1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Thấy gì qua việc nhãn hiệu do các doanh nghiệp nghệ an đề nghị được bảo hộ hoặc bị từ chối bảo hộ

11 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 177 KB

Nội dung

THẤY GÌ QUA VIỆC NHÃN HIỆU DO CÁC DOANH NGHIỆP NGHỆ AN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC BẢO HỘ HOẶC BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ? 1 Trần Văn Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Dẫn nhập Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp không những chỉ phải quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu (trước đây gọi là nhãn hiệu hàng hóa). Nhãn hiệu là một trong những yếu tố làm nên giá trị của một doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp người tiêu dùng không quan tâm đến tên doanh nghiệp mà chỉ biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nhãn hiệu, ví dụ người tiêu dùng chỉ biết đến nhãn hiệu Clear, OMO, Lipton… chứ không cần biết đến tên doanh nghiệp Unilever, nhưng trách nhiệm của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu là phải tổ chức sản xuất, kinh doanh để làm nên giá trị của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu, mặt khác doanh nghiệp còn có quyền chống lại mọi sự xâm phạm đến nhãn hiệu của mình do các chủ thể khác thực hiện. Vậy trên thực tế, các doanh nghiệp Nghệ An (cụm từ “doanh nghiệp Nghệ An” dùng để chỉ doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An) đã làm như thế nào để xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình? Bài nghiên cứu này sẽ phân tích một số trường hợp các doanh nghiệp Nghệ An nộp đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) chấp nhận bảo hộ hoặc đã bị từ chối bảo hộ, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị để các doanh nghiệp có thể tự xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình. 2. Tổng quan về việc bảo hộ nhãn hiệu cho các doanh nghiệp Nghệ An 1 Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An, số 3.2010 1 Theo số liệu do Cục SHTT quản lý cập nhật đến 19.3.2010 thì các doanh nghiệp Nghệ An đã có 330 đơn đề nghị được bảo hộ nhãn hiệu, trong đó đã có 158 Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp, tỷ lệ thành công là 47,8% (tỷ lệ này ở Hà Tĩnh là 47,4%). So sánh số Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT đã cấp cho doanh nghiệp các tỉnh khác (không kể các doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) thì số lượng nhãn hiệu được bảo hộ cho các doanh nghiệp Nghệ An thuộc tốp trên, nhưng tỷ lệ thành công của nhãn hiệu được bảo hộ/số đơn đề nghị thì thuộc tốp trung bình. Bảng số liệu sau đây minh họa cho nhận định này, chúng tôi chọn Hà Tĩnh làm đối chứng vì Hà Tĩnh và Nghệ An đều tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh cũ (lưu ý: trong năm 2009 số Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp cho Hà Tĩnh nhiều hơn số đơn là do đơn được nộp từ các năm trước). Hà Tĩnh Nghệ An Năm Đơn Bằng Đơn Bằng Từ trước đến 2007 115 35 281 117 2008 39 38 49 41 2009 27 39 69 51 Tổng 154 73 330 158 (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ) Qua bảng số liệu trên, câu hỏi được đặt ra là tại sao tỷ lệ thành công của nhãn hiệu được bảo hộ/số đơn đề nghị chỉ là 47,8%? Có thể giảm thiểu được số lượng đơn bị từ chối hay không? Phần tiếp theo của bài viết sẽ trả lời cho 2 câu hỏi trên. 2. Đơn đề nghị bảo hộ được chấp nhận Trong số đơn đề nghị bảo hộ được chấp nhận thì có 2 trường hợp: 2.1. Trường hợp 1: Doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN). Chúng tôi chọn nhãn hiệu CAM VINH CTY RAU QUA 19/5 NGHE AN, HÌNH cho sản phẩm cam quả tươi thuộc nhóm sản phẩm 31 do Công ty rau quả 19/5 Nghệ An làm chủ sở hữu, nhãn hiệu CONG TY CO PHAN THUY SAN NGHE AN TS 1959, HÌNH cho sản phẩm thuộc nhóm 29, 30, 31 và dịch vụ thuộc nhóm 35, 36, 37, 2 43 do Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An làm chủ sở hữu để cung cấp thông tin cho độc giả. Theo hồ sơ do Cục SHTT quản lý thì kể từ lúc nộp đơn đến khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì cả hai doanh nghiệp trên không gặp bất cứ trở ngại nào trong cả giai đoạn xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung. Tại sao cả hai doanh nghiệp trên không sử dụng dịch vụ đại diện SHCN mà lại được dễ dàng được Cục SHTT chấp nhận bảo hộ? Chúng tôi phân tích nhãn hiệu CAM VINH CTY RAU QUA 19/5 NGHE AN, HÌNH để trả lời cho câu hỏi vừa nêu. Nó dễ dàng được chấp nhận bảo hộ vì nó có khả năng phân biệt với tất cả các nhãn hiệu khác cho sản phẩm cùng loại, nhưng cũng cần lưu ý là nhãn hiệu này được bảo hộ tổng thể chứ không được bảo hộ riêng CAM VINH, CTY RAU QUẢ… bởi vậy Công ty rau quả 19/5 Nghệ An phải gắn toàn bộ nhãn hiệu trên lên sản phẩm cam tươi do mình quản lý. Như vậy, mặc dù nhãn hiệu trên được bảo hộ nhưng để người tiêu dùng nhớ đến nhãn hiệu là rất khó, bởi vì nó quá phức tạp, vì phải nhớ cả tên doanh nghiệp (là thành phần phân biệt với doanh nghiệp khác) và tên sản phẩm (là thành phần không có khả năng phân biệt theo quy định tại điều 74.2.c Luật SHTT). Như vậy Công ty rau quả 19/5 Nghệ An không có quyền ngăn cấm các chủ thể khác gắn nhãn hiệu CAM VINH lên sản phẩm do họ cung cấp ra thị trường. Để kết thúc trường hợp 1, chúng ta thấy rằng nếu sản phẩm của cả hai doanh nghiệp trên được xuất khẩu ra nước ngoài dưới nhãn hiệu này thì việc nhớ được phần chữ trong tổng thể nhãn hiệu đối với người nước ngoài cũng đã quá khó khăn. 2.2. Trường hợp 2: 3 Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ đại diện SHCN. Chúng tôi chọn nhãn hiệu TRITRIMAS cho dược phẩm thuộc nhóm 5 do Công ty Cổ phần vật tư Y tế Nghệ An làm chủ sở hữu, đại diện SHCN là CAPITAL IP&T CO.LTD, nhãn hiệu VINHCONSHIP cho sản phẩm nhóm 3, dịch vụ nhóm 35 và 39 do Công ty Cổ phần Container Nghệ An làm chủ sở hữu, đại diện SHCN là VCCI-IP CO.,LTD Theo hồ sơ do Cục SHTT quản lý thì kể từ lúc nộp đơn đến khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì Công ty Cổ phần vật tư Y tế Nghệ An không gặp bất cứ trở ngại nào trong cả giai đoạn xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung. Đối với nhãn hiệu VINHCONSHIP thì có gặp trở ngại, ngày 19.6.2008 VCCI-IP CO.,LTD đã nhận được thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ VINHCONSHIP, nhưng sau đó đại diện SHCN đã tiến hành khiếu nại và đã được Cục SHTT cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đặc điểm của cả hai nhãn hiệu TRITRIMAS và VINHCONSHIP là rất dễ nhớ ngay cả đối với người nước ngoài. 3. Đơn đề nghị bảo hộ bị từ chối Trước khi phân tích mục này, chúng ta cần phải thấy rằng việc từ chối bảo hộ nhãn hiệu có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả các tập đoàn kinh tế lớn có vốn đầu tư không lồ từ nước ngoài. Xin lấy Vinakansai làm ví dụ. Những người hâm mộ bóng đá đều biết Câu lạc bộ bóng đá Vinakansai với những món tiền khổng lồ để giành chiến thắng trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Nhưng hiện nay cái tên Vinakansai của đội bóng đá và của cả công ty xi măng đã biến mất. Thay vào đó, người ta thấy một cái tên lạ Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình do Tập đoàn Xi măng The Vissai Ninh Bình tài trợ. Theo tài liệu lưu trữ tại Cục SHTT thì 4 ngày 26.07.2007, Công ty TNHH Ximăng Vinakansai nộp đơn yêu cầu Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu Vinakansai. Nhưng đến ngày 20.10.2008, Cục SHTT đã ra thông báo kết quả thẩm định nội dung số 64438/SHTT-NH1 với nội dung từ chối bảo hộ cho nhãn hiệu VINAKANSAI vì đã gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, trước đó nhãn hiệu VINAKANSAI đã được cấp cho Công ty cổ phần thép cũng có tên là Vinakansai đặt trụ sở tại Km 18, quốc lộ 5, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Cuối cùng xi măng Vinakansai Ninh Bình đã buộc phải đổi tên thành Xi măng The