ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN HỮU LAM QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HỮU LAM
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN BÁ NGỌC THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 014
Trang 2h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN HỮU LAM
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ
2 CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Lam
Trang 42 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các giảng viên cán
bộ nhân viên các phòng, khoa Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian họctập và nghiên cứu
Đặc biệt tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn ThịTuyết Hạnh người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tácgiả trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, UBNDthành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, các Trường tiểu học của thành phố, cácbạn cùng khóa học và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiệncho tác giả trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngthiết sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầygiáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Lam
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu
4 8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia 6
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài 8
1.2.1 Chuẩn, chuẩn quốc gia 8
1.2.2 Trường tiểu học, trường chuẩn quốc gia, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
9 1.2.3 Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia 10
Trang 64 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.4 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia 11
1.3 Tiêu chuẩn và quy trình xây dựng, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 14
Trang 71.3.1 Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
14 1.3.2 Quy trình xây dựng, tổ chức công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
17 1.4 Hiệu trưởng với việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
18 1.4.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động xây dựng trường CQG mức độ 2 18
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 19 1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 20 1.4.4 Kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2
20 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 22
1.5.1 Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng 22
1.5.2 Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV 22
1.5.3 Phẩm chất và năng lực của HS 22
1.5.4 Cơ chế chính sách của nhà nước 23
1.5.5 Các lực lượng xã hội 23
1.5.6 Điều kiện kinh tế, văn hoá, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền 24
Kết luận chương 1 25
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN
QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2 CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC NGUYỄN
Trang 82.2 Thực trạng các hoạt động giáo dục của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 34
2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên 34
Trang 92.2.2 Thực trạng hoạt động học của học sinh 37
2.2.3 Thực trạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức 40
2.2.4 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập 41
2.2.5 Thực trạng thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học 42
2.2 , giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 422.2.7 Công tác xã hội hóa giáo dục 432.2.8 Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 45
2.3 Thực trạng quản lý xây dựng trường quốc gia mức độ 2 ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí 472.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu họcNguyễn Bá Ngọc về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 472.3.2 Thực trạng quản lý xây dựng trường quốc gia mức độ 2 ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí 492.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường chuẩn quốcgia của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí 582.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia 582.4.2 Điểm mạnh và hạn chế trong quản lý xây dựng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết 59
Kết luận chương 2 61
Trang 10h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
MỨC ĐỘ 2 CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
62
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 của Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí 62
Trang 113.1.1 Nguyên tắc hệ thống 62
3.1.2 Nguyên tắc kế thừa 62
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 62
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 633.2 Biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia gia mức độ 2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 633.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trườngTiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 633.2.2 Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường Tiểu học đạt CQG mức độ 2 theo các tiêu chuẩn 67
3.2.3 Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của CBQL và
GV đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 70
3.2.4 Đẩy mạnh phong trào Dạy tốt - Học tốt và các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 76
3.2.5 Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chuẩn quốc gia mức độ 2 80
3.2.6 Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục để huy động tối đa các lực lượng
xã hội tham gia vào công tác giáo dục 833.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 87
Trang 12h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Khuyến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 13DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CBGV : Cán bộ và giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CQG : Chuẩn quốc gia CSVC : Cơ
sở vật chất
GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viênGDTH : Giáo dục tiểu học HĐND : Hội đồng nhân dân
HS : Học sinhNSNN : Ngân sách nhà nước PTCS : Phổ thông cơ sở QLGD : Quản lý giáo dục TBDH : Thiết bị dạy học
TH : Tiểu họcTHCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
Trang 14Bá Ngọc, thành phố Uông Bí 35Bảng 2.4: Kết quả giáo dục HS 5 năm gần đây của trường TH Nguyễn
Bá Ngọc 38Bảng 2.5: Thực trạng HĐ học của HS trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc,
thành phố Uông Bí 39Bảng 2.6: Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 5 năm qua 47Bảng 2.7: Đánh giá chung về tình hình tr ường TH Nguyễn Bá Ngọc so
với tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2 47Bảng 2.8: Kết quả nhận thức của CB QL và GV nhà trường về các biện
pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 48Bảng 2.9: Thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn
quốc gia mức độ 2 của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 50Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường CQG
mức độ 2 52Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng tr ường
đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của hiệu tr ưởng trường TH
Nguyễn
Bá Ngọc 55Bảng 2.12: Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động xây dựng trường TH
Nguyễn Bá Ngọc theo Chuẩn 57Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 6
biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2
Trang 15của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 88
Trang 167 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ tương quan giữa tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc Sự nghiệpphát triển GD luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng, được đánh giá là Quốcsách hàng đầu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:
"Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huynguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững; Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mớinội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản
lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa Phát huy tinh thầnđộc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tựhoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dânbằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáodục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập, thực hiện phươngchâm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trườnggắn với xã hội”
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, có nội dung giáo dục toàn diện,nhằm xây dựng nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đặt ra
cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện conngười, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệphóa đất nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI
Đánh giá thực hiện mục tiêu của một nền giáo dục là đánh giá chấtlượng đào tạo Chất lượng của bất cứ nền giáo dục nào cũng phụ thuộc vàocác yếu tố: nhà trường, gia đình và môi trường xã hội Trong đó sự tác độngtrực tiếp và quan trọng nhất tới chất lượng là nhà trường Nhà trường bao
Trang 182 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
gồm các yếu tố: cán bộ quản lí; đội ngũ giáo viên; tổ chức dạy và học (với cácthành tố cơ bản: chương trình sách giáo khoa- tài liệu học tập, thiết bị và cơ sởvật chất trường sở, đánh giá và kiểm định chất lượng ) Do đó rất cần thiếtphải xây dựng một
Trang 19mô hình trường tiểu học với một khuôn thước có tính pháp qui, theo nhữngtiêu chuẩn cụ thể, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa để các địa phương, các trườnghọc phấn đấu xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.Ngày
26/4/1997 mô hình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đầu tiên ra đời(theo Quyết định số 1366/QĐ- GD&ĐT ngày 26/4/1997 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc giagiai đoạn I) Sau năm 2000 trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới, giáodục cũng phải đổi mới với yêu cầu: chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hộihóa, mô hình trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số1366/QĐ- GD&ĐT vẫn còn phù hợp với nhiều địa phương khó khăn Nhưng ởnhững nơi có điều kiện thuận lợi, yêu cầu cao hơn về chuẩn để đáp ứngphát triển và hội nhập được đặt ra Vì vậy mô hình trường tiểu học đạt chuẩnquốc gia với 2 mức độ theo Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày24/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành Quyết định banhành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là một giải phápchất lượng ở cấp nhà nước để các cấp quản lí giáo dục, các cấp đảng bộ chínhquyền địa phương làm căn cứ xây dựng và phấn đấu
Thành phố Uông Bí là cửa ngõ phía tây tỉnh Quảng Ninh Thành phốhiện có 11 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 2 xã Tổng diện tích tự nhiên
256 km2, dân số trên địa bàn 168 nghìn người Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp91,9% Những năm qua nhờ sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và cáctầng lớp nhân dân, thành phố Uông Bí đã tạo sự bứt phá mạnh mẽ trên nhiềulĩnh vực, trong đó có giáo dục
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thuộc vùng xa trung tâm thành phố,với trên 50% số học sinh là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Dao), độingũ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, công tác xã hội hóa giáo
Trang 204 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
dục gặp nhiều khó khăn Vì vậy trong quản lý xây dựng nhà trường cần thựchiện thế nào để đáp ứng được theo 5 tiêu chuẩn của trường tiểu học chuẩnquốc
Trang 21gia mức độ 2 là một vấn đề cần được nghiên cứu để xác định các biện pháp triển khai cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, với cương vị là Hiệu trưởng trường tiểu
học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý
xây dựng trường chuẩn quốc gia quốc gia mức độ 2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng để xây dựng trường tiểuhọc Nguyễn Bá Ngọc đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển giáo dục trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2của Hiệu trưởng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ
2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh
4 Giả thuyết khoa học
Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 ở trườngtiểu học Nguyễn Bá Ngọc sẽ đạt được hiệu quả cao nếu Hiệu trưởng nhàtrường có các biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 cótính khả thi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia mức độ 2
5.2 Khảo sát thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc ở
Trang 226 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2 của Hiệu trưởng nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựngtrường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong giaiđoạn
2013 - 2015
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểuhọc đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của Hiệu trưởng
6.2 Phạm vi địa bàn nghiên cứu
6.2.1 Đề tài triển khai nghiên cứu chủ yếu trong trường tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc, có tham khảo học hỏi kinh nghiệm của một số trường tiểuhọc khác trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
6.2.2 Giới hạn đối tượng điều tra
- CBQL trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 2 người
- Giáo viên trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 13 người
- Học sinh lớp 4 và lớp 5 là 40 em
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tra cứu, tổng hợp hóa, khái quát hóa, phân tích, trích dẫn các tàiliệu khoa học, các bài báo có liên quan đến trường chuẩn quốc gia và quản lýxây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trang 23- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 248 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để định lượng các kết quảthu được, rút ra các nhận xét khoa học cho đề tài
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụlục nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia
Chương 2 Thực trạng quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ
2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thành phố Uông Bí tỉnhQuảng Ninh
Chương 3 Biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia mức
độ 2 của Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thành phố Uông Bítỉnh Quảng Ninh
Trang 25Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia
Các nước phát triển đã giành được những thành tựu to lớn về kinh tế
-xã hội, có những bài học giá trị về nghiên cứu giáo dục Các nước này đãxây dựng được hệ thống cơ cấu giáo dục thống nhất, ổn định, có chuẩnhóa cao, phù hợp với điều kiện và nhu cầu xã hội nên họ không đặt ra vấn đềxây dựng trường chuẩn Vấn đề đặt ra đối với giáo dục của các nước phát triển
là đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục
Ở nước ta, nhiều năm qua việc xây dựng các trường điển hình tiên tiếnchủ yếu tập trung vào đánh giá ở phong trào thi đua, ở kết quả chung về giáodục, đào tạo và công tác xã hội hóa giáo dục, chưa thật sự chú trọng đến một
số tiêu chuẩn như cơ cấu tổ chức nhà trường, tiêu chuẩn về đội ngũ quản lý giáo viên - nhân viên, các phương tiện dạy học, phòng ốc Dẫn đến có nhiềutrường điển hình tiên tiến không duy trì được thành tích khi chuyển sang cơchế mới
-Từ sau khi cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học,Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm tới việc giữ vững và pháthuy những thành tựu đã đạt được Sự cố gắng của toàn ngành đã tạo ra sự ổnđịnh, phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục trung học Đồng thời vớiviệc ban hành các văn bản pháp qui về giáo dục TH và thực tế xây dựng trường
TH đạt chuẩn quốc gia, đã có một số nghiên cứu về việc xây dựng trường THđạt chuẩn quốc gia
Trong đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xâydựng Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Thành Nghệ An", tác
Trang 261 0
h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
từ đánh giá trong công tác xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia và nêu lênmột số định hướng và nội dung hoạt động cơ bản trong xây dựng trườngchuẩn
Trang 27quốc gia, qua đó đã đánh giá các trường TH đã đạt chuẩn quốc gia vàcác trường TH chưa đạt chuẩn quốc gia theo 5 tiêu chuẩn của trường TH đạtchuẩn quốc gia.
Về định hướng và nội dung hoạt động cơ bản của công tác xây dựngtrường TH đạt chuẩn quốc gia Tác giả Nguyễn Văn Bình nêu lên hai địnhhướng cơ bản là:
- Hướng nhìn của các cấp quản lý, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành
là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Hoàn chỉnh và thực hiện Đề án xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc giacấp tỉnh (tỉnh Nghệ An) giai đoạn 2006 - 2015 Đề án là căn cứ pháp lý, sự định
vị, định hướng về kế hoạch, nội dung, giải pháp, tổ chức hoạt động để các địaphương, đơn vị giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch của mình
Tác giả Nguyễn Thị Quế (2007) với đề tài "Một số giải pháp xây dựngtrường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá” đãtập trung nêu rõ mục tiêu, kết quả xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia vàgiải pháp thực hiện, từ đó xác định xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia làmột chủ trương đúng đắn nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời đưa hoạt động giáo dục toàn diện của nhàtrường vào kỷ cương, nền nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Công tácxây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia đã được triển khai trong khoảng mườinăm qua, được các địa phương, các nhà trường quan tâm nên đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn và rút ra những bài học kinh nghiệm Những công trìnhnghiên cứu trước đây đã tập trung khảo sát thực trạng, đề xuất một số giảipháp và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu để xây dựng trường TH đạtchuẩn quốc gia
Ngành giáo dục thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một trong nhữngđịa phương làm tốt công tác tuyên truyền, đầu tư xây dựng trường tiểu học
Trang 287 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả và thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệmnhưng cũng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này
Trang 29Luận văn này với mục đích đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý xâydựng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, từ đó đềxuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc giamức độ 2 của Hiệu trưởng nhà trường.
1.2 Các khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Chuẩn, chuẩn quốc gia
sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụ
1.2.1.2 Chuẩn quốc gia
Theo từ điển Tiếng việt (2000): "Chuẩn quốc gia là cái được chọn làmcăn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm cho đúng, do nhà nước quy địnhbằng pháp luật" [31]
- Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực vàphạm vi áp dụng trong nước, có tính toàn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chứcquốc gia ban hành Chuẩn trường tiểu học quốc gia ở nước ta, chuẩn giảngviên đại học, mã chuẩn tiếng việt ABC trên tài liệu điện tử (bây giờ chuyển
Trang 308 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
sang mã Unicode), chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chuẩn xét phongchức danh giáo sư, phó giáo sư là các chuẩn quốc gia
Trang 31- Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiệnđược trên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có Chính vì vậy chức năngchủ yếu của chuẩn quốc gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnhvào một trật tự nhất định, tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định
ở qui mô quốc gia
1.2.2 Trường tiểu học, trường chuẩn quốc gia, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáodục tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn
bộ nền móng không những chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sựhình thành và phát triển nhân cách con người
Nhiệm vụ của trường tiểu học là: tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạtđộng giáo dục khác theo chương trình giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục vàĐào tạo; huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động trẻ em bỏ họctrở lại trường, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xóa mù chữtrong cộng đồng; quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý sử dụng đấtđược giao, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và tài chính theo đúng quyđịnh của Nhà nước; phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng xã hội thực
Trang 3210 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
hiện các hoạt động giáo dục cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham giacác hoạt
Trang 33động xã hội; thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định củapháp luật.
Mục tiêu của trường tiểu học: hình thành cho học sinh những cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và các kỹ năng
cơ bản để học tiếp bậc trung học Học xong tiểu học học sinh phải đạt đượccác yêu cầu chủ yếu như: có lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, yêu hòabình, biết kớnh trờn nhường dưới, đoàn kết sẵn sàng hợp tác với mọingười, có ý thức trách nhiệm đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộngđồng xã hội và môi trường; tôn trọng và thực hiện pháp luật và các quyđịnh của nhà trường, khu dân cư; sống hồn nhiên, trung thực, tự tin; có kiếnthức cơ bản về tự nhiên và xã hội, có kỹ năng cơ bản nghe, đọc, nói, viết vàtính toán,
1.2.2.2 Trường chuẩn quốc gia
Trường chuẩn quốc gia là trường đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định của
Bộ giáo dục và đào tạo
1.2.2.3 Trường tiểu học chuẩn quốc gia
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là trường đạt đủ tiêu chuẩntheo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo [6]
Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia được chia làm hai mức độ
Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện
Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu họcđạt chuẩn Quốc gia để đảm bảo các hoạt động giáo dục có chất lượng toàndiện ở mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển
Trang 3412 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2.3 Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia
Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia là xây dựng trường tiểu họctheo 5 tiêu chuẩn theo Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ GD&ĐT quy
Trang 35định, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước với mục tiêu
sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân
Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia sẽ tạo nhiều điều kiện thuậnlợi nhất để các trường tiểu học có hướng phấn đấu vươn lên đạt các điển hìnhtiên tiến, các trường cũng tự chủ được quá trình đi lên và dự báo khi nào
sẽ đạt được trường chuẩn
Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn là cơ sở để nâng cao vai trò tráchnhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, cha mẹ học sinh trong việcquan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường học, chăm sóc giáo dục học sinh nhằmthực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng, Nhà nước ta
Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng caonăng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, giáo viênngày càng cao hơn, chất lượng giảng dạy có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngànhgiáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn
1.2.4 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia
1.2.4.1 Quản lý
Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện và phát triển sâu rộng thì sựliên kết giữa con người cá thể với nhau ngày càng cao, con người cá thểmột mặt vừa có khả năng tự chủ, mặt khác mối liên hệ cá thể thành hệ thống
xã hội ngày càng lớn mà cá thể không thể đứng ngoài hệ thống đó Hoạt độngquản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác hoạt động Như vậy, quản lý làmột hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thựchiện mục tiêu chung Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến phạm
vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp Trình độ xã hội hoá càng cao, yêu cầu quản lýcàng cao và vai trò của nó tăng lên Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:
Trang 3614 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Theo Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cần đến một sự chỉ đạo
Trang 37điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [7]
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [24]
Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi
và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật của khách quan”[29]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và
“Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến”.
[20]
Tuy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý song bản chất củakhái niệm quản lý có thể hiểu là: Sự tác động có định hướng, có chủ định củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theomục tiêu đề ra và tiến tới trạng thái chất lượng mới
1.2.4.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục làmột loại hình của quản lý xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lýgiáo dục:
Trang 3816 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục nói chung là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành tiến tới mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục”.[1, tr25]
Trang 39Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tácđộng có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làmcho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất” [25, tr.24]
Từ những khái niệm trên cho thấy: QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý màchủ yếu nhất là quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục
1.2.4.3 Quản lý trường học
Nhà trường là một tổ chức GD cơ sở trực tiếp làm công tác GD&ĐT và
là tế bào của hệ thống GDQD Nói cách khác nhà trường là khách thể cơ bảncủa tất cả các cấp GLGD và là một hệ thống độc lập tự quản của XH Các cấpQLGD tồn tại trước hết, cốt lõi là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhàtrường mà trung tâm là hoạt động dạy học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu GD đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS” [14].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “QL nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [25, tr 67].
Qua
Trang 40
13 h t t p : / / www l r c - tn u e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trongphạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiệnnhiệm vụ giáo dục người học theo yêu cầu của xã hội