Tài liệu vận hành bảo dưỡng hệ thống chống ăn mòn.......................................................................................................................................................................................................
Trang 1C 12/03/2013 S.S M.S R.A Dành cho nhận xét
Đơn vị tư vấn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 2
Tiêu đề
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG CHỐNG ĂN MÒN CA-TỐT CHO ĐƯỜNG ỐNG CW CHÔN NGẦM (ỐNG CW)
KKS: ZEN Reg No.: 144025
Trang 2TÊN TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG CHỐNG ĂN MÒN CA-TỐT
Chủ đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐIỆN LỰC AES-VCM MÔNG DƯƠNG
Số Sửa
đổi MÔ TẢ THỜI GIAN NGƯỜI LẬP SỬA ĐỔI PHÊ DUYỆT
Trang 3- MỤC LỤC -
1 GIỚI THIỆU CHUNG
2 QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
3 LÝ THUYẾT VỀ CHỐNG ĂN MÒN CA-TỐT
Trang 41 GIỚI THIỆU CHUNG
Tài liệu này xác định các yêu cầu chung đối với công tác vận hành và bảo dưỡng hệ thống chống ănmòn ca-tốt của đường ống CW
2 QUY CHUẨN VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
2.1 Các Tiêu chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư Ăn mòn Quốc gia (Mỹ)
Tiêu đề: Kiểm soát ăn mòn bề mặt
ngoài trên hệ thống đường ống kim loại ngầm hoặc ngập nước (RP-0169)
Tiêu đề: Kiểm soát ăn mòn dàn khoan thép trên biển cố định phục vụ sản xuất dầu mỏ
(RP-0176) 2.2 Viện tiêu chuẩn Anh (BSI)
Tiêu đề: Quy tắc thực hành các ứng dụng trên biển và đất liền
Trang 53 LÝ THUYẾT VỀ CHỐNG ĂN MÒN CA-TỐT
3.1 Tổng quan về Ăn mòn
Hiện tượng ăn mòn kim loại tồn tại hai dạng, ẩm và khô Tuy nhiên, phần lớn hiện tượng ăn mòn
là dạng ẩm Ăn mòn do ẩm xảy ra khi kim loại được đặt trong nước biển hoặc đất hoặc các chất điện phân khác Tùy thuộc vào nồng độ oxy hòa tan trong chất điện phân và thành phần cấu tạo hoặc trạng thái bề mặt của bản thân kim loại, diện tích anốt và ca-tốt phát triển trên bề mặt, tạo thành mạch điện: anốt → chất điện phân → ca-tốt Diện tích anốt của kim loại hòa tan theo dạng của các ion kim loại theo Định luật Faraday Nói cách khác, ăn mòn do ẩm là một phản ứng điện hóa Ngày nay, nghiên cứu được thực hiện để chống lại hiện tượng ăn mòn do ẩm do nguyên lý điện hóa học nêu trên, đã cho rất nhiều kết quả tuyệt vời
Tốc độ ăn mòn của thép
năm) Hệ số ăn rỗ (= độ sâu ăn rỗ tối đa / độ sâu ăn mòn trung bình)
Đồng thau Thép
hoặc sắt
Đất sét
Đất
Trang 6Chúgiải:
Galvanized steel plate: Tấm thép mạ kẽm
Mild steel: Thép mềm
Cast iron: Gang
Ni-resist steel: Thép phủ niken
Manganese bronze: Đồng đỏ chứa mangan
Lead: Chì
Admiralty brass: Đồng thau admiralty (Đồng
thau đóng tàu)
Brass: Đồng thau Red brass: Đồng thau đỏ Copper: Đồng 70-30 cupro nickel: Hợp kim đồng – niken 70-30
Bronze (G): Đồng thiếc (G) Albrass: (Hợp kim đồng – nhôm) Bronze (M): Đồng thiếc (M)
18-8 stainless steel: Thép không gỉ 18-8 Inconel: (Hợpkim) Inconel
Nickel: Niken Monel: Monel (hợp kim đồng và niken) 18-8-3 stainless steel: Thép không gỉ 18-8-3
Mối quan hệ giữa điện trở suất của đất và ăn mòn thép
CÁC HỢP CHẤT ĐIỆN HÓA TRONG NƯỚC BIỂN
Trang 73.2 Tổng quan về Chống Ăn mòn Ca-tốt
Chống ăn mòn ca-tốt là một phương pháp trong đó một dòng điện đủ để ngăn dòng ăn mòn liên tục phát sinh từ hướng ngược lại Dòng chế ngự này được gọi là “dòng bảo vệ” Có hai phương pháp tạo ra dòng này, hệ thống anốt điện và hệ thống dòng chế ngự
Bề mặt kim loại Phần ăn mòn
Điện không cần cung cấp
Dây chì
Đối tượng cần bảo vệ
Dòng bảo vệ
Anốt mạ điện
Trang 83.2.2 Hệ thống dòng chế ngự
Hệ thống này bao gồm việc lắp đặt một anốt, trong môi trường chất lỏng hoặc đất ăn mòn, được kết nối với cực (+) của một nguồn điện ngoài và cực (-) vào vật cần bảo vệ, do đó tạo thành dòng bảo vệ chạy từ anốt sang vật cần bảo vệ
Các anốt, chẳng hạn như sắt, các-bon, than chì, bạc chì, bạch kim… được sử dụng và lựa chọn
kỹ phụ thuộc vào điều kiện của cấu trúc cần được bảo vệ
3.3 So sánh giữa Anốt Điện và Hệ thống Dòng Chế ngự
3.3.1 Anốt Điện
1) Không phụ thuộc vào nguồn điện Ít bảo trì
2) Ít có tác dụng khi bảo vệ các cấu trúc được phủ lớp bảo vệ hoặc bảo vệ cục bộ
3) Khó triển khai ngoại trừ đối với đất, vùng nước có điện trở thấp
4) Lắp đặt đơn giản với các phần bổ sung dễ dàng
5) Kiểm tra bao gồm thử nghiệm tại mỗi anốt hoặc giữa các anốt lân cận
6) Yêu cầu số lượng lớn các vị trí có độ bền khác nhau
7) Ít có khả năng ảnh hưởng đến các cấu trúc gần đó
8) Khả năng tự điều tiết của dòng bảo vệ đối với những thay đổi môi trường
9) Cồng kềnh có thể làm giảm lưu thông thông suốt
10) Có thể bắt bu lông hoặc hàn trực tiếp vào bề mặt bảo vệ để tránh lỗ thủng
11) Các cấu kiện liên kết cũng được bảo vệ
12) Không xảy ra nối lệch
3.3.2 Dòng Chế ngự
1) Cần có nguồn điện
2) Có thể áp dụng cho phạm vi cấu trúc rộng
3) Ít bị giới hạn bởi điện trở suất của đất hay nước
Nguồn điện ngoài Dây chì
Dòng bảo vệ
Anốt Đối tượng
cần bảo
vệ
Trang 94) Cần thiết kế cẩn thận đối với các điều kiện bất khả kháng hoặc thay đổi
5) Cần kiểm tra tại một số ít vị trí dễ dàng tiếp cập
6) Cần số lượng ít anốt
7) Ảnh hưởng đến các cấu trúc khác gần nền đất
8) Rủi ro hư hại lớp phủ lớn hơn do điều chỉnh không chính xác mặc dù kiểm soát đơn giản 9) Mật độ anốt tạo ra lực cản không đáng kể
10) Trong tất cả các trường hợp đều yêu cầu có lỗ thủng trên vỏ tàu, thiết bị vv
11) Cần có vật liệu cách điện có tính toàn vẹn cao trên các thiết bị đấu nối với mặt dương của
bộ chỉnh lưu
12) Yêu cầu kiểm tra cực cẩn thận Đấu nối sai có thể tăng tốc độ ăn mòn
3.4 Đánh giá Kết quả Chống Ăn mòn Ca-tốt
3.4.1 Chống ăn mòn ca-tốt có những ưu điểm sau:
1) Tiết kiệm vật tư do giảm biên độ ăn mòn 2) Không xảy ra tổn thất sản xuất
3) Định mức khấu hao thấp hơn do tăng độ bền 4) Ít xảy ra sập nguồn thiết bị hơn
5) Chi phí bảo trì thấp hơn 6) Bảo đảm không gây thiệt hại về người và tài sản Mặc dù khác nhau nhiều về vị trí và điều kiện của cấu trúc cần được bảo vệ, chi phí ban đầu cho phương pháp chống ăn mòn ca-tốt chỉ chiếm một phần nhỏ chi phí thi công cấu trúc đó Ngay cả với một chi phí thấp như vậy, chống ăn mòn ca-tốt giúp cho cấu trúc có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với tuổi thọ thông thường Chính nhờ đặc điểm này mà phương pháp chống ăn mòn ca-tốt được áp dụng tích cực trong tất cả các ngành công nghiệp Chống ăn mòn ca-tốt cũng được áp dụng hiệu quả cho các cấu trúc
đã bị ăn mòn đáng kể
Có nhiều trường hợp được báo cáo việc áp dụng phương pháp chống ăn mòn ca-tốt đã chứng minh được thành công thực sự trong việc kèo dài tuổi thọ của các cấu trúc Tính hiệu quả của phương pháp chống ăn mòn ca-tốt có thể được xác định bằng các phép đo
sử dụng các mẫu thử nghiệm cũng như kiểm tra những biến đổi trong phân cực Tính hiệu quả của nó cũng hoàn toàn có thể kiểm tra và xác nhận ngay cả khi lắp đặt ngầm dưới mặt đất có điều kiện rất khó khảo sát
3.5 Tiêu chuẩn Chống Ăn mòn Ca-tốt
3.5.1 Điện áp âm tối thiếu -850mV được đo giữa bề mặt cấu trúc và điện cực tham chiếu của
đồng (II) sunfat bão hòa tiếp xúc với chất điện phân Việc xác định điện áp này được tiến hành bằng cách sử dụng dòng điện bảo vệ
Trang 103.5.2 Sự thay đổi điện thế phân cực ca-tốt âm tối thiểu 100mV đo được giữa bề mặt cấu trúc và điện cực tham chiếu ổn định tiếp xúc với chất điện phân Sự thay đổi điện thế phân cực này được xác định bằng cách ngắt dòng bảo vệ và đo mức suy giảm phân cực
Khi dòng bảo vệ bị ngắt ban đầu, điện áp sẽ thay đổi ngay lập tức Chỉ số điện áp, sau khi thay đổi ngay, được sử dụng làm chỉ số cơ sở để đo mức suy giảm phân cực
3.5.3 Điện cực tham chiếu của kẽm nguyên chất là: + 0.25V hoặc dưới mức âm để bảo vệ chống
ăn mòn
Trang 114 MÔ TẢ THIẾT BỊ
4.1 Bộ Chỉnh lưu C.P Điều khiển Tự động/Bằng tay
4.1.1 Giới thiệu chung
1) Bộ chỉnh lưu điều khiển Tự động/Bằng tay (sau đây gọi chung là bộ chỉnh lưu) chống
ăn mòn ca-tốt là loại mạch cầu, nguyên sóng, 3 pha, bao gồm các thiết bị điện điện tử
để kiểm soát tự động điện thế trong khoảng ± 10mV dòng điện thế thiết lập sẵn của nó
để duy trì đối tượng được bảo vệ để tích điện thế
Bộ chỉnh lưu có định mức điện áp đầu vào là 400V-AC (± 10%), 50Hz, ba pha
Bộ chỉnh lưu phải phù hợp để vận hành liên tục
Có cả hai loại điều khiển bằng tay và tự động
Điện áp gợn sóng không vượt quá 5% so với tổng giới hạn điện áp ra
2) Bộ chỉnh lưu được lắp ráp hoàn toàn tại nhà máy kèm theo tủ đựng, máy biến áp, thiết
bị điện điện tử, ampe kế, vôn kế cho cả đầu vào và đầu ra và tất cả các phụ tùng cần thiết theo đặc điểm kỹ thuật
3) Thiết bị quá nhiệt thích hợp sẽ được cung cấp và khởi động hệ thống làm mát thích hợp nếu nhiệt độ bên trong vỏ hộp đạt đến giá trị không an toàn
4) Hệ thống làm mát không khí được cấp cho các thiết bị đóng ngắt
5) Giá hoặc dầm nâng hoàn chỉnh có tất cả các bu lông hãm, đai ốc, gioăng đệm, đinh vít
