Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình (Trang 86)

75

3.3.2.1. Chất lượng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ

Hạn chế đầu tiên trong hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là về chất lƣợng các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ, cụ thể:

- Các sản phẩm cho vay hỗ trợ thƣờng là những sản phẩm truyền thống, các sản phẩm hỗ trợ cho vay mới chƣa đƣợc chú trọng nghiên cứu và ứng dụng.

- Khâu nghiên cứu và phát triển các nhóm sản phẩm mới chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Các sản phẩm cho vay chƣa thật sự mang tính thực tiễn cao nên khi đƣa vào thực tiễn áp dụng có nhiều khó khăn.

- Các sản phẩm cho vay đối với nông hộ chƣa bao hàm các nội dung phân loại theo các ngành khác nhau nhƣ hỗ trợ trong chăn nuôi, trồng trọt , lâm nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.

3.3.2.2. Mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay

Hạn chế thứ hai trong hoạt động cho vay của Agribank Quảng Bình xuất phát từ mức độ hỗ trợ từ các sản phẩm cho vay. Hiện nay, mức độ hỗ trợ của các sản phẩm cho vay đối với phát triển kinh tế ở các nông hộ còn nhiều hạn chế. Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động cho vay, ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí đi lại để có thể hoàn tất thủ tục và sau đó phải chờ rất lâu để đƣợc xét duyệt và thẩm định, vì vậy, khi đƣợc xét duyệt thì lại không hỗ trợ đúng thời điểm các nông hộ tiến hành sản xuất mùa vụ, từ đó các sản phẩm cho vay chƣa đem lại sự hỗ trợ tốt nhất cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, theo đánh giá từ các khách hàng, vì trình độ nhận thức của nhiều nông hộ không cao, tuy nhiên, khâu tƣ vấn, hỗ trợ và thái độ phục vụ từ phía nhân viên tín dụng lại hạn chế nên chƣa nhận đƣợc sự hài lòng từ phía khách hàng sử dụng các sản phẩm tại Ngân hàng.

76

3.3.2.3. Những hạn chế khác

Ngoài ra, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với kinh tế nông hộ ở Quảng Bình còn gặp phải một số hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng, cụ thể:

- Đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ hoạt động cho vay còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ.

- Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân về các sản phẩm cho vay hỗ trợ nông hộ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, nhiều nông hộ chƣa biết đến các gói sản phẩm cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ của Ngân hàng.

- Căn văn bản hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ nói riêng chƣa đƣợc hoàn thiện và hệ thống hóa.

- Quy trình cho vay của Agribank Quảng Bình ở dạng sơ đồ, nội dung còn khá đơn giản nên khi triển khai quy trình trong thực tiễn, các nội dung này không đƣợc nắm rõ bởi các nhân sự, từ đó hiệu quả triển khai quy trình kém, ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay.

- Công tác nghiên cứu thị trƣờng, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ còn nhiều hạn chế và bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên đây xuất phát từ những nguyên nhân, cũng là khó khăn mà Agribank Quảng Bình đang phải đối diện, cụ thể:

- Số hộ vay quá đông, món nhỏ, địa bàn xa xôi, từ đó dẫn đến công việc quá tải đối với các CBTD.

77

- Giấy CNQSDĐ cấp chƣa đầy đủ nên việc hoàn thành các thủ tục cho vay còn chậm trễ, gây khó khăn cho cả Ngân hàng và các hộ có nhu cầu vay vốn.

- Trình độ dân trí thấp, khó khăn trong việc viết hồ sơ vay vốn, mặc dù đã đƣợc Ngân hàng thiết kế khá đơn giản.

78

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa vào các phƣơng pháp đã đƣợc mô tả ở chƣơng 2 cùng với các vấn đề cơ sở lý luận đã đƣợc hệ thống hóa ở chƣơng 1, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình giai đoạn 2010-2013 trong chƣơng 3 của đề tài.

Thông qua chƣơng 3, các nội dung sau đã đƣợc làm rõ: (1) Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ, (2) Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Quảng Bình và nhu cầu của nông hộ, (3) Thành tựu và hạn chế của hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ, (4) Những vấn đề đặt ra trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với nông hộ.

Theo đó, Agribank Quảng Bình cần xây dựng các nhóm giải pháp để khắc phục những hạn chế về hình thức cho vay, công tác tuyên truyền, mức độ hỗ trợ từ sản phẩm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự.

Nhiệm vụ của chƣơng 4 là căn cứ trên những phân tích thực trạng ở chƣơng 3 để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình trong giai đoạn tới.

79

CHƢƠNG 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ Ở QUẢNG BÌNH 4.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển của tỉnh Quảng Bình đến năm 2015

4.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển chung của tỉnh

Theo kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, các chỉ tiêu và giải pháp phát triển bền vững có nội dung chủ yếu nhƣ sau:

4.1.2.1. Phương hướng phát triển

Phát triển vững chắc và toàn diện trên tất cả mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và quốc phòng, an ninh. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các vùng trong tỉnh; sự phát triển hôm nay không làm tổn hại đến sự phát triển của mai sau.

4.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể * Về kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 7,5 - 8 %/năm. - Giá trị sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp tăng bình quân 4- 4,5% - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9-10%

- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 11-12% - Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế nhƣ sau:

+ Nông lâm ngƣ chiếm 16,5%

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 43% + Dịch vụ chiếm 40,5%

80

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 16 - 17%

- Đến năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng

- GDP/ngƣời theo giá hiện hành đến năm 2015 đạt 28 - 30 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.400-1.600 USD)

- Phấn đấu có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

* Về xã hội

- Giải quyết việc làm hàng năm 3,0-3,2 vạn lao động

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3,5-4,0% (theo chuẩn mới 2011-2015) - Đến năm 2015, có 80 - 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

- Đến năm 2015, 100% xã, phƣờng, thị trấn hoàn thành phổ cập THCS một cách vững chắc; có 25-30% trƣờng mầm non, 80-85% trƣờng tiểu học, 45-50% trƣờng THCS, THPT đạt chuẩn Quốc gia.

- Đến năm 2015, 50-60% số ngƣời lao động đƣợc đào tạo; trong đó, qua đào tạo nghề đạt 35 - 40%.

* Về môi trường

- Tỷ lệ dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 95%

- Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sạch và hợp vệ sinh đạt 75% - 80% - Tỷ lệ che phủ rừng 67,5% - 68,5%

- Phấn đấu đến năm 2015, có 100% cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải; quản lý đƣợc 70% nguồn chất thải, xử lý đƣợc 85% tổng lƣợng chất thải rắn.

4.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế nông hộ

Theo kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, mục tiêu, phƣơng pháp phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế nông hộ nói riêng đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:

81

- Phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Chú trọng nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, chú trọng các loại cây trồng chủ lực của tỉnh có giá trị kinh tế cao nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

- Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung. Tập trung cải tạo, nâng cao chất lƣợng đàn gia súc, áp dụng quy trình, công nghệ chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả. Phát triển mạnh một số đối tƣợng nuôi có giá trị cao nhƣ: bò lai, lợn ngoại, đàn ong, dê, đà điểu...

- Tăng cƣờng năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng khai thác các đối tƣợng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, từng bƣớc hạn chế việc khai thác vùng lộng. chú trọng nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt bằng các đối tƣợng nuôi có giá trị cao.

Nhƣ vậy, theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Bình, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông hộ tập trung vào một số điểm sau: (1) Phát triển nông nghiệp bền vững, (2) Gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gắn với các ngành công nghiệp, dịch vụ khác để phát triển toàn diện, (3) Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, (4) Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung, và (5) Tăng cƣờng năng lực đánh bắt xa bờ, chú trọng khai thác các đối tƣợng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ chế biến và xuất khẩu.

82

4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình

4.2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với kinh tế nông hộ

Hiện nay, các hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình vẫn chƣa đa dạng và phong phú. Nhƣ vậy, việc thực hiện các giải pháp về là rất cần thiết và quan trọng và thời điểm này.

Nội dung của giải pháp đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với kinh tế nông hộ bao gồm những nội dung sau đây:

- Rà soát các hình thức cho vay hiện đang áp dụng tại Agribank Quảng Bình để nhìn nhận những ƣu, nhƣợc điểm trong các hình thức, từ đó có hƣớng khắc phục.

- Nghiên cứu và thực hiện ứng dụng các hình thức cho vay mới.

Hiện nay, các hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ chủ yếu là các hình thức cho vay trực tiếp, xét theo hình thức hình thành khoản vay. Các hình thức cho vay gián tiếp hầu nhƣ không đƣợc triển khai tại Agribank Quảng Bình.

Vì vậy, trong giai đoạn tới, Agribank Quảng Bình cần nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng sẽ cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ thông qua các tổ, đội, hội, nhóm, nhƣ nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ ...

Bên cạnh đó, các hình thức cho vay sắp xếp theo thời hạn cho vay cũng cần đƣợc khai thác để đa dạng hóa đối với từng gói sản phẩm khác nhau.

- Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên quá trình ứng dụng để có hƣớng khắc phục những phát sinh trong quá trình ứng dụng.

* Quy trình triển khai thực hiện giải pháp

Theo tác giả, quy trình triển khai thực hiện giải pháp cần đƣợc thực hiện theo sơ đồ dƣới đây:

83

Sơ đồ 4.1. Quy trình triển khai giải pháp đa dạng hóa hình thức cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ tại Agribank Quảng Bình

4.2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức

Do hiện nay, tại Agribank, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức còn lỏng lẻo, quản lý chƣa chặt chẽ, dẫn đến hạn chế trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ hoạt động cho vay còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức là rất cần thiết và quan trọng.

Nội dung của giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức bao gồm những nội dung sau đây:

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức

+ Xây dựng bản mô tả công việc cụ thể đối với từng vị trí khác nhau trong bộ máy tổ chức liên quan đến hoạt động cho vay, nhƣ: Giám đốc Ngân hàng ( Ngƣời phê duyệt), Trƣởng phòng tín dụng, Cán bộ tín dụng, Cán bộ kế toán cho vay. Trong đó quy định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, trách nhiệm, quyền hạn

Quy trình triển khai giải pháp đa dạng hóa hình thức cho

vay

Xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp

Triển khai thực hiện giải pháp

Đánh giá kết quả thực hiện

giải pháp

Rà soát lại hình thức cho vay hiện đang

áp dụng

Nghiên cứu ứng dụng hình

thức cho vay mới (cho vay gián tiếp)

Kiểm tra, giám sát quá trình ứng dụng hình thức mới Xác định mục tiêu, định hƣớng của giải pháp

Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện

Báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản Kiểm tra, giám

sát quá trình triển khai giải

84

của từng cá nhân đối với hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với phát triển kinh tế nông hộ nói riêng.

+ Phân công cụ thể các cá nhân thực hiện công tác hỗ trợ các nông hộ ở các địa phƣơng xa trung tâm mà sử dụng các gói sản phẩm cho vay của Agribank Quảng Bình.

+ Xây dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện các hoạt động cho vay tại Ngân hàng, đề xuất sơ đồ bộ máy tổ chức thể hiện đƣợc sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động cho vay hỗ trợ nông hộ theo từng quý, từng năm và triển khai thực hiện một

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với nông hộ tỉnh Quảng Bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)