Vissai Ninh Bình. Để khảo sát mục này, trước hết chúng tôi chọn nhãn hiệu GOLDEN STAR do Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR có trụ sở tại Khu Công nghiệp Bắc Vinh đề nghị được bảo hộ cho sản phẩm nhóm 5, dịch vụ nhóm 35, 40, 44, công ty không sử dụng dịch vụ đại diện SHCN. Độc giả lưu ý rằng Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép hoạt động, nhưng “Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR” chỉ là tên thương mại (chúng tôi nhấn mạnh), còn việc GOLDEN STAR có trở thành nhãn hiệu do công ty làm chủ sở hữu hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Sau thời gian xét nghiệm nội dung, ngày 16.06.2008 Cục SHTT đã ra thông báo từ chối bảo hộ, vì nhãn hiệu đề nghị đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam, tài liệu đối chứng là đăng bạ quốc gia số 44.977. Qua đây cần thấy rằng việc một doanh nghiệp lấy ngay tên thương mại của mình làm nhãn hiệu cũng chưa chắc được chấp nhận, vì nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng độc lập của quyền SHCN, mà trường hợp VINAKANSAI và GOLDEN STAR như vừa phân tích là ví dụ điển hình. 5 Tiếp theo, chúng tôi xin lấy trường hợp Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ mới có trụ sở tại số 1 đường Trường Thi, thành phố Vinh đề nghị được bảo hộ nhãn hiệu “LifeTech MART Đưa công nghệ mới vào cuộc sống”. Sau thời gian xét nghiệm nội dung, ngày 10.07.2008 Cục SHTT đã ra thông báo về kết quả xét nghiệm nội dung, khi nhãn hiệu do công ty đề nghị đã có một phần trùng với nhãn hiệu LifeTech, tài liệu đối chứng là đăng ký quốc tế số 870.294. Căn cứ để Cục SHTT từ chối là điều 74.2.e. Luật SHTT, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt khi dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên. Như vậy, cả hai trường hợp vừa nêu bị Cục SHTT từ chối bảo hộ đều có nguyên nhân là trước khi nộp đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu đã không nắm đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý của các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ đang còn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam, dẫn tới lãng phí về thời gian (từ lúc nộp đơn đến lúc nhận được thông báo từ chối kéo dài khoảng 18 tháng). Mặt khác, nếu trong khoảng thời gian này doanh nghiệp cứ sử dụng nhãn hiệu đề nghị cho sản phẩm/dịch vụ của mình cung cấp ra thị trường thì có thể dẫn đến kiện tụng bị bồi thường dân sự, xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị xử lý hình sự. Trong thực tế, hình như các doanh nghiệp ít khi nghĩ đến việc này, nhất là các doanh nghiệp không được sự tư vấn của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hoặc sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 4. Có thể giảm thiểu được số lượng đơn bị từ chối hay không? Xin trả lời ngay: hoàn toàn có thể được. Chúng tôi xin giới thiệu hai cách: - Cách 1: đề nghị Sở KH&CN tư vấn, Sở có Phòng Quản lý Công nghệ và các đơn vị khác, có các chuyên gia trong lĩnh vực SHCN, có thể tư vấn cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu. Đồng thời với việc đề nghị Sở 6 KH&CN tư vấn, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ đại diện SHCN, Sở KH&CN có thể cung cấp cho doanh nghiệp danh sách các Công ty hoạt động trong lĩnh vực đại diện SHCN. - Cách 2: doanh nghiệp có thể tự nộp đơn đề nghị Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu trình tự các bước để doanh nghiệp có thể tự mình nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu, với điều kiện doanh nghiệp có máy tính có thể nối mạng Internet. Đầu tiên máy tính cần nối với Website của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường link http://www.noip.gov.vn/noip/cms_vn.nsf, tiếp theo nối với Thư viện số IPLib đường link http://iplib.noip.gov.vn/IPDL_EXT/WEBUI/wlogin.php, sau đó nối với mục Nhãn hiệu đường link http://iplib.noip.gov.vn/IPDL_EXT/WEBUI/WSearch.php. Màn hình sẽ hiện lên bảng gồm