và bu lông siết
4.1.2 Tủ đựng bộ chỉnh lưu
1) Tủ đựng sẽ được cung cấp kèm theo cửa bản lề, cầu dao điện, đồng hồ đo (công tơ điện) và công tắc sẽ được gắn trên bảng điều khiển phía trước bên trong
2) Mối hàn sẽ được mài nhẵn vàcác góc nhọn được làm tròn
3) Tủ đựng bộ chỉnh lưu được làm bằng thép không gỉ và được sơn phủ RAL 7035 Độ dày của khung dụng cụ và khung chung là 2mm
4) Nắp khóa hoàn chỉnh bao gồm khóa móc với ba chìa khóa
4.1.3 Máy biến áp
Trang 12
1) Đây là loại máy biến áp cuốn chập đôi, khô, 2 cuộn dây, 3 pha Cuộn sơ cấp của máy biến áp phải chịu được 2.000V, 50Hz giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp Màn chắn kim loại nối đất phải được đặt giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp
2) Lớp cách nhiệt của máy biến áp phải là loại B hoặc tốt hơn Nhiệt độ tối đa của máy biến áp không vượt quá giới hạn nhiệt độ của lớp cách nhiệt loại B
4.1.4 Các thiết bị điện điện tử
Bộ chỉnh lưu điều khiển tự động được sử dụng như thiết bị điện điện tử loại không lão hóa
có mật độ dòng điện cao
Dòng ra DC (một chiều) định mức có thể đạt được với biến thiên điện áp đầu vào bằng ± 10% điện áp AC (xoay chiều) định mức và các thiết bị điện điện tử được hoạt động mà không có thiệt hại nào với điện áp vào liên tục 10% trên mức điện áp AC thiết kế ở nhiệt
độ môi trường 55 4.1.5 Đồng hồ đo
Vôn kế AC, vôn kế DC và Ampe kế DC phải là loại có cuộn dây động, nam châm vĩnh cửu mạnh, có độ chính xác 2% tỷ xích tự nhiên và được thiết kế để ngầm Ampe kế DC sẽ được cung cấp kèm với mạch mắc song song bên ngoài
2) Bộ ngắt mạch đến được lắp một bộ công-tắc phụ báo động còi tách biệt để báo hiệu Các công-tắc sẽ được mở khi bộ ngắt mạch không đóng nhả được và công-tắc sẽ được mắc dây vào hộp đấu dây tùy thuộc vào mục đích sử dụng riêng của người mua
4.1.7 Bộ cấp nhiệt
Bộ cấp nhiệt được cung cấp theo đúng số lượng và công suất yêu cầu để duy trì nhiệt độ bên trong tủ chỉnh lưu trên nhiệt độ điểm sương dự kiến theo các điều kiện hoạt động tại công trường, như đã nêu ở trên, khi bộ chỉnh lưu không được sử dụng
Trang 13Bộ cấp nhiệt phải được kiểm soát ổn nhiệt và hoạt động với dòng một pha 110V-AC
4.1.8 Đèn chỉ thị
Đèn chỉ thị được gắn trên bảng điều khiển phía trước Đèn chỉ thị phải là loại đèn LED Bộ chỉnh lưu phải có đèn chỉ thị gắn bên trong bảng điều khiển sẽ thông báo nguồn điện vào đang bật và nó sẽ tắt khi không có dòng điện AC vào Đèn báo tổng nguồn DC ra
4.1.9 Hoạt động báo động
Bộ chỉnh lưu có đèn tín hiệu màu đỏ được lắp sao cho có thể nhìn thấy từ bên trong bảng điều khiển
1) Nội dung báo động
Dây dẫn điện của cầu chì hở
UPR (Được bảo vệ)
Dây dẫn điện của bình điện thế hở
Dây dẫn điện của bình điện thế đảo ngược 4.1.10 Chức năng giới hạn
Mục đích là vận hành bộ chỉnh lưu trong phạm vi giá trị chuẩn của điện áp hoặc dòng điện 4.1.11 Hộp Đấu dây
