Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình (Trang 68)

năm 2013 là 2.544.722 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất từ nhóm ngành khai thác thủy sản là cao nhất với trên 60%, sau đó là ngành nuôi trồng thủy sản.

3.1.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình

Nhƣ vậy, xét về tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, các số liệu thống kê cho thấy giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đều có xu hƣớng tăng đều và ổn định trong cả giai đoạn 2010-2013. Điều này cho thấy những dấu hiệu tích cực trong kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn vẫn chƣa tƣơng xứng với điều kiện thuận lợi mà tỉnh Quảng Bình có đƣợc. Điều này xuất phát từ hạn chế về trình độ ngƣời dân, sự tiếp thu khoa học, công nghệ còn yếu và chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ tối ƣu từ các cơ quan ban ngành, trong đó có vẫn đề hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức tài chính nhƣ ngân hàng.

3.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với phát triển kinh tế nông hộ

3.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình Quảng Bình

3.2.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với hệ thống mạng lƣới phủ khắp Việt Nam. Ngân hàng đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988 và hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín Dụng Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp,

57

nông dân, nông thôn. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện, cụ thể:

- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dƣ nợ: trên 530.600 tỷ đồng.

- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.

- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

Agribank Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Agribank Việt Nam, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định đƣợc ban hành từ phía trụ sở Agribank. Cũng nhƣ các chi nhánh khác trong mạng lƣới Agribank toàn quốc, Agribank Quảng Bình luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.

Agribank Quảng Bình ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Quảng Bình còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc.

Từ khi thành lập cho đến nay, Agribank Quảng Bình đã đạt đƣợc nhiều thành tựu và vẫn đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

58

3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ của Agribank Quảng Bình đƣợc quy định cụ thể trong Điều lệ hoạt động của Ngân hàng, cụ thể:

- Chức năng

+ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp .

+ Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

- Nhiệm vụ

+ Huy động vốn

*) Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nƣớc và nƣớc ngoài dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

*) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

*) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

*) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nƣớc ngoài khi đƣợc Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

*) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp ; *) Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

59 + Cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh ngoại hối

Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm *) Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán;

*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng; *) Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

*) Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

*) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thƣơng phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc Nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.

+ Cầm cố, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nông nghiệp.

60

+ Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. + Tƣ vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.

+ Tƣ vấn khách hàng xây dựng dự án.

+ Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc (nếu có).

+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.

+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lƣu trữ các hình ảnh làm tƣ liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng nhƣ việc quảng bá thƣơng hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp.

61

+ Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và cơ sở đào tạo trên địa bàn do Ngân hàng Nông nghiệp giao.

+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.

+ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển và Nông thôn Quảng Bình, ta có sơ đồ 3.1 sau đây:

62

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Agribank Quảng Bình

( Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình) Nhƣ vậy, cơ cấu tổ chức của Agribank Quảng Bình bao gồm Ban lãnh đạo với Giám đốc và hai phó giám đốc, dƣới quyền điều hành của Ban lãnh đạo là bảy

Ban lãnh đạo Phòng ban trực thuộc Giám đốc Nguyễn Xuân Hùng Phó Giám đốc Nguyễn Trần Quý Phó Giám đốc Nguyễn Minh Luân

Phòng kế hoạch tổng hợp

Phòng Tín dụng

Phòng kế toán và

ngân quỹ Phòng hành chính, nhân sự

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng dịch vụ và marketing

63

phòng ban trực thuộc với các nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, đƣợc quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của Ngân hàng. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng khá là đơn giản và thể hiện đƣợc sự gắn kết, phối hợp giữa các bộ phận. Đây là điều kiện thuận lợi để Agribank Quảng Bình có kết quả hoạt động hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

3.2.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với nông hộ Quảng Bình đối với nông hộ

3.2.2.1. Chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với phát triển kinh tế nông hộ

Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hệ thống mạng lƣới và các chi nhánh của Agribank cũng hoạt động theo định hƣớng hỗ trợ, đầu tƣ tối đa cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình đối với sự phát triển nông hộ đƣợc Ngân hàng xác định cụ thể theo từng giai đoạn, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của các nông hộ tại địa phƣơng thông qua các gói tín dụng hỗ trợ.

Hiện nay, một số cơ chế chính sách khuyến khích tác động nhạy cảm đến nền kinh tế đã đƣợc từng bƣớc tháo gỡ, giải quyết kịp thời, đồng bộ hơn tác động tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội và Ngân hàng, cụ thể:

+ Cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất.

+ Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vùng nguyên liệu, chế biến hàng xuất khẩu, phát triển cây công nghiệp, kinh tế trang trại, khu công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và khơi dậy làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ.

64

+ Phát triển chăn nuôi, hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng, hỗ trợ giống, phân bón và khuyến nông, khuyến lâm...

Bên cạnh đó, nhiều chƣơng trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực then chốt của tỉnh đã đƣợc tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện. Một số chƣơng trình, chính sách đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực.

Ngoài ra, các chính sách, chƣơng trình cho vay, cơ chế cho vay của Chi nhánh đều tuân thủ theo các quy định của pháp luật, cụ thể:

Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP thì vay tối đa 50 triệu/ hộ trở xuống sẽ không cần thế chấp, tuy nhiên Ngân hàng vẫn cần phải giử bìa đỏ. Với các khoản vay trên 50 triệu thì các hộ ông dân phải thế chấp. Ngân hàng Agribank Quảng Bình tuân theo các quy định trong Nghị định này.

Hơn nữa, các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Bình đã đƣợc cụ thể hoá và từng bƣớc đi vào đời sống ngƣời dân, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ và xây dựng các vùng nông thôn mới.

Với những điều kiện thuận lợi trên, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Agribank Quảng Bình đã phát huy truyền thống 50 năm xây dựng trƣởng thành, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, gắn bó với ngành và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các nông hộ.

Đồng thời, vai trò quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế xã hội tiếp tục đƣợc cũng cố và tăng cƣờng, quá trình đổi mới và nâng cao năng lực tổ chức quản lý của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đã có bƣớc chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và NHNN tỉnh, các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Trung ƣơng luôn có những quan tâm sâu sắc đến hoạt động Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, trong đó có Agribank Quảng Bình.

65

3.2.2.2. Quy trình cho vay áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình

Quy trình cho vay áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện ở sơ đồ 3.2 dƣới đây:

(6b) (6a) (5b) (5a) (1) (2) (4) (3)

Sơ đồ 3.2. Quy trình cho vay tại Agribank Quảng Bình

( Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Quảng Bình)

Theo đó, quy trình cho vay hiện đang áp dụng tại Agribank Quảng Bình bao gồm những nội dung chính sau đây:

(1) Khách hàng gửi hồ sơ đến ngân hàng ( phòng nghiệp vụ kinh doanh tín dụng)

(2) CBTD tiếp nhận hồ sơ, lập tờ trình về khả năng của khoản vay. (3) Gửi hồ sơ kèm ý kiến trình trƣởng phòng.

Bộ phận kế toán ngân quỹ

Khách hàng Phòng tín dụng Giám đốc Cán bộ tín dụng Trƣởng phòng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam

66

(4) Trƣởng phòng kiểm tra hồ sơ, phân công cán bộ tái thẩm định và ghi ý kiến trình giám đốc.

(5a) Giám đốc duyệt cho vay ( hoặc không cho vay ) gửi trả hồ sơ cho phòng nghiệp vụ tín dụng.

(5b) Những khoản cho vay vƣợt phán quyết thì trình Tổng Giám đốc (6a,6b) Chuyển cho kế toán để cho khách hàng vay.

Nhìn chung, quy trình cho vay tại Agribank Quảng Bình tuân thủ theo Quyết định số 72/QĐ- HĐQT ngày 31/3/2002 của Hội đồng Quản trị và các văn bản hƣớng dẫn của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Quy trình bao gồm đầy đủ các nội dung cụ thể của quá trình tiếp nhận, thẩm định và duyệt hồ sơ, đồng thời, quy định cụ thể các trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân liên quan nhƣ cán bộ tín dụng, trƣờng phòng tín dụng, cán bộ kế toán cho vay hay Giám đốc Ngân hàng. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đối với kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình.

3.2.2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình giai

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)