SKKN Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn

33 1.1K 6
SKKN Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THPT tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Văn các em được sống trong không khí cổ xưa để cảm nhận tình yêu chân thành của Mỵ Châu thời An Dương Vương dựng nước qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy”; nghẹn ngào thổn thức cùng nỗi đau của Kiều trong bi kịch "Trao duyên"; khắc khoải với giấc mơ hoàn lương và khao khát hạnh phúc của Chí Phèo (Nam Cao); thả mình trong tiếng cười trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của một tang gia” Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 1 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn trong nhiều năm học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ”, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. IV. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú với giờ học văn qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng cách vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ . Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của học sinh. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn văn theo quy trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp chứng minh, minh họa, so sánh Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 2 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Ngữ văn là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh: + Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em. + Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. + Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. + Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp. + Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động. Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ ngữ văn sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 3 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Văn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong thời gian qua một sự kiện giáo dục được giáo viên toàn ngành nói chung và giáo viên dạy Văn nói riêng rất quan tâm đó là ngày Hội thảo Khoa học Quốc gia dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam (trong 2 ngày 5-6/1/2013, tại Hội trường Trường đại học sư phạm Huế). Tại hội thảo khi bàn về việc tìm phương pháp đổi mới cho môn Văn trong giai đoạn tới có viết: “Dạy học Ngữ văn cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và phương pháp đọc. Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải. qua đó mà hình thành năng lực. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề… giúp học sinh tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo. Giờ văn học trước hết hãy giúp học sinh niềm yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác” Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Văn không chỉ nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học. Năm học 2012- 2013 tôi được phân công giảng dạy 3 lớp 10A1, 10A4, 11A6, trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 4 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình. Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2012) học sinh 3 lớp (2 lớp 10, 1 lớp 11) mà tôi trực tiếp giảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Văn hay không, kết quả thu được như sau: Số học sinh khảo sát Phát biểu nhiều Có phát biểu nhưng không nhiều Không phát biểu Lớp 10A1, 10A4 6/80 45/80 29/80 Lớp 11A6 3/30 16/30 11/30 Tổng số 9/110 (8.18%) 61/110 (55,45%) 40/110 (36,36%) Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao trên 36%, còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ trên 8%. Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Văn bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất là các bạn nữ; do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ văn trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh phổ thông nói chung và giờ học Văn nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái Những ai đã từng cắp sách đến trường và yêu quý môn Văn đều nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 5 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. cách học sinh.Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không mấy hứng thú khi học môn học này . Cũng với 3 lớp trên với câu hỏi “Em có hứng thú khi đến giờ học môn Văn hay không?”, kết quả thu được như sau: (khảo sát ngày 28/08/2012) Số học sinh khảo sát Hứng thú với giờ học Không hứng thú với giờ học Lớp 10A1, 10A4 34/80 46/80 Lớp 11A6 12/30 18/30 Tổng số 46/110 (41.81%) 64/110 (58.18%) Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít chưa đến một nửa còn lại hơn 50% là các em không thích giờ học Văn điều đó cũng có nghĩa là các em không yêu thích môn Văn điều này không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy Văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân học sinh không hứng thú với giờ học Văn do cơ sở vật chất, tài liệu minh hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức cho học tập môn văn còn nghèo nàn, đơn điệu; Do kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú; do nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, thực dụng của một Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 6 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. số không nhỏ học sinh và cha mẹ học sinh hiện nay đối với vị trí, tầm quan trọng của môn văn đối với mỗi con người trong suốt cả cuộc đời; Do phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò yêu thích đối với bộ môn của mình giảng dạy. Thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”, “độc diễn” trên bục giảng do bài dài nên giáo viên cố gắng làm sao để truyền đạt đủ, kịp kiến thức cho các em mà ngại tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp, hình thức dạy học mới như sử dụng các phương tiện dạy học, các biện pháp hỗ trợ như: thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học, vận dụng trò chơi vào tiết học lại càng hiếm hoi hơn. Hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng dẫn đến một số giờ học văn trở nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế. Tình trạng học sinh không hứng thú với giờ học Văn nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến kết quả dạy và học mà sâu xa hơn dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường. Đây sẽ là một thiếu hụt không bù đắp nổi, làm yếu đi nguồn nhân lực của đất nước trong thực tế đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Văn là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người giáo viên dạy Văn cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu Văn học của học sinh, phát huy tính năng động, gây hứng thú với học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi lẽ như William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói “Chỉ nãi th«i lµ thÇy gi¸o xoµng. Gi¶ng gi¶i lµ thÇy gi¸o tèt. Minh ho¹ Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 7 SKKN: Vn dng phng phỏp trũ chi nhm phỏt huy tớnh nng ng ca hc sinh, gõy hng thỳ trong gi hc Vn trng THPT Nguyn Hu. biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại. iu ú cho thy vic gõy hng thỳ i vi hc sinh trong gi hc vụ cựng quan trng vỡ trờn thc t nhng lp tụi c phõn cụng ging dy hc sinh cú hc lc trung bỡnh l ch yu (trong ú khỏ ụng hc sinh phi thi li mi lờn c lp, hc sinh lu ban cng cú). Vy nờn nu nh gi hc khụng cú s thu hỳt i vi cỏc em thỡ chc chn tit hc s tr nờn nhm chỏn, khụ khan. Hc m chi, chi m hc thỡ ai giỏo viờn no cng bit nhng bit cỏch t chc cỏc hot ng giỳp hc sinh hc- chi, chi - hc thỡ khụng nhiu giỏo viờn lm c. Qua tham kho ng nghip v thc t ging dy tụi mun c cựng cỏc ng nghip chia s, trao i mt s bin phỏp m bn thõn tụi ó lm trong thi gian qua khc phc tỡnh trng trờn nh sau: III. CC BIN PHP TIN HNH GII QUYT VN . Phng phỏp v hỡnh thc dy hc mụn Vn rt phong phỳ, a dng bao gm cỏc phng phỏp hin i: hot ng nhúm, úng vai, t v gii quyt vn , nghiờn cu trng hp in hỡnh, trũ chi, d ỏn, ng nóo v cỏc phng phỏp truyn thng: thuyt trỡnh, m thoi, k chuynMi phng phỏp dy hc u cú mt tớch cc v hn ch riờng, phự hp vi tng loi bi v ũi hi nhng iu kin thc hin riờng.Vỡ vy, giỏo viờn khụng nờn ph nh hoc lm dng phng phỏp no. iu quan trng l cn c vo ni dung, tớnh cht ca tng bi, cn c vo trỡnh nhn thc ca hc sinh v nng lc, s trng ca giỏo viờn, cn c vo iu kin, hon cnh c th ca lp, ca trng m la chn v s dng phi hp cỏc phng phỏp dy hc mt cỏch hp lý. Trong dy hc mụn Ng vn, cú th vn dng phng phỏp Trũ chi nhm: Hỡnh thnh tri thc mi, hỡnh thnh k nng, cng c tri thc. 1. Bin phỏp ỏp dng trũ chi. 1. 1. Nguyờn tc ỏp dng phng phỏp trũ chi trong gi dy Vn Giỏo viờn cn chỳ ý n c thự ca tng phõn mụn; lu ý mi quan h gia trũ chi vi h thng cõu hi; vn dng linh hot, hp lớ, ỳng mc v ỳng lỳc khụng xỏo trn nhiu khụng gian lp hc, nhanh chúng n nh lp hc khi trũ chi kt thỳc; Ngi thc hin: Phan Th Hng Thm 8 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị). 1.2. Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn: Do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau: 1.2.1. Đọc- văn: Tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. 1.2.2. Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. 1.2.3. Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn. 1.3. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi. Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là: 1.3.1. Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 9 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra. 1.3.2. Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới: Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu ), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học. 1.3.3. Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng: Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học. Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài 1.3.4. Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ: Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong. Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lý nhất. 1.4. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi. Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá. Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn. Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế trường, lớp. 1. 5. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi. Thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi, tôi thấy thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: không hóa Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 10 [...]... phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ Hình 5: Một giờ học Văn sôi nổi khi giáo viên tổ chức trò chơi Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 31 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ Hình 6: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh Người... SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ Hình 2: Mức độ phát biểu của học sinh 3 lớp 10A1, 10A4, 11A6 trong giờ học Hình 3: Mức độ học sinh 3lớp 10A1, 10A4, 11A6 hứng thú với giờ học Văn Hình 4: Học sinh đang chơi trò chơi “ô chữ bí mật” Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 30 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò. .. Thị Hồng Thơm 11 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều 2 Sáng... sau khi áp dụng phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn : * Khi chưa áp dụng đề tài: Số học sinh Hay phát Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm Hứng thú Điểm thi đầu Điểm kiểm 24 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ biểu Lớp 10A1, 6/80 10A4 Lớp 11A6 vào đạt TB trở học khảo sát với giờ lên 34/80... trong giờ học nhưng thật sự đã đem lại hiệu quả rất cao, lớp học sôi nổi, học sinh dễ phát hiện ra kiến thức mà bài học muốn hướng tới và nó giúp các em hình dung được Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 13 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ bài học một cách trực quan sinh động Các em sẽ thấy giờ học. .. là đội chiến thắng Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 23 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THPT... năm từ 36.66% giờ đã nâng lên: 70% ) Cũng nhờ vào việc áp dụng trò chơi trong giờ dạy học mà trong những năm qua chất lượng bộ môn của bản thân tôi được nâng lên rõ rệt, cụ thể là: Năm học 2010-2011 tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên: 72% Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 25 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường... sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm cho học sinh hứng thú với môn học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt động học, kết quả học tập của các em dần được nâng cao đã chứng minh được tính đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 27 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính. .. số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, nếu tổ chức trò chơi không tốt sẽ bị hạn chế về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm 26 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ 4/ Trong quá trình dạy học, giáo.. .SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởng…Chính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán Vì vậy để tổ chức trò chơi trong giờ học văn . 5 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. cách học sinh .Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, . Thơm 11 SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp

Ngày đăng: 06/08/2015, 22:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan