1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ tự do của bằng việt

196 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/ và những đóng góp ở từng thể loại cụ thể trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt thìchưa thực sự đượ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

VŨ THỊ LOAN

ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––

VŨ THỊ LOAN

ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG

THÁI NGUYÊN – 2014

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực vàkhông trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ choviệc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trongluận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Người viết luận văn

VŨ THỊ LOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS TS Hà Quang Năng– người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữvăn, khoa sau Đại học – Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Viện Ngônngữ, Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoànthành khóa học này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quantâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn khôngtránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thànhcủa các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìmhiểu trong luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Người viết luận văn

VŨ THỊ LOAN

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU .iv

DANH MỤC BẢNG .v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài .1

2 Lịch sử vấn đề .2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .6

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu .7

6 Đóng góp của luận văn .7

7 Bố cục của luận văn .8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9

1.1 Khái quát về thơ .9

1.1.1 Khái niệm về thơ 9

1.1.2 Cấu trúc của thơ 11

1.2 Khái quát về thơ tự do .13

1.2.1 Quan niệm về thơ tự do 13

1.2.2 Phân biệt thơ tự do và thơ văn xuôi .16

Trang 6

thơ 17

1.3.1 Quan niệm về ngôn ngữ thơ .17

1.3.2 Quan niệm về ngôn ngữ thơ tự do 18

1.3.3 Các quan niệm về vần, nhịp, hài thanh 20

1.3.3.1 Vần 20

1.3.3.2 Nhịp 21

1.3.3.3 Thanh điệu .23

Tiểu kết chương 1 .24

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM THƠ TỰ DO CỦA BẰNG VIỆT THỂ HIỆN QUA

BÀI THƠ, KHỔ THƠ, CÂU THƠ 25

2.1 Đặc diểm bài thơ trong thơ tự do của Bằng Việt

Trang 8

Thái Nguyên

2.3.2.1 Đặc điểm câu thơ ngắn

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái n ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Nguyê

3.2 Nhịp trong thơ tự do của Bằng Việt 74

3.2.1 Thống kê, phân loại nhịp trong thơ tự do của Bằng Việt 76

3.2.2 Nhận xét về nhịp điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 78

3.2.2.1 Kiểu tổ chức nhịp điệu đối xứng 78

3.2.2.2 Kiểu tổ chức nhịp điệu trùng điệp .80

3.2.2.3 Kiểu tổ chức nhịp điệu tự do .83

3.3 Thanh điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 86

3.3.1 Kết quả khảo sát về sự tập trung thanh điệu .88

3.3.2 Nhận xét về thanh điệu trong thơ tự do của Bằng Việt 89

3.3.3.1 Những câu thơ tập trung thanh bằng .89

3.3.2.2 Những câu thơ tập trung thanh trắc .91

3.3.2.3 Những câu thơ sử dụng thanh điệu kiểu đối lập bằng trắc .94

Tiểu kết chương 3 .96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

DANH SÁCH CÁC TẬP THƠ CỦA BẰNG VIỆT ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN 101

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

DANH MỤC BẢNG

1 2.1 Thống kê bài thơ (tính theo thể thơ/số chữ)

2 2.2 Thống kê các mô hình bài thơ tự do của

3 2.3 Thống kê phân loại khổ thơ (tính theo số

câu/khổ) trong bài thơ tự do của Bằng Việt 41

4 2.4 Thống kê phân loại câu thơ (tính theo số

chữ/câu) trong bài thơ tự do của Bằng Việt 52

5 3.1 Tỉ lệ các vần được sử dụng trong bài thơ tự do

8 3.4 Thống kê sự tập trung thanh điệu trong bài

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1 Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ

3.2 Biểu đồ biểu thị cao độ và trường độ trong câu thơ

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trải qua mười thế kỉ văn học Trung Đại, thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu

sắc của luật thơ truyền thống, thơ Đường luật với những quy tắc nghiêm ngặt Bướcsang đầu thế kỉ XX, với công cuộc hiện đại hoá văn học, thơ Việt Nam thực sựchuyển mình và phát triển theo nhiều xu hướng khác nhau, trong đó có khuynhhướng thơ tự do

Với ưu thế rõ rệt trong việc mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực, linh hoạttrong hình thức biểu đạt thế giới nội tâm phong phú của con người và phát huy tối

đa cá tính sáng tạo của nhà thơ, đặc biệt là với ngôn ngữ thơ được cách tân mạnh

mẽ, thơ tự do đã khẳng định được vị trí không thể thay thế được của nó trên thi đànthơ ca Việt Nam hiện đại Khởi phát từ phong trào thơ Mới, phát triển mạnh mẽtrong nền thơ kháng chiến (1945 - 1975) và từ sau năm 1975, có thể nói thơ tự dogiữ địa vị thống trị thi đàn so với các thể thơ khác

1.2 Thơ tự do không quy định số lượng câu chữ, vần, điệu, cấu trúc bài thơ

biến đổi linh hoạt, cởi mở theo cảm xúc, hình thức thơ không bị gò ép như thơtruyền thống hay thơ Đường luật Phải chăng vì thế mà rất nhiều nhà thơ đã lựachọn thơ tự do trên bước đường sáng tạo thi ca và nhiều tác giả đã thành danh ở thểloại thi ca này?

Nhắc đến thơ tự do Việt Nam, ta không thể không nhắc tới những tên tuổinhư Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm,Hoàng Trung Thông, Lê Đạt, Trần Dần, Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh … Và cũng sẽ

thật thiếu sót khi bàn về thơ tự do Việt Nam hiện đại mà không nói tới “một tiếng nói mới”,“tiếng thơ không thể trộn lẫn” (Trần Đăng Suyền) nhà thơ Bằng Việt.

1.3 Bằng Việt là một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XX và là đại diện xuất sắc

của phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ Đây là một trong không nhiều nhà thơ có tácphẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông Sáng tác của Bằng Việt

đã chiếm được cảm tình của bao trái tim bạn đọc và nhận được sự đánh giá cao củacác nhà thơ lớp trước, các nhà phê bình, thẩm định văn chương có tên tuổi Các

Trang 14

công trình nghiên cứu về Bằng Việt đã tìm tòi, đánh giá, ghi nhận những thành tựutrong sự nghiệp sáng tác của tác giả về nhiều phương diện Tuy nhiên, đặc điểm,thành tựu

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

và những đóng góp ở từng thể loại cụ thể trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt thìchưa thực sự được quan tâm đúng mực Đặc biệt là với thể thơ tự do, mảng thơ giátrị mang đậm phong cách thơ Bằng Việt cũng là thể loại ghi dấu những đóng gópkhông nhỏ của cây bút này

Lựa chọn thơ tự do của Bằng Việt để khảo sát dưới góc độ phong cách họcchúng tôi không chỉ mong muốn tìm hiểu giá trị của mảng thơ này trong sự nghiệpsáng tác của Bằng Việt Đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thông quakhảo sát và đánh giá chúng tôi còn hướng tới việc chỉ ra những đóng góp của nhàthơ đối với thể loại thơ tự do trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ, cũng nhưtrong quá trình tự do hoá ngôn ngữ thơ, hiện đại hoá nền thơ trong nền thơ Việt.Những vấn đề đặt ra ở trên chính là lí do, cũng là mục đích của luận văn khi thực

hiện đề tài “Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt”.

rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn

đến

Đầu tiên phải kể đến ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh trong công trình

nghiên cứu về phong trào thơ Mới, cuốn “Thi nhân Việt Nam” (Nxb Văn học, Hà Nôị,1998) Theo ông “Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ của thơ Mới Phong trào thơ Mới trước hết là một cuộc thử nghiệm táo bạo để định lại giá trị của những khuôn phép xưa” và “Trong các khuôn phép mới xuất hiện đều bị tiêu trầm như thơ tự do, thơ mười chữ, mười hai chữ …” [62; tr41,42] Điều đó có nghĩa là thơ tự do đã thực

sự xuất hiện với tư cách là một thể thơ độc lập từ phong trào thơ Mới Và ngay từkhi được khai sinh, thơ tự do đã là một thể thức góp phần đổi mới hình thức nghệthuật thơ dân tộc, đối chọi lại những khuôn luật cứng nhắc của thơ cổ điển

Trang 16

Đồng quan điểm với Hoài Thanh về thời điểm khai sinh của thơ tự do từ

phong trào thơ Mới là ý kiến của các tác giả Bằng Giang với bài viết “Từ thơ Mới đến thơ tự do” (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1996):“Từ thơ Mới, thơ tự do mở đường nhập hội Tao Đàn” [30] Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức với chuyên luận “Các

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971) :“Về hình thức, phong trào thơ Mới đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển các thể thơ, nâng cao khả năng biểu hiện của một số thể thơ Thể bốn từ, năm từ, bảy từ được sử dụng khá phổ biến Thể lục bát vẫn tiếp tục phát triển Một số bài thơ hợp thể và tự do đã xuất hiện Hình thức hợp thể và tự

do đó tuy mới xuất hiện nhưng đã gây được sự chú ý ở người đọc” [51].

Không chỉ quan tâm đến sự ra đời của thơ tự do, các nhà nghiên cứu còn

đưa ra các ý kiến bàn luận về đặc điểm của thể loại này Trong cuốn “Loại thể văn học” (Nxb Giáo dục,1972), Hà Minh Đức khẳng định rằng: “Khi nói đến thơ tự do chúng ta thường muốn nói đến một thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật như các thể thơ Đường luật, thơ lục bát …” [26] Cũng trên tinh thần này trong cuốn “Khảo luận về thơ” (Nxb Đồng Nai,1994), Lam Giang đánh giá: “Tự do dùng chữ, tự do đặt câu, tự do gieo vần hay bỏ vần, tự do chọn điệu cũ hay sáng tạo điệu mới, tự do chọn nghĩa lý hay không cần nghĩa lý …” [29] Từ quan điểm này, các tác

giả đã đề cập đến thơ tự do ở nhiều khía cạnh khác nhau như: nhịp điệu, cách gieovần, các dạng thơ tự do, độ dài ngắn của câu thơ tự do … Trong các công trìnhnghiên cứu này, thơ tự do đã được nhận diện hết sức khái quát về phương diệnhình thức và

chúng tôi sẽ kế thừa trong việc tìm hiểu về thơ tự do của Bằng

Việt

Khi khái quát “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại” (Báo Văn nghệ, 1994), Trần Đình Sử đã thống kê tỉ lệ thơ tự do trong các tuyển tập thơ và khẳng định: “Xét

về hình thức bề ngoài, thơ sau cách mạng năm 1945 phát huy hình thức tự do” [25;

196 – 620] Theo kết quả thống kê sơ bộ của nhà nghiên cứu này, ở tập “Thơ kháng chiến 1945 - 1954” (Nxb Tác phẩm mới, năm 1986) có 62/147 bài thơ tự do Ở tập

“Thơ Việt Nam 1945 - 1985” (Nxb Văn học, 1985) có 98/213 bài thơ tự do Tỉ lệ

trung bình gần như ½ Điều đó chứng tỏ rằng, thơ tự do chiếm ưu thế vượt trội hơnhẳn so với các thể thơ khác Nó phản ánh xu thế phát triển của thơ Việt Nam hiệnđại là xu thế tự do hoá hình thức thơ, đặc biệt là thể thơ Như vậy, tự do hoá hìnhthức thơ gắn với sự phát triển của thể thơ tự do đã trở thành hướng phát triển của

Trang 18

thơ Việt Nam hiện đại Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu như: Mã Giang Lân,Nguyễn Xuân Nam, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Long … thừa nhận Và đây cũng là mộtđiểm

chúng tôi lưu ý khi triển khai đề tài luận văn

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về thơ tự do

như: Khương Thị Thu Cúc với luận văn “Sự vận động của thể thơ tự do từ phong trào thơ Mới đến nay” [9] nhìn nhận vấn đề thơ tự do theo quan điểm văn học sử.

Hà Thị Diễm Hường với luận văn “Khảo sát nhịp điệu trong thơ tự do” [33] nghiên cứu theo quan điểm phong cách học Nguyễn Thị Phương Thuỳ với luận án “Nghiên cứu sự tự do hoá ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỉ XX” [64] lại nhìn nhận các

bước tiến của ngôn ngữ trong thơ theo hướng tự do hoá Đỗ Thị Khánh Phượng

với đề tài “Khảo sát thể thơ tự do” [57] nghiên cứu về thể thơ tự do dưới góc độ

phong cách

học

Qua nguồn tài liệu đã tiếp cận trên, chúng tôi thấy rằng, thơ tự do đã đượctìm hiểu chủ yếu ở hướng khái quát về thể loại Hướng nghiên cứu thơ tự do gắnvới tác giả cụ thể chưa được nhiều người quan tâm Vì vậy, trên cơ sở kế thừa, pháttriển kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn tập trung đi sâu tìm

hiểu về “Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt”

2.2 Vài nét về nhà thơ Bằng Việt

Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơchống Mĩ Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà thơ Bằng Việt làngười của một thời lịch sử đầy biến động Bằng Việt, tên thật là Nguyễn Việt Bằng,sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất,thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại phường Phú Cát, thành phố Huế Tri thức, hiểuvăn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng tượng, cùng với truyền thống gia đình đãgóp phần làm nên tư chất và phẩm cách thơ Bằng Việt Tuổi thơ Bằng Việt vangđộng những sự kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Giã từ chiếc khănquàng đỏ thời niên thiếu, Bằng Việt học xong trung học tại Hà Nội và được cử đihọc Đại học Luật ở Liên Xô Cũng chính trong thời gian này, việc tiếp xúc với một nềnvăn hóa lớn cùng nhiều tên tuổi văn học của thế giới đã có ảnh hưởng không nhỏđến phong cách sáng tác và dịch thuật của Bằng Việt Sau khi tốt nghiệp Khoa Pháp

lí, Trường Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại

Trang 20

Viện Luật học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học

Xã hội Việt Nam) Ba năm sau, năm 1968, tập thơ đầu tay in chung cùng Lưu

Quang Vũ Hương cây - Bếp lửa ra đời.

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Tháng 12 - 1969, Bằng Việt chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.Năm 1970, Bằng Việt tham gia công tác ở chiến trường Bình - Trị - Thiên với tư cách

là một phóng viên chiến trường và làm việc tại Bảo tàng truyền thống cho đoànTrường Sơn Năm 1975, Bằng Việt công tác tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới Sauchiến tranh, Bằng Việt làm xuất bản và tạp chí tại Hội Nhà văn Việt Nam, hoạt độngvăn học và quản lí hội tại Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Hà Nội và công tácchính trị - xã hội trong nhiều đoàn thể quần chúng

Đồng hành cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nhìn một cách khái quát

có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn Chặng thứ nhất là những vần thơ thời

chiến tranh (trước 1975) gồm hai tập: Hương cây - Bếp lửa (1968), in chung với Lưu Quang Vũ) và Những gương mặt, những khoảng trời (1973) Chặng thứ hai là những vần thơ thời hòa bình (sau 1975) gồm các tập: Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984), Cát sáng (1985), Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió (2001), Thơ trữ tình (2002), Thơ Bằng Việt 1961 - 2001 (2003), Nheo mắt nhìn thế giới (2008), Bằng Việt - Tác phẩm chọn lọc (2010) Qua mỗi chặng đường thơ ấy,

ta có thể thấy những biến đổi, phát triển về nội dung và nghệ thuật trong hànhtrình sáng tạo nghệ thuật suốt nửa thế kỉ của Bằng Việt Là một cây bút tiêu biểu củanền thơ Việt Nam hiện đại, ngay từ những bài thơ đầu tiên khi bước vào làng thơ,Bằng Việt đã tạo được dấu ấn riêng và đã cuốn hút được một lượng độc giả nhấtđịnh Tài thơ của Bằng Việt cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm đánh giácủa giới phê bình, nghiên cứu Thơ Bằng Việt được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống

thực, tươi khoẻ, thở hít không khí mặt trận dữ dội và tự tin, là tư duy thơ theo trí

tuệ, tri thức, từng trải sống, theo một phương pháp tư tưởng biện chứng, thâutóm được các mặt trái ngược rất thực của cuộc sống Chính bởi có hồn thơ ấy, tưduy thơ theo lối ấy mà thơ Bằng Việt đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng vềmột phong cách thơ “rất lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu

Trong rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học chống Mĩ như: “Những đóng góp của thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước”, “Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam”,

Trang 22

“Lịch sử văn học Việt Nam” - tập 3, “Văn học Việt Nam trong thời đại mới”, “Nhà văn

và tác phẩm trong nhà trường” đều nhắc tới Bằng Việt với tư cách là cây bút chủ

chốt, có nhiều đóng góp giá trị

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu về thơ Bằng Việt, chúng tôi thấy rằng: nhữngcông trình nghiên cứu về Bằng Việt đã chỉ ra và phân tích khá đầy đủ về các mặt tưtưởng, phong cách, thế giới nghệ thuật cùng những thành tựu cách tân về ngôn ngữ,hình ảnh … của nhà thơ Tuy thế, các bài viết, công trình nghiên cứu mới chỉ thiên vềgóc độ văn học, thi pháp học Việc nghiên cứu thơ Bằng Việt từ góc độ ngôn ngữ,phong cách học vì thế còn khá nhiều khoảng trống Chúng tôi cũng thấy rằng, chưa

có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về thơ tự do, thể thơ ghi được trọnvẹn dấu ấn tài năng và những đóng góp độc đáo, có ý nghĩa đột phá của Bằng Việttrong văn học Việt Nam

Ở luận văn này, trên cơ sở kế thừa những ý kiến của những người đi trước,chúng tôi sẽ tập trung khảo sát một cách có hệ thống những bài thơ tự do trong 8tập thơ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt theo hướng tìm hiểu về

“Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn này lựa chọn thơ tự do trong sự nghiệp sáng tác của Bằng Việt làmđối tượng nghiên cứu theo quan điểm của phong cách học Đặc điểm thơ tự do củaBằng Việt sẽ được khảo sát từ các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ thuộc các thểkhác nhau như 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ… Mảng thơ tự do của Bằng Việt khá rộng

vì vậy luận văn sẽ tập trung khảo sát những bài thơ tự do ở tám tập thơ Hương cây – Bếp lửa (1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984), Cát sáng (1985), Phía nửa mặt trăng chìm (1995) và Thơ trữ tình (2002), Ném câu thơ vào gió (2001), Nheo mắt nhìn thế giới (2008),

Từ kết quả khảo sát, luận văn hướng tới việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữthơ (tổ chức mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thờicũng đặc biệt nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ trong tương quan với thi pháphọc ngôn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ… từ đó có một cách tiếp cận thơ theohướng ngôn ngữ học rõ ràng hơn

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ chính của luận văn là khảo sát các yếu tố trong thơ tự do của Bằng

Trang 24

Việt: vần, nhịp, hài thanh, câu thơ, khổ thơ, bài thơ… về tần số xuất hiện, sự phân bố,

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

đặc điểm cơ bản trong cách thể hiện Cùng với việc khảo sát, luận văn sẽ xác định cáckhái niệm, tiêu chí nhận diện và miêu tả nhằm xác định các yếu tố trong thơ tự do,

từ đó khái quát những đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm thơ tự do của BằngViệt nhằm chỉ ra những nét đặc sắc, sự cách tân về ngôn ngữ thơ, hình thức thơ tự

do, góp phần làm nên phong cách tác giả Đồng thời luận văn hướng tới khẳng định

sự tiếp thu, phát triển của thơ Bằng Việt nói riêng thơ thời chống Mĩ nói chung trong

sự kế thừa thơ tự do được khởi xướng từ phong trào thơ mới

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ kết hợp đồng thời các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê phân loại: dùng để thống kê số lượng bài thơ(tính theo thể thơ) và tỉ lệ phần trăm tương ứng rồi phân loại bài thơ Thống kê sốlượng khổ thơ để tìm hiểu các loại khổ thơ Thống kê hiện tượng niêm, luật, hiệntượng gieo vần, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu Kết quả thống kê được sử dụng

để phục vụ cho việc miêu tả, so sánh, kết luận về câu thơ, khổ thơ, bài thơ theo mụcđích chung mà luận văn đã đề ra

- Phương pháp miêu tả phân tích: dùng để miêu tả mô hình các bài thơ; miêu

tả về các khổ thơ, câu thơ; miêu tả về vần, nhịp, hài thanh Miêu tả kết hợp vớiphân tích để rút ra những nét đặc sắc của thơ tự do của Bằng Việt nói riêng, thơ tự

6 Đóng góp của luận văn

- Về lí luận: kết quả nghiên cứu của luận văn hướng tới việc rút ra những đặcđiểm cơ bản của thơ tự do và đặc trưng phong cách thơ tự do của Bằng Việt Đồng

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ (tổ chức mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng trong việc giảng dạy môn

Văn học trong nhà trường, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể thơ tự do

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba

chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan

Chương 2: Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thể hiện qua bài thơ, khổ thơ,

câu thơChương 3: Đặc điểm thơ tự do của Bằng Việt thể hiện qua vần, nhịp, thanh điệu

Trang 28

1.1 Khái quát về thơ

1.1.1 Khái niệm về thơ

Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người Ra đời từ buổi bình minh củavăn học nghệ thuật, thơ là hiện tượng độc đáo với cơ chế vận hành bộ máy ngônngữ đặc biệt của nó Chính bởi vậy, ngay từ thời cổ đại, đã có rất nhiều học giả quantâm bàn luận về những vấn đề thơ ca Chỉ tìm hiểu riêng về khái niệm thơ đã có thểthu nhận được hệ thống những quan niệm vô cùng phong phú Có lẽ vì thế mà ai

đó đã quả quyết rằng, có bao nhiêu bài thơ là có bấy nhiêu định nghĩa về thơ

Ở thế kỉ IV, TCN, trong cuốn “Nghệ thuật thơ ca” Aristotle quan niệm: thơ bao gồm sử thi,… và “Tất cả những cái đó, nói chung đều là nghệ thuật mô phỏng”

[2; tr12] Với quan niệm này, thơ được hiểu theo nghĩa rộng, chỉ toàn bộ văn học vàtất cả loại hình thơ ca đều là các nghệ thuật mô phỏng

Bạch Cư Dị (đời nhà Đường - Trung Quốc) cho rằng, “Cái gọi là thơ thì cảm hoá nhân tâm không gì bằng tình cảm, không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ Không gì thân thiết bằng âm thanh Không gì sâu sắc bằng nghĩa lí Gốc của thơ là tình cảm Lá của thơ là ngôn ngữ Hoa của thơ là âm thanh Quả của thơ

là nghĩa lí” [62; tr13, 14] Đây là lời bàn khá sâu sắc về thơ với tầm quan trọng của

tình cảm cùng vai trò của ngôn ngữ trong thơ

Ở Việt Nam cũng có nhiều quan niệm thơ của các học giả tên tuổi Đầu thế kỉ

XVIII, Ngô Thì Nhậm viết: “Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo tiếng, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà suốt cuộc đời chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là đặc sắc của thơ” [59;

tr74] Theo học giả này, giá trị của thơ là ở sự giản dị, khi đạt được sự giản dị thơ

sẽ đạt đến sự nhuần nhuyễn, thâm hậu

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Trong sách “Vân Đài ngôn ngữ” Lê Quý Đôn bày tỏ: “Ta thường cho làm thơ

có ba điều chính Một là tình, hai là cảnh, ba là sự vật (…) còn như thể chế, chí thú,

âm tiết, cách điệu đều là bàn thêm” [59; tr 251].

Trang 30

Cả hai ý kiến bàn về thơ của Ngô Thì Nhậm và Lê Quý Đôn đều chú trọng đếnnội dung phản ánh gắn với chức năng và giá trị của thơ Đó cũng là quan niệm phổbiến của người xưa về thơ

Đến thời kì hiện đại, quan niệm về thơ lại càng đa dạng, phong phú từ nhiềugóc nhìn khác nhau Chúng ta có thể điểm qua ý kiến tiêu biểu của các nhà thơ, nhà líluận phê bình và các nhà ngôn ngữ học

Đứng từ góc độ cảm hứng sáng tác, các nhà thơ quan niệm “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người” (Lamactin), “Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu” (Tố Hữu), “Thơ là biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp” (Sóng Hồng), “Thơ chính là một trong những lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc (…) Người nghệ sĩ làm cho cuộc đời đẹp hơn, sâu hơn” (Lê Đạt), “Thơ ca không nên là những tụng ca thời thượng mà phải đi sâu vào tâm trạng con người Thơ ca cần phải liên tục đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của đời sống” (Trần Dần), [64; tr15].

Ở lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, các nhà lí luận văn học cho rằng:

“Làm thơ cốt tả tính tình” (Viên Mai), “Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp), “Thơ trước hết

là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, “Thơ là một thông báo thẩm mĩ, trong đó kết hợp bốn yếu tố “Ý- tình- hình- nhạc” (Mã Giang Lâm), “Thơ là tình không tách rời ý Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút”

(Phạm Quang Trung), [65; tr 63]

Theo hướng thi pháp học, các nhà nghiên cứu quan niệm: “Thơ là cái gì hiện hữu giữa những dòng chữ” (Ferlinghetti), “Thơ là cách tổ chức ngôn từ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính tổ chức hình thức tổ chức ngôn ngữ này” (Phan Ngọc).

Và đây là quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về thơ Theo R.Jakosbon thì

“Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh” [36; tr 51 – 58] Nguyễn Hữu Đạt cho rằng: “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất, với các tính chất ngôn ngữ có vần điệu và các qui luật phối âm của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” và “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

bằng cách lắp ghép các mảng cảm xúc hình tượng có tính bất ngờ, khó dự đoán trước, ít có độ lặp về mô hình kiến trúc và ít xảy ra hiện tượng biến dạng” [22; tr19].

Trang 32

Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều khái niệm về thơ Tuỳ theo từng góc nhìn,từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi người định nghĩa về thơ theo một cách khác nhau.Người thiên về hình thức lưu ý nhiều đến cách tổ chức ngôn từ, tạo nhịp, sửdụng vần, thanh điệu … trong thơ Người thiên về nội dung lại quan tâm nhiều đến ýtình,,

cảm xúc, trí tuệ, tính hiện thực của thơ

Song, để có cái nhìn toàn diện về thơ, phải đứng trên cả hai phương diện nộidung và hình thức Nghĩa là thơ phải đảm bảo sự tương xứng của cả hình thức vànội dung, vừa chuyển tải được nội dung tư tưởng vừa tạo được những đặc trưng vềhình thức phân biệt với các thể loại không phải là thơ

Đứng trên lập trường này, chúng tôi thấy định nghĩa về thơ của Bạch Cư Dị và

Mã Giang Lân về cơ bản là hợp lí Rõ hơn nữa là quan niệm trong sách “Từ điển thuật ngữ văn học” (chủ biên Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) Các tác giả này định nghĩa thơ là: “Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh

mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [32; tr 154].

Cách hiểu về thơ trong sự tương xứng giữa nội dung và hình thức sẽ là cơ sở

để chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cụ thể hơn liên quan đến đề tài nghiên cứunhư bài thơ, khổ thơ, câu thơ, vần, nhịp, hài thanh …

1.1.2 Cấu trúc của thơ

Là dạng thức ban đầu của văn học, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài,thơ ca đã hình thành được những hình thức vô cùng phong phú Tuy nhiên dù phongphú đến đâu về mặt hình thức thơ vẫn phải đảm bảo về mặt cấu trúc Cấu trúc củathơ được tổ chức theo các cấp độ: Bài thơ, khổ thơ, câu thơ Mỗi bài thơ có thể làmtheo nhiều thể với những qui tắc riêng về số chữ trong câu, khổ, bài, về cách gieovần; về niêm luật Đến bậc khổ thơ cũng phân chia thành nhiều loại: Khổ tứ tuyệt,khổ bát cú, khổ tự do … tuỳ thuộc vào số câu trong khổ Ở bậc câu thơ cũng cónhiều kiểu loại câu thơ khác nhau, tuỳ thuộc vào số chữ và cách tổ chức nhịp điệutrong câu

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Dựa trên các tài liệu tham khảo, chúng tôi sẽ thống nhất các quan niệm về bàithơ, khổ thơ, câu thơ thuộc cấu trúc thơ để làm cơ sở lựa chọn, khảo sát, xử lí tưliệu và đánh giá những vấn đề mà luận văn quan tâm

Trước hết là khái niệm “Bài thơ” Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học, năm 1992), thì “Bài được hiểu

là công

Trang 34

trình sáng tác, biên tập, có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài Ví dụ: Bài bình luận Bài hát Bài đăng báo” [66; tr 40] Ta có thể đặt khái niệm bài thơ vào

hệ thống khái niệm về “Bài” như trên khi định nghĩa “Bài thơ” theo nghĩa rộng

“Bài thơ” theo cách định nghĩa của Lê Lưu Oanh trong cuốn “Văn học và các loại hình nghệ thuật”, (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) Theo nghĩa hẹp: “Do cảm xúc là những phiến loạn tình cảm, một vận động, một hứng khởi của tâm hồn, mỗi bài thơ là một sự bộc bạch, diễn đạt một niềm vui, một nỗi buồn, một mối suy tư, nên bài thơ không thể dài mà phải cô đọng, ngắn gọn” [54; tr 48].

Khi nghiên cứu về “Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945”

(Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, năm 2000), nhà nghiên cứu Mã Giang Lâncũng nêu quan niệm về bài thơ bằng cách trích dẫn ý kiến của Côlêricgiơ như sau:

Một bài thơ là “Những ngôn từ sáng giá đứng trong một trật tự hoàn hảo” [42; tr

18]

Từ những quan niệm trên, chúng tôi nhận thức về bài thơ như một công trìnhsáng tác có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài mà cô đọng, ngắn gọn.Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi khảo sát và xử lí tư liệu trong luận văn

Thơ được tổ chức theo các cấp độ có quan hệ tôn ti tầng bậc với nhau Dưới

cấp độ bài thơ là “Khổ thơ”.

Theo “Từ điển tiếng Việt”, (…) khổ thơ là: “Đoạn thơ được ngắt ra trong một bài văn vần - thường để hát hoặc phổ nhạc” {66; tr 506], ví dụ: Bài ca trù thường có

ba khổ; một khổ thơ

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Khổ thơ là sự kết hợp của các câu thơ thành từng nhóm, thống nhất với nhau về vần, nhịp, cú pháp, ngữ điệu Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài” [32; tr 133, 134].

Các tác giả Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức trong công trình

nghiên cứu “Cơ sở lí luận văn học” lại quan niệm: “Khổ thơ là một số dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có qui cách nhất định về vần luật, âm thanh, nhịp điệu Khổ thơ còn gọi là đoạn thơ Thơ lục bát mỗi khổ gồm hai dòng Khổ thơ thường bốn dòng Ba dòng, năm dòng cũng có nhưng ít Khổ thơ thường có kết cấu rõ rệt, có tính chất liên hoàn, nhưng có lúc lại lẫn vào kết cấu chung của bài thơ” [6; tr 37, 38].

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Từ những quan niệm trên, chúng tôi nhận thức về khổ thơ như sau: Khổ thơ

là một số câu thơ, dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có qui cách nhất định vềvần

Trang 36

luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp Khổ thơ biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh

và được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài

Cấp độ nhỏ nhất trong cấu trúc của thơ là “Câu thơ” Mỗi câu thơ là đơn vị cơ

bản làm nên giá trị của bài thơ

Có nhiều ý kiến cho rằng câu thơ trùng khớp với dòng thơ Đó là ý kiến của

nhà nghiên cứu Clatơrôva: “Đa số dòng thơ trùng khớp với câu thơ, là chu kì lặp lại tạo nên nhịp thơ đủ chia cắt dòng ngữ âm liên tục bằng hai câu, hai nhịp nghỉ và thời gian của sự phát âm có sự tương ứng” [33; tr 163] Trong “Văn học và các loại hình nghệ thuật” (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2006) Tác giả Lê Lưu Oanh cũng quan niệm: “Câu thơ là dòng thơ, một đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong bài thơ (…) câu thơ (với cấu trúc và các kiểu tổ chức của nó) bộc lộ một cảm quan về từ ngữ, cách tổ chức điểm nhìn, thể hiện một giọng điệu …” [54; tr152, 153].

Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, đơn vị câu thơ hoàn toàn khác với đơn vịdòng Nếu xem câu thơ như một đơn vị cú pháp đứng ở lập trường này, Nguyễn Bá

Thành trong “Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại” cho rằng: “Rất ít câu thơ trùng với dòng”.

Trên thực tế ta thấy có những câu thơ giãn thành nhiều dòng, lại cónhững dòng thơ chứa nhiều câu Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc khảo sát về nhịpđiệu, thanh điệu, các cách kết hợp từ … chúng tôi quan niệm câu thơ là dòng thơ,

là một đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong một bài thơ (Trừ thơ lục bát) Mỗi câu thơ được biểu hiện bằng một dòng thơ.

1.2 Khái quát về thơ tự do

1.2.1 Quan niệm về thơ tự do

Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, người ta chia thơ thành nhiềuthể loại khác nhau

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” (…) các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do” [32; tr 262] Đồng quan điểm với các tác giả này trong “Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” (Nxb Giáo dục, năm 1971, tác giả Trần Thanh Đạm cũng khẳng định: “đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa nay phân chia tổng quát thành hai loại lớn Thơ cách luật và thơ tự do” [21; tr 82].

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Nếu thơ cách luật được hiểu là những bài thơ làm theo những thể thức nhất

định thì thơ tự do lại “bao gồm các loại thơ không theo một thể thức ổn định, cố định nào cả Số

Trang 38

chữ trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn phóng khoáng, tuỳ theo nội dung của bài thơ và chủ đích của bài thơ” [21].

Cũng bàn về thơ tự do trong sự đối sánh với thơ cách luật, Mã Giang Luân

quan niệm “nói đến thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó Số chữ trong một câu thơ không hạn định, có thể từ một đến mười chữ hoặc nhiều hơn.

Số câu trong một khổ cũng không hạn định, có thể là một câu đến mười câu thơ và gieo

vần cũng rất linh động, rất tự do, có khi không có vần, chỉ có nhịp điệu” [40; tr 118].

Nguyễn Xuân Nam cũng cho rằng: “Thơ tự do là một trong ba hình thức của thơ xét về phương diện tổ chức ngôn ngữ (Thơ cách luật, thơ văn xuôi, thơ tự do) Không bị giằng buộc vào những quy tắc nhất định nào, như thơ cách luật, mạch thơ

tự do có thể liên tục hoặc chia ra từng khổ Số dòng trong khổ không nhất định, số chữ trong từng dòng có thể nhiều ít khác nhau Cách gieo vần cũng rất linh hoạt Không thể, phá thể, biến thể, hợp thể cũng đều là những hình thức khác nhau của thơ tự do Chúng cùng phát triển và cùng có sức sống khác nhau” [49; tr186].

Như vậy, trong các quan niệm trên, thơ tự do có thể dễ dàng được nhậndiện về mặt hình thức từ khổ thơ, vần thơ, đặc biệt là niêm luật

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Thơ tự do là thơ phân dòng thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu có thể có vần Mặc dù là thơ phân dòng nhưng lại không có thể thức nhất định mà có thể là hợp thể, hoặc là phối hợp đan xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc là hoàn toàn tự do” [32; tr 262].

Nghĩa là không có một mô hình chung nào cho tất cả các bài thơ, câu thơ tự do

Và chính những câu thơ không có hính dáng thống nhất, không có niêm luật chặtchẽ đã làm nên thể loại thơ tự do Hình thức nghệ thuật của thơ tự do là hìnhthức được hình thành trong sự vận động của mạch cảm xúc Bởi thế mà nhà thơChi Lê, một người nổi tiếng về thơ tự do Pablô Nêruđa (1904-1973) phát biểu rằng

“làm gì có ai có quyền buộc nhà thơ phải viết thơ bằng những câu dài hay ngắn (…)

cả trời lẫn quỷ dữ đều không thể đưa ra một công thức nên viết thơ như thế nào”

[37; tr 12]

Từ các quan niệm về thơ tự do trên, ta có thể hiểu rõ khái niệm “tự do” trong

thơ tự do Đó là sự thoát li trong sáng tác khỏi những gò bó khắt khe của các quy

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

tắc, luật lệ, của các thể thơ cách luật, thoát li khỏi những quy định, khuôn phép vốn

là sự kiềm chế của các luật thơ xưa Thơ tự do tạo điều kiện để người viết tự do bộc

lộ cảm xúc, tình cảm, đồng thời mở ra những tìm tòi, sáng tạo vô hạn cho người làmthơ

Trang 40

Thế nhưng nếu cứ chạy theo cảm xúc triền miên thơ dễ sa vào tình trạng lan

man, dàn trải Nói như Nguyễn Đức Mậu trong bài viết “Cảm xúc trong thơ” đăng ở phụ san báo văn nghệ (số 23, năm 2005): “người làm thơ đâm ra nói nhiều mà người đọc cảm thấy mông lung rất khó nắm bắt” Theo tác giả bài viết này thì ngoài cảm

xúc trào tuôn ra, người làm thơ phải biết tiết chế cảm xúc của mình

Hơn nữa, đã tồn tại như một thể loại, đương nhiên thơ tự do buộc phảituân theo những quy ước, nguyên tắc của thể loại Nghĩa là thơ tự do phải giữ đượcphẩm chất của thơ trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện Điều này đã được

tác giả Nguyễn Xuân Nam đề cập trong bài viết “Tăng cường tính nghệ thuật của câu thơ tự do” (Tạp chí văn học, số 6 năm 1979) “Câu thơ tự do cần có nhạc điệu, nhiều hoặc ít cần có vần”, “câu thơ tự do cần cô đúc, dòng thơ không nên kéo dài quá tám chữ, lúc cần kéo dài cần chú ý vận dụng linh hoạt các thể thơ, các cách ngắt giọng trong thi pháp truyền thống”, “toàn bài cần chú ý sự hài hoà cân xứng giữa các câu, giữa

các đoạn để tạo thêm nhịp điệu trữ tình thích hợp” [48; tr 32 – 39].

Cũng ý thức rõ về điều này, nhà thơ Xuân Diệu, người có đóng góp không nhỏ

vào sự nghiệp phát triển của thể thơ tự do phát biểu “Tự do là mình đặt kỉ luật cho mình, một kỉ luật linh động, tuỳ theo mỗi truờng hợp, nhưng luôn luôn có kỉ luật.(…) Làm thơ tự do tức là mỗi đề tài tự tạo ra cho mình một nhạc điệu riêng cho thích hợp, cái điệu ấy không được phiêu lưu mà phải cần thiết Phải cao tay lắm mới sai khiến được thơ tự do Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm” [20; tr 72].

Chính bởi có “kỉ luật riêng” của người làm thơ mà thơ tự do dẫu không vần,

câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi nhưng không rơi vào tình trạng

chắp vá rời rạc Kỉ luật riêng ấy được thiết lập dựa trên những cảm xúc, suy nghĩ, cùng sự am hiểu thơ luật của người làm thơ Kỉ luật riêng ấy cũng chính là cái “luật bên trong” mà Nguyễn Đình Thi đề cập tới khi bàn về việc sáng tác thơ tự do “khi gạt luật bên ngoài đi, phải có luật bên trong rất mạnh” [63; tr 16 -23].

Từ những quan niệm về thơ tự do đã được trình bày ở trên, chúng tôi khôngchỉ thu nhận được những kiến thức cơ bản về thơ tự do mà còn khu biệt được ranhgiới giữa thơ tự do và thơ cách luật Để có thể lựa chọn chính xác các bài thơ tự do ở

Ngày đăng: 14/02/2019, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ ca Việt Nam 1945-1995, Nxb. KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ ca Việt Nam 1945-1995
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb. KHXH
Năm: 1997
2. Arixtốt (1999), Nghệ thuật thơ ca, Nxb. Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Arixtốt
Nhà XB: Nxb. Văn hoá
Năm: 1999
3. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiepxki, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 1998
4. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 2006
5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 2005
6. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1987), Cơ sở lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1987
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Đại Học & Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb. Đại Học & Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
8. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb. VHTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb. VHTT
Năm: 2001
10. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb. GD, Hà Nội 11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học", Nxb. GD, Hà Nội11. Đỗ Hữu Châu (1998), "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb. GD, Hà Nội 11. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 1998
12. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb. ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb. ĐHSP
Năm: 2003
13. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 1999
14. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ tiếng Việt, Nxb. ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb. ĐHQG HN
Năm: 1999
15. Vũ Thị Sao Chi (2003), Khảo sát nhịp điệu trong văn chính luận của Hồ Chủ Tịch, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nhịp điệu trong văn chính luận của Hồ ChủTịch
Tác giả: Vũ Thị Sao Chi
Năm: 2003
16. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb. Vănhóa - Thông tin
Năm: 2005
17. Khương Thị Thu Cúc (2004), Sự vận động của thể thơ tự do từ phong trào thơ Mới đến nay, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vận động của thể thơ tự do từ phong trào thơMới đến nay
Tác giả: Khương Thị Thu Cúc
Năm: 2004
18. Lê Tiến Dũng, Thơ tự do, khuynh hướng chủ yếu trong thơ Việt Nam đương đại, Tham luận tại Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại”, ĐHKHXH & NV, TP HCM, 19/02/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ tự do, khuynh hướng chủ yếu trong thơ Việt Nam đương đại,"Tham luận tại Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại
19. Nguyễn Huy Dũng (2001), Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình, Tạp chí Ngôn ngữ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện nhịp điệu thơ trữ tình", Tạp chí "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Huy Dũng
Năm: 2001
20. Xuân Diệu, (1994), Và cây đời mãi mãi xanh tươi, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Và cây đời mãi mãi xanh tươi
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1994
21. Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb.GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb.GD
Năm: 1978
22. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb. GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb. GD
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w