp phần giảm bớt tội phạm về môi trường, tạo sự công bằng cho các chủ thể khi tham gia hoạt động khai thác khoáng sản
III Đề xuất giải pháp xử lý vi phạm
Để góp phần xây dựng hệ thống pháp luật xử lý vi phạm bảo vệ môi trường nói chung và xử lý vi phạm bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói riêng, em xin đề xuất đưa ra một số giải pháp như sau:
- Pháp luật về áp dụng trách nhiệm hành chính cần quy định rõ ranh giới xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nói chung và trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nói riêng Pháp luật cũng cần bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong trường hợp tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm với thủ đoạn tinh vi, không thể phát hiện kịp thời Một số quy chuẩn kỹ thuật môi trường còn thiếu cần được ban hành, làm căn cứ cho việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, cũng như ổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ thực thi quyết định xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
8
Trang 9Như vậy, pháp luật về áp dụng trách nhiệm dân sự cần hoàn thiện các quy định về khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, bổ sung quy định về hỗ trợ giải quyết bồi thường thiệt hại, sửa đổi quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, quy định về hỗ trợ bồi thường thiệt hại về môi trường
- Pháp luật về áp dụng trách nhiệm hình sự cần luật hóa khái niệm tội phạm môi trường làm căn cứ thống nhất cho việc xét xử, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, định lượng hóa khung hình phạt đối với một số tội danh cụ thể, bổ sung thêm một
số tội danh mới
- Ngoài pháp luật thì việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cộng đồng cũng rất quan trọng Để áp dụng các quy định pháp luật vào thực thi xử lý vi phạm cần nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhà nước cũng như doanh nghiệp Ngoài ra, việc giám sát của cơ quan nhà nước, cộng đồng sẽ giúp phát hiện, xử lý vi phạm cũng như giám sát thực thi các biện pháp khắc phục hậu quả hiệu quả hơn
KẾT LUẬN
Bảo vệ môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong việc thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế- xã hội Đặc biệt, trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên khoáng sản, các vi phạm trong lĩnh vực này đang diễn biến phức tạp và việc xử lý vi phạm trong thực tế còn tồn tại nhiều nhiều bất cập Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vê môi trường trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì thời gian tới cần tăng cường nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đồng thời cũng đòi hỏi sớm áp dụng các giải pháp cần thiết để khắc phục triệt để những tồn tại trên thực tiễn khi thi hành pháp luật
9
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Bảo vệ môi trường 2014;
2 Bộ luật Dân sự 2015;
3 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
4 Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
6 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ và PGS.TS Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học
Bộ luật Dân sự 2015, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Tư pháp,
Hà Nội;
10