Báo cáo Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại

11 826 10
Báo cáo Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI 1 Trần Hải Linh 2 1. Tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng độc lập của quyền sở hữu công nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) định nghĩa: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”, “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Ngoài tên thương mại như Luật SHTT vừa định nghĩa thì còn có một thuật ngữ nữa có nghĩa tương đương, đó là tên doanh nghiệp theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp. Về tiêu chí của tên doanh nghiệp, điều 24.1. Luật doanh nghiệp 1999 quy định: Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm: a) Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; d) phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ "trách nhiệm hữu hạn" viết tắt là "TNHH"; công ty cổ phần, từ “cổ phần” viết tắt là “Cp”; công ty hợp danh, từ “hợp danh” viết tắt là “HD”; doanh nghiệp tư nhân, từ “tư nhân” viết tắt là “TN”. Nghị định 109/2004/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký kinh doanh đã quy định chi tiết hơn về tên doanh nghiệp, theo đó tên phải có ít nhất hai thành tố đó là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể sử dụng “ngành nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp” 3 . Cách quy định như vậy, nên trong thực tế có thể có nhiều doanh nghiệp trùng tên nhau, có tên tương tự như nhau. Mặt khác, việc quản lý tên thương mại ở Việt Nam hiện nay không có sự thống nhất vì có quá nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý lĩnh vực này, xin đơn cử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (mà thực tế là Sở Kế họach và Đầu tư cấp tỉnh) quản lý tên 1 Bài đã đăng trên Tạp chí Thông tin KH&CN Nghệ An, số 3.2010 2 Bút danh của Trần Văn Hải, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Xin tham khảo thêm: Phạm Chí Công, Tìm lời giải cho doanh nghiệp trùng tên, http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/16095/ 1 thương mại của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; Bộ Tài chính quản lý tên thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý tên thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán Do đó đây lại là một nguyên nhân dẫn đến khả năng có nhiều doanh nghiệp trùng tên nhau, có tên tương tự như nhau. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại rất khác nhau: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục SHTT) quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu. Luật SHTT giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về SHTT, còn các bộ khác có trách nhiệm “phối hợp” với các bộ trên trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện chưa hề có một văn bản nào quy định về cơ chế phối hợp. Mối liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại được thể hiện như sau: - Điều 74.2.k Luật SHTT quy định một trong những trường hợp của nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”. - Điều 78.3 Luật SHTT quy định một trong các điều kiện để xác định khả năng phân biệt của tên thương mại là “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được bảo hộ”. Trong thực tế, khi xảy ra tranh chấp giữa một bên là chủ thể quyền của nhãn hiệu được bảo hộ và chủ thể quyền của tên thương mại đã được cấp phép, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng thủ tục nào để giải quyết và cơ quan nào sẽ có thẩm 2 quyền và chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, Bộ Khoa học và Công nghệ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư? 4 Hệ thống đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý do Cục SHTT quản lý được tổ chức rất chặt chẽ, không có khả năng trùng hoặc rất ít trường hợp tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn trên phạm vi toàn quốc. Nhưng tên thương mại lại do quá nhiều cơ quan quản lý như trên nên việc trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhau, tên thương mại trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp quyền SHTT đối với các đối tượng khác nhau mà lỗi không hoàn toàn từ phía các doanh nghiệp. 2. Một số trường hợp có liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại Trong mục này, chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp có liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại. 2.1. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi một phần nhãn hiệu Cách đây khoảng 2 năm, nhiều người không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi nhãn hiệu dịch vụ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988, Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong suốt 20 năm qua, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã lấy tên thương mại Incombank của mình làm nhãn hiệu dịch vụ mà không hề đăng ký với Cục SHTT để được cấp Đăng bạ Quốc gia nhãn hiệu hàng hóa Incombank. Trong khi đó thì Công ty Vàng bạc thuộc Ngân hàng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại 165-169 Hàm Nghi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu Incombank ICB. Ngày 4 Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Một số phân tích về tình trạng xâm phạm và tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 31 - 7/2008 3 14/01/1993 Công ty này đã được Cục SHTT cấp cho quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Incombank ICB. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Công Thương Việt Nam phải vươn ra thị trường nước ngoài, lúc đó mới biết trên thế giới đã có nhiều ngân hàng mang nhãn hiệu Incombank như ở Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc Theo quy định, nhãn hiệu do quốc gia nào cấp văn bằng bảo hộ thì chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia đó, vì thế Ngân hàng Công Thương Việt Nam không thể lấy tên Incombank để hoạt động ở nước ngoài, bởi vậy họ đã buộc phải thay đổi một phần nhãn hiệu từ Incombank thành Vietinbank. Ngày 18/07/2007 Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Vietinbank cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 2.2. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi hoàn toàn nhãn hiệu Ngày 24/5/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 311/TTg về việc thành lập Tổng công ty Lương thực Miền Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD II. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Quyết định số 312/TTg về việc thành lập Tổng công ty Lương thực Miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NORTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD I. Cần lưu ý rằng, VINAFOOD I và VINAFOOD II trong các quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ chỉ là tên thương mại, nhưng một thời gian dài sau đó, cả 2 tổng công ty này đều dùng VINAFOOD I và VINAFOOD II như là nhãn hiệu để in trên bao bì sản phẩm của mình. Ngày 28/06/2002 Tổng công ty Lương thực Miền Nam đã nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VINAFOOD II cho nhóm 29 và 30 và đã được Cục SHTT cấp Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu hàng hóa vào ngày 20/06/2003. Ngày 06/12/2006, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc mới nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VINAFOOD I. Tuy nhiên, Cục SHTT đã không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VINAFOOD I vì đã tương tự tới mức độ gây nhầm 4 lẫn với VINAFOOD II. Do vậy, ngày 17/09/2007, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã phải nộp đơn xin bảo hộ cho nhãn hiệu VNF1 và ngày 05/02/2009 đã được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VINAFOOD I và nhãn hiệu VNF1. Như vậy, cùng xuất phát từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Tổng công ty Lương thực Miền Nam thì được sở hữu nhãn hiệu VINAFOOD II, còn Tổng công ty Lương thực Miền Bắc lại không được sở hữu nhãn hiệu VINAFOOD I mà chỉ được sở hữu nhãn hiệu VNF1. Từ đây, ta thấy rằng khả năng liên tưởng từ tên thương mại đến nhãn hiệu VINAFOOD II là mạnh hơn, người tiêu dùng chỉ cần nhớ tên thương mại hoặc nhãn hiệu là đủ. Nhưng người tiêu dùng cần phải nhớ cả tên thương mại VINAFOOD I và nhãn hiệu VNF1. Thuận lợi về phía doanh nghiệp nào trong trường hợp này thì đã quá rõ. Như vậy Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã buộc phải thay đổi hoàn toàn nhãn hiệu từ VINAFOOD I thành VNF1. 2.3. Doanh nghiệp Nghệ An đã làm như thế nào? Trong bài Thấy gì qua việc nhãn hiệu do các doanh nghiệp Nghệ An đề nghị được bảo hộ hoặc bị từ chối bảo hộ? chúng ta đã biết Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR có trụ sở tại Khu Công nghiệp Bắc Vinh đề nghị được bảo hộ GOLDEN STAR là nhãn hiệu cho sản phẩm nhóm 5, dịch vụ nhóm 35, 40, 44. Nhưng Cục SHTT đã ra thông báo từ chối bảo hộ, vì nhãn hiệu đề nghị đã tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam, tài liệu đối chứng là đăng bạ quốc gia số 44.977. 