.NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ
CUA HAN QUOC TAI VIET NAM (1992-2002)
TS Hoang Văn Hiển" Ngày 22-12-1992, Ngoại trưởng Lee Sang Ock thay mặt Chính
phủ Hàn Quốc chính thức ký kết các hiệp ước hợp tác và đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng
độc lập, chủ quyền của mỗi nước và Hiến chương Liên Hợp Quốc Đây là "một sự kiện chính trị quan trọng của hai quốc gia vốn có những đặc điểm gần gũi, tương đồng về điều kiện tự nhiên - địa lý, lịch sử và
văn hóa truyền thống, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và
phù hợp với xu thế của thời đại”
Sau hơn một thập niên kể từ thời điểm lịch sử nói trên, quan hệ
Hàn - Việt không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế Trong đó, guan hệ đầu tư có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần tạo nên cơ sở vững chắc cho tình hữu nghị và sự hợp tác lâu dài giữa hai nước
Trong tham luận này, chúng tôi tập trung phân tích nhiing định
hướng và đặc điểm đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam (1992-2002) nhằm làm rõ thêm tiến trình quan hệ đầu tư Hàn - Việt, trước hết và chủ yếu nhìn từ phía Hàn Quốc
1 Những định hướng đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam
Hơn một thập niên quan hệ với Việt Nam là thời điểm hết sức đặc biệt trong sự phát triển của Hàn Quốc Đấy là mốc kết thúc giai đoạn
_ Đại học Khoa học Huế
' Hoàng Văn Hiển - Ngô Văn Phúc: Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Hàn (1992-
Trang 2công nghiệp hóa đất nước để chuyển sang giai đoạn xây dựng một “Hàn Quốc mới" bằng chiến lược Toàn cầu hóa (Segyehwa) mà theo
quan niệm của người Hàn, Segyehwa là "một chiến lược phát triển dân tộc thích ứng với thời đại đang ngày càng biến đổi trong sự tương tác
và trao đổi quốc tế ngày càng gia tăng với một tốc độ bùng nổ không
chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các cộng đồng địa phương, giữa các
doanh nghiệp và các cá nhân, công dân với nhau "` Trong đó, bên cạnh việc cải cách hệ thống tài chính; cải cách chính sách đối ngoại
nhằm mở rộng hợp tác quốc tế (tự do hóa nhập khẩu, tự do hóa giao
dịch ngoại hối và thị trường vốn, tăng cường cơ hội cho đầu tư nước ngoài), việc thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng
trở thành yêu cầu cấp thiết của Hàn Quốc - một thành viên của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) của các nước tư bản phát
triển nhất thế giới (từ tháng !0-1996) nhưng lại nghèo nàn về tài
nguyên, giá lao động đất, thị trường tiêu thụ ngày càng trở nên chật hẹp, công nghệ cần có sự chuyển giao sang các nước có trình độ phát
triển thấp hơn
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam - một thị trường với sức mua hơn 80 triệu dân; lao động giá tương đối
rẻ, lại cần cù, chịu khó; tài nguyên tương đối phong phú, đa dạng nhất là về khoáng sản; có nhu cầu về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản
lý; chính sách thu hút đầu tr ngày càng cởi mở, thơng thống sẽ giúp cho Hàn Quốc giải quyết một phần những khó khăn nói trên Với sự
nhạy bén trước tình hình mới, người Hàn Quốc đã sớm nhận thấy Việt -_ Nam là một đối tác quan trọng, có nhiều tiêm năng để bổ sung cho sự
phát triển của đất nước mình Điều này cắt nghĩa một phần vì sao
quan hệ Hàn - Việt nói chung và quan hệ đầu tư giữa hai nước nói riêng, chỉ trong một thời gian ngắn được thiết lập đã có sự phát triển
nhanh chóng như vậy (bên cạnh sự tác động của các nhân tố khách
quan, chủ quan khác mà nhiều công trình, bài viết đã đề cập) Và đây
cũng là điểm guy chiếu quan trọng khi nhận diện và phân tích hướng
Trang 3
đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam Có thể xem xét vấn đề nghiên cứu
dưới những khía cạnh sau đây:
1.1 Vé cơ cấu ngành đầu tư
Nếu như Đài Loan, Singapore (những đối tác hàng đầu của Việt Nam) trong nhiều năm qua đầu tư chủ yếu vào các ngành dịch vụ,
khách sạn, nhà hàng du lich tai Viét Nam thi Han Quốc lại tập trung vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng vỏ
ngành dầu khí (chiếm trên 87% vốn đầu tư vào năm 1994)' Theo Van phòng KOTRA (thuộc Lãnh sự quán Hàn Quốc) tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến những năm gần đây, các lĩnh vực mà Hàn Quốc tập
trung đầu tư ở Việt Nam là: công nghiệp điện, điện tử dân dụng, bưu chính viễn thông, sản xuất thép, ôtô, thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất xi măng, đóng tàu, công nghệ sinh học, công nghiệp xây dựng và
chế tạo cơ khí, thể thao, công nghiệp dịch vụ” Điều đó càng khẳng
định tâm quan trọng của Hàn Quốc trong đốt tác làm ăn ở Việt Nam
cả trước mắt cũng như lâu dài Từ khoảng cuối thập niên 1990 trở đi,
Hàn Quốc có xu hướng đẩy mạnh đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tại Việt
Nam’, làm cho tỷ lệ phân bố đầu tư đồng đều hơn giữa các ngành, trong đó tỷ lệ vốn đầu tư của một số ngành trước đây khá khiêm tốn
nay đã tăng lên, chẳng hạn như lĩnh vực nông nghiệp chiếm 0,75%;
ngân hàng tài chính: 0,64%; văn hóa, giáo dục, y tế: 4,67% trong năm
1999 Sự đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nói trên nhằm đáp ứng yêu
cầu nội tại của cả hai phía đối tác Hàn, Việt và có tác dụng bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước
1.2 Về cơ cấu vùng đầu tư và một số dự án tiêu biểu
1.2.1 Xét vẻ góc độ cơ cấu vùng, trong những năm qua, vốn đầu
tư của Hàn Quốc tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng
' Hoa Hữu Lân Hàn Quốc: Cáu chuyện kinh tế về một con rồng, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.2 l6
? Nguyễn Cảnh Huệ - Nguyễn Trinh Nghiệu: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
(1992-2002), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2003, tr.60
3 Bọ Công nghiệp và Tài nguyên Hàn Quốc: Thành quả kinh tế Hàn - Việt trong Ì 0 năm qua, số ngày 4/12/2002, tr 7 |
Trang 4kinh tế trọng điểm của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Sông Bé Cũng theo Văn phòng KOTRA tại
thành phố Hồ Chí Minh, cho đến năm 2000, trong tổng số vốn đầu tư
3.123,67 triệu USD với 230 dự án của Hàn Quốc vào Việt Nam thì Hà
Nội có 719,49 triệu USD với 29 dự án Các con số tương ứng là: thành |
phố Hồ Chí Minh: 685,66 triệu USD với 98 dự án; Đồng Nai: 736,27 triệu USD với 36 dự án; Hải Phòng có 266,35 triệu USD với 9 dự an’ Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tập trung vào các xí nghiệp vừa và nhỏ trong
các lính vực may mặc, chế biến và gia công xuất khẩu, chủ yếu ở các tính phía Nam, nơi có khả năng khai thác nhân công lao động có tay nghề cao
Nhìn chung, các tỉnh phía Nam Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của
Hàn Quốc lớn hơn các tỉnh phía Bắc Theo Văn phòng KOTRA tại Hà
Nội, tính đến giữa năm 2002, các tỉnh phía Nam đã chiếm đến 82,4%
tổng dự án tương đương với 62,3% tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào
Việt Nam Giải thích tình hình trên, phía bạn cho biết là do "các tỉnh
phía Nam có cơ sở hạ tầng tốt hơn, có các doanh nghiệp cung cấp vật
tí trong cùng lĩnh vực đang hoạt động, môi trường kinh doanh thuận
lợi thông thoáng và việc cung cấp nguyên liệu dễ dàng hơn miên Bác ”ˆ Nhận định này hoàn toàn có cơ sở
Trong những năm tới, các vùng đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam
sẽ mở rộng phạm vi, trước hết là ở các vùng ven biển (nơi có tiềm năng dầu khí và khai thác thuỷ sản), các vùng có thế mạnh sản xuất
nông nghiệp bên cạnh việc nâng cấp các khu vực đầu tư trọng điểm đã được xây dựng trong thập niên qua” Cơ cấu đó về cơ bản có sự phù hợp với cơ cấu vùng kinh tế - một vấn đề then chốt trong cơ cấu kinh
tế mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
' Nguyễn Cảnh Huệ - Nguyễn Trinh Nghiệu: Đầu ñr của Hàn Quốc vào Việt Nam, Tldd., tr.61
* Ngo Thi Trinh: Quan hé kinh té& thuong mai, déu tu V lệt Nam - Hàn Quốc (1992- 2002): Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc: 10 năm và xa hơn nữa”, Hà Nội, 2002, tr.59 | °
* Hoang Văn Hiển - Ngô Văn Phúc: Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Hàn (1992-
Trang 5Nam đề ra cho những năm tới, đấy là quan điểm phát triển cân đối: tạo điều kiện để các vùng đều có cơ hội phát triển'
1.2.2 Về những dự án tiêu biểu có thể kể ra như sau: Tập đoàn
Daewoo với các dự án sản xuất đèn hình Orien - Hannel (170 triệu USD), xây dung và quản lý trung tâm khách sạn và thương mại Daeha, Hà Nội (134 triệu USD), xây dựng Khu công nghiệp Sài Đồng, Ha Nội (152 triệu USD Tập đoàn Samsung với dự án Liên hợp dệt - sợi Đồng Nai (192,692 triệu USD) Tập đoàn Hyundai với các dự án xây dựng
và sửa chữa tàu biển liên doanh với Công ty Vinaship đặt tại Khánh
Hòa (95,390 triệu USD), dự án liên doanh sản xuất thép với Nhà máy sản xuất chế biến thiết bị điện Đông Anh (13 triệu USD), dự án xây
dựng một đường dẫn khí đốt dài 150km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền
(150 triệu USD) Tập đoàn LG với dự án liên doanh với Công ty điện
tử Ánh Sao Việt Nam (12 triệu USD), dự án thành lập Nhà máy sản
xuất máy điều hòa không khí tại Hải Phòng (7,7 triệu USD) ”
Bước vào năm 2001, có thêm nhiều tín hiệu vui trong quan hệ kinh tế Hàn - Việt, đấy là dự án liên doanh giữa Công ty dầu khí quốc
gia Hàn Quốc (KNOC) và Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Vietnam
Petro) đã thành công trong việc thăm dò đầu khí trên thêm lục địa phía
Nam Việt Nam Lần đầu tiên KNOC phát hiện được đầu khí trong một
dự án ở ngoài quốc gia với sản lượng khai thác khá lớn, chỉ đứng sau
mỏ Bạch Hổ Việc đưa vào khai thác mỏ dầu này chắc chắn sẽ là một
dự án có tầm quan trọng đối với cả hai phía đối tác trong những năm
tới" Ngoài ra, hai nước còn có chương trình hợp tác sản xuất nông, hải
sản và các mặt hàng tiêu dùng có khả năng cạnh tranh xuất sang thị
trường Hàn Quốc và hướng vào các thị trường khác, kể cả Mỹ - nơi có sức mua lớn nhưng đông thời lại đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa
! 'Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2001, tr.226
? Hoa Hữu Lân: Hàn Quốc: Câu chuyện kinh tế của một con rồng, Sđd., tr.218-220 * Hoàng Văn Hiển - Ngô Văn Phúc: Nhìn lại kinh tế Việt - Hàn ( 1992-2001), Tidd., tr.63
Trang 6Một điều đáng chú ý nữa là khoảng từ năm 2001 trở đi, một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã gia tăng đầu tư ở Việt Nam
với số vốn trên dưới 10 triệu USD, chủ yếu sản xuất quần áo và giày
dép như các công ty Hoasong (39,5 triệu USD) ở Đồng Nai, Daewon
(9,5 triệu USD) và Bootex (§ triệu USD) ở Binh Duong, Sinwon (5 triệu USD) ở Vĩnh Phúc Tất cả nhằm thực hiện chiến lược đa dạng
hóa đầu tư của Hàn Quốc và cho thấy Hàn Quốc đã được phép đầu tu
vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam
1.3 Về hình thức, thời hạn và quy mô đầu tư
1.3.1 Cho đến nay, liên doanh vẫn là hình thức đâu tr chủ yếu ỏ Việt Nam, thể hiện không chỉ ở số dự án nhiều, mà còn ở số vốn lớn
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng được xem trọng và kế đến là hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh Năm 1998, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, vốn đầu tư của hình thức liên doanh là 2.078 triệu USD với 89 dự án, kế đến là hình thức 100% vốn nước ngoài có 986,9 triệu USD với 114 dự án và hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh là 141 triệu USD với 6 dự án” Đến cuối năm 1999, các con số tương ứng của các hình thức đầu tư nói trên là: 2.004,176 triệu USD, 94 dự án: 783 triệu USD, 114 dự án: 123,38 triệu USD, 10
du an’ |
1.3.2 Về thời hạn đầu tư, có sự khác nhau trong các hình thức kinh doanh và trong quy mô của các dự án Phân lớn các dự án liên
_ doanh và 100% vốn nước ngoài có thời hạn từ 10-15 năm trong khi
-_ thời hạn của hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh là từ 3-24 năm _ Trong số những dự án đầu tư đã được cấp phép, các dự án có thời hạn kinh doanh từ 40-50 năm thường có vốn lớn từ mức 50-100 triệu USD
trở lên” |
' Ngô Thị Trinh: Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (1992- 2002): Thực trạng và triển vọng, Sád., tr.59-60
ˆ Hoa Hữu Lân: Hàn Quốc: Câu chuyện kinh tế về một con rồng, Sđd tr.2L7
* Nguyễn Cảnh Huệ - Nguyễn Trinh Nghiệu: Đầu tr của Hàn Quốc vào Việt Nam,
Tldd., tr.60
Trang 7Cé thé thay rang, tuy thoi hạn đầu tư khá dài nhưng các dự án do
các nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện ở Việt Nam được triển khai tốt và thực hiện tương đối nhanh, nhiều dự án lớn đã hoàn thành xây dựng cơ
bản và sớm đi vào sản xuất kinh doanh' |
1.3.3 Về quy mô đầu tư, theo Van phong KOTRA tại thành phố Hồ Chí Minh, bình quân mỗi dự án đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam
có số vốn là 13,65 triệu USD, trong đó, quy mô trung bình của các dự án hợp đồng, hợp tác kinh doanh là 12,3 triệu USD, của các dự án liên
doanh là hơn 20 triệu USD và của các dự án có 100% vốn nước ngoài
là 7 triệu USD” Nhìn chung, mức bình quân mỗi dự án có tăng qua các năm và quy mô đầu tư của các dự án cũng có sự khác biệt Chẳng
hạn, trong tổng số các dự án hoạt động vào những năm gần đây, có 3
dự án có số vốn đầu tư là 170 triệu USD, 3 dự án có vốn từ 55 triệu đến 85 triệu USD, 19 dự án có vốn từ 10-40 triệu USD Số dự án còn lại có vốn dưới 10 triệu USDỶ Điều đó cũng phản ánh sự đa dạng hóa về lĩnh vực và quy mô đầu tư, phà hợp với chiến lược phát triển của
hai phía đối tác trong sự bổ sung phái triển cho nhau
2 Một vài đặc điểm đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu những định hướng cũng như tình hình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam, bước đầu có thể rút ra một vài đặc
điểm nổi bật trong đầu tư của đối tác này như sau:
Một là, (uy có những thăng trầm nhát định nhưng tốc độ và
khối lượng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng rất nhanh Nếu như vào năm 1992, Hàn Quốc mới có 7 dự án với tổng vốn
đầu tư là 108,6 triệu USD thì đến năm 1996, các con số tương ứng đã
tăng lên rất nhanh với 151 dự án và 2,4 tỷ USD Sang năm 1997, các
' Pham Minh Sơn - Chung Yoon Jae: Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc - Thành tit va thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, số 3(60) - 2003, tr.35
? Nguyễn Cảnh Huệ - Nguyễn Trinh Nghiệu: Đầu rư của Hàn Quốc vào Việt Nam,
Tldd., tr.61
Trang 8con số đã đạt mức kỷ lục với 193 dự án và 3,1 tỷ USD, gấp hơn 27 lần
số dự án và hơn 28 lần số vốn đầu tư so với năm 1992 Tuy nhiên, tinh hình xấu đi kể từ sau năm 1997 kéo dài đến hết năm 2001 do nền kinh
tế Hàn Quốc bị khủng hoảng nghiêm trọng (7-1997 - cuối năm 1999) nằm trong cơn lốc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á và sự kiện khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ Số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt
Nam từ thời điểm 1999-2001 đạt mức khá khiêm tốn: năm 1999 là 110 triệu USD, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 67,4 triệu USD vào năm
20011 |
Bước sang năm 2002, tinh hình lại khởi sắc do tác động tích cực của các sự kiện, nhân tố quan trọng như: Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết ngày 13-7-2000, được Thượng nghị viện Mỹ thông qua vào ngày 3-10-2001 và có hiệu lực từ ngày 10-12-2001; chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam dần dần được cải thiện
cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục; sự ổn định về chính trị,
xã hội, sự bảo đảm về an ninh, quốc phòng ở Việt Nam đã tạo thêm
hấp dẫn cho các nhà đầu tư Theo thống kê của Văn phòng KOTRA
tại Hà Nội, tính đến ngày 20-6-2002, tổng số dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam được Chính phủ cấp giấy phép là 412 dự án với tổng số vốn là 3,48 tỷ USD Riêng trong 6 tháng đầu năm 2002, số dự
án của Hàn Quốc vào Việt Nam là 70 dự án với tổng số vốn là 135
triệu USD”
Hai là, trong 10 năm quan hệ chính thức, Hàn Quốc luôn nằm
trong tốp đầu danh sách những nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất
vào Việt Nam và Việt Nam ngày càng trở thành đối tác quan trọng
trong đầu tư của Hàn Quốc |
Ngay từ đâu thập niên 1990, Hàn Quốc là một trong số ít các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tiên đến Việt Nam và chiếm vi tri hang dau
trong nhiều năm liền (cùng với Singapore, Hồng Kông, Đài Loan )
'# Xem thêm: Ngô Thị Trinh: Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tr Việt Nam - Hàn
Trang 9Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đứng đầu trong danh sách các nước ưu tiên nhận vốn vay ưu đãi viện trợ phát triển (ODA) của Hàn Quốc
Tính đến tháng 2-1997, Hàn Quốc đứng thứ ba (sau Singapore và
Hồng Kông) trong số 56 quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với
178 dự án và tổng số vốn là 2.466 triệu USD' Đến giữa năm 1997, Hàn
Quốc bị Đài Loan vượt lên và xếp vị trí thứ tư Đến quý III năm 2001,
Hàn Quốc vẫn tiếp tục đứng thứ tư trong các nước đầu tư vào Việt Nam
với số vốn 3,2 tỷ USD” Riêng trong 6 tháng đầu năm 2002, với số dự án
và số vốn đã nêu, Hàn Quốc đã đứng vào vị trí thứ nhất trong danh sách
các nước có vốn đầu tư và thứ hai trong số các nước có nhiều dự án ở
Việt Nam sau Đài Loan Như vay, dui có những khó khăn nhất định
trong quá trình quan hệ, đầu tr của Hàn Quốc vào Việt Nam vẫn luôn rất lớn và dường như mỗi lần số dự án và vốn đầu tư tăng vọt đều liên quan đến các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến tình hình Việt Nam Điều đó chứng tỏ các nhà doanh nghiệp Hàn Quốc rất
nhạy cảm và năng động trước những biến động ở Việt Nam, nhất là khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết
Về viện trợ ODA, Việt Nam là nước nhận viện trợ nhiều nhất của Hàn Quốc và về phía Hàn Quốc ngay cả khi tình hình kinh tế gặp khó khăn vấn duy trì mức viện trợ đêu đặn cho Việt Nam gay từ năm
1993, mặc dầu các khoản vay ưu đãi chưa phát triển mạnh nhưng Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam khoản vay đáng kể (đợt I là 50 triệu
USD) với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi nhất Tính đến năm 1998, Hàn Quốc đã dành cho Việt Nam khoản vién tro ODA tri giá gần 100 triệu với lãi suất ưu đãi và gần 20 triệu USD viện trợ không hoàn lại (giai đoạn 1991-1999) trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học - kỹ
thuật, đào tạo nguồn nhân lực Trong năm 1999, Hàn Quốc đã cho
Việt Nam vay ưu đãi 77 triệu USD và viện trợ không hoàn lại 3 triệu USD (cho các dự án y tế, dạy nghề, quy hoạch đơ thị, giám định chứng khốn)' Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính
' Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 14 (267) ngày 15-2-1991
“ Hoàng Văn Hiển - Ngô Văn Phúc: Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Hàn (1992 - 2007), T1ảd, tr.63
Trang 10đến cuối năm 2002, Hàn Quốc đã cấp cho Việt Nam 34 triệu USD viện
trợ khơng hồn lại và 148 triệu USD tín dụng ưu đãi cho các dự án lớn
ở Việt Nam
So với viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam, viện trợ
của Hàn Quốc đối với Việt Nam chưa phải là lớn, nhưng xét trong điều kiện nội tại của Hàn Quốc và Việt Nam thì đây là những con số khá dn tượng
Từ thực tế tình hình đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành đối tác quan trọng trong lĩnh vực đầu
tư nước ngoài của Hàn Quốc Tính đến tháng 9/2002, Việt Nam là
nước đứng thứ hai tại khu vực ASEAN được Hàn Quốc đầu tư vốn (sau Indonesia) và đứng thứ tám trên phạm vi thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Indonesia, Hồng Kông, Bermuda và Anh)'
Ba là, ¿áp đoàn kinh doanh (Chaebol) lớn luôn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Trong những năm qua, gần một nửa trong tổng số đầu tư của Hàn
Quốc vào Việt Nam là của 7 tập đoàn kinh doanh lớn bao gồm:
Samsung, Daewoo, Công ty Xây dựng và Công nghiệp nặng Hàn
Quốc, Kumho, Kolon, Hyundai và LG Các tập đoàn kinh doanh này có chi nhánh quy mô lớn ở nhiều địa phương và nhiều lĩnh vực hoạt
động rất đa dạng từ phát triển bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng đến
điện tử, ô tô, được phẩm, chất dẻo, dệt may, giày dép Riêng Daewoo
là tập đoàn đầu tư lớn nhất với số vốn đăng ký trị giá hơn 700 triệu USD vào năm 2000
Mặc dầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc có xu hướng
gia tăng đầu tư ở Việt Nam nhưng đầu tư của các tập đồn kinh doanh khơng vì thế mà suy giảm
Bốn là, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã góp phần khắc phục kém thế, phát huy lợi thế so sánh của moi nước
Về phía Hàn Quốc, việc mở rộng quan hệ kinh tế nói chung và
đầu tư nói riêng ở Việt Nam góp phần giúp cho quốc gia này khắc
! Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Hàn Quốc: Thành quả kinh tế Hàn - Việt trong 10
Trang 11phục được những khó khăn về tài nguyên, chỉ phí lao động và thị trường, một số công nghệ đã mất lợi thế cạnh tranh, qua đó, phát tr ién được sản xuất, kinh doanh, thu được lợi nhuận lớn và chuyển giao công nghệ (gắn liên với chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo hướng hiện
đại hóa) đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của chiến lược Seyyehwa và vị thế của một nước phát triển trong OECD
2.4.2 Về phía Việt Nam, việc mở rộng quan hệ với Hàn Quốc cũng đem lại những hiệu quả cao Thứ nhất, đáp ứng được yêu cầu phát triển đa dạng của nên kinh tế đất nước, trước hết là của các
ngành kinh tế, công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thứ hai, Việt Nam có điều kiện củng cố và phái
triển cơ sở hạ tầng - một yếu tố tiên quyết cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa kinh tế đối ngoại Thứ ba, Việt Nam tiếp cận được những phương thức quản lý mới và công nghệ quản lý tiên tiến của Hàn Quốc Thứ tư, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu lao động và
công ăn việc làm cho lao động Việt Nam cũng như vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
Dĩ nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, nhiều quan hệ đầu
tư của Hàn Quốc vào Việt Nam muốn tiếp tục phát triển tốt đẹp cản
phải giải quyết một số vấn đề khó khăn, thách:thức đang tôn dong ma nhiều học giả, chính khách, nhà kinh doanh của cả hai nước da chi ra và trong khuôn khổ một bài viết nhỏ này, chúng tôi xin không đề cập đến
Tóm lại, qua phân tích những định hướng và đặc điểm đầu tư của
Hàn Quốc tại Việt Nam, có thể thấy được tâm quan trọng của lĩnh vực
đầu tư trong sự phát triển quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ Hàn -
Việt nói chung, bởi lẽ nó xuất phát từ nhu cầu lợi ích và thiện chí hợp tác giữa hai nước cũng như phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và khu vực hóa thế giới hiện nay Và có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, để xây dựng thành công Quan hệ đối tác trong thé ky
XXI giữa Hàn Quốc và Việt Nam theo Tuyên bố chung của hai Chính
phủ công bố ngày 23-8-2001, quan hệ đầu tư Hàn - Việt sẽ đóng góp
một vai trò hết sức tích cực và cấp thiết, nhất là khi những vấn đề
vướng mắc trong quan hệ đầu tư giữa hai nước từng bước được giải