1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

110 9,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 453 KB

Nội dung

Trảiqua các biến thiên lịch sử gắn với mỗi thời đại: khi thu hẹpchâu Thái Nguyên chỉ là một huyện Đồng Hỷ thời Lý, khimở rộng trấn Thái Nguyên lại bao gồm cả phủ Cao Bằng thờiHậu Lê, khi

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

(Lưu hành nội bộ)

Thái Nguyên, năm 2013

Trang 2

LỚP 6 Bài 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC THÁI NGUYÊNKẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được khái quát sự phát triển, tồn tại của văn học tỉnhThái Nguyên trong sự phát triển chung của văn học nước nhà.A KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN THÁI NGUYÊN

I Khái niệm văn học dân gian Thái Nguyên và phạm vi vùng văn hóa Thái Nguyên.

Văn học dân gian (VHDG) từ cội nguồn bao giờ cũngphát sinh từ một làng, một mường bản cụ thể Quá trình giaothoa văn hóa trong phạm vi một vùng hay một bộ tộc hoặcgiữa các dân tộc đan xen quần tụ đã tạo dựng, tích hợp thànhvốn VHDG của một địa phương Cái vốn đó lại do những điềukiện địa lý - lịch sử và sự vận động xã hội nhất định trong quátrình hình thành, phát triển Nhà nước và cộng đồng quốc giadân tộc cùng tiếp thụ lẫn nhau, hòa nhập vào nhau trở nênphong phú về nội dung, bền vững về phong cách, đa dạng vềsắc thái Đó chính là giá trị có ý nghĩa nền tảng tinh thầnthống nhất trong đa dạng

Văn học dân gian trên vùng văn hóa Thái Nguyên khôngnằm ngoài quy luật trên Nó vừa chứa đựng cái nguồn sốngchảy trong nguồn mạch văn hóa cộng đồng, vừa không ngừngtích tụ những nét bản sắc Thái Nguyên trong lịch sử Do đó,việc giới thuyết nó trong khái niệm VHDG Thái Nguyên là

Trang 3

hoàn toàn có thể chấp nhận được Đương nhiên, VHDG TháiNguyên là tổng giá trị VHDG của các thành phần dân tộc anhem đã từng cộng cư và quần tụ từ trước cả khi Thái Nguyêncó địa danh hành chính là bộ Vũ Định thời Hùng Vương Trảiqua các biến thiên lịch sử gắn với mỗi thời đại: khi thu hẹpchâu Thái Nguyên chỉ là một huyện Đồng Hỷ (thời Lý), khimở rộng trấn Thái Nguyên lại bao gồm cả phủ Cao Bằng (thờiHậu Lê), khi tách ra thì một phủ Thông Hóa cũng được đổithành một tỉnh Bắc Cạn (thời Pháp thuộc)….Tuy vậy, dù saođịa giới cũng chỉ là vấn đề lịch sử hành chính, còn lịch sử vănhóa truyền thống trong đó có VHDG thì rõ ràng không thể đặtgọn vào một khuôn khổ có tính xác định trong từng thế kỷ.

II Tiến trình thể loại và những đặc điểm cơ bản

Chỉnh thể VHDG Thái Nguyên trong các thành tựu đãsưu tập hiện nay chưa đủ dữ kiện để dựng lại một hệ thốngtiến trình phát triển của nó trong lịch sử Do đó, chỉ có thể giớithiệu VHDG Thái Nguyên là một di sản đa thể loại hợp thành.Trong đó VHDG Tày - Nùng giữ vai trò chủ thể giữa một toàncảnh văn hóa giàu bản sắc tộc người, tạo thành bản sắc TháiNguyên

1 Loại hình tự sự dân gian

1.1 Thần thoại Thái Nguyên khá phong phú đa dạng.

Trong đó thần thoại suy nguyên còn ít được sưu tập ngoài cácmẫu kể đơn giản về người khổng lồ Tài Ngào vẫn được lưutruyền ở thần thoại H'mông - Dao cũng như thần thoại Sán

Trang 4

Dìu, Trại Đất…ít mang bản sắc địa phương, nhưng cũng tậphợp thành các nhóm mẫu kể trên các địa bàn Định Hóa, ĐạiTừ và vùng ngoại thành Thái Nguyên Hầu hết, bộ phận này làcác thần thoại nguồn gốc tộc người, tộc danh và địa danh Cábiệt, có thần thoại Tày khá trùng khớp với thần thoại Việt

Mường (Sự tích các dân tộc Tày, Nùng, Mèo, Dao là anh em) 1.2 Truyền thuyết Thái Nguyên nổi đậm màu sắc tiếp

xúc và hội tụ Truyền thuyết địa danh hiện còn vô số các mẫu

kể: Giếng Dội, Núi Xem, Núi Văn, Núi Võ, Vực Ách, Gò Chùa (Đại Từ) Đồi Vua Mọc, Đá Miếu Nữ Tướng (Phú Lương)…

Trong đó có nhiều mẫu kể ở Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình,

Phổ Yên như: Sự tích Đền Cô Thắm, Sự tích Miếu Nữ Tướng, Sự tích Gò Chúa Chỏm, Sự tích Núi Cô Tiên, Núi Đong Quân…đều chứa đựng khá nhiều mô - típ truyền thuyết dân

tộc Kinh Có thể cho rằng đó là những truyện có liên hệ ítnhiều với các truyền thuyết về Thánh Gióng và Hai Bà Trưng.Tuy nhiên, các truyền thuyết lịch sử về Dương Tự Minh, LưuNhân Chú, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn…trên đất TháiNguyên vẫn là những mẫu kể đáng chú ý hơn cả Bởi lẽ từ đóhiện ra những con người Thái Nguyên thật sự khổng lồ về ýchí Họ là những anh hùng dân tộc giữa đời thường, rất đángkhâm phục mà không hề xa cách trong cảm quan thẩm mỹ dângian

1.3 Cổ tích Thái Nguyên là cả kho tàng phong phú bao gồm từ những mẫu kể còn đơn giản, chỉ có một mô típ như Sự

Trang 5

tích Thôm Toòng (Ao Đồng) ở Phú Bình, Sự tích Ruộng Thác Đao (Dải lụa đào) ở Đại Từ…đến những mẫu kể chuỗi xích liên hoàn như Tua Tềnh và Tua Nhì (kiểu Tấm Cám) ở Định

Hóa Trong đó, yếu tố giao thoa văn hóa Kinh - Tày rất đậmnổi, nhưng vẫn không làm nhạt nhòa bản sắc tộc người Bêncạnh một số cổ tích Kinh, có thể thấy cổ tích Tày - Nùngphong phú vào bậc nhất Đóng góp quan trọng của bộ phậnnày vào kho tàng cổ tích Việt Nam là ở sự nảy nở vô số cácmẫu kể cổ tích loài vật Đó là những mẫu kể còn khêu gợi

không khí hoang sơ, thôn dã mà kỳ thú (Sự tích thi gào to, Sự tích giống ếch lưng gù) Ở thể loại này, còn thấy các tộc người

có số dân không quá mười ngàn người như Cao Lan, SánChí…cũng có những mẫu kể đặc sắc Hầu hết trong số này làsự tích về người mồ côi và người đội lốt

1.4 Truyện ngụ ngôn và truyện cười Thái Nguyên còn ít

hơn các thể loại khác về số lượng và chưa hoàn thiện để đạtđến chất lượng ở đỉnh cao Điều đó có lý do lịch sử - xã hội.Cư dân bản địa - chủ thể Thái Nguyên là người Tày nói chungkhông sở trường lối tư duy triết lý trừu tượng Mặt khác, đa sốcác vùng văn hóa Thái Nguyên trước cách mạng tháng Támmới bước vào hình thái xã hội phong kiến sơ kỳ Kiểu truyệncười khôi hài một cách trí tuệ, theo lối trào lộng chữ nghĩabằng tiếng Tày - Nùng là xuất sắc hơn cả, nhưng cũng còn ítđược phổ biến

Trang 6

1.5 Truyện thơ Thái Nguyên khá phong phú Một truyện

thơ Tày - Nùng được sưu tập chủ yếu ở Cao Bằng hiện naycũng thấy có ở Thái Nguyên Nội dung chủ đạo trong thể loạinày nổi bật hai vấn đề: bi kịch tình yêu và khát vọng anh hùngchống ngoại xâm Truyện thơ H'mông - Dao còn đậm màu sắcthơ ca nghi lễ, tình huống cốt truyện khá đơn giản nhưng nộidung đáng được chú ý đặc biệt Từ vùng Chợ Mới (PhúLương) đến Phổ Yên, các truyện nôm khuyết danh của ngườiKinh khá phong phú Chỉ riêng ở vùng Đèo Vai cách Chợ Mới

không xa, người Tày đọc Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa bằng tiếng Kinh như của chính tộc người mình Ở

đây có nguyên nhân từ sự hòa nhập nhân chủng tộc người

2 Loại hình trữ tình dân gian

2.1 Thể loại bao trùm loại hình trữ tình dân gian là ca dao Ca dao hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các thể loại hát dân

ca trong đời sống dân gian các dân tộc Thái Nguyên: gầuplênh (hát giao duyên), gầu xống (hát cưới xin), gầu tú dua(hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma)…của người H'mông ởĐồng Hỷ, phong slư (thơ tình yêu dân gian), sli lượn (hát trữtình) của người Tày - Nùng ở Võ Nhai Hàng loạt bài sli lượnThái Nguyên cho thấy sự giao thoa mạnh mẽ giữa hai nềnvăn hóa Kinh - Tày, từ địa danh, ngôn ngữ đến cung cách phôdiễn tình cảm Đặc điểm này nổi đậm trong thể tài ca dao sinhhoạt Không thể không dẫn một vài câu như:

Gái xuống tắm tinh thông canh cửi

Trang 7

Tiếng lượn ngọt hơn mật với đường Hình dong sáng hơn "gương thần diệu" Ăn mặc những "yểu điệu thướt tha" Xinh gái bằng "Ngọc Hoa công chúa" Anh làm trai khách khứa xin mừng.

(Lượn mừng trong mục Lượn mỏ nước - theo Vi Hồng)

Có thể nhận ra các tiếng phổ thông (trong ngoặc kép) ởđoạn trên được dùng nguyên văn trong bài hát Tày Về cácyếu tố thiết kế âm nhạc, còn có thể nhận ra những nét có dángdấp hát chầu văn (Nam Hà), hát quan họ (Bắc Ninh)

2.2 Ở các vùng Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên cho thấy

đặc biệt phong phú ca dao sinh hoạt bằng tiếng phổ thông Đó

là những bài ca cầm tay, những bài hát mừng quê hương mới,cuộc sống mới trên những vùng "đất lành chim đậu"

Quê Ngâu thì ở Hà Đông Ngâu đi lấy chồng ở đất Hà Tây Gặp mình ta lại cầm tay…

(Ca dao cầm tay - Phú Bình)

Đó là những khúc hát ngắn, trữ tình duyên dáng, thườngđược diễn xướng trong hình thức đối đáp trên ruộng đồng gòbãi khắp các vùng bán sơn địa xứ Thái

Ca dao lao động với chức năng tổ chức lao động giản

đơn ở Thái Nguyên không nhiều, và chỉ còn dấu ấn trong các

Trang 8

3 Loại hình trung gian

3.1 Tục ngữ Thái Nguyên có đủ các nhánh, nếu xem xét

nó trong sắc thái nghệ thuật biểu diễn của các dân tộc anh em:tục ngữ Tày - Nùng, tục ngữ H'mông - Dao, tục ngữ Sán Dìu,tục ngữ Cao Lan, Sán Chí…Ở thể loại này, có thể thấy rõnhững giá trị đặc sắc trong ngôn ngữ văn hóa đặc thù Ngạnngữ, phương ngôn Thái Nguyên không nhiều Tuy nhiên, chỉtìm hiểu một số bài ngắn trên đất Phú Lương, Võ Nhai cũngđã thấy nội dung chủ đạo của nó là ngợi ca những miền quêgiàu về sản vật, đẹp về tình người trong kỷ niệm thôn dã

3.2 Các loại hát mo hát pụt, loàn, mại xe, phuối rọi, ngũ luận ngôn, tông nặc…còn ít được nghiên cứu từ nguyên dạng

trong đời sống văn nghệ Thái Nguyên

III Kết luận

Văn học dân gian Thái Nguyên là kho báu trí tuệ, tâmhồn, tình cảm thẩm mỹ cao đẹp và phong phú của nhân dâncác dân tộc Thái Nguyên Trước hết, nó biểu hiện sự tích tụvăn minh Thái Nguyên ngàn năm trên các vùng đất cổ, trongkhu vực lan tỏa của nền văn hóa Thần Sa Màu sắc tiếp xúc vàhội tụ của VHDG Thái Nguyên rất đậm nổi Nhưng đó lànhững giá trị hợp lưu văn hóa được lắng kết muộn màng, cùngvới quá trình du cư của đồng bào các dân tộc ít người theo sựchuyển dịch dần các vùng rừng rậm rạp lên phía Bắc, kéo theosự đan xen ngày một gia tăng của dân tộc người Kinh, mà mộtbộ phận đã Tày hóa Sự thay đổi môi trường sinh thái do

Trang 9

những tác động quy luật xã hội đương nhiên đã tác động mạnhmẽ vào đời sống văn học dân gian Hoàn toàn có thể khẳngđịnh VHDG Thái Nguyên là một nguồn mạch tạo dựng nềnVHDG Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

B VĂN HỌC THÁI NGUYÊN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY

I Tiến trình phát triển

1 Cách mạng tháng Tám thành công, tiếp đó là cuộckháng chiến chống Pháp đã mở ra cho Việt Bắc một thời kìvăn học mới (giai đoạn lịch sử này, Thái Nguyên là một thànhtố không thể tách rời vùng Việt Bắc) Trong kháng chiến 9năm, Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thuộc An toàn khu đãtrở thành cái nôi của văn chương cách mạng, văn học khángchiến Năm 1949, cơ quan Hội Văn nghệ Việt Nam đóng tạiLàng Chòi thuộc Yên Giã, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnhThái Nguyên Những nhà thơ, nhà văn như Tố Hữu, NguyễnĐình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Huy Cận…đều đãcó thời gia sinh sống và hoạt động ở đây

Thời kỳ này, đồng thời với các nhà văn đàn anh từ khắpmiền đất nước tụ về, sự xuất hiện của các cây bút là người dântộc ít người, quê gốc tại Việt Bắc như Bàn Tài Đoàn, NôngQuốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại…cùng nhữngtác phẩm viết bằng tiếng Tày, Nùng, Dao đã góp phần làmcho văn học kháng chiến của đất nước trở nên đa dạng, đadiện, đa sắc Và có thể nói, những tác giả là người dân tộc ít

Trang 10

người vừa nêu trên cũng chính là những tên tuổi đầu tiên làmnên nền văn học Việt Bắc và văn học Thái Nguyên sau này.

Năm 1957, Hội Văn nghệ Việt Bắc được thành lập tạithị xã Thái Nguyên (lúc này là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc) đãnhư một cuộc hội tụ lớn của văn nghệ sĩ 6 tỉnh Thái Nguyên,Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn

Từ đây, nền văn học thành văn của các dân tộc Việt Bắc,trong đó có Thái Nguyên, có điều kiện phát triển mạnh mẽ

Những tác phẩm quan trọng như Muối của Cụ Hồ, Xuân về trên núi của nhà thơ người Dao Bàn Tài Đoàn; Tiếng ca người Việt Bắc của nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn; Ché Mèn được đi họp, Muối lên rừng của nhà văn Nông Minh Châu; Ăn ngay nói thẳng của nhà văn Nông Viết Toại đều ra

đời trong giai đoạn này.2 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đưa vănhọc sang một thời kì mới Toàn Đảng, toàn dân tập trung vàohai nhiệm vụ chính là chống giặc ngoại xâm và xây dựng kiếnthiết đất nước Văn học Thái Nguyên tiếp tục phát triển tronghoàn cảnh chung của đất nước Chủ đề "tất cả cho tiền tuyếnđánh thắng giặc Mỹ xâm lược" là chủ đề trọng yếu của vănhọc lúc bấy giờ đã được các cây bút khai thác triệt để Mộtđiều đáng nói là chính trong những năm tháng đầy cam go vàác liệt ấy, đội ngũ sáng tác ở Thái Nguyên đã phát triển cả vềsố lượng lẫn chất lượng Kế tiếp những tên tuổi đã đượckhẳng định trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ những

Trang 11

năm đầu của thập niên 60 (thế kỷ XX) hàng loạt các cây bútmới như Lê Minh, Xuân Cang, Vi Hồng (văn học), Bế SĩUông, Nông Ích Đạt, Bế Dôn (kịch)…đã dần dần hiện diệntrên văn đàn cả nước cũng như ở Thái Nguyên Những tácphẩm của các nhà sáng tác trong những năm tháng này đều

mang hơi thở nóng hổi của thời đại: Trận địa giữa ruộng bậc thang (Nông Minh Châu); Suối gang, Lên cao (Xuân Cang); Người chia ánh sáng (Vi Hồng); Suối Lê Nin (Trần Văn Loa); Gái Quan Lang (Lê Thoa)…

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giaiđoạn quyết liệt nhất, cũng lại là lúc đội ngũ sáng tác văn họccủa Thái Nguyên lớn mạnh hơn bao giờ hết Các giải thưởngcủa tổ chức văn học lớn ở Trung ương vào thời kỳ này của các

nhà văn Xuân Cang (Những vẻ đẹp khác nhau, tặng thưởng Hội Nhà văn 1968); Vi Hồng (Cọn nước eng Nhàn, Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn 1971); Hồ Thủy Giang (Cô Bánh Xích,

Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn 1971)…cùng sự xuất hiện khárầm rộ những tên tuổi mới như Ma Trường Nguyên, Trần VănLoa, Hoàng Minh Tường, Trịnh Thanh Sơn, Chu Hồng Hải,Nguyễn Đức Thiện, Khánh Điểm, Ba Luận…đã làm nên mộtdiện mạo văn học Thái Nguyên trên văn đàn cả nước

3 Bước sang thời kỳ thống nhất đất nước (1975) độingũ văn học Thái Nguyên vẫn tiếp tục thế mạnh của mình.Nhiều nhà văn đã hướng ngòi bút vào hiện thực mới của xãhội Những chủ đề về cuộc sống hòa bình, thống nhất, tình

Trang 12

cảm Bắc Nam cùng những biến cố của thời cuộc đã dần dần đivào văn học Một số tác giả Thái Nguyên đã trưởng thành vàđược khẳng định qua các tập sách riêng gây được sự chú ý của

dư luận Tiêu biểu nhất là hai tiểu thuyết Đất bằng và Vãi Đàng của nhà văn Vi Hồng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn - năm

1980, đã được đánh giá như một hiện tượng tiểu thuyết ViệtNam của thập kỷ 80 (thế kỷ XX)

Năm 1987, sự ra đời của Hội văn học nghệ thuật tỉnh đãnhư một bước ngoặt lớn đối với văn học Thái Nguyên

Sự xuất hiện hàng loạt các cây bút ở các lứa tuổi, các thểloại với nhiều bút pháp khác nhau đã làm cho "kho tàng vănchương" Thái Nguyên giàu có lên một cách đáng mừng.Những tác giả văn xuôi nối nhau, đại diện cho nhiều thế hệcầm bút: Đặng Vương Hưng, Hà Đức Toàn, Nguyễn BìnhPhương, Lê Thế Thành, Nguyễn Cao Thâm, Nguyễn MinhSơn, Đỗ Dũng, Nguyễn Văn, Ngọc Thị Kẹo, Thanh Hằng,Hoàng Luận…Những cây bút thơ theo năm tháng lại pháttriển không ngừng như: Thế Chính, Trần Thị Vân Trung, VõSa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Hữu Tiệp,Hiền Mặc Chất, Nguyễn Long, Ba Luận, Minh Hằng, HuyDuân, Nguyễn Anh Đào, Vũ Đình Toàn, Triệu Doanh, MaiThắng…Đó là những tên tuổi trưởng thành trong thời kì HộiVăn học Nghệ thuật Thái Nguyên được thành lập

4 Thế kỉ XXI, cùng sự chuyển mình của đất nước, vănhọc Thái Nguyên đã có những bước tiến mới Một lớp tác giảđã xuất hiện từ cuối thể kỷ trước đang được dần dần khẳng

Trang 13

định ở đầu thế kỉ này như: Phạm Đức, Bùi Thị Như Lan,Dương Thu Hằng, Trần Quang Toàn, Tô Sơn, Phan Thái, BùiNhật Lai, Phạm Ngọc Chuẩn, Thu Huyền, Phan Thức, XuânNùng, Nguyễn Kiến Thọ, Trần Xuân Tuyết, Nguyễn Hữu Bài,Nguyễn Thịnh, Hồ Triệu Sơn, Ngọ Quang Tôn, Phạm Quí…

Hàng chục đầu sách riêng được xuất bản hàng năm củacác tác giả Thái Nguyên, dù chất lượng không đồng đềunhưng cũng đã minh chứng cho những bước đi dài rộng củavăn chương toàn tỉnh

Giai đoạn văn học này, có một điều đáng nói là trongkhi văn xuôi Thái Nguyên chỉ phát triển một cách bình lặngthì thơ lại có những bước tiến vượt bậc mà có lẽ Thái Nguyênchưa bao giờ đạt được Ba tập thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh

(Mưa mùa đông), Võ Sa Hà (Cánh chim về núi), Minh Thắng (Rét ngọt) được giải của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội

VHNT Việt Nam trong các năm 2004 và 2006; Ba giải thưởngthơ của hai tờ báo lớn: Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ traocho ba tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu vàVõ Sa Hà đã đưa vị thế thơ của Thái Nguyên lên một tầm caomới so với toàn quốc

Song song với thơ và văn xuôi nhưng công tác nghiêncứu, lí luận, phê bình ở Thái Nguyên mới chỉ được tiến hànhtrong các nhà trường Đại học nằm trên địa bàn tỉnh, nội dungcũng hạn hẹp trong phạm vi học đường chứ chưa phổ biến đểtrở thành một hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh Bởi vậy, độingũ viết phê bình, lí luận văn học ở Thái Nguyên còn yếu vàthiếu Ngoài những tác giả như nhà văn Lâm Tiến, nhà giáo

Trang 14

Vũ Châu Quán, Vũ Đình Toàn, các PGS-TS Trần Thị VânTrung, Vũ Anh Tuấn, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Huy Quát,chưa thấy sự xuất hiện của các cây bút mới.

Sáng tác kịch bản ở Thái Nguyên cũng còn nhiều hạnchế Từ những năm 90 của thế kỉ trước đến nay, với một số ítvở kịch nói, chèo của Nguyễn Đức Trạo và Mông Đông Vũđược dàn dựng trên sân khấu và truyền hình trung ương, cònhầu như rơi vào im lặng

Một sự kiện văn học nghệ thuật không thể không nhắcđến, đó là sự ra đời của tờ Báo Văn nghệ Thái Nguyên vàogiữa năm 1991 Tuy còn nhỏ, lẻ, lượng phát hành không caonhưng tờ Văn nghệ Thái Nguyên nhiều năm nay, đặc biệt làsang thế kỉ XXI đã thực sự bước vào đời sống kinh tế, văn hóaxã hội của tỉnh nhà, là một diễn đàn không thể thiếu của anhchị em văn nghệ sĩ Thái Nguyên

II.Những đặc điểm cơ bản 1 Văn xuôi

Qua mỗi thời kì văn học, văn xuôi Thái Nguyên luônbộc lộ những đặc điểm nhất định Trong kháng chiến chốngPháp và thời kì đầu của hòa bình lập lại, nhân vật tiểu thuyếtvà truyện ngắn của các nhà văn thường là anh lính cụ Hồ,những người nông dân miền núi đi theo cách mạng…

Suốt một thời gian dài sau đó, người công nhân, nôngdân, người lính luôn là nhân vật trung tâm trong văn xuôi TháiNguyên Những tác phẩm văn xuôi trong thời kỳ này có lốiviết đơn giản, xuôi chiều, ít cá tính

Trang 15

Khoảng những năm 1980 trở lại đây, ở Thái Nguyên,mà bắt đầu từ nhà văn Vi Hồng, cuộc sống tâm hồn con ngườimiền núi đã được miêu tả một cách phong phú, sâu sắc, đadạng Với sự vận dụng tối đa vốn văn hóa dân gian, Vi Hồngđã sáng tạo và khởi xướng một cách viết mới về miền núi, màcó nhà văn đã nhận định đó là cách viết "Hiện đại hóa dângian" Sau này, không ít các nhà văn người dân tộc ở TháiNguyên và Việt Bắc ảnh hưởng Vi Hồng một cách sâu sắc vàcó hiệu quả.

Từ cuối thế kỉ XX bước sang thế kỉ XXI, trước làn sónghội nhập toàn cầu, trong sự tiếp nhận các lí thuyết văn họchiện đại của thế giới, văn xuôi Thái Nguyên tuy còn nhiều hạnchế, nhưng cũng không nằm ngoài xu thế chung ấy

Các cây bút văn xuôi Thái Nguyên, dù ít dù nhiều, dùthành công hay chưa thành công, đều đã bắt đầu có nhữngchuyển động nhất định trong bút pháp, trong phương pháp,trong quan niệm về hiện thực….và đã có những thành tựunhất định

2 Thơ

Thơ Thái Nguyên luôn có những bước thăng trầm Vàokhoảng vài chục năm đầu kể từ khi hòa bình lập lại, nếu coicác nhà thơ Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Cầm Giang…lànhững người đã sống và hoạt động lâu năm ở Thái Nguyên làcác nhà thơ của xứ Thái, thì có thể nói, thời kỳ này đã đánhđược một dấu son khá rực rỡ cho phong trào thơ tỉnh nhà.Nhưng nhìn chung, đội ngũ thơ Thái Nguyên mặc dù trải quanăm tháng đã được hình thành, thậm chí khá đông đảo nhưng

Trang 16

chỉ dừng lại ở ý nghĩa phong trào, thiếu hẳn tính chuyênnghiệp Vào đầu thế kỉ XXI thơ Thái Nguyên mới thực sự nổibật khi một số tác giả có ý thức tìm tòi và đổi mới thơ Có thểnhận định, thơ Thái Nguyên thế kỉ XXI đã có sự đổi về chất.Võ Sa Hà từ lối viết truyền thống cùng sự tiếp cận thi pháphiện đại đã tạo ra những hình tượng, những ngôn từ thơ đầyám ảnh Nguyễn Thúy Quỳnh cùng những độc bạch nội tâm,giàu triết lí, thấp thoáng hình ảnh thơ siêu thực Lưu Thị BạchLiễu với giọng điệu lạnh lùng, bất an, chứa chất nhiều "ẩn số".Rồi Nguyễn Đức Hạnh, Thế Chính, Nguyễn Kiến Thọ, PhạmVăn Vũ…mỗi người một vẻ, một đóng góp đã thổi bùng ngọnlửa thi ca Thái Nguyên hôm nay.

Từ những thành quả của thơ Thái Nguyên trong nhiềunăm trở lại đây và đặc biệt là từ số không nhiều các tác giả thơvừa nêu trên, ta có thể nhận định: Thơ Thái Nguyên đang trênđà đổi mới và phát triển

III Kết luận

Hơn một nửa thế kỉ đối với tiến trình văn học của mộtđịa phương không phải là quá dài Hơn nữa, Thái Nguyên vốnlà một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, cách mạng, là nơihội tụ của nhiều dân tộc, nhiều vùng miền, mang nhiều nétđặc trưng về kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, ngônngữ….chắc chắn văn học không thể phản ánh đầy đủ và sâusắc trên mọi bình diện cuộc sống Việc giới thiệu, đánh giávăn học hiện đại Thái Nguyên cũng chỉ có thể như nhữngphác thảo, nhằm mục đích giới thiệu, tạo ra một cái nhìn tổngquan ban đầu

Trang 17

Nhưng chắc chắn có thể khẳng định là văn học TháiNguyên, đến ngày hôm nay, đã đủ sức hòa nhập vào tiến trìnhvăn học Việt Nam đương đại.

