1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai Hưng

21 2,2K 63

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

SKKN Tin học 7 hay đạt loại A cấp huyện năm học 2017 2018Tên đề tài: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở trường THCS Lai HưngNội dung: Thiết kế và áp dụng các trò chơi mới vào giảng dạy Tin học nhằm gây hứng thú, nâng cao chất lượng giờ dạy.

Trang 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

II THỰC TRẠNG 5

III GIẢI PHÁP 7

1 Giải pháp áp dụng trò chơi 7

a Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Tin học 7

b Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Tin học 8

c Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi 8

d Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi 9

e Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi 9

f Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả 9

2 Một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Tin học 10

1 Trò chơi đoàn tàu tri thức 11

b Trò chơi bí mật trong quả bóng 12

c Trò chơi quay bao lì xì 12

d Vươn lên tầm cao mới 13

3 Ví dụ cụ thể 13

IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 14

1 Đối với giáo viên 14

2 Đối với học sinh 15

V NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16

C KẾT LUẬN 18

I GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI 18

II KIẾN NGHỊ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáodục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Mộttrong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi Tròchơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằngtrò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vậndụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Tin học, kết hợp với nhữngphương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay

Đối với học sinh trung học cơ sở thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thểthiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em Nếu giáo viên biết tổ chức chohọc sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáodục cao Đối với môn Tin học, một môn được các em học sinh cho là môn học khó,khô khan, không hứng thú và đầy áp lực Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi tronggiờ học môn Tin học ở trường THCS sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trongcác giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ độnghơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duysáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắtkiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Tinhọc

Qua 2 năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THCS tôi luônmong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thútrong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “

học mà chơi, chơi mà học” để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợttập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi tronggiờ dạy môn Tin học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên, đến giờ

Trang 3

học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinhtrong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêuthắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vữnghơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu

đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học

sinh, gây hứng thú trong giờ học Tin học ở Trường THCS Lai Hưng”, rất mong

nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tàiphát huy hiệu quả cao hơn

2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu trong tiết học Tin học của 7 lớp 7A3, 7A4, 7A5, 9A1, 9A2,9A3, 9A4, 9A5 tại trường Trung học cơ sở Lai Hưng trong khoảng thời gian từ

tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảosát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và íthứng thú với giờ học Tin học qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ

sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng cách vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin học ở trường THCS

Lai Hưng

Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểuhiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạtđộng trong giờ học của học sinh

Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đíchkiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tin họctheo quy trình được xác định trong đề tài Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phươngpháp chứng minh, minh họa, so sánh

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục cơ sở phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Có thể nói cốt lõi của

đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quenhọc tập thụ động của học sinh

Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứatuổi học sinh THCS: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán

Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Tin học là hết sức cần thiết

và có ích Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:

+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năngđộng của các em

+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳngtrong học tập của học sinh Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suyluận

+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học

+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinhvới nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp

+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động

Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả

mà không nghĩ là mình đang học Kiến thức cung cấp trong giờ Tin học sẽ đượcgiảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn

Trang 5

Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Tin

học

II THỰC TRẠNG

William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói “

Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng Giảng giải là thầy giáo tốt Minh họa biểu diễn là thầy giáo giỏi Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại” Điều đó cho thấy

việc gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học vô cùng quan trọng Vậy nên nếunhư giờ học không có sự thu hút đối với các em thì chắc chắn tiết học sẽ trở nên

nhàm chán, khô khan “ Học mà chơi, chơi mà học” thì ai giáo viên nào cũng biết

nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học- chơi, chơi - học thìkhông nhiều giáo viên làm được

Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Tin học không chỉ nỗ lực họctập để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cốthường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thứcdạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và

có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú vàcuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựngbài học

Năm học 2018- 2019 tôi được phân công giảng dạy 7 lớp 7A3, 7A4, 7A5,9A1, 9A2, 9A3, 9A4 trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dựgiờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thựctrạng học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài Nhiều lầnthầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi

đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là ngườiphải trả lời câu hỏi do mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí

Trang 6

ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc củamình

Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2018) học sinh 7 lớp mà tôi trực tiếpgiảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Tin học hay không? Và các

em có hứng thú với môn học này hay không? Kết quả thu được như sau:

Lớp Sĩ số Hay phát

biểu (hs)

Hứng thú (hs)

Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ họccủa học sinh cơ sở nói chung và giờ học Tin học nói riêng kéo dài thì không chỉảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cựcsau này Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng

Trang 7

động luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tựtin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái

Qua tham khảo đồng nghiệp và thực tế giảng dạy tôi muốn được cùng cácđồng nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thờigian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:

III GIẢI PHÁP

Phương pháp và hình thức dạy học môn Tin học rất phong phú, đa dạng baogồm các phương pháp hiện đại: hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, nghiêncứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não và các phương pháp truyềnthống: thuyết trình, đàm thoại, …Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực vàhạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiệnriêng.Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào Điềuquan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhậnthức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàncảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương phápdạy học một cách hợp lý Trong dạy học môn Tin học, có thể vận dụng phươngpháp “Trò chơi” nhằm: Hình thành tri thức mới, hình thành kỹ năng, củng cố trithức

1 Giải pháp áp dụng trò chơi

a Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Tin học

Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữatrò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc đểkhông xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơikết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng chotất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kếtthúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm,

tế nhị)

Trang 8

b Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Tin học

Do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có nhữngđiểm khác nhau:

- Lý thuyết: Tùy thuộc vào bài ( bài mới, ôn tập…), lượng kiến thức, mục

tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho mộthoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học Đa số các bài lý thuyết ở bộmôn Tin học đều có thể lồng ghép rất nhiều trò chơi

- Thực hành: Đối với bài thực hành thì nên sử dụng trò chơi với mức độ vừa

phải Vừa đủ để học sinh có thể tìm hiểu các kiến thức mới, nhưng cũng phải dànhnhiều thời gian cho thực hành cá thao tác đã học ở tiết lý thuyết Trò chơi cần gắnvới các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra

Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thứcnày trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thểthay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù nhưthực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…

Do đó không nên gượng ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm Tinhọc

c Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.

Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựachọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là:

- Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:

Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi,đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học.Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn,giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi dohoàn cảnh xung quanh gây ra

- Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới, kỹ năng mới:

Trang 9

Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung,tìm hiểu ngữ liệu ), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng nhữngkiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra trithức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học và hình thành kỹ năng chohọc sinh.

- Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:

Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau nhưtrên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mụcđích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõhơn nội dung vừa học xong Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩvào cuối giờ học là hợp lý nhất

d Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.

Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh

đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá

Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vậndụng vào thực tiễn Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phùhợp với thực tế trường, lớp

e Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.

Để hấp dẫn học sinh, giáo viên nên có phần thưởng, ví dụ phần thưởng đơngiản nhất là cho điểm tốt, tuyên dương…Các trò chơi phải đa dạng, tránh lặp đi lặplại, đơn điệu, thiếu hấp dẫn Cần có phượng tiện đầy đủ, một số phương tiện thườngdùng như máy chiếu, loa, trò chơi tin học

f Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.

Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau:

Bước phổ biến trò chơi:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cáchchơi, cách phân thắng bại…

Trang 10

+ Giáo viên có thể chọn tất cả hoặc một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảmqua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những họcsinh nhút nhát, ít phát biểu.

Bước học sinh thực hiện trò chơi:

+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi

+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi

+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi

Bước tổng kết, đánh giá:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi cóđược thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thểrút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bốnhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có)

- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:

+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi

+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm

+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt

+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng

Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nộidung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừachơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơnnhiều

2 Một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Tin học

Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào giờ dạy học nhằmnâng cao hiệu quả giờ học môn Tin học ở trường THCS Lai Hưng nói riêng vàtrong trường THCS nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết Trong quá trình dạyhọc tôi đã vận dụng thành công một số trò chơi sau:

Ngày đăng: 15/02/2019, 21:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w