5 Thực tế thì nhãn hiệu trong tài liệu đối chứng không hề có chữ GOLDEN STAR như doanh nghiệp Nghệ An đề nghị mà đó là nhãn hiệu SAO VÀNG cho nhóm sản phẩm thức ăn cho động vật, gia súc, gia cầm và động vật thủy sản (lưu ý: nhóm sản phẩm này tương tự với nhóm sản phẩm mà Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR đề nghị) do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ xây 5 Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Thấy gì qua việc nhãn hiệu do các doanh nghiệp Nghệ An đề nghị được bảo hộ hoặc bị từ chối bảo hộ? đăng trên cùng số Thông tin KH&CN Nghệ An này. 5 dựng Lê Dương có trụ sở tại số 1278 đường Âu Cơ, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh làm chủ sở hữu. Cho tới thời điểm viết bài này, chúng tôi chưa có thông tin về việc Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi GOLDEN STAR có đề nghị thay đổi nhãn hiệu hay không. Giả định rằng Công ty vẫn gắn nhãn hiệu GOLDEN STAR lên sản phẩm do mình cung cấp cho thị trường thì rất có khả năng sẽ xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ xây dựng Lê Dương. Mong rằng sẽ không xảy ra tranh chấp. 3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu 3.1. Khắc phục việc trùng hoặc tương tự giữa tên thương mại và nhãn hiệu Để khắc phục tình trạng tên thương mại trùng nhau, tên thương mại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, giải pháp trước mắt là phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, trước hết là giữa hai bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nước về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quản lý nhà nước về tên thương mại). Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp đăng ký kinh doanh phải tra cứu các thông tin về tình trạng pháp lý của các đối tượng sở hữu công nghiệp (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) để tránh cấp tên thương mại trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Về lâu dài, cần nghiên cứu mô hình chỉ một cơ quan duy nhất có quyền quản lý thống nhất các đối tượng của quyền SHTT, mặc dù việc thực hiện giải pháp này sẽ phức tạp hơn. 3.2. Về việc lấy tên thương mại làm nhãn hiệu Các doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại hoặc một phần tên thương mại của mình để làm nhãn hiệu, nhưng phải lưu ý rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tự động phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, nhưng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì phải đăng ký bảo hộ, 6 bởi vậy không nên mặc nhiên lấy tên thương mại làm nhãn hiệu như trường hợp VINAFOOD I như đã nêu. Trên thế giới đã có không ít trường hợp doanh nghiệp lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu như: SONY, TOSHIBA, HONDA Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp không lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu như trường hợp điển hình là UNILEVER, tập đoàn hiện đang sở hữu khoảng trên 1.600 nhãn hiệu: LIPTON, OMO, P/S nhưng chưa bao giờ lấy UNILEVER làm nhãn hiệu sản phẩm. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều doanh nghiệp lấy tên doanh nghiệp hoặc một phần tên doanh nghiệp của mình làm nhãn hiệu, ví dụ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy một phần trong tên giao dịch quốc tế Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, để làm nhãn hiệu AGRIBANK, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng lấy một phần trong tên giao dịch quốc tế Joint stock Bank for Foreign Trade of Vietnam) để làm nhãn hiệu Vietcombank. Ở Nghệ An, cũng có doanh nghiệp đã lấy tên của mình làm nhãn hiệu, ví dụ Công ty rau quả 19/5 Nghệ An đã lấy CAM VINH CTY RAU QUA 19/5 NGHE AN làm nhãn hiệu, Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An đã lấy CONG TY CO PHAN THUY SAN NGHE AN TS 1959 làm nhãn hiệu. Nhưng theo chúng tôi thì cả hai nhãn hiệu này đều khó nhớ và cả hai doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu độc quyền của nhãn hiệu đều không có quyền ngăn cấm những chủ thể khác lấy bất kỳ một thành phần nào của nhãn hiệu gắn lên sản phẩm của họ, bởi vì cả hai nhãn hiệu trên được bảo hộ tổng thể, chứ không bảo hộ “cam Vinh”, “rau quả”, “thủy sản” 3.3. Về khả năng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài Pháp luật không cấm lấy tên thương mại làm nhãn hiệu, nếu nó không trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác đang còn hiệu lực bảo hộ. Nhưng các doanh nghiệp nên lưu ý rằng, Thỏa ước Madrid về 7 đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa chỉ dựa trên “đăng ký quốc gia” về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa chỉ dựa trên “đơn quốc gia” về nhãn hiệu. Bởi vậy, các doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, trước hết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam (kể cả trường hợp sử dụng ngay tên thương mại của mình làm nhãn hiệu), sau đó có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài theo 2 cách: - Cách 1: theo quy định của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp tại các nước không là thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa (số lượng các nước này khá nhiều, trong đó có các nước lớn như: Mỹ, Anh, Ôxtrâylia, Canađa, Nhật Bản ), thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại cơ quan sở hữu công nghiệp của nước đó. - Cách 2: theo quy định của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên (hiện có 56 nước tham gia Thỏa ước Madrid), doanh nghiệp chỉ cần nộp 01 đơn đăng ký bằng tiếng Pháp cho cơ quan duy nhất là Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua Cục SHTT Việt Nam để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nhiều quốc gia. Các doanh nghiệp hiện đang là chủ sở hữu của các nhãn hiệu không có thành phần phân biệt (6) , nếu muốn xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ ra nước ngoài cần phải sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó tại quốc gia có thị trường tiêu thụ. Trong trường hợp bị từ chối, có thể chọn 2 cách: - Cách 1: không dùng nhãn hiệu bị từ chối ở nước ngoài đối với thị trường trong nước, chọn một nhãn hiệu khác có thành phần phân biệt cao để đăng ký đồng 6() Ví dụ Incombank (liên tưởng đến công nghiệp, thương mại, ngân hàng), tất cả các từ gạch chân đều không có khả năng phân biệt nên doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể lấy làm tên giao dịch. Đối với Vietcombank (liên tưởng đến Việt Nam, thương mại, ngân hàng), trong các từ gạch chân vừa nêu thì Việt Nam là thành phần phân biệt với các chủ thể nước ngoài vì nó là tên quốc gia. Do đó ít có khả năng trùng với một nhãn hiệu khác đã được bảo hộ ở nước ngoài. 8 thời ở trong nước và nước ngoài (như trường hợp Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã chọn nhãn hiệu Vietinbank). - Cách 2: vẫn dùng nhãn hiệu bị từ chối ở nước ngoài đối với thị trường trong nước, chọn một nhãn hiệu khác có thành phần phân biệt cao để đăng ký đồng thời ở trong nước và nước ngoài. Như vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp dùng đồng thời 2 nhãn hiệu: 1 nhãn hiệu chỉ cho trong nước và 1 nhãn hiệu cho cả trong nước và nước ngoài. 3.4. Khắc phục khả năng nhãn hiệu đề nghị tương tự về ý nghĩa với nhãn hiệu và tên thương mại đối chứng Cần đặc biệt lưu ý về khả năng tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn về mặt ý nghĩa, nhất là đối với các trường hợp nhãn hiệu đề nghị và nhãn hiệu đối chứng là tiếng nước ngoài. Chúng ta xét các ví dụ sau đây: - Nhãn hiệu đề nghị là GOLDEN STAR mà nhãn hiệu đối chứng (tra trong thư viện điện tử IPLib như bài Thấy gì qua việc nhãn hiệu do các doanh nghiệp Nghệ An đề nghị được bảo hộ hoặc bị từ chối bảo hộ? đã giới thiệu) là SAO VÀNG cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ hoặc cho sản phẩm/dịch vụ tương tự thì khả năng bị từ chối bảo hộ là có thể. - Cũng tương tự như vậy đối với trường hợp Sunflower và Hoa hướng dương, Eagle và Đại bàng - Giả định rằng doanh nghiệp A được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mở tiệm kinh doanh trà, cafe dưới tên Cherryblossom. Doanh nghiệp B gắn nhãn hiệu Hoa Anh đào lên sản phẩm trà, cafe do mình cung cấp cho thị trường. Khả năng xảy ra tranh chấp giữa A và B là có thể. Qua việc phân tích mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại như vừa trình bày ở trên, chúng tôi rất mong các doanh nghiệp Nghệ An lưu ý để bảo vệ tài 9 sản trí tuệ của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.,. 10 . MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI 1 Trần Hải Linh 2 1. Tổng quan về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng độc lập. liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại Trong mục này, chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp có liên quan giữa nhãn hiệu và tên thương mại. 2.1. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi một phần nhãn. thời 2 nhãn hiệu: 1 nhãn hiệu chỉ cho trong nước và 1 nhãn hiệu cho cả trong nước và nước ngoài. 3.4. Khắc phục khả năng nhãn hiệu đề nghị tương tự về ý nghĩa với nhãn hiệu và tên thương mại đối

Ngày đăng: 08/07/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan