1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTL Dân sự_Phân tích Sở hữu chung hợp nhất_8đ

17 219 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 43,47 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 PHÂN TÍCH 3 I. Một số vấn đề lý luận về sở hữu chung, sở hữu chung hợp nhất. 3 1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu 3 2. Khái niệm về sở hữu chung 5 II. Quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu chung hợp nhất 9 1. Đối với hình thức sở hữu chung của cộng đồng 11 2. Đối với hình thức sở hữu chung của vợ chồng 12 3. Đối với hình thức sở hữu chung trong nhà chung cư 13 III. Tranh chấp thực tiễn về sở hữu chung trong nhà chung cư 14 KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Hàng nghìn năm nay, sở hữu vẫn luôn là đề tài mà xã hội quan tâm Nó không chỉ là cơ sở cho mọi mối quan hệ kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Từ xã hội nguyên thủy, con người đã biết chiếm giữ các sản phẩm của tự nhiên do săn bắn, hái lượm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình Theo sự phát triển của đời sống xã hội, con người ngày càng nhận thức được nhiều hơn về giá trị bản thân, những gì mình đáng được hưởng Chẳng phải, vấn

đề sở hữu luôn mang tính quyết định sự tồn tại, suy vong của một chế độ hay sao khi các cuộc chiến liên tiếp nổ ra với mục đích tranh giành quyền sở hữu: đồ

ăn thức uống, tư liệu sản xuất hay thậm chí xưa kia là chiến tranh thành Troy 10 năm chỉ vì một người phụ nữ

Xã hội loài người dù tồn tại dưới bất kỳ hình thái tổ chức nào cũng phải dựa trên một chế độ sở hữu nhất định Mỗi nhóm quan hệ sở hữu có cùng tính chất sẽ tạo nên một hình thức sở hữu tương ứng và toàn bộ các quan hệ sở hữu trong một xã hội sẽ tạo thành chế độ sở hữu của xã hội đó Hình thức sở hữu

“không đơn giản chỉ là phương tiện như mọi phương tiện thông thường, có thể

Trang 2

thay phương tiện này bằng phương tiện khác, mà là một bộ phận cấu thành hữu

cơ của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” 1

Nhiều năm gần đây, có một vấn đề nổi cộm phát sinh trong xã hội là những vụ tranh chấp tại các chung cư liên tiếp xảy ra với nhiều vấn đề khác nhau như: chậm tổ chức đại hội để bầu ban quản trị, chưa bàn giao quỹ bảo trì chung cư, tranh chấp phần sở hữu chung trong nhà chung cư (nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, diện tích có thể cho thuê đất kinh doanh…), hay tranh chấp

về quản lý, chất lượng chung cư, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy…

Bài tập học kỳ lần này là cơ hội để em tìm hiểu sâu hơn nữa về vấn đề vẫn đang được xã hội hết sức quan tâm, từ đó đưa ra những quan điểm của bản thân qua những kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập để áp dụng vào

thực tiễn, với đề bài: “Phân tích sở hữu chung hợp nhất Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về tranh chấp sở hữu trong nhà chung cư trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”

PHÂN TÍCH

I. Một số vấn đề lý luận về sở hữu chung, sở hữu chung hợp nhất.

1. Khái niệm về sở hữu, quyền sở hữu

Khái niệm sở hữu

Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội thì sở hữu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn bao gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội loài người.2

Sở hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người Mối quan hệ giữa người với người trong sự chiếm hữu và sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu Ở đây, quan hệ sở hữu không phản ánh mối quan hệ giữa người với vật mà nó phản ánh mối quan hệ giữa người với người đối với vật

Trang 3

Khi quan hệ sở hữu được luật pháp hóa thành các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt…và cơ chế để thực hiện các quyền đó được gọi là chế độ sở hữu

Trong bất kỳ xã hội nào đều tồn tại những cách thức nhất định về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người Để bảo vệ quyền lợi cho mình, nhất là việc bảo đảm các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì giai cấp thống trị phải đặt thêm ra những quy định khác cùng với tập quán có lợi cho

họ Xã hội dần phát triển, như một lẽ tự nhiên pháp luật được ra đời Nó củng cố địa vị, ghi nhận lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc đoạt giữ các của cải vật chất trước các giai cấp khác trong quá trình sản xuất, phân thối, lưu thông

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã họ

có sự phân chia giai cấp và có nhà nước và cũng sẽ mất đi khi nhà nước không còn Theo nghĩa này, khái niệm về quyền sở hữu được hiểu theo nghĩa rộng, đó

là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định Quyền sở hữu là

hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 BLDS 2015

Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội quy của quy phạm pháp luật về sở hữu.3

Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền năng cơ bản:

- Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản tức là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát của mình

- Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức

từ tài sản

3 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.176.

Trang 4

- Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ

bỏ quyền sở hữu tài sản

Qua những khái niệm trên ta có thể hiểu: Quyền sở hữu là toàn bộ quyền năng của chủ tài sản đối với tài sản mà mình sở hữu, những quyền năng này bao gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

2. Khái niệm về sở hữu chung

Trong BLDS 2015 đưa ra khái niệm về sở hữu chung như sau: “Sở hữu

chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất” 4 Nhiều chủ thể được hiểu là ít nhất phải từ 2 chủ thể trở lên Chủ thể này có thể là cá nhân, pháp nhân, Nhà nước và các tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác…

Cơ sở xác lập sở hữu chung có thể là sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu đối với tài sản hoặc có thể là hệ quả của một hành vi pháp lý đơn phương như nhận được do thừa kế, hợp đồng tặng cho… Các đồng chủ sở hữu có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, mỗi chủ sở hữu lại có tư cách là một chủ sở hữu độc lập

Sở hữu chung được phân chia thành 2 loại: Sở hữu chung theo phần và

sở hữu chung hợp nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều 209 và 210 của BLDS Tiêu chí phân loại cho sở hữu chung theo phần và hợp nhất đó là tính xác định hay không xác định được phần quyền sở hữu của các chủ thể khi quan hệ sở hữu chung được duy trì Thường thì phần quyền sở hữu được xác định từ thời điểm xác lập sở hữu chung

Khái niệm sở hữu chung hợp nhất

Theo quy định tại điều 210 BLDS 2015 định nghĩa:

“1 Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

Trang 5

3. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung” 5

Khác với sở hữu chung theo phần, phần quyền của mỗi chủ thể đối với tài sản chung rất khó để xác định và thậm chí là không xác định được Đôi khi tài sản chung có thể xác định được phần trên thực tế nhưng các nhà làm luật cũng không xác định phần vì mục đích duy trì tính đồng thuận, nhất trí cao của các đồng chủ sở hữu khi thực hiện các quyền đối với tài sản chung Chính vì vậy, sở hữu chung hợp nhất được chia thành sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia Yếu tố “có thể” phân chia là

do các chủ thể thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, ví dụ như sở hữu chung của vợ chồng Sở hữu chung hợp nhất không phân chia là do ý chí của nhà làm luật muốn duy trì và bảo tồn hình thức sở hữu này vì lợi ích của số đông, lợi ích chung của cộng đồng như sở hữu chung nhà chung cư, sở hữu chung của dòng

họ6

Theo BLDS 2015, sở hữu chung hợp nhất bao gồm:

- Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: là sở hữu chung mà tài sản chung có thể phân chia cho từng chủ sở hữ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật hiện hành thì sở hữu chung hợp nhất có thể

phân chia chính là sở hữu chung của vợ chồng.

- Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia: là sở hữu của nhiều người đối với tài sản nhằm thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của tất cả mọi thành viên trong một cộng đồng dân cư nhất định, bao gồm:

Thứ nhất, sở hữu chung của cộng đồng dân cư.

Thứ hai, sở hữu chung của dòng họ.

Thứ ba, sở hữu chung của cộng đồng tôn giáo.

Thứ tư, sở hữu chung trong nhà chung cư.7

Khái niệm sở hữu chung của cộng đồng

Theo quy định tại điều 211 BLDS 2015 về sở hữu chung của cộng đồng:

“1 Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành

5 Xem điều 210 BLDS 2015.

6 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr 352.

7 PGS.TS Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr

254-256.

Trang 6

viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chug hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2 Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3 Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia 8 ”

Có thể thấy, mặc dù điều luật không quy định phân chia rạch ròi sự khác nhau giữa sở hữu chung của cộng đồng dân cư và sở hữu chung của cộng đồng tôn giáo vì lẽ về bản chất thì 2 khái niệm này tương đối giống nhau, thể hiện ở các mặt: chủ thể của sở hữu chung, căn cứ xác lập quyền sở hữu và mục đích sử dụng tài sản chung

Theo quy định tại điều 213 BLDS 2015 về Sở hữu chung của vợ chồng:

“1 Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

2 Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3 Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4 Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

5 Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.” 9

Sở hữu chung của vợ chồng chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân gia đình Khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất là khối tài sản do vợ chồng tạo

ra trong thời kỳ hôn nhân bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung, thừa kế chung Tài sản chung của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cả gia đình Vợ chồng

Trang 7

đều có quyền ngang nhau đối với khối tài sản chung Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Khi một trong hai người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của bên kia Ngoài ra vợ, chồng có thể tự nguyện nhập khối tài sản riêng vào khối tài sản chung của gia đình 10

Khái niệm sở hữu chung trong nhà chung cư

Theo quy định tại điều 214 BLDS 2015 về Sở hữu chung trong nhà chung cư:

“1 Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật 11 ”

Sở hữu chung trong nhà chung cư thuộc hình thức sở hữu chung hợp

nhất không thể phân chia vì những tài sản chung như diệ tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư nếu được phân chia thì sẽ làm mất đi giá trị sử dụng của nhà chung cư Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản chung của nhà chung cư thì cần dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và tất cả các chủ

sở hữu chung đều có quyền ngang nhau

II. Quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu chung hợp nhất

Là một trong những nội dung được pháp luật dân sự điều chỉnh, tất nhiên các quy định đều phải xuất phát từ những vấn đề thực tế, phù hợp với phạm vi, những quyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, với Hiến pháp và phải có tính hệ thống với các đạo luật chuyên ngành

10 Lê Thị Huyền (2014), Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

11 Xem điều 214 BLDS 2015.

Trang 8

Theo truyền thống, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là tiêu chí rất quan trọng để các chủ thể của quan hệ dân sự xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình Tự do ý chí trong việc lựa chọn hướng xác lập quan hệ dân sự cụ thể và tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự là yêu cầu cơ bản đối với mọi quan

hệ dân sự Trong pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền tùy ý thỏa thuận dù chưa được pháp luật dân sự quy định miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Là một dạng của quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật luôn có cơ cấu cụ thể, bao gồm: chủ thể, nội dung và khách thể12, chúng thực sự nảy sinh trong thực tế của đời sống thông qua các sự kiện pháp lý nhất định Những sự kiện pháp lý này có thể làm căn cứ để xác lập hoặc chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể trong quan hệ dân sự

Theo Điều 221 BLDS 2015, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

“1 Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

2 Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

7 Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại điều 236 của Bộ luật này;

8 Trường hợp khác do luật định 13 ”

Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những tình huống trong thực tế mà theo pháp luật quy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sở hữu của những chủ thể cụ thể đối với một tài sản nhất định Với mỗi căn cứ xác lập quyền sở hữu khác nhau,

có thể xác định được hình thức sở hữu khác nhau Thậm chí, trong cùng một căn

cứ phát sinh quyền sở hữu, nhưng trong các trường hợp khác nhau, hình thức sở hữu đối với tài sản cũng khác nhau Ví dụ, với tài sản đem chia thừa kế, tùy thuộc vào ý chí của người để lại di sản mà tài sản đó có thể là tài sản riêng của một cá nhân, một tổ chức, hoặc cũng có thể là tài sản chung của nhiều cá nhân với nhau

Trang 9

Quyền sở hữu là một trong những dạng quyền đối với vật có nội hàm rộng nhất và bền vững nhất Quyền sở hữu tạo lập tiền đề pháp lý cũng như thành quả của giao lưu dân sự Pháp luật dân sự khong chỉ điều chỉnh các căn cứ xác lập quyến sở hữu mà còn quy định về các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Theo điều 237 BLDS 2015, quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau:

“1 Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

2 Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

….

7 Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;

8 Trường hợp khác do luật định 14 ”

Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định một cách vô cùng chặt chẽ nhằm giữ gìn và bảo vệ tính bền vững của quan hệ sở hữu, phù hợp với nguyên tắc tôn trọng và bất khả xâm phạm của quyền sở hữu, phải đảm bảo tính bất khả xâm phạm sở hữu riêng của cá nhân, pháp nhân Những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được pháp luật quy định sẽ không dẫn tới khả năng một người có thể chuyển giao tài sản từ sở hữu chung sang sở hữu riêng Nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng ý chí của pháp luật đối với chủ sở hữu tài sản mà còn giúp tránh nạn tham nhũng, bòn rút tài sản chung, ngăn cái bản ngã tham lam của con người khi đang quản lý tài sản chung Bởi vậy thế hệ đi trước mới nói: “Chống người ngay, ai chống kẻ gian” cũng là vì lẽ đó

Đó là những nét chung, quy tắc chung mà mọi quy định về sở hữu hợp nhất đều phải tuân theo Tuy nhiên đối với mỗi hình thức sở hữu riêng lại có những quy định khác nhau Cụ thể:

1. Đối với hình thức sở hữu chung của cộng đồng

Như đã trình bày ở trên, chủ thể của sở hữu cộng đồng là một tập hợp các cá nhân được gắn kết với nhau theo đơn vị hành chính hoặc là những cá nhân có chung tín ngưỡng, tôn giáo Ở họ có một sự gắn kết đặc biệt, thường hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ khăng khít với nhau Họ sở hữu chung đối với các công trình như: nhà văn hóa, nhà rông, lối đi, giếng nước, nhà thờ Thiên chúa Hoặc cũng có thể là cùng tổ tiên, gốc gác, có quan hệ huyết thống

mà họ cùng xây dựng nên nhà thờ họ, đóng góp tiền quỹ cùng nhau tổ chức buổi

14 Xem điều 237 BLDS 2015

Trang 10

tập trung liên hoan, cúng giỗ, gặp gỡ để chia sẻ, thỏa mãn nhu cầu về niềm tin, tinh thần của các thành viên

Căn cứ xác lập sở hữu chung cộng đồng là theo tập quán, do các thành

viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc

từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật Yếu tố tự nhiên hay do tập quán là nguồn chủ yếu tạo lập nên tài sản chung của cộng đồng

Mục đích sử dụng tài sản chung cộng đồng phải vì lợi ích chung hợp

pháp của cả cộng đồng Do đó nếu một người được giao quản lý tài sản chung nhằm mục đích tư lợi cá nhân hoặc thực hiện những hành vi sai trái với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước hoặc tuyên truyền lối sống mê tín, dị đoan…thì sẽ bị tước quyền quản lý tài sản chung và phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác

Sở hữu chung của cộng đồng thuộc loại hình thức sở hữu chung hợp nhất không phân chia Quy định này của pháp luật nhằm bảo tồn và duy trì các tài sản thuộc hình thức sở hữu này vì phần lớn những tài sản chung này đều chứa đựng các yêu tố văn hóa, lịch sử có giá trị tinh thần của cả một dòng họ, vùng quê, tôn giáo, thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc và mục đích sử dụng vì lợi ích

chung Cho nên bất cứ thỏa thuận nào giữa các thành viên của sở hữu chung cộng đồng nhằm chia tài sản chung thì đều không được pháp luật cho phép.15

2. Đối với hình thức sở hữu chung của vợ chồng

Hiện nay nước ta có hẳn một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh về mối quan hệ pháp luật này Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà

vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Ngày đăng: 16/02/2019, 23:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS.Trần Thị Huệ
Nhà XB: Nxb. Công an Nhân dân
Năm: 2017
7. Lê Thị Huyền (2014), Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luậtViệt Nam
Tác giả: Lê Thị Huyền
Năm: 2014
8. Trần Kháng (2017), Bức xúc, lo lắng “phủ kín” chung cư BMM, < http://reatimes.vn/buc-xuc-lo-lang-phu-kin-chung-cu-bmm-13460.html> truy cập ngày 1/6/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phủ kín
Tác giả: Trần Kháng
Năm: 2017
9. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Công anNhân dân
10. PGS.TS. Phạm Văn Tuyết (2017), Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1, Nxb. Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1
Tác giả: PGS.TS. Phạm Văn Tuyết
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2017
4. Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Khác
5. Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng Cộng sản Việt Nam, www.dangcongsan.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w