1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

122 209 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã/phường/thị trấn vữngvàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức vàtrình độ năng lực để thực t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi cũng xin camđoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Minh Phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, để hoàn thành được bản luận văn này, vớitình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy,

cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học

Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS Hà Xuân Vấn, người thầy đã tậntình hướng dẫn khoa học, dành cho tác giả những lời chỉ bảo ân cần với những kiếnthức và kinh nghiệm quý báu giúp tác giả vững tin, vượt qua khó khăn trong quátrình nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế; Phòng Đào tạosau đại học, các Khoa, Phòng ban chức năng của Trường đã trực tiếp hoặc gián tiếpgiúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này

Và tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân,Phòng Nội vụ, Chi cục thống kê huyện Phú Lộc, Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân và cán bộ,công chức, người dân các xã ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng bạn bè, đồngnghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ, cung cấp tư liệu đóng góp ý kiến cho tácgiả trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng có hạn nên luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo đóng góp, giúp đỡ để luậnvăn được hoàn thiện hơn

Huế, ngày 01 tháng 11 năm 2018

TÁC GIẢ

Nguyễn Minh Phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên: NGUYỄN MINH PHƯƠNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 8.31.01.02

Niên khóa: 2016 – 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ XUÂN VẤN

Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiếnlược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trongnhững năm qua, huyện Phú Lộc đã chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức cấp xã bằng nhiều hoạt động Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cán bộ, công chứccấp xã tại huyện Phú Lộc chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cấp

xã đi sâu phân tích thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địabàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2017 Kết hợp cácphương pháp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ, côngchức cấp xã đối với công việc cũng như sự hài lòng của người dân đối với cán bộ,công chức cấp xã Dữ liệu sơ cấp được xử lý phân tích trên máy tính với sự hỗ trỡcủa phần mềm Excel

3 Kết quả nghiên cứu

Luận văn đã nghiên cứu thực tế, phân tích và đánh giá nêu bật được các ưuđiểm và hạn chế trong quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã, qua đó kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Những đóng góp của đề tài 5

7 Kết cấu của đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 6

1.1 Cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ công chức cấp xã và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Phân loại, vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã 11

1.1.3 Nội dung nâng cao chất lượng và đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .18

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 22

1.1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã 26

1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .29

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 29

1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An 30

1.2.3 Kinh nghiệm của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 31

1.2.4 Kinh nghiệm của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 32

1.2.5 Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 35

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36

2.1.3 Thuận lợi và khó khăn của địa bàn nghiên cứu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 40

2.2 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 41

2.2.1 Quy mô, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 41

2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 51

2.2.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 58

2.2.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã qua phiếu điều tra 66

2.3 Đánh giá chung thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lộc 79

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 79

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 81

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 84

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

3.1 Phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .84

3.1.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .84

3.1.2 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .85

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 86

3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 86

3.2.2 Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ 87

3.2.3 Đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã 88

3.2.4 Cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo các chế độ, chính sách vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 89

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 90

3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch từng chức vụ, chức danh 91

3.2.7 Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hợp lý 92

3.2.8 Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .93

3.2.9 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND xã, thị trấn 93

3.2.10 Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 KẾT LUẬN 96

2 KIẾN NGHỊ 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 102

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã 15Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Phú Lộc,

giai đoạn 2013 – 2017 37Bảng 2.2: Dân số, lao động các xã của huyện Phú Lộc năm 2017 38Bảng 2.3: Quy mô đội ngũ CB, CC cấp xã huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 – 2017 42Bảng 2.4: Quy mô đội ngũ CB, CC các xã của huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 – 2017

43Bảng 2.5: Cơ cấu đội ngũ CB, CC cấp xã, huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 – 2017 46Bảng 2.6: Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ CB, CC của huyện Phú Lộc năm 2017 49Bảng 2.7: Sức khỏe đội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc năm 2017 52Bảng 2.8: Tỷ lệ nghỉ phép của đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện Phú Lộc giai đoạn

2013 – 2017 52Bảng 2.9: Chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 –

2017 54Bảng 2.10: Kết quả tuyển dụng công chức cấp xã của huyện Phú Lộc năm 2017 .60Bảng 2.11: Số lượng lớp đào tạo đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện Phú Lộc, giai

đoạn 2013 – 2017 62Bảng 2.12: Kết quả đánh giá, xếp loại CB, CC cấp xã ở huyện Phú Lộc, giai đoạn

2013- 2017 65Bảng 2.13: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn 67Bảng 2.14: Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC cấp xã qua phiếu

điều tra 68Bảng 2.15: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB, CC cấp xã là đảng viên năm 2017

qua phiếu điều tra 69Bảng 2.16: Tự đánh giá của đội ngũ CB, CC cấp xã về kỹ năng công việc qua phiếu

điều tra 70Bảng 2.17: Tự đánh giá của CB, CC cấp xã về khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

qua phiếu điều tra 71ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Bảng 2.18: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CB, CC cấp xã năm 2017 qua phiếu

điều tra 72Bảng 2.19: Tự đánh giá của CB, CC cấp xã về công tác đào tạo, bồi dưỡng qua phiếu

điều tra 73Bảng 2.20: Tự đánh giá của người dân về quá trình giải quyết công việc của đội ngũ

CB, CC cấp xã qua phiếu điều tra 75Bảng 2.21: Đánh giá của người dân về tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CB, CC cấp

xã qua phiếu điều tra 76Bảng 2.22: Đánh giá của người dân về chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã qua phiếu

điều tra 76Bảng 2.23: Đánh giá của người dân về đội ngũ CB, CC cấp xã qua phiếu điều tra 77Bảng 2.24: Đánh giá của người dân về mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết

bị phục vụ người dân ở cấp xã 78

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Quy mô đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện Phú Lộc giai đoạn 2013 –

2017 .42Biểu đồ 2.2 Quy mô đội ngũ CB, CC cấp xã theo giới tính của huyện Phú Lộc giai

đoạn 2013 – 2017 .47Biểu đồ 2.3 Cơ cấu đội ngũ CB, CC cấp xã tính theo độ tuổi huyện Phú Lộc giai

đoạn 2013 – 2017 .48Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nghỉ phép của đội ngũ CB, CC cấp xã giai đoạn 2013 - 2017 53

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CT – XH : Chính trị - Xã hội

UBMTTQVN : Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

XHCNĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ: Xã hội chủ nghĩa

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính quyền Nhà nước ở cơ sở (Chính quyền cấp xã/phường/thị trấn), có vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nước, là chỗ dựa, làcông cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sởcho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn Thực tếcho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc thựchiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước

Họ là những cán bộ, công chức (CB, CC) trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, vận động

và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước trên địa bàn dân cư, giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm

sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của địa phương, duy trì trật tự, an ninh, antoàn xã hội trên địa bàn cấp xã Do tính chất công việc của cấp xã/phường/thị trấn,

CB, CC vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt các Nghịquyết, Chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm tình hình thực tiễn ở địa phương để từ đó

đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn, thiết thực, phù hợp

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã/phường/thị trấn vữngvàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức vàtrình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

Những năm qua, đội ngũ CB, CC của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và củahuyện Phú Lộc nói riêng, đặc biệt là CB, CC cấp xã không ngừng trưởng thành cả

về số lượng và chất lượng; kiến thức về năng lực thực tiễn không ngừng được nânglên, hầu hết có bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường, quyết tâm thực hiện côngcuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, có tâm huyết và hoài bão gópphần xây dựng huyện Phú Lộc trở thành trung tâm phát triển kinh tế mạnh của tỉnhThừa Thiên Huế; một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh, của vùng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung Đầu tư phát triển Phú Lộctrở thành một đô thị hiện đại, sinh thái, công nghệ cao trong tương lai với trung tâm

là đô thị Chân Mây - Lăng Cô

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc chưa đồng bộgiữa số lượng, chất lượng và cơ cấu Còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lýluận Chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Chất lượng đội ngũ CB, CC cấp

xã chưa cao; một bộ phận không nhỏ CB, CC đang chạy theo bằng cấp Hiện naycòn nhiều bất cập trong việc đào tạo và sử dụng CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc,đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ vớiyêu cầu chuẩn hóa đội ngũ Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng từ đó đềxuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CCcấp xã tại huyện Phú Lộc là một việc làm thực sự cấp bách, cần thiết trong giai đoạnhiện nay

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề

tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam nói chung và trường Đại học kinh tế, Đại học Huế nói riêng, trongnhững năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũCBCC, đáng chú ý là:

Bùi Thị Trúc Phương (2013), Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn ởhuyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh,Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Đặng Văn Châu (2014), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ quản trị kinhdoanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Đoàn Văn Tình (2015), bài báo: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh”, đăng trên

tạp chí điện tử Tổ chức Nhà nước ngày 16/3/2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Nguyễn Thị Hồng Dung (2015), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcđáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An,Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

Lê Thị Tuyết Nhung (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Huế

Và một số sách, bài báo, bài phát biểu có liên quan khác Tất cả những côngtrình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC trên tiếp cận nhiềugóc độ, nhiều địa bàn và có nhiều ý kiến, quan điểm phù hợp, có giá trị về mặt lýluận và thực tiễn, là nguồn tư liệu quý giá đề kế thừa, vận dụng, phát triển Tuynhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chấtlượng đội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.2 Mục tiêu cụ thể

Một là, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ CB, CC cấp xã

và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp

xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định những kết quả đạt được,những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

4.Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CCcấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

4.2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

- Về không gian: trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2013 – 2017, đề ra giải pháp đến năm 2025

- Về nội dung: nghiên cứu chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã về sức khỏe,trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức chính trị

5.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước để phân tích mốiquan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm

2017, các báo cáo tổng kết của UBND các xã trên địa bàn huyện và tài liệu báo cáo củatỉnh Thừa Thiên Huế, của huyện Phú Lộc trong giai đoạn 2013 – 2017 Ngoài ra, dữ liệucòn thu thập thông qua các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua: việc khảo sát ý kiến của các đối tượng cóliên quan như ý kiến của người dân, tổ chức đến làm việc với UBND xã và từ ý kiến CB,

CC các xã trên địa bàn nghiên cứu Việc khảo sát ý kiến được thực hiện thông qua phiếukhảo sát được thiết kế sẵn

Phương pháp điều tra bảng hỏi, xác định được số lượng bảng hỏi là 81 mẫudành cho CB, CC cấp xã (Xác định dựa theo công thức tính cỡ mẫu, n = N/ 1 + N*

e2; trong đó N = 416, e = 10%) và 90 mẫu dành cho người dân (mỗi xã chọn ngẫunhiên 10 người), trên địa bàn 7 xã và 2 thị trấn (trong đó chọn 1/2 xã miền núi, 5/10

xã đồng bằng, 3/6 xã vùng biển) Mục đích để đánh giá việc làm, thu nhập, thựctrạng chất lượng, những mặt đạt được và khó khăn hạn chế từ đó đưa ra các đánhgiá, đề xuất, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC tại huyện Phú Lộc trongthời gian tới Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và sosánh thống kê, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel

Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh số liệu thứ cấp thôngqua các báo cáo của các cơ quan chức năng của huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

6 Những đóng góp của đề tài

Một là, bằng nghiên cứu thực tế phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao chấtlượng đội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn2013– 2017, nêu bật được các ưu điểm và hạn chế trong quá trình nâng cao chấtlượng đội ngũ CB, CC cấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hai là, đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CCcấp xã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đềtài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã

Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãtại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã tại huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

- Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước ta

được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường Đơn vị hành chính - kinh tế (HC – KT) đặc biệt do Quốc hội thành lập” [25, 26].

- Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: “CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp CQĐP gồm có HĐND

và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị HC –

KT đặc biệt do luật định” Có ba cấp đơn vị hành chính phổ biến là cấp tỉnh, cấp

huyện, cấp xã và một cấp không phổ biến là đơn vị HC – KT đặc biệt [25, 27]

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2016 Đây là cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện bộmáy nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đấtnước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và hội

nhập quốc tế Theo đó, chính quyền cấp xã (CQCX): “là cấp chính quyền địa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

- Từ những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm CQCX như sau: CQCXbao gồm HĐND và UBND xã thực hiện quyền lực Nhà nước ở địa phương, là cầunối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân địa phương, có chứcnăng thay mặt nhân dân, căn cứ vào nhân dân để thực hiện hoạt động quản lý nhànước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địaphương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà Nước và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên đượctriển khai thực hiện.

- Đặc điểm của chính quyền cấp xã

Thứ nhất, CQCX có HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

UBND xã do HĐND xã bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND xã và là cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương

Thứ hai, CQCX chỉ bao gồm HĐND xã là cơ quan quyền lực nhà nước, là cơ

quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân và UBND xã là cơ quan chấphành, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không có các cơ quan tư pháp(Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân)

Thứ ba, CQCX là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an

ninh, quốc phòng trên địa bàn cơ sở HĐND xã ra nghị quyết, biện pháp thực hiện,UBND xã ra quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến các mặtcủa đời sống KT – XH tại địa phương

Thứ tư, CQCX là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống

Thứ năm, CQCX là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là

cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắmbắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân là nơi trực tiếp giải quyết các vấn

đề của người dân Dưới CQCX không còn cấp quản lý nào khác Mọi vấn đề liênquan đến đời sống của người dân đều do CQCX trực tiếp thực hiện

Thứ sáu, CQCX được hình thành dựa trên nền tảng những điểm quần cư, liên

kết dân cư trong một khối liên hoàn thống nhất Mọi vấn đề của đơn vị hành chínhcấp xã đều liên quan chặt chẽ với nhau, được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hòacác lợi ích: Nhà nước – dân cư và dân cư – dân cư [26, 21]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Phân loại các đơn vị hành chính cấp xã

Theo Nghị định số 159/2005 của Chính phủ ban hành ngày 27/12/2005, dựa trêncác tiêu chí cụ thể phân loại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm ba loại:

Xã, phường, thị trấn loại I; Xã, phường, thị trấn loại II; Xã, phường, thị trấn loại III.Việc phân loại này dựa trên 3 tiêu chí: Dân số, diện tích, các yếu tố đặc thù.Trên cơ sở tính điểm cụ thể dựa vào 3 tiêu chí trên, việc phân loại đơn vị hànhchính cấp xã, phường, thị trấn căn cứ vào khung điểm sau:

+ Từ 221 điểm trở lên: xã, phường, thị trấn loại I

+ Từ 141 đến 220 điểm: xã, phường, thị trấn loại II

+ Từ 140 điểm trở xuống: xã, phường, thị trấn loại III [7, 3]

1.1.1.2 Cán bộ, công chức

Theo quy định của Luật CB, CC được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Namkhóa XII thông qua vào kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2010 thì khái niệm CB, CC cụ thể như sau:

- Cán bộ: “là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (CT – XH) ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [24, 1].

- Công chức: “là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức CT – XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ

sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức CT – XH, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

1.1.1.3 Cán bộ, công chức cấp xã

- Cán bộ cấp xã, phường, thị trấn: “là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức CT – XH” [24, 2].

- Công chức cấp xã, phường, thị trấn: “là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [24, 2].

- CB, CC cấp xã có cán bộ chuyên trách và những người hoạt động khôngchuyên trách CB, CC chuyên trách ở cấp xã là những người phải dành toàn bộ hoặcphần lớn thời gian lao động để thực hiện các chức trách công vụ được giao, có chế

độ làm việc và hưởng chế độ, chính sách cơ bản như đối với CB, CC Nhà nước.Người hoạt động không chuyên trách là những người chỉ tham gia thực hiện cácchức trách công vụ trong một phần thời gian lao động Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhquy định khung về số lượng và mức phụ cấp cho những người hoạt động khôngchuyên trách trong hệ thống chính quyền cơ sở cấp xã (kể cả Trưởng thôn)

1.1.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểu thị ra bên ngoàicác thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật Quan niệm chung nhất về “chấtlượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc Nói đếnchất lượng là nói tới hai vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo nên cái

bản chất của một con người, một sự vật, sự việc

Thứ hai, những phẩm chất, những đặc tính, những giá trị đó đáp ứng đến đâu

những yêu cầu đã được xác định về con người, sự vật, sự việc đó ở một thời gian vàkhông gian xác định Tuy nhiên, những điều này có tính ổn định tương đối, thay đổi

do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan [37]

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng đội ngũ CB, CC là: “tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của đội ngũ CB, CC về mặt con người và các mặt hoạt động, quy định, phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ CB, CC trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế”

[18, 10]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Theo đó, chất lượng đội ngũ CB, CC có tính ổn định tương đối, có thể cao hoặcthấp do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan, không bất biến, thườngxuyên vận động, biến đổi, phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ; chịu sự tác động mạnh mẽcủa thực tiễn và phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của mỗingười CB, CC.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã: “là tổng hòa cả ba mặt, sức khỏe, trình độ chuyên môn nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức chính trị của từng CB, CC tập hợp thành một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện, thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ kết hợp với cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của đội ngũ CB, CC cấp xã” [18, 11].

Chất lượng của đội ngũ CB, CC cấp xã có vai trò quan trọng, quyết định sựphát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xâydựng đội ngũ CB, CC cấp xã, thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, các vănbản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã

Chất lượng từng CB, CC cấp xã được biểu hiện cụ thể thông qua tình trạngsức khỏe để thực hiện công việc; chất lượng lao động, khả năng triển khai, hoànthành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân dân trong thực thi côngviệc; năng lực chuyên môn, trình độ phẩm chất đạo đức, chính trị; khả năng thíchứng với tiến trình cải cách hành chính hiện nay Ngoài ra, chất lượng đội ngũ CB,

CC cấp xã còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa cán bộ với nhau: sự phối, kết hợptrong công tác, triển khai nhằm hoàn thành công việc, nhiệm vụ; ủng hộ giúp đỡnhau trong quá trình công tác

Như vậy, có thể nói chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC cấp xãnói riêng bao gồm:

+ Chất lượng của từng CB, CC, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức, trình

độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng của từng CB, CC là yếu tố

cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

+ Chất lượng của cả đội ngũ, một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu được tổ chứckhoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý về số lượng, giới tính, độ tuổi, được phân bố trên

cơ sở các địa phương, đơn vị

1.1.1.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã là một nội dung quan trọng củaphát triển đội ngũ CB, CC, đó là hoạt động nâng cao về sức khỏe, trình độ chuyên mônnghề nghiệp và phẩm chất đạo đức chính trị của người CB, CC cấp xã Qua đó, nângcao chất lượng, nâng cao giá trị, trình độ và kỹ năng của đội ngũ CB, CC cấp xã

- Dựa vào khái niệm chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã, chúng ta có thể hiểu

nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã: “là tổng thể các biện pháp có tổ chức,

có tính định hướng tác động lên tập hợp tất cả các thuộc tính và sự phối hợp hoạt động của đội ngũ CB, CC cấp xã làm cho thay đổi về chất cao hơn so với thời điểm chưa tác động Về cơ bản là tăng giá trị của người CB, CC về phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực để có thể hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của chính quyền cấp

xã và của chính bản thân người CB, CC đó” [18, 12].

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã được hiểu cụ thể là tập hợpnhững giải pháp có tác động tích cực đến chất lượng của từng CB, CC trong cơquan hành chính cấp xã, khả năng phối kết hợp giữa các cá nhân trong tập thể đápứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị được giao

- Hội nhập và phát triển là xu hướng tất yếu của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay, đây là cơ hội và cũng là thách thức cho từng cấp chính quyền Muốn thực sựhội nhập và phát triển mọi cấp chính quyền điều phải xây dựng cho mình một độingũ CB, CC có đủ năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng

và nhân dân giao phó Đặc biệt là chính quyền cấp xã, nơi trực tiếp tuyên truyền,phổ biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước thì việc nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ

CB, CC lại càng quan trọng, cấp thiết hơn

1.1.2 Phân loại, vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

1.1.2.1 Phân loại cán bộ, công chức cấp xã

Phân loại CB, CC cấp xã được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, công chức đãđược Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Nghị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

định số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một sốchế độ, chính sách đối với CB, CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã Quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chínhsách đối với CB, CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động khôngchuyên trách ở cấp xã [8].

- Về chức vụ, chức danh:

Thứ nhất, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịchUBMTTQVN; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội LHPN ViệtNam;Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cóhoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);Chủ tịch Hội CCB Việt Nam [24, 23-24]

Thứ hai, công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ

huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môitrường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môitrường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội [24,

23 - 24]

- Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã:

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấpxã; cụ thể như sau:

+ Cấp xã loại 1: không quá 25 người;

+ Cấp xã loại 2: không quá 23 người;

+ Cấp xã loại 3: không quá 21 người [8, 2];

Số lượng CB, CC cấp xã quy định trên bao gồm cả CB, CC được luân chuyển,điều động, biệt phái về cấp xã

Việc quy định cụ thể về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đốivới CB, CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách chế độ công vụ ở Việt Nam, có ý nghĩađặc biệt quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

1.1.2.2 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

CB, CC nói chung và cấp xã nói riêng là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà

nước, đoàn thể nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói cán bộ “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [20, 269] Như vậy, CB, CC nói chung và CB,

CC cấp xã nói riêng có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnhđạo Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của CB, CC là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phâncông, và quyền lực của CB, CC cũng như nhiệm vụ của người CB, CC là do nhândân giao cho

Đội ngũ CB, CC cấp xã có vai trò vô cùng quan trọng:

- Đội ngũ CB, CC cấp xã là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết địnhtrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn, đồng thời tiếp thu tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt kịp thời những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống

để phản ánh lên cấp trên, là một nguồn lực quan trọng trong công cuộc CNH, HĐHđất nước

- Đội ngũ CB, CC cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoànthiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ, cải cách hànhchính Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chínhtrị nói chung, được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của độingũ CB, CC cấp xã

- Đội ngũ CB, CC cấp xã góp phần nâng cao các mặt công tác, khơi dậy nguồnlực của nhân dân, nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sốngnhân dân được nâng lên đáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT - XH, xâydựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương

và trên địa bàn cấp xã

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

- Đội ngũ CB, CC cấp xã có vai trò lãnh đạo quá trình thực hiện dân chủ tạiđịa bàn xã và trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện và đảm bảo việc thực hiện dânchủ ở cơ sở được diễn ra đúng quy định.

- Đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC nói riêng là chủ thể tiến hành cải cáchhành chính (CCHC), đồng thời là đối tượng của công cuộc cải cách này Đội ngũ

CB, CC cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng trong CCHC nhà nước cấp cơ sở Làchủ thể xây dựng và triển khai thực hiện các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực,góp phần thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân

1.1.2.3 Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

Tiêu chuẩn đối với CB,CC cấp xã được quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ-CPngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức cấp xã; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày05/12/2011 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ; Thông tư số 06/2012/TT-BNVngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể,nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định:

- Tiêu chuẩn chung

Thứ nhất, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương

Thứ hai, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với

dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức kỷluật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, đượcnhân dân tín nhiệm

Thứ ba, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng,

chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực

và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [1, 2]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

- Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã

TC trởlên Chứng chỉ

2 Phó Bí thư ĐU <45 giữ chức vụ

TC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

TC trởlên Chứng chỉ

TC trởlên Chứng chỉ

TC trởlên Chứng chỉ

TC trởlên Chứng chỉ

SC trởlên Chứng chỉ

SC trởlên Chứng chỉ

SC trởlên Chứng chỉ

SC trởlên Chứng chỉ

SC trởlên Chứng chỉĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

TC trởlên Chứng chỉ

2 CHT Quân sự < 35 khi tuyển

SC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

3 Văn phòng - Thống kê < 35 khi tuyển

SC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

TC trởlên Chứng chỉ

5 Tài chính - Kế toán < 35 khi tuyển

SC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

6 Tư pháp - Hộ tịch < 35 khi tuyển

SC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

7 Văn hóa - Xã hội < 35 khi tuyển

SC trởlên

TC trởlên Chứng chỉ

Nguồn: [1, 2-3] + Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã:

 Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ: Tuổi đời không quá 45 tuổi khi tham gia giữchức vụ lần đầu; học vấn: Có trình độ tốt nghiệp THPT; lý luận chính trị: Có trình

độ trung cấp chính trị trở lên; chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đôthị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồidưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham giagiữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồidưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước,nghiệp vụ quản lý kinh tế [1, 2]

 Chủ tịch UBMTTQVN, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch HộiLHPN, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội CCB: không quá 60 tuổi đối với nam,không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Bí thư Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh: không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác; Chủ tịch Hội

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

LHPN, Chủ tịch Hội Nông dân: không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổiđối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu; Chủ tịch Hội CCB: không quá 65 tuổikhi tham gia giữ chức vụ Có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên ở khu vực đồngbằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi Có trình độ sơ cấp lý luậnchính trị và tương đương trở lên Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trởlên [1, 3]

 Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND: Tuổi đời: do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyđịnh phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầuphải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ; Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp THPT;

Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng;khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơcấp trở lên; Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đãqua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiếnthức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cấp xã [1, 4]

 Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND: Tuổi đời: tuổi đời của Chủ tịch và Phó chủ tịchUBND do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địaphương nhưng tuổi tham gia lầnđầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ; Họcvấn: Có trình độ tốt nghiệp THPT; Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trởlên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trịtương đương trình độ sơ cấp trở lên; Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, cótrình độ trung cấp chuyên môn trở lên Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải cótrình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên mônphải phù hợp với đặc điểm

KT – XH của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Đã được bồidưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế

+ Đối với công chức chuyên môn:

 Tiêu chuẩn của công chức chuyên môn cấp xã được Bộ Nội vụ quy định cụthể tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Theo đó, độ tuổi: đủ 18 tuổitrở lên; có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT; sau khi được tuyển dụng phải được

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên Có chứng chỉtin học văn phòng trình độ A trở lên Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trungcấp trở lên (ở vùng đồng bằng) Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đàotạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chínhtrị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm [4, 5].

 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh công tác, cụthể: Công chức Tài chính - Kế toán phải có chuyên môn về tài chính, kế toán; côngchức Tư pháp - Hộ tịch phải có chuyên môn về ngành luật; công chức Địa chính -Xây dựng phải có chuyên môn về địa chính hoặc xây dựng; công chức Văn phòng -Thống kê phải có chuyên môn về văn thư, lưu trữ hoặc hành chính, luật; công chứcVăn hóa - Xã hội phải có chuyên môn về văn hóa nghệ thuật hoặc quản lý văn hóa -thông tin hoặc Lao động - Thương binh và xã hội [4, 5 - 9]

 Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu đượcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độtrung cấp trở lên; phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàncông tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khituyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn côngtác được phân công [4, 10]

 Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự và TrưởngCông an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chứcdanh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theotiêu chuẩn chung cụ thể đối với công chức chuyên môn Văn phòng - Thống kê, Địachính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính -Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - Kế toán, Tư pháp -

Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội [4, 9 -10]

1.1.3 Nội dung nâng cao chất lượng và đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.1.3.1 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Nâng cao sức khỏe:

Đội ngũ CB, CC cấp xã đều phải có sức khỏe tốt dù làm công việc gì, vị trí côngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

khỏe là một nội dung quan quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CCcấp xã Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và trong tương lai.Nâng cao sức khỏe của con người nói chung và của đội ngũ CB, CC cấp xãnói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế địa phương, chế độlàm việc và nghỉ phép, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… Vì vậyviệc nâng cao sức khỏe cho đội ngũ CB, CC cấp xã ở mỗi địa phương, mỗi cơ quanđơn vị phải dựa vào thực trạng của đội ngũ CB, CC và điều kiện cụ thể của từng địaphương để có những nội dung phù hợp.

Yêu cầu nâng cao sức khỏe của CB, CC cấp xã không chỉ là công việc màcòn là yêu cầu cần phải duy trì thường xuyên đối với đội ngũ CB, CC Nâng caosức khỏe cho đội ngũ CB, CC cấp xã chính là giảm thời gian nghỉ phép do ốmđau, khám chữa bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ CB, CC cấp xã để thựchiện công việc trong hoàn cảnh áp lực cao Việc nâng cao sức khỏe cho đội ngũ

CB, CC cấp xã được thực hiện thông qua các hoạt động như: tổ chức khám sứckhỏe định kỳ, đảm môi trường làm việc, tổ chức các hoạt động văn hóa vănnghệ, thể dục thể thao…

- Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp:

Trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp hay trí lực là năng lực trí tuệ, tinhthần, là trình độ phát triển trí tuệ, là học vấn, chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năngnghiệp vụ, tay nghề Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nócàng có vai trò quyết định trong phát triển nguồn lực con người đặc biệt trong thờiđại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay Vì vậy việc nâng cao trình độ vănhóa, chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ CB, CC cấp xã có đủ kiến thức về nhiềumặt liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, vừa tổng hợp, vừa chuyên sâu làmột công việc và là nội dung đặc biệt quan trọng trong nội dung nâng cao chấtlượng đội ngũ CB, CC cấp xã [35]

Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC cấp

xã thể hiện qua việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lýluận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ

CB, CC cơ sở Vì vậy yêu cầu cao nhất trong nội dung này là đội ngũ CB, CC cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

xã phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ của ngành làm việc, phải am hiểu vềnghề, thực hiện đúng và đầy đủ những chính sách của Đảng và Nhà nước đối vớinhân dân, đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Luật CB, CCquy định.

Nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ CB, CC cấp

xã đáp ứng đủ tiêu chuẩn đã và đang là công tác được các cấp ủy Đảng, chính quyềncác cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát, đổi mới phù hợp với tình hình của từng địaphương, từng nhiệm vụ mỗi CB, CC đảm nhiệm thông qua: các văn bản chỉ đạo,các lớp đào tạo bồi dưỡng, các lớp tập huấn, các hội thảo… để thực hiện ngày càngtốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã

- Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị:

Phẩm chất đạo đức chính trị là sức mạnh tâm lý của con người Nâng caophẩm chất đạo đức chính trị thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm vềđộng cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật laođộng, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả nănglàm việc tập thể… của đội ngũ CB, CC cấp xã ngày càng cao Nâng cao phẩmchất đạo đức chính trị là nâng cao nhân cách, thẩm mỹ, quan điểm sống, thể hiệnnét văn hóa của người CB, CC là cơ sở tâm lý cho việc nâng cao năng lực sángtạo của họ trong lao động

Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị là nâng cao năng lực và ý chí, là sựnâng cao mong muốn sử dụng hết sức lực của mình, bao gồm sức mạnh ý chí vàtinh thần dồn hết vào công việc, để hoàn thành tốt nhất công việc Phẩm chất đạođức chính trị không được nâng cao sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong công việc, không hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị cho đội ngũ CB, CC cấp xã còn bao gồmnâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức.Nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ, công việcđược giao, không chia bè phái, chia rẽ nội bộ Và còn bao gồm cả nâng cao ý thức xâydựng, chung tay góp sức vì mục tiêu chung, lý tưởng chung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị còn được hiểu là nâng cao lương tâm nghềnghiệp Đó là nâng cao ý thức, thái độ lương thiện, không quan liêu, sách nhiễu nhândân, không lợi dụng quyền hành để làm những việc trái lương tâm, pháp luật.

Nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị là nội dung quan trọng trong nâng caochất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã Nâng cao phẩm chất đạo dức cho đội ngũ CB,

CC cấp xã được thực hiện thông qua: tổ chức các buổi học tập, quán triệt Nghịquyết của Đảng; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, kiểmđiểm cuối năm; thi hành khen thưởng, kỉ luật…

1.1.3.2 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

CB, CC cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ CB, CC Nhà nước, được hìnhthành từ việc bầu cử và tuyển dụng, mang đầy đủ những đặc điểm của đội ngũ CB,

CC nói chung Tuy nhiên do xuất phát là lực lượng có đặc thù riêng nên việc nângcao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã có nhiều điểm khác biệt:

- Đội ngũ CB, CC cấp xã chủ yếu là người dân địa phương, sinh sống, có họhàng, gốc gác tại địa phương Chính vì vậy CB, CC cấp xã là những người am hiểu,

bị ảnh hưởng rất lớn bởi những phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền, bản sắctruyền thống của địa phương

- Nguồn hình thành đội ngũ CB, CC cấp xã rất đa dạng Cán bộ cấp xã đượcbầu cử từ các tổ chức chính trị xã hội như: UBMTTQVN, các tổ chức Đảng, đoànthể Tiêu chuẩn chuyên môn cho từng vị trí, chức danh chưa được chú ý đúng mức.Các cán bộ Đảng, đoàn thể, các hội chưa có chuyên môn phù hợp, tuy nhiên do cóđược sự tín nhiệm cao nên giữ những trọng trách quan trọng Nguồn tuyển dụngcông chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên người địa phương sau khi tốtnghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển Nên có sự chênh lệch về trình độchuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng công tác giữa CB, CC cấp xã Trong quátrình nâng cao chất lượng chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng công tác cần tổchức phân loại, mở các lớp đào tạo phù hợp với từng đối tượng

- Những quyết định quản lý hành chính nhà nước do CB, CC cấp xã đưa ra cótác động sâu rộng đến đời sống KT – XH của địa phương Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ

CB, CC cấp xã phải có trình độ hiểu biết, chuyên môn sâu, có kỹ năng, kinh nghiệmtốt trên lĩnh vực mà họ đảm nhiệm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

- CB, CC cấp xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầuthực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương Do đó cần rà soát, bổ sung kịp thời quyhoạch nhân sự, đồng thời đưa những người mới nhận công tác đi đào tạo, bồidưỡng, tập huấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- CB, CC cấp xã cả nước hiện nay có số lượng rất đông, tuy nhiên về chấtlượng lại chưa tương ứng với số lượng, độ tuổi trung bình khá cao, trình độ chuyênmôn, năng lực quản lý chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý nhà nước ở chính quyền cơ sở Hiệu quả giải quyết công việccủa đội ngũ CB, CC cấp xã còn thấp, còn hạn chế trong việc đáp ứng được yêu cầucủa nhân dân về cải cách hành chính

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.1.4.1 Tuyển dụng, sử dụng, sắp xếp và đề bạt

Tuyển dụng là quá trình bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện vàohàng ngũ CB, CC cấp xã, thực hiện công việc, nhiệm vụ cụ thể được phân côngtương ứng với vị trí, chức danh được tuyển dụng Tuyển dụng công chức là một quátrình thường xuyên và cần thiết để xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng độingũ công chức

Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng đội ngũ CB, CC saunày Công tác tuyển dụng được thực hiện đúng quy trình, hiệu quả sẽ tuyển dụngđược những cá nhân có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, đóng góp tích cực vào sựphát triển của địa phương - Sau khi tuyển chọn được đội ngũ CB, CC đáp ứng đầy

đủ yêu cầu cần thiết thì việc bố trí sử dụng CB, CC ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng đội ngũ CB, CC cấp xã

Việc bố trí, sử dụng, phân công công tác cho CB, CC phải đảm bảo phù hợpgiữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chứcđược bổ nhiệm Trong sắp xếp, bố trí đội ngũ CB, CC phải thực hiện theo nguyên tắc:Sắp xếp, bố trí theo ngành nghề được đào tạo; Sắp xếp, bố trí theo nhiệm vụ và yêucầu của công việc; Sắp xếp, bố trí theo sở trường, ưu điểm của từng người [22, 21]

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

1.1.4.2 Đánh giá, xếp loại

Đánh giá CB, CC là khâu quan trọng nhất trong công tác cán bộ, đây là mộtcông việc rất khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của côngtác cán bộ Các nội dung đánh giá CB, CC: Chấp hành đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,tác phong và lề lối làm việc; Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệmvụ; Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.Việc đánh giá CB, CC phải được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phêchuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ,thời gian luân chuyển Kết quả đánh giá, phân loại CB, CC được đánh giá ở cácmức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụnhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ

Việc khen thưởng đúng người, kỷ luật đúng tội, đánh giá đúng về CB, CC cấp

xã sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm đối với công việc của họ Ngượclại nếu đánh giá chưa đầy đủ, chưa chính xác về CB, CC sẽ nảy sinh những bấtmãn, ý nghĩ tiêu cực trong CB, CC, ảnh hưởng đến kết quả làm việc

1.1.4.3 Kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra giám sát là căn cứ chính xác nhất để đánh giá, nhận xét vềmức độ hoàn thành công việc của đội ngũ CB, CC cấp xã Thông qua đó, nắm bắtđược tình hình tư tưởng, thực trạng hoạt động của đội ngũ CB, CC nhằm kịp thờingăn chặn những tư tưởng tiêu cực, lệch lạc, hạn chế những khuyết điểm, thiếu sót,phát huy những mặt tích cực trong thực thi công vụ

Công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ CB, CC cấp xã là công tác rất nhạy cảm,

là nhiệm vụ khó khăn, có lúc ảnh hưởng đến quyền lợi của một bộ phận CB, CCnên trong thực tế, việc thực hiện chưa thật sự quyết liệt, mạnh tay, còn cả nể, kiêngdè Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu quả giám sát, kiểm tra chưa cao, khiếncho CB, CC cấp xã dễ tha hóa, biến chất, lạm dụng chức quyền

1.1.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà cải cách

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

hành chính diễn ra mạnh mẽ, đội ngũ CB, CC cấp xã ngày càng được trang bịnhững thiết bị làm việc hiện đại hơn: máy tính, máy in, máy photo, scan, công văn

đi, đến được chuyển qua hộp thư điện thử, mail công vụ trong khi đó, trình độ vănhóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng CB, CC cơ sở nhìn chung chưacao, còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xãnhất thiết phải được quan tâm hàng đầu, thường xuyên và liên tục

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã đòi hỏi phải biết chọn lựa nộidung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với chuyên ngành, với chứcdanh công việc cụ thể của mỗi CB, CC Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã đạt

về số lượng, tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tràn lan, hình thức, đào tạokhông phải để trang bị những kỹ năng cần thiết mà chỉ lấy chứng chỉ, bằng cấp

bổ sung vào lý lịch Việc đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã phải căn cứ vào tiêuchuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch

1.1.4.5 Môi trường, trang thiết bị và điều kiện làm việc

Môi trường làm việc mà ở đó CB, CC có đức, có tài được trọng dụng, đượccất nhắc lên các vị trí quan trọng sẽ tạo được tâm lý phấn đấu vươn lên, thựchiện các công việc, nhiệm vụ được giao đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm

lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng Ngược lại,nếu môi trường công tác cho đội ngũ CB, CC không có sự thi đua lành mạnh,người có tài, có đức không được sử dụng hoặc sử dụng sai chuyên môn, nghiệp

vụ, dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến sẽ tạo ra tâm lý không muốn cốnghiến, phấn đấu vươn lên

Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: bàn ghế, tủ tài liệu, máy tính,ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

cho đội ngũ CB, CC cấp xã nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý chỉ đạo, tìmhiểu thông tin, tiếp cận, triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.

1.1.4.6 Chính sách đãi ngộ, tạo động lực

Chính sách, chế độ của Nhà nước đối với CB, CC cấp xã phải là động lực thúcđẩy CB, CC tích cực học tập, làm việc, cống hiến hết sức mình cho công việc, chonhân dân, đồng thời góp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng đang ngày càng giatăng, làm trong sạch bộ máy công vụ các cấp Chính sách đãi ngộ, tạo động lực lànhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã

Các chính sách tạo động lực của Nhà nước đối với CB, CC cấp xã bao gồmkích thích cả vật chất và tinh thần Về vật chất, thông qua các chế độ chính sách

về tiền lương, tiền thưởng, trả lương cho cán bộ, công chức phải tương xứng vớinhiệm vụ, công vụ được giao, các loại phụ cấp và các khoản phúc lợi (BHYT,BHXH, nhà ở )

Chế độ, chính sách đối với CB, CC bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyểndụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ CB, CC, các quy định nhằm tạo điều kiện

để CB, CC có điều kiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trườnglàm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làmviệc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ

về vật chất khi CB, CC gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế… [15, 26]

1.1.4.7 Điều kiện kinh tế gia đình, địa phương

Điều kiện kinh tế của gia đình, địa phương là một trong những nhân tố tácđộng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và đặc biệt là đội ngũ

CB, CC cấp xã, những người công tác gắn liền với địa phương đang sinh sống.Thực tế cho thấy, những CB, CC cấp xã nào có điều kiện kinh tế gia đình ổn định sẽyên tâm công tác, có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, tập trung hoàn toàn vàocông việc, tránh những tiêu cực trong quá trình công tác Khi kinh tế, đời sống giađình của đội ngũ CB, CC ổn định, ngày càng nâng lên, họ sẽ gắn bó lâu dài, có thểcống hiến hết mình cho công việc, cho địa phương, tránh tình trạng chảy máu chất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

xám Đội ngũ CB, CC cấp xã luôn là những người có uy tín với nhân dân, đượcnhân dân tin tưởng, xem là tấm gương để noi theo, khi điều kiện kinh tế gia đình ổnđịnh, khá giả thì uy tín của người CB, CC đó càng cao, lời nói càng có giá trị, quátrình thực thi nhiệm vụ công tác có nhiều thuận lợi hơn.

Ngoài ra, điều kiện kinh tế địa phương tác động rất lớn đến chất lượng đội ngũ

CB, CC cấp xã Ở những địa phương nào có điều kiện kinh tế phát triển, thì ở nơi

đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC cấp xã sẽ được đầu tư hơn, quantâm tạo điều kiện hơn Bên cạnh đó, môi trường, trang thiết bị và điều kiện làm việcđầy đủ và tốt hơn nhiều so với những địa phương có điều kiện kinh tế kém pháttriển, còn nhiều khó khăn Những yếu tố phục vụ cho quá trình công tác được đảmbảo, từ đó chất lượng công tác ngày càng đi lên Cùng với đó, những địa phươngnày sẽ có những điều kiện để thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực hiệu quảhơn, kích thích được tinh thần phấn đấu của đội ngũ CB, CC cấp xã, thu hút ngàycàng nhiều người tài Song song với đó, quá trình chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ

CB, CC cấp xã ở những địa phương này cũng là tốt hơn, đầy đủ hơn so với nhữngđịa phương có điều kiện kinh tế còn hạn chế

1.1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

1.1.5.1 Sức khỏe

- Theo quy định tại Quyết đinh số 1613/QĐ-BYT ngày 15/08/1997 của Bộ

Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám địnhkỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loạisau đây: Loại I: Rất khoẻ; Loại II: Khoẻ; Loại III: Trung bình; Loại IV: Yếu;Loại V: Rất yếu [5, 2] Như vậy đội ngũ CB, CC cần đạt sức khỏe từ loại III trở lên

để đáp ứng yêu cầu về mặt sức khỏe

- Yêu cầu về sức khỏe của CB, CC cấp xã không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khituyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của

CB, CC Trước khi tham gia vào nền công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thựchiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức Trong quá trình công tác, họphải có đủ sức khỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao

- Sức khỏe của đội ngũ CB, CC cấp xã còn đánh giá qua tỷ lệ độ tuổi, thờigian nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe, cường độ làm việc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

1.1.5.2 Trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp

- Trình độ văn hóa: là mức độ kiến thức của người CB, CC, thường được xác

định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo quy định, cảcán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn cấp xã phải có trình độ văn hóa tốtnghiệp THPT hoặc tương đương

- Trình độ chuyên môn: là mức độ kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn của chức danh công việc theo quy định Trình độ chuyên môn của độingũ CB, CC cấp xã được đo bằng: số lượng và tỷ lệ CB, CC có trình độ sơ cấp,trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học

+ Đối với cán bộ chuyên trách thì các chức danh Chủ tịch UBMTTQ ViệtNam, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội CCB, Chủ tịch Hội LHPN, Chủ tịch Hội nông dânthì đánh giá theo số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ sơ cấp trở lên Các vị trí cònlại đánh giá theo số lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên

+ Đối với công chức chuyên môn thì dánh giá theo số lượng và tỷ lệ côngchức có trình độ trung cấp trở lên

- Trình độ chính trị: là mức độ hiểu biết về chính trị của người CB, CC cấp xã.

Trình độ chính trị của người CB, CC được đánh giá theo 3 mức độ: Sơ cấp, trungcấp, cao cấp Chỉ tiêu này bao gồm số lượng và tỷ lệ CB, CC cấp xã có trình độ lýluận chính trị sơ cấp, trung cấp, cao cấp

- Trình độ quản lý Nhà nước: bao gồm số lượng và tỷ lệ CB, CC cấp xã đã qua

bồi dưỡng về quản lý nhà nước, có trình độ chuyên viên, chuyên viên chính

- Trình độ tin học và ngoại ngữ: Đánh giá theo số lượng và tỷ lệ CB, CC có

văn bằng, chứng chỉ ngoại ngũ và tin học theo quy định về khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ Giáo dục đào tạo và chuẩn kỹ năng sử dụngcông nghệ thông tin do Bộ Thông tin và truyền thông quy định

- Kỹ năng nghề nghiệp: là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CB, CC

cấp xã khi thực thi nhiệm vụ Chỉ tiêu này xác định số lượng và tỷ lệ CB, CC những

kỹ năng cần thiết nhất định, phù hợp với tính chất công việc mà họ đảm nhận

- Hiệu quả thực thi công vụ: Số lượng đầu công việc đảm nhận và hoàn thành.

Mức độ phức tạp, quy mô, cường độ, tốc độ, thời gian làm việc, Thời gian và tốc

độ hoàn thành công việc; mức độ vượt qua những trở ngại của bản thân và vượt lên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

những khó khăn của hoàn cảnh để hoàn thành công việc được giao; sự tiết kiệmnhững chi phí về tài chính cũng như sức người, sức của trong quá trình tiến hànhcông việc Hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC cấp xã được phản ánhthông qua sự hài lòng của nhân dân, của các cấp quản lý.

1.1.4.3 Phẩm chất đạo đức chính trị

- Phẩm chất đạo đức: đánh giá qua những hành động, lời nói, việc làm liên

quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân,gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân Có lối sống, cung cách sinh hoạt, làmviệc, những hoạt động, cách xử sự đúng mực

- Phẩm chất chính trị: đánh giá qua nhận thức chính trị, thái độ chính trị, hành

vi chính trị của người CB, CC cấp xã Thể hiện qua sự hiểu biết về đường lối, quanđiểm chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết và tin tưởng vàomục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Những biểu hiện, cử

chỉ, lời nói, việc làm của người CB, CC xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảmtrước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng Trung thành, vững vàng,kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị Tiên phong, gương mẫu trong công tác,lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng

và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân;kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị… [2, 3]

1.1.4.4 Các hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã xác địnhmục tiêu CCHC với một trong những trọng tâm là xây dựng, nâng cao chất lượngđội ngũ CB, CC Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nói chung vàhành chính nhà nước nói riêng, xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, nănglực và hiệu suất công tác của đội ngũ CB, CC

- Công tác quản lý CB, CC thời gian qua cho thấy đã có nhiều chuyển biếntích cực, đặc biệt là từ khi Luật CB, CC ra đời Không chỉ nội dung, thẩm quyềntrong quản lý CB, CC được quy định rõ, mà từng nội dung của quản lý CB, CCcũng được đổi mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

- Để đổi mới công tác quản lý CB, CC nói chung và CB, CC cấp xã nói riêngtrước hết cần đổi mới tư duy và các hoạt động thực tiễn trong quản lý theo xuhướng quản lý nguồn nhân lực Điều đó có nghĩa là các chính sách và thực tiễn quản lý

CB, CC không chỉ tập trung vào thực hiện các chức năng hành chính của quản lý nhân

sự mà còn hướng tới đạt được sự cam kết của CB, CC đối với những công việc đượcgiao và với mục tiêu của tổ chức; không chỉ hướng tới hiệu quả và sự hài lòng của CB,

CC mà còn chú trọng xây dựng một văn hóa tổ chức, khuyến khích được sự sáng tạo,tham gia của mỗi CB, CC

- Các hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cấp xã đólà: đổi mới các chính sách và thực tiễn quản lý CB, CC đặc biệt là chính sách tiềnlương và đánh giá CB, CC để những chính sách đó thực sự tạo và duy trì được độnglực làm việc cho CB, CC cấp xã; các chính sách và thực tiễn quản lý CB, CC cấp xãhướng tới xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả; chính sách và thực tiễn quản

lý CB, CC cấp xã hướng tới xây dựng văn hóa tổ chức tích cực và hiệu quả; chútrọng xây dựng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnhđạo các cấp trong các hoạt động quản lý CB, CC cấp xã

1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, đội ngũ CB, CC thành phố Đà Nẵng có những chuyểnbiến tích cực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; trình độ, năng lực lãnh đạo, quản

lý, chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên Cán bộ chủ chốt phường xã là 443 người:

nữ 24,15%; có 47,8% trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 97,73%; trình độcao cấp lý luận chính trị 34,1%, trung cấp lý luận chính trị 64,56% [36]

- Thứ nhất, công tác nhận xét, đánh giá CB, CC từng bước khắc phục tình

trạng nể nang, ngại va chạm; trách nhiệm người đứng đầu được đề cao; giúp cán bộnhận thức đầy đủ ưu điểm để phát huy, kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC có những cách làm mới, gắn liền ba khâutrong công tác cán bộ: quy hoạch - đào tạo - bổ nhiệm

- Thứ hai, các quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện khá

chặt chẽ, cơ cấu 3 độ tuổi cơ bản đảm bảo, phương châm “động”, “mở” được chútrọng Công tác bổ nhiệm cán bộ được đổi mới, ngoài việc bổ nhiệm thông qua lấyphiếu tín nhiệm, thành phố Đà Nẵng đã có chủ trương bổ nhiệm mang tính cạnh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 14/02/2019, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bộ Y tế (1997), Quyết đinh số 1613/QĐ-BYT ngày 15/08/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1997
1. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
2. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương Khác
4. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Khác
6. Chi cục thống kê huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê Khác
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12 về phân loại hành chính xã, phường, thị trấn Khác
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khác
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w