LỜI CAM ĐOANLuận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Cục Hải quan tỉnh Quảng B
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY AN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHA LO, CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY AN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHA LO, CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS TS TRỊNH VĂN SƠN
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” do học viên Nguyễn Thị Thùy An thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS Trịnh Văn Sơn
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, chính xác Các số liệu và thông tin trong luận văn này chưa được sửdụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Huế, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy An
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, công chức Chi cục Hải quanCửa khẩu Cha Lo và các doanh nghiệp cùng với các sở, ban ngành có liên quangiúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh QuảngBình cùng gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, khích lệ và độngviên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếusót, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè vàđồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy An
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THÙY AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, niên khóa: 2016- 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH VĂN SƠN
Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng
hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu ChaLo”.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm tra, giám sát hải quan là một khâu quan trọng trong thực hiện thủ tục hảiquan Trong thực tế, với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi,phức tạp ước đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát về hải quan phải chặt chẽ đúng quytrình, đồng thời đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan lànội dung hết sức cấp thiết Nhận thức về tầm quan trọng của công tác này tác giả lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo” làm đề tài luận
văn thạc sĩ kinh tế
2 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng một số phươngpháp như: phương pháp thu thập thông tin, số liệu; Phân tích tổng hợp, phân tích;với sự hỗ trợ của công cụ xử lý số liệu phần mềm Excel và SPSS
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Thứ nhất, Hệ thống về những nội dung cơ bản lý luận và thực tiễn về công
tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thứ hai, Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất,
nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu ChaLo trong giai đoạn từ năm 2013 –
2017 Từ đó nhìn nhận được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồntại trong thời gian qua
Thứ ba, Đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutại Chi cục Hải quan cửa khẩu ChaLo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên viết đầy đủ
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)CBCC Cán bộ công chức
CNTT Công nghệ thông tin
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.Tính cấp thiết 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi đề tài: 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cơ cấu của luận văn gồm: 5
Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN 6
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU HẢI QUAN 6
1.1.1.Lý luận về Công tác kiểm tra hải quan 6
1.1.2.Lý luận về Công tác giám sát hải quan 11
1.1.3.Nội dung công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 15
1.1.4 Các hình thức và nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 18
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát hải quan 29
1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN 33
1.2.1.Thực tiễn và Kinh nghiệm mốt số Cục, Chi cục hải quan trong nước về công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu 33
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 81.2.2 Bài học kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hảiquan cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHA LO, CỤCHẢI QUAN QUẢNG BÌNH 372.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN QUẢNG BÌNH VÀ CHI CỤC HẢI
QUAN CỬA KHẨU CHALO 372.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 372.1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và đặc điểm hoạt động của Cục Hải quantỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo 382.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hảiquan Cửa khẩu Cha Lo 442.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤTNHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHALO 462.2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động hải quan của Cục hải quan Quảng Bình
và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chalo 462.2.2 Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tạiChi cục Hải quan Cửa khẩu Chalo, Quảng Bình 522.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁCKIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK TẠI CHI CỤC HẢI QUANCỬA KHẨU CHALO 592.3.1 Đặc điểm mẫu điều tra 592.3.2 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và doanh nghiệp về thời gian thông quanđối với tờ khai hàng hóa XNK, giám sát hàng tờ khai quá cảnh 612.3.3 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và DN về quy trình thủ tục hải quan vàcông tác kiểm tra, giám sát hàng hóa .642.3.4 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và DN về kỹ năng chuyên môn nghiệp
vụ của CBCC hải quan 68
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 92.3.5 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và DN về công tác tuyên truyền, hỗ trợ
và cung cấp thông tin cho DN của cơ quan hải quan 70
2.3.6 Ý kiến đánh giá của CBCC hải quan và DN về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý HQ nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hải quan nói riêng 73
2.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHALO 74
2.4.1 Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan 74
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan tai Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo 76
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 79
CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHA LO 83
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH 83
3.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHALO, QUẢNG BÌNH 85
3.2.1 Quan điểm 85
3.2.2 Định hướng 86
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHALO 87
3.3.1 Tăng cường nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan 87
3.3.2 Nâng cao năng lực, đạo đức tác phong của cán bộ hải quan 89
3.3.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp 90
3.3.4 Công tác phối, kết hợp giữa các lực lượng trong quá trình làm thủ tục hải quan tại Cửa khẩu 91
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 101 KẾT LUẬN 93
2 KIẾN NGHỊ 95
2.1 Đối với Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành trung ương 95
2.2 Đối với Tổng cục Hải quan 95
2.3 Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình, Chi cục HQCK Cha Lo 96
2.4 Đối với các cơ quan có liên quan trong quá trình kiểm tra, giám sát 96
2.5 Đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động hải quan tại Cục Hải quan Quảng Bình và Chi
cục Hải quan Chalo, giai đoạn từ 2013 đến 2017 47Bảng 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, Giai đoạn 2013 - 2017 50Bảng 2.3 Số liệu tiếp nhận tờ khai kiểm tra tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu
Cha Lo, giai đoạn 2014-2017 53Bảng 2.4 Tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2012 - 2017 55Bảng 2.5 Số thu nộp NSNN của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2012 - 2017 (Phân loại theo các sắc thuế) 56Bảng 2.6 Tình hình nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2012 - 2017 57Bảng 2.7 Tình hình hoàn thuế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2012 - 2017 57Bảng 2.8 Số liệu miễn thuế tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012
- 2017 57Bảng 2.9 Tình hình kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2012 – 2017 58Bảng 2.10 Thông tin chung của CBCC hải quan và Doanh nghiệp được điều
tra 60Bảng 2.11 Đánh giá của CBCC hải quan và Doanh nghiệp về thời gian thông
quan đối với 1 tờ khai hàng hóa 62Bảng 2.12 Đánh giá của CBCC hải quan và Doanh nghiệp về thời gian giám
sát đối với tờ khai hàng quá cảnh 64Bảng 2.13 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá Quy trình thủ tục HQ và công tác
kiểm tra giám sát hàng hóa của CBCC hải quan 65Bảng 2.14 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá Quy trình thủ tục HQ và công tác
kiểm tra giám sát hàng hóa của người khai hải quan 66
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Bảng 2.15 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
của CBCC hải quan 68Bảng 2.16 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
của DN đối với CBCC hải quan 69Bảng 2.17 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ và
cung cấp thông tin cho DN của cơ quan hải quan 71Bảng 2.18 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về công tác
tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp thông tin cho DN của cơ quan hảiquan 72Bảng 2.19 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý HQ nói chung và công tác kiểm tra, giám sát hải quan 73Bảng 2.20 Thống kê tần suất ý kiến đánh giá của DN về ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý HQ nói chung và công tác kiểm tra, giám sáthải quan 74
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Về kim ngạch hàng hóa XNK, giai đoạn 2013-2017 48
Sơ đồ 1.1: Nội dung và Quy trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại .16
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh 44
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết
Quản lý về kinh tế là sự cần thiết khách quan có vai trò quan trọng trong quản
lý của nhà nước Quản lý về các hoạt động Hải quan là một trong nhiều nọi dungcủa công tác quản lý nhà nước về kinh tế, nó có vị trí quan trọng trong thực thichính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu.Ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng côngtác quản lý nhà nước về Hải quan Ngày 10/09/1945, sắc lệnh thành lập sở thuếquan và thuế gián thu được ban hành đã xác định vai trò của Nhà nước về thuếquan, xác định vị trí của ngành Hải quan, một trong những công cụ của Nhà nướccách mạng nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh đất nước
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Hải quan Việt Nam ngày cànglớn mạnh Chủ trương của Đảng và Nhà nước về "Mở cửa" nền kinh tế đã thúc đẩymạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăngnhanh trong những năm qua Đó là một kết quả đáng mừng, nhưng đồng thời nócàng đòi hỏi mọi hoạt động của công tác quản lý Hải quan phải không ngừng đượcđổi mới, phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, nhằm đáp ứng được nhiệm
vụ, trọng trách của công tác hải quan trong tình hình mới
Hải quan giữ trọng trách là "Người gác cửa nền kinh tế", thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình về công tác thủ tục Hải quan, thu thuế xuất nhập khẩu,chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó kiểm tra, giám sát Hải quan có ýnghĩa đặc biệt quan trọng Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đối với các đốitượng chịu sự quản lý Hải quan về hàng hoá, hành lý xuất nhập khẩu, phương tiệnxuất nhập cảnh Đó là cơ sở quan trong cho công tác thuế tiến hành "Thu đúng thu đủ" góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.
Song với sự gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi ngành Hải quanphải nỗ lực hết mình nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của cộng đồng doanhnghiệp Đồng thời, để thực hiện tốt chức năng quản lý, Ngành Hải quan và các Cục,Chi cục Hải quan cần phải coi trọng công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa Đây là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15một phần không thể tách rời trong công tác quản lý nhà nước về hải quan Nếucông tác Kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ tạocho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa diễn ra thông thoáng và đảm bảo tínhpháp luật Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát Hải quan luôn đượcNgành, các Cục và Chi cục Hải quan cải tiến và tăng cường thể hiện vai trò qua cácvăn bản quy định và việc tổ chức thực hiện Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, bêncạnh những thành thì công tác quản lý về kiểm tra, giám sát Hải quan vẫn cònnhiều tồn tại, bất cập, nhiều kẽ hở nên để xẩy ra tình trạng vi phạm pháp luật Hảiquan vẫn còn nhiều.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình là Chi cục đóng tại Cuẩ khẩuChalo biên giwosi giữa Quảng Bình và Nước CHDCND Lào, là đơn vị trực thuộcCục Hải quan Quảng Bình Cửa khẩu Chalo là nơi có hoạt động xuất nhập khẩu khásôi động với tốc độ tăng trưởng nhanh, do đó đã đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đốivới công tác kiểm tra, giám sát Hải quan cho Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo,Quảng Bình Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, qua thời gian thực tập tạiChi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình tôi đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” để thực hiện
nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ kinh tế của minh
Đây là một đề tài rộng, mang tính tổng quát, thông qua nghiên cứu hy vọngcủa sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý, làm rõ một số vấn đề chủ yếu nhất liên quantới hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan - một vấn đề luôn được chú trọng, đặcbiệt là những cải cách thủ tục Hải quan tạo ra sự thông thoáng cho hoạt động xuấtnhập khẩu thì càng cần nâng cao công tác này
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn nhằm đề xuất một số giải phápnhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Chi cục Hải quan Cửakhẩu Cha Lo, Quảng Bình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 162.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát Hải quan;
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tại Chi cục Hải quan Cửakhẩu Cha Lo trong giai đoạn 2015-2017;
- Đề xuất định hướng và Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giámsát tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo đến năm 2022
3 Đối tượng và phạm vi đề tài:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra, giám sát tại Chi cục Hải quan cửakhẩu Cha Lo;
- Đối tượng điều tra: Cán bộ công nhân viên Chi cục và khách hàng liên quan
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác kiểm tra, giám sát Hải quan, chủ yếu đi sâu vàokiểm tra, giám sát Hải quan đối với một số hoạt động và đối tượng điển hình trên địa bànChi cục Hải quan Cửa khẩu Cha Lo quản lý
- Phạm vi không gian: Tại chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu, số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn
2015-2017, nghiên cứu thu thập các văn bản Pháp luật có liên quan từ 2017 về trước Sốliệu điều tra sơ cấp thực hiện trong những tháng đầu năm 2018
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu
Thu thập thông tin, dữ liệu thông qua các văn bản của Đảng, Nhà nước, cácBộ- Ngành liên quan và của Ngành Hải quan trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạtđộng xuất nhập khẩu
Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tại Chi cục thông qua các chứng từ, hệ thông
biểu mẫu, các báo cáo các từ năm 2014-2017
Nguồn số liệu sơ cấp: Được thực hiện thông qua điều tra
- Đối tượng điều tra:
+ Cán bộ nhân viên Hải quan của Chi cục (chủ yếu là Lãnh đạo và những
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17người trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát) và Khách hàng (chủ yếu làcác doanh nghiệp (DN)) xuất nhập khẩu
+ Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa kinh doanh: Đối tượng là Lãnhđạo và kế toán các DN (điều tra gián tiếp bằng bảng hỏi) với số lượng 61 DN Vàđiều tra các cán bộ của doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩuhàng hóa đến tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Cục hải quan tỉnh Quảng Bìnhvới số lượng 30 người (15 nhập và 15 xuất)
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn theo Nội dung bảng hỏi dựa vào Nộidung công tác kiểm tra giám sát để điều tra phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
Việc khảo sát toàn bộ cán bộ của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo và Điềutra khách hàng thông quan tại Cửa khẩu bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu, dữ liệu và thông tin có liên quan sẽ được tổng hợp theo cáctiêu chí, chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát Hải quan Để có cơ sởphân tích đánh giá sẽ xử lý nguồn số liệu với sự hỗ trợ xử lý của phần mềm Excel
và SPSS
4.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tổ thống kê: Số liệu dữ liệu được sử dụng phương pháp
phân tổ thông kê để phân thành các nhóm, tổ theo các chỉ tiêu và tiêu chí cụ thể
- Phương pháp So sánh: Sử dụng phương pháp So sánh để so sánh các theo
các nội dung, tiêu chí nhằm phân tích về biến động theo số tương đối, mức biếnđộng tuyệt đối, mức biến động tương đối, số bình quân Sử dụng phương pháp sosánh để so sánh theo không gian, thời gian và theo chuỗi thời gian
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác
định xu hướng biến động của các kết quả kiểm tra giám sát nhằm phục vụ cho việcphân tích đánh giá công tác Kiểm tra, giám sát hàng háo xuất nhập khẩu hải quan;
- Phương pháp khác.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 184.4 Phương pháp chuyên gia
Ngoài những phương pháp kể trên, luận văn còn thu thập ý kiến của một sốchuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát hàng hóanhư: Các cán bộ lãnh đạo: Ban giám đốc, trưởng phòng chức năng quản lý của CụcHải Quan Quảng Bình để có căn cứ cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng
và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tại Cửa khẩu Chalo
5 Cơ cấu của luận văn gồm:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát Hải quan Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra giám sát Hải quan ở Chi cục HQCK
Cha Lo, Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, giám
sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU HẢI QUAN
1.1.1 Lý luận về Công tác kiểm tra hải quan
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan
Khái niệm kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Theo quan điểm của quản trị học thì kiểm tra là tiến trình theo dõi xem tổchức hoạt động như thế nào trên đường đi đến mục tiêu, phát hiện kịp thời các sailệch để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm sớm đưa tổ chức trở lại hoạt độngđúng hướng mục tiêu đã định Nói một cách khác, kiểm tra là tổng thể tất cả cáchoạt động được thực hiện bởi nhà quản trị nhằm đảm bảo chắc chắn rằng, các kếtquả thực tế sẽ đúng như những gì đã định trong kế hoạch [3,189]
Như vậy, nhằm kiểm tra để đánh giá, nhận xét:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công việc đang thực hiện, kiểmchứng những công việc (chính sách, hoạt động, phương án, mục tiêu, ) đang làmđúng hay sai
- Nhằm phát hiện những sai lệch có thể xảy ra giữa nội dung đưa ra và thực tế
- Thông qua công tác kiểm tra để đảm bảo các hoạt động của cá nhân, tổchức luôn đi đúng hướng
- Kiểm tra nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời những bất cập, tồn tại để tăngkết quả và hiệu quả của cả tổ chức
- Kiểm tra để phát hiện kịp thời các kinh nghiệm, các sáng kiến hay của cánhân, tổ chức để nhân rộng trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
- Là yếu tố cần thiết nhằm duy trì và gia tăng ý thức tổ chức kỹ luật và tinh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20thần tự giác của cá nhân, tổ chức trong thực hiện chính sách, nội quy, quy chế, quyđịnh, nguyên tắc của tổ chức và tính trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trongviệc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy Kiểm tra là một công cụ nhằm:
- Đánh giá chất lượng, hiệu quả của quy định, chính sách mà nhà nước banhành để quản lý xã hội
- Thông qua công tác kiểm tra để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạmpháp luật góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lýnhà nước
- Công tác kiểm tra cũng phát hiện những hiện tượng vi phạm pháp luật từ đó
có những biện pháp xử lý kịp thời
- Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hành vi viphạm pháp luật
Khái niệm về kiểm tra hải quan
Theo luật hải quan, Luật số 54/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014 thì “Kiểm tra giám sát hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện”[3,3].
Theo Công ước Kyoto, kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do Hảiquan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan Trong đó “kiểm trahàng hóa” là việc cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảmbảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp vớinhững chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hóa
- Kiểm tra hồ sơ hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy
đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan ,kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra:Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốcphòng, an ninh; Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủtướng Chính phủ
+ Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật phải được kiểm tra thực tế
+ Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tếđược thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro
+ Hoàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệtkhác được ưu tiên kiểm tra trước
+ Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếphoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan và ngườiđại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã đượcđưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này
+ Việc kiểm tra thực tế hàng hoá tại địa điểm kiểm tra chung với nước lánggiềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên
+ Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chi tiết về việc kiểm tra thực tế hàng hóaTheo Công ước Kyoto, kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do Hảiquan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan Trong đó “kiểm trahàng hóa” là việc cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảmbảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp vớinhững chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hóa
1.1.1.2 Đặc trưng và vai trò của công tác Kiểm tra hải quan
Đặc trưng
- Chủ thể thực hiện việc kiểm tra hải quan: Cơ quan Hải quan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22- Phương thức kiểm tra hải quan: Kiểm tra trước khi thông quan, kiểm tra trongquá trình thông quan, kiểm tra sau thông quan.
- Phương tiện, công cụ: Kiểm tra trực tiếp bằng người bởi cán bộ của cơ quanhải quan, các trang thiết bị khoa học kỹ thuật như máy soi, thiết bị vật dụng kiểmtra, cân điện tử
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tục hải quan;kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ hải quan; kiểm tra đối chiếuthực tế hàng hoá và chứng từ kèm theo; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của chủhàng (pháp luật về hải quan, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
Vai trò của việc kiểm tra hải quan
- Giúp cơ quan HQ thực hiện chức năng quản lý NN về hải quan đối với hànghóa XK, NK, quá cảnh, PTVT xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước
- Giúp cơ quan HQ phát hiện được các hành vi gian lận thương mại, trốn lậuthuế, buôn lậu hàng hóa Từ đó hỗ trợ, phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu
- Góp phần kiểm tra thực hiện chính sách thương mại gồm chính sách mặthàng (chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa), chính sách đầu tư, chínhsách thuế,
- Đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh môi trường, an ninh cộng đồng doanhnghiệp, an ninh dân cư
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hải quan cũng như pháp luật quốc gia củachủ hàng, công chức hải quan
1.1.1.3 Phân loại công tác kiểm tra, giám sát hải quan
Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để QĐ việc kiểm tra, giám sát hảiquan đối với hàng hóa Căn cứ vào hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) đưa ra ba loạihình thức, mức độ kiểm tra như sau:
- Luồng xanh: Miễm kiểm tra
- Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
- Luồng đỏ: Kiểm tra thực tế hàng hoá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23+ Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiệntheo quy định của pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lôhàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan[3,10].
+ Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh củadoanh nghiệp ưu tiên được thực hiện theo Thông tư riêng của Bộ Tài chính
+ Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh củadoanh nghiệp tuân thủ được thực hiện như sau:
- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp
luật về hải quan; lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro; hàng hóa theo quy định củapháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ
- Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp
luật về hải quan; lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro; theo quy định của pháp luậtchuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa
- Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệptuân thủ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư này
+ Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh củadoanh nghiệp không tuân thủ được thực hiện như sau:
- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp: Có dấu hiệu vi phạm pháp luật vềhải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồsơ; lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 50% trên tổng tờ khai hải quan hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro
- Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp: Quy định tại điểm b.1, b.3 khoản
3 Điều này; lựa chọn kiểm tra thực tế hàng hóa tối thiểu 20% trên tổng tờ khai hải quanhàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 241.1.2 Lý luận về Công tác giám sát hải quan
1.1.2.1 Các khái niệm liên quan
Khái niệm giám sát:
Theo wiktionary phiên bản Tiếng Việt, “Giám sát” được hiểu là “theo dõi vàkiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không”
Theo Luật số 87/2015/QH13 ngày 20/11/2015 về hoạt động giám sát củaQuốc hội và Hội đồng nhân dân, “Giám sát” là việc chủ thể giám sát theo dõi, xemxét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việctuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.[4,1]
Theo Luật hoạt động giám sát, Nguyên tắc giám sát:[4,2]
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
- Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch
- Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cánhân chịu sự giám sát
Có thể “giám sát” được hiểu như sau:
- Phải có chủ thể nhất định: Ai có quyền được thực hiện việc giám sát để đưa
ra nhận định việc thực hiện công việc đúng hay sai theo quy định Đồng thời nócũng gắn liền với đối tượng cụ thể như: Giám sát ai?, giám sát công việc gì?
- Giám sát phải được tiến hành trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của chủ thểgiám sát và đối tượng giám sát
- Trong hoạt động giám sát, cả chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát vànội dung, tính chất hoạt động giám sát rất đa dạng
Khái niệm giám sát hải quan
Theo Luật hải quan, “Giám sát hải quan” là biện pháp nghiệp vụ do cơ quanhải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy địnhcủa pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa,xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lýhải quan.[3,2]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy địnhtại Điều 68 của Luật hải quan.
+ Theo điều 39 Luật Hải quan, trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan [3,21] thì:
- Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuấtkhẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đốivới hàng hóa theo quy định của Luật hải quan
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quyđịnh của Luật Hải quan
- Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của ngườikhai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóaxuất khẩu và các bên có liên quan
+ Điều 40 Luật hải quan, quy định trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan [3,22]
- Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quantheo quy định của Luật này
- Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóatheo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận.Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phảichịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
- Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan
- Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơquan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp
- Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu
- Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa,niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộtrình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổnthất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơquan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
+ Điều 41 Luật hải quan, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan:[3,22]
- Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hảiquan theo yêu cầu của cơ quan hải quan
- Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thốngthông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sáthải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi
- Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệuhàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định củapháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu
- Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểmtra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi
- Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãitheo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan
- Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng
từ của cơ quan hải quan
- Thực hiện QĐ của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm
- Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây: Niêm phonghải quan; Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; Sử dụng phương tiện,thiết bị kỹ thuật
- Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quanđến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan QĐ phương thức giám sát phùhợp Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểmtra thực tế hàng hoá
- Thời gian giám sát hải quan: Hàng hoá nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từkhi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa vàđưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan; hàng hoá xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạtđộng hải quan Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giámsát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạtđộng hải quan; hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩunhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng.
Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (gọi tắt là hàng hóa XNK) đưavào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóaxuất khẩu, cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Điều 3Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ[8,42];
- Quy trình này áp dụng cho cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tácgiám sát hải quan tại: Khu vực kho, bãi, cảng, địa điểm thông quan hàng hóa xuấtkhẩu, cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vậnquốc tế.[8,42]
1.1.2.2 Nhiệm vụ giám sát hải quan
- Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm đ khoản 3 Điều 34 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP; điểm c.2 khoản 1, điểm c.2 khoản 2 Điều 52 Thông tư số38/2015/TT-BTC và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác giám sát hải quan
do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định
- Việc bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giám sát hải quan theo Quy trình này(Đội/Tổ/Bộ phận ) do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét QĐ cụthể phù hợp với địa bàn, điều kiện và nhiệm vụ của từng Chi cục Hải quan
1.1.2.3 Căn cứ để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đủ điều kiện qua khu vực giám sát
- Đối với hàng hóa xuất khẩu: Tờ khai hải quan đã được xác nhận thông
quan, giải phóng hàng
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã
được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng
về địa điểm kiểm tra hoặc được phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đối với
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằngkhông hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực
tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (hàng hóa
đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan)
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải niêm phong hải quan: Ngoàiđiều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sau khi kiểm tra niêm phong hảiquan, xác nhận trên biên bản bàn giao (đối với hàng hóa xuất khẩu) hoặc niêmphong, lập biên bản bàn giao (đối với hàng nhập khẩu đưa ra cảng), phải có xácnhận của công chức hải quan trên Hệ thống e-Customs
Người khai hải quan in danh sách container, danh sách hàng hóa khi đã đápứng các điều kiện tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này Trường hợp nêu tạikhoản 3 Điều này, công chức hải quan in danh sách container hoặc danh sách hànghóa khi người khai hải quan hoặc người vận chuyển yêu cầu
1.1.3 Nội dung công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu thương mại được thực hiện thông qua các nội dung tuỳ theo hệ thốngquản lý rủi ro quyết định phân luồng
1.1.3.1 Tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan với các loạihình như quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cảng, hàng chuyển phátnhanh, Trong đó loại hình quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam có xu hướngtăng nhanh kể cả trọng lượng và trị giá
Việc kiểm tra, giám sát hải quan chặt chẽ đối với hàng hóa quá cảnh là hếtsức cần thiết, vì đây là hàng hóa nước ngoài mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.Nếu công tác quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng vận chuyển,buôn lậu vào lãnh thổ Việt Nam là rất lớn và nghiêm trọng hơn là với những mặthàng cấm nhập khẩu vào nước ta
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 291.3.1.2 Kiểm tra, giám sát các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quy trình được chia thành hai phần theo thẩm quyền thuộc cơ quan hải quan nơihàng hóa vận chuyển đi và cơ quan hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi (Chi tiết tại Phụ lục 04)
- Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai vận chuyển hàng hóa.
- Kiểm tra hồ sơ vận chuyển (đối với luồng vàng)
- Niêm phong hải quan
- Giám sát hàng hóa
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến
Khi hàng hóa đến điểm đích ghi trên Thông báo phê duyệt khai báo vậnchuyển, công chức được phân công thực hiện việc tiếp nhận thông tin, kiểm traThông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xác nhận thông tin hàng hóa đến đíchtrên Hệ thống trực tiếp tại địa điểm giám sát hải quan Chi cục trưởng Chi cục Hảiquan có trách nhiệm bố trí công chức và trang thiết bị đảm bảo việc xác nhận trên
Hệ thống Việc kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện như sau:
Sơ đồ 1.1: Nội dung và Quy trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 301.3.2.3 Kiểm tra lịch trình vận chuyển, thời gian, địa điểm và tính công khai, minh bạch
- Căn cứ Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa (nếucó) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, công chức đượcphân công sử dụng thiết bị đọc mã vạch hoặc nhập thông tin số tờ khai trên Hệthống (trường hợp chưa được trang bị máy đọc mã vạch) để kiểm tra trạng thái tờkhai, lượng hàng và số hiệu container, số hiệu niêm phong hải quan trên tờ khai(nếu có);
- Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và số hiệu niêm phong hải quan(nếu có) hoặc các thông tin về hàng hóa trong trường hợp không phải niêm phongvới Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có);
- Kiểm tra theo các thông tin cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoặc cảnh báo về mức
độ rủi ro của hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan do Chi cục Hải quan nơihàng hóa chuyển đi chỉ dẫn (nếu có) trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ ITF
- Tiến hành kiểm tra tên hàng, mã hàng của hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Kiểm tra số lượng, trọng lượng của hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Kiểm tra phẩm chất hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
Khi kiểm tra cần kiểm tra, giám sát xem lịch trình vận chuyển hàng hóa, thờigian, địa điểm giao nhận hàng và tính minh bạch trong kê khai hàng hóa
1.3.2.4 Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát
- Trường hợp hợp lệ:
Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủynội địa, đường sắt liên vận quốc tế thì việc xác nhận hàng hóa đến đích thực hiệnnhư sau: Xác nhận hàng đã đến khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất trên Hệthống e-Customs; khi toàn bộ hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cửa khẩuxuất sang nước nhập khẩu, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện xác nhận hànghóa đến đích trên Hệ thống VNACCS/VCIS
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31- Các trường hợp khác: thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thốngVNACCS/VCIS khi hàng hóa tập kết đủ tại khu vực giám sát tại cửa khẩu xuất.+ Trường hợp phát hiện có vi phạm, lập Biên bản vi phạm và chuyển Chi cụcHải quan nơi hàng hóa chuyển đi để xử lý theo quy định Sau khi người khai hảiquan thực hiện QĐ xử phạt, thực hiện xác nhận hàng hóa đến đích trên Hệ thốngVNACCS/VCIS Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đi chịu trách nhiệm cậpnhật kết quả xử lý vào Hệ thống quản lý rủi ro;
+ Lưu 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và Bản kê hàng hóa kèmtheo Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển (nếu có)
1.1.4 Các hình thức và nguyên tắc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.4.1 Các hình thức kiểm tra, giám sat hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
A Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa, tài sản di chuyển, hành lý
Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa, kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tạiChi cục Hải quan cửa khẩu
- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuấtđược quy định như sau:
+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửakhẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hảiquan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ ViệtNam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hànghóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tạiViệt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập
- Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trườnghợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan nhưđối với hàng hóa nhập khẩu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32 Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
- Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hảiquan quản lý cửa hàng miễn thuế
- Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuếđược quy định như sau:
+ Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễnthuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan
Thời hạn lưu giữ hàng hóa không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tụchải quan Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quanquản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng;
+ Hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từkhi làm thủ tục hải quan đến khi được bán, được xuất khẩu hoặc được xử lý theoquy định của pháp luật
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế nếu chuyển tiêuthụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
- Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
+ Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thờihạn nhất định;
+ Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồngthuê, mượn để sản xuất, thi công;
+ Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữatàu biển, tàu bay nước ngoài;
+ Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
+ Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật
- Hàng hoá tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu phảitái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33- Hàng hoá tạm xuất khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hảiquan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khaihải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu.
- Hàng hoá tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu
mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan nhưđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng
- Hàng hoá là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật vềhàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện
Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộcDanh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Định mức hàng hoá là quà biếu, tặngđược miễn thuế thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về thuế
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng
- Hàng hoá phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hoá phục vụ việc khắc phụchậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hoá phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩncấp Hàng hoá phục vụ yêu cầu khẩn cấp phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhànước có thẩm quyền
Người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặcchứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan Cơ quan hải quan quyếtđịnh thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng
từ thay thế tờ khai hải quan
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnhhoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phảinộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan
- Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34+ Hàng hoá chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xácnhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hảiquan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan Cơquan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưahoàn chỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoànchỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từliên quan thuộc hồ sơ hải quan;
+ Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mậttheo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công anđược miễn khai hải quan và miễn kiểm tra thực tế
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của
cư dân biên giới
- Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hoá phục vụ sinhhoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giớicủa nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam
- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của
Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanhphải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
- Trường hợp người được uỷ quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấpdịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thìphải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 củaLuật này; chỉ được chuyển, phát hàng hoá sau khi được thông quan
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển
- Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan,chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35- Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải
có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hảiquan tại cửa khẩu
- Hànhlý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làmthủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và đượcnhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh
- Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về thuế
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Namtiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý phải chịu sự kiểm tra,giám sát hải quan
- Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt,công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu
- Người xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt,công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan và xuất trình giấy tờ theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam tại cửa khẩu
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải
- Hàng hoá làvật dụng trên phương tiện vận tải không phải làm thủ tục hảiquan nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36- Hàng hoá mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quannhư đối với hàng hoá nhập khẩu.
- Hàng hoá cung ứng phục vụ phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phảilàm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành
lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ vềkhai hải quan, kiểm tra hải quan
- Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễntrừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Namđược miễn kiểm tra hải quan
- Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mụcđích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênhoặc trong hành lý, phương tiện vận tải cóhàng hoá thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoákhông thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó
Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hoá tồn đọng
- Hàng hoá tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bànhoạt động hải quan bao gồm:
+ Hàng hóa mà chủ hàng hoá tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏviệc từ bỏ
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏviệc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không cóngười đến nhận;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37+ Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quátrình xếp dỡ hàng hóa;
+ Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không cóngười đến nhận
- Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hoá quy định tạikhoản 1 Điều này là hàng hoá buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật
- Hàng hoá quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không cóngười nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đạichúng Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hoá đến nhận thìđược làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý viphạm hành chính; còn nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tạikhoản 6 Điều này
- Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đônglạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thờitheo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểmcảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng;phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này
- Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
+ Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của phápluật Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sáchnhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tạidoanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
+ Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, ngườiđiều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền
có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam Trường hợpkhông xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tảihoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phốihợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơquan liên quan thực hiện tiêu huỷ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38B Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóaxuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trìnhsản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích
sử dụng
- Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
+ Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuấtcủa tổchức, cá nhânnhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóaxuất khẩu;
+ Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình giacông, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hoá tồn kho của tổ chức,
cá nhângia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
+ Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức,
cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu
- Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theonguyên tắc quản lý rủi ro
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan
- Sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuấthàng hóa xuất khẩu Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hảiquan theo quy định của Luật này
- Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sảnxuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vựcsản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan
- Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổsách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách,chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39- Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tưnhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
C Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẽ.
Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan và bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá
12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì đượcCục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần khôngquá 12 tháng
- Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóaxuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trườnghợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cụctrưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn Thời gian gia hạn phùhợp với chu trình sản xuất
- Hàng hoá được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩuchưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc
đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá sẽ được thực hiệntại địa điểm thu gom hàng lẻ
Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời gian khôngquá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý
do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý địa điểm thugom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày
Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi cócác khu vực sau đây:
+ Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩuhàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vậnquốc tế;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vựckhác theo quy định của pháp luật.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sảnxuất hàng hóa xuất khẩu
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gianhoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểmthu gom hàng lẻ
- Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoạiquan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
- Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoạiquan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhậnhàng hoá gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hoá trong kho ngoại quan theothoả thuận với chủ hàng hóa
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầukiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệpkinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đangquản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của khongoại quan;
+ Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá vàthực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; đượcchuyển quyền sở hữu hàng hoá Việc chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sangkho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hảiquan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó
- Chủ kho bảo thuế có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóaxuất khẩu;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