LUYỆN TẬP

1 Em có suy nghĩ gì về ý kiến: “Văn học dân gian TháiNguyên là kho báu về trí tuệ, tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ caođẹp và phong phú của dân tộc Thái Nguyên”?

2 Nêu nhận xét khái quát về tiến trình phát triển của vănhọc Thái Nguyên

Trang 18

Bài 2: SỰ TÍCH ĐỀN THƯỢNG NÚI ĐUỔM

Truyền thuyết

-KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của truyện Có tìnhyêu thương con người, yêu quê hương đất nước và lòng tự hàodân tộc

TIỂU DẪN

Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước hào hùng,chúng ta thấy trên khắp đất nước, hầu như ở địa phương nàocũng có những ngôi đền thờ những người anh hùng dân tộc.Đó là đền thờ Ngô Quyền và Phùng Hưng ở Sơn Tây, TrầnQuốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Quảng Ninh, Hai Bà Trưng ở MêLinh, Vĩnh Phúc…Những người anh hùng ấy đã được truyềnthuyết hóa để trở thành phúc thần, được huyền thoại hóa đểtrở thành nhân vật trong văn học dân gian Việt Nam Với TháiNguyên, chúng ta tự hào có một ngôi đền - một truyền thuyếtđẹp - một nhân vật văn học đặc biệt như thế Đó là đền Đuổmthờ người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và truyền thuyết"Sự tích đền Thượng Núi Đuổm"

***Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ Hai vợ chồng chỉsinh được một người con trai Khi người con mới lên hai tuổithì người bố qua đời Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau

Trang 19

Trên núi Đuổm (Động Đạt, Phú Lương) ngày ấy có mộtbầy tiên nữ xuống đánh cờ Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũnglàm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán,lấy tiền nuôi mẹ già Chàng trai còn là người có tư chất thôngminh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thôngcác ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú Tương truyềncó lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyênăn thịt người trên núi Cấm, trừ họa cho mọi người nên dântrong vùng ai nấy đều mến phục Đương khi thấy dân làngnghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, contrẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàngtiên Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàngtiên thứ bẩy đem lòng yêu mến Một hôm nàng nghe chàng kểlể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trênmình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo nàyvào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thểvào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người".

Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được củacải nhà vua phân phát cho người nghèo Kho báu của nhà vuangày càng vơi Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầukêu oan Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấycó mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệtnhiên không thấy bóng một người qua lại

Nhà vua bày kế bắt con bướm Thế là chàng trai mồ côitốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô Tại sao lại có chuyện

Trang 20

con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai?Có người chưa hiểu cho là áo ma Thật ra đó chính là vì chàngtrai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bẩy cho Số là vìcó một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng câynhọn rách một miếng nhỏ Mẹ chàng không hay biết, bèn đemvải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm.Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian.

Thủơ ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngụctối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước tacó giặc ngoại xâm Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bịchết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang Trướctin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó rasao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏlời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công Nhà vua cảmừng, lập tức chiều lòng chàng

Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫmliệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh.Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông Nghenói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chếtnhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác Giặc tan,đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mìnhlên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống Chàng khôngcần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua

Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữabệnh cho dân Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm

Trang 21

Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ màlập đền thờ trên núi Đuổm Trong khi dựng đền, người ta xẻmột cây mít làm đôi, đem một nửa cây thả xuôi theo dòngsông Cầu Tấm gỗ mít trôi đến vùng Hà Châu thuộc huyện TưNông tức Phú Bình bây giờ thì không trôi đi nữa Ở Hà Châunhân dân biết chuyện cũng lập đền thờ, gọi là đền Hạ để phân

biệt đền Thượng núi Đuổm Người xưa