1) Hộp đấu dây của bộ chỉnh lưu phải có định mức điện áp là 600V, là loại nhựa đúc với các đầu dây xoắn có lớp ngăn cách giữa các đầu dây trừ khi có quy định khác, và được
sử dụng cho tất cả các công cụ, điều khiển, và các đầu dây thứ cấp
2) Các nhãn đánh dấu xác định từng đầu dây của hộp đấu dây theo sơ đồ nối dây
3) Các hộp đấu dây được lắp chặt ở một vị trí để dễ tiếp cận các điểm nối cáp bên ngoài 4) Tất cả các công tắc trên bộ đóng ngắt không sử dụng và bộ chuyển mạch sẽ được đấu nối với các hộp đấu dây để sau này đấu nối với các mạch ngoài
Trang 14b Phương pháp điều khiển : Điều khiển mờ bằng Bộ vi Xử lý 4.1.13 Bảng tên
Bảng tên của bộ chỉnh lưu được gắn vào tấm phenolic ép hoặc khắc kèm theo những nội dung sau:
1) Tên và mã số thiết bị 2) Định mức vào (điện áp, pha, tần số, dòng điện cực đại) 3) Định mức ra (điện áp, dòng điện, số mạch)
4) Nhiệt độ môi trường 5) Trọng lượng
6) Số serie:
7) Ngày sản xuất 8) Tên, địa chỉ, số điện thoại Nhà sản xuất
Trang 155 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT
Thực hiện lắp đặt hệ thống chống ăn mòn ca-tốt theo bản vẽ và thông số kỹ thuật đã được phê duyệt Đối với các trường hợp ngoại lệ phải có sự chấp thuận của chủ sở hữu phụ trách kiểm soát ăn mòn mới có thể lắp đặt
5.1 Lắp đặt nền đất thấp đã phân bổ
1) Kiểm tra vị trí và đặc điểm nhận biết anốt theo bản vẽ được phê duyệt
2) Khoan lỗ trên nền đất cần phải có người chứng kiến để đảm bảo độ sâu chính xác theo bản vẽ
đã được phê duyệt
5.2 Lắp đặt anốt H.S.C.I
1) Hạ thấp anốt xuống bằng dây cáp tại điểm khoan và lấp đầy đất mịn vào
(Chú ý: Không nên nâng anốt bằng dây dẫn của nó.)
2) Cáp dẫn được bảo vệ bằng ống dẫn (máng cáp) ELP
3) Luồn cáp vào trong ống dẫn (Φ30) theo hướng quy định trên bản vẽ (Bản vẽ số: CV03-POZEN-144.021)
T10206-4) Nối hai (2) anốt và dây cáp chính theo bản vẽ được phê duyệt Việc đấu nối thực tế thường được thực hiện bằng các bộ nối cách kết nối áp lực không hàn và bít kín bằng bộ nối (90-B1) với chất kết dính Đảm bảo đủ thời gian cho quá trình hóa cứng
5) Cho phép chiều dài cáp đủ để cho phép đầu cuối kết thúc trong hộp đấu nối hoặc bộ chỉnh lưu 6) Đầu cuối kết thúc tại hộp đấu nấu phải được thực hiện chính xác theo bản vẽ được phê duyệt (Bản vẽ số: T10206-CV03-POZEN-144.021)
5.3 Lắp đặt điện cực tham chiếu Zn
1) Lắp đặt điện cực tham chiếu tại vị trí theo bản vẽ được phê duyệt
2) Sau khi tháo nắp nhựa để bọc điện cực tham chiếu, lấp đầy cát mịn vào
3) Nối điểm cuối vào hộp trạm thử nghiệm và hộp đấu nối phải được thực hiện chính xác theo bản vẽ được phê duyệt
Trang 161) Kiểm tra bộ chỉnh lưu để đảm bảo kết nối bên trong chính xác và không có hư hại nào
2) Cẩn thận trong việc tháo dỡ và lắp đặt
3) Trước khi lắp đặt, cần phải kiểm tra cao trình móng và giải phóng mặt bằng
4) Cố định bộ chỉnh lưu bằng các neo và các lỗ định vị có sẵn
5) Lắp đặt bộ chỉnh lưu ở khu vực không có nguy hại
6) Nối các dây cáp AC và DC vào bộ chỉnh lưu qua ống siết cáp
7) Nối dây cáp anốt vào cực dương của các bộ chỉnh lưu
Nối dây cáp của cấu trúc vào cực âm
8) Tất cả các đường nối dây của bộ chỉnh lưu phải được kết thúc bằng núm chốt đầu
9) Trước khi nguồn điện được bật, phải kiểm tra lại tất cả các đường nối dây để đảm bảo đường dây âm được nối với cấu trúc cần bảo vệ và đường dây dương được nối với anốt H.S.C
Trang 17TRANG 16/40
10) Luôn luôn nối đất trước khi sử dụng
5.6 Nối ống với cáp (Cadweld (Khuôn hàn hóa nhiệt))
Việc nối ống với cáp cần được thực hiện bằng khuôn cadweld, và việc đấu nối phải được thực hiện trực tiếp vào đường ống như chi tiết dưới đây:
1) Tháo khoảng 50 x 50 mm lớp vỏ bọc ống bằng dao cạo hoặc dao nóng chảy hoặc, nếu cần thiết, dùng lửa nhỏ
2) Lau sạch vùng diện tích đó để làm sáng kim loại giũa thô Sau đó vùng tiếp xúc được làm nóng trước bằng ngọn lửa để làm giảm diện tích ẩm
3) Tháo vỏ bọc cáp khoảng 50mm và vệ sinh sạch sẽ các dây/bạc dẫn
4) Đảm bảo khuôn khô hoàn toàn bằng cách hơ nóng (nếu cần thiết)
5) Luồn đầu trần của dây cáp vào khe trong khuôn carbon đảm bảo dầu cáp nằm giữa trong (lò) nồi nung
6) Giữ chặt khuôn cacbon ở vùng ống đã được vệ sinh sạch và cho đĩa kim loại vào dưới nồi nung
Đổ bột vào nồi nung ở trên đầu đĩa đảm bảo rằng chỉ có một lượng nhỏ bột tràn ra mép khuôn
7) Đảm bảo khuôn được giữ thẳng và chắc chắn trên bề mặt ống
8) Khi phản ứng tỏa nhiệt diễn ra, khuôn cần được tháo dỡ và làm sạch cẩn thận bằng dao cạo
và bàn chải để sẵn sàng cho lần nối cáp tới
9) Khuôn cadweld hoàn thành cần phải được kiểm tra cẩn thận bằng mắt và máy móc bằng búa đầu đồng 1 KG
10) Rửa sạch đầu nối hoàn thành và đường ống vòm Đường nối cáp và đường ống tiếp xúc nên được phủ một lớp sơn epoxy (AR-16 hoặc tương đương)
Trang 186 VẬN HÀNH
6.1 Kiểm tra những Nội dung sau Trước khi Vận hành
6.1.1 Kiểm tra xem điện áp cung cấp có phù hợp với điện áp vào định mức của bộ chỉnh lưu
không
6.1.2 Kiểm tra mạch ngắn/mạch hở của đầu dây ra bằng cách đo điện trở ở điều kiện không có
MCCB
6.1.3 Kiểm tra xem kết nối cáp của anốt (+) và cực âm (-) có chính xác không
6.1.4 Kiểm tra kết nối cáp của điện cực tham chiếu và cực âm có chính xác không
LƯU Ý: Cáp âm cho nguồn cung cấp dòng bảo vệ khác với cáp âm để hồi tiếp điện thế (cho mục đích cảm biến)
6.2 Vận hành Bộ chỉnh lưu
6.2.1 Đặc điểm kỹ thuật
1) Dòng điện vào (tham khảo đặc điểm kỹ thuật và bản vẽ)
2) Dòng điện ra (tham khảo đặc điểm kỹ thuật và bản vẽ)
6.2.2 Đặc điểm của các Bộ phận Chính (Xem Hình 1)
Trang 19Bộ điều khiển tự động đối chiếu đầu vào giá trị điện thế từ điện cực với điện thế theo chỉ định của người vận hành để kiểm soát đầu ra của bộ chỉnh lưu, và điều chỉnh chỉnh lưu bảo vệ theo các giá trị thiết lập
7) Hộp Đấu nối Dây
Hộp đấu nối dây để tham chiếu, cáp tín hiệu báo động, cáp điện đầu vào AC và đầu ra
DC
Hình 1 – Đặc điểm của các Bộ phận Chính
Trang 206.3 Nội dung mô tả cho các bộ phận khác nhau của bộ chỉnh lưu