nhiều cột, để đơn giản doanh nghiệp nên quan tâm đến cột Nhãn hiệu tìm kiếm. Chúng ta lấy nhãn hiệu CONG TY CO PHAN THUY SAN NGHE AN TS 1959, HÌNH làm ví dụ. Hãy gõ các chữ Cong ty co phan thuy san nghe an ts 1959 (không cần gõ dấu), tại cột Nhóm SP/DV: ta chỉ cần quan tâm đến nhóm 29 (là một trong nhiều nhóm đề nghị), trên màn hình sẽ hiện lên tất cả nhãn hiệu tương tự, trong trường hợp này có 155 nhãn hiệu tương tự, bao gồm cả nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định và nhãn hiệu đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Bây giờ là giai đoạn quan trọng nhất, chúng ta phải xem nhãn hiệu đề nghị có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã hiện lên trên bảng hay không, Dấu hiệu trùng thì rất dễ nhận biết, nhưng để trả lời cho câu hỏi thế nào là tương tự lại không dễ. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số tiêu chí nhận biết dấu hiệu tương tự (xếp theo thứ tự ưu tiên khi xác định): a. Tương tự về cấu trúc (dấu hiệu mà người tiêu dùng nhìn thấy): Là dấu hiệu tương tự được coi là mạnh nhất mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy được. Trong một nhãn hiệu có cấu trúc về từ ngữ, hình ảnh, màu sắc 7 Ví dụ: nếu nhãn hiệu PHOTONICA đang còn hiệu lực bảo hộ, thì hành vi sử dụng dấu hiệu PHOTOKINA cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu PHOTONICA có thể bị coi là đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu PHOTONICA. Việc đánh giá dấu hiệu tương tự về cấu trúc trong phần chữ của nhãn hiệu được tính theo cách: - Tỷ lệ % số lượng chữ trùng nhau trong tổng số chữ; - Trật tự sắp xếp các chữ cái. Ví dụ: tỷ lệ số lượng chữ trùng nhau trong tổng số chữ đối với trường hợp PHOTONICA và PHOTOKINA là 8/9, chiếm 88,9%. Nhưng NAKITPOHO có cả 100% các chữ cái trùng với PHOTONICA mà lại không bị coi là tương tự vì trật tự sắp xếp các chữ cái khác với trật tự sắp xếp các chữ cái trong PHOTONICA. b. Tương tự về cách phát âm (dấu hiệu mà người tiêu dùng nghe thấy): Đây là dấu hiệu mà người tiêu dùng có thể nghe thấy, ví dụ nếu nhãn hiệu EVERGREEN đang còn hiệu lực bảo hộ, thì hành vi sử dụng dấu hiệu EVERDEEN cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu EVERGREEN có thể bị coi là đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu EVERGREEN. Dấu hiệu tương tự về cách phát âm có thể không liên quan gì đến cấu trúc của nhãn hiệu, ví dụ nếu nhãn hiệu WHITE & CASE đang còn hiệu lực bảo hộ, thì hành vi sử dụng dấu hiệu YK (phát âm là oai – key) cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu WHITE & CASE có thể bị coi là đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu WHITE & CASE. Một điều thú vị là dấu hiệu tương tự về cách phát âm có thể áp dụng cho vùng địa lý này mà lại không áp dụng cho vùng địa lý khác. Trường hợp sau là một ví dụ điển hình: 8 Công ty Sứ Thanh Trì được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 16388 đối với nhãn hiệu Viglacera cho sản phẩm vật liệu gốm, sứ. Công ty TNHH Huy Hoàng nộp đơn đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VINACERA cho các sản phẩm sứ vệ sinh. Nhưng đơn của Công ty TNHH Huy Hoàng đã bị từ chối. Nếu đối với cư dân đa số các vùng địa lý trên lãnh thổ Việt Nam thì cách phát âm Viglacera không thể tương tự với cách phát âm VINACERA, nhưng chúng ta nên nhớ rằng sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì (có trụ sở tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn châu thổ Sông Hồng, trong đó có các tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên nhiều người trong số cư dân ở các địa phương vừa nêu bị lẫn lộn trong cách phát âm “lờ”, “nờ”, phải minh họa bằng cách kèm theo “nờ cao” (chỉ chữ l), “lờ thấp” (chỉ chữ n), bởi vậy cách phát âm Viglacera thay vì “vi - gờ - la - ce - ra”, nhưng nhiều người có thói quen bỏ phụ âm “gờ” khi phát âm Viglacera nên đọc Viglacera thành “vi - la - ce - ra”, bởi vậy dẫn đến sẽ phát âm Viglacera thành “vi - na - ce - ra” (VINACERA). c. Tương tự về ý nghĩa (dấu hiệu làm người tiêu dùng liên tưởng đến): Ví dụ: nếu nhãn hiệu SAO VÀNG đang còn hiệu lực bảo hộ, thì hành vi sử dụng dấu hiệu GOLDEN STAR cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu SAO VÀNG có thể bị coi là đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu SAO VÀNG. d. Tương tự về giá cả hàng hóa/dịch vụ: Hàng hóa/dịch vụ được coi là tương tự về giá cả trong cách đánh giá dấu hiệu tương tự đối với nhãn hiệu, chúng được đánh giá theo nguyên tắc: giá cả của hàng hóa/dịch vụ càng thấp thì mức độ tương tự càng cao và ngược lại. Ví dụ: nhãn hiệu THIÊN LONG đang còn hiệu lực bảo hộ đối với bút bi, giá của một chiếc bút bi thông thường chỉ khoảng 2000 VNĐ, người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn đối với bút bi sử dụng dấu hiệu THIÊN LƯƠNG. Nhưng không có ai lại nhầm lẫn hình nhãn hiệu mang chữ H (thẳng) của ôtô HONDA với hình nhãn hiệu mang chữ H 9 (nghiêng) của ôtô HYUNDAI, bởi vì giá cả của một chiếc ôtô có thể tới hàng trăm triệu VNĐ. Nhãn hiệu đề nghị có thể trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang trong giai đoạn thẩm định và nhãn hiệu đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhưng khác nhóm sản phẩm/dịch vụ thì vẫn có khả năng được bảo hộ. Ví dụ nhãn hiệu Sao Vàng cho sản phẩm cao su và nhãn hiệu Sao Vàng cho dược phẩm. Nhưng cần lưu ý rằng điểm này không áp dụng cho nhãn hiệu nổi tiếng, ví dụ TOSHIBA là nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm điện tử do Tập đoàn Toshiba làm chủ sở hữu, giả định rằng có một chủ thể khác xin bảo hộ TOSHIBA là nhãn hiệu cho sản phẩm nước giải khát thì sẽ bị từ chối bảo hộ. Quay trở lại với màn hình máy tính, nếu nhãn hiệu đề nghị không trùng hoặc không tương tự với các nhãn hiệu đã hiện lên trên bảng thì khả năng nhãn hiệu do doanh nghiệp đề nghị được chấp nhận bảo hộ là có thể. Lưu ý, chúng tôi chỉ nói là “có thể” chứ không nói là “nhất định” được bảo hộ, vì các thông tin được tìm kiếm theo cách này không thể cập nhật đến từng ngày, bởi vậy rất có thể trước 01 ngày doanh nghiệp nộp đơn thì đã có ít nhất một chủ thể khác nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đề nghị cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại. Bởi vậy, để khả năng được bảo hộ cao thì vẫn nên sử dụng cách 1, tức là đề nghị Sở KH&CN tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đại diện SHCN. Nghiên cứu này do Bộ môn SHTT thuộc Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện theo đề nghị của Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An. Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ dựa trên tài liệu do Cục SHTT và Trung tâm Thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN tỉnh Nghệ An cung cấp mà không có điều kiện khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp nên có thể có khiếm khuyết, ví dụ chúng tôi không có số liệu cập nhật về số lượng các doanh nghiệp được thành lập và hiện đang còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An để đưa ra 10 [...]...tỷ lệ nhãn hiệu được bảo hộ/ số lượng doanh nghiệp Rất mong các doanh nghiệp Nghệ An, các cơ quan quản lý trong tỉnh lượng thứ., 11 . THẤY GÌ QUA VIỆC NHÃN HIỆU DO CÁC DOANH NGHIỆP NGHỆ AN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC BẢO HỘ HOẶC BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ? 1 Trần Văn Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học. mặt khác doanh nghiệp còn có quyền chống lại mọi sự xâm phạm đến nhãn hiệu của mình do các chủ thể khác thực hiện. Vậy trên thực tế, các doanh nghiệp Nghệ An (cụm từ doanh nghiệp Nghệ An dùng. Nghệ An nộp đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) chấp nhận bảo hộ hoặc đã bị từ chối bảo hộ, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị để các doanh nghiệp có thể tự

Ngày đăng: 08/07/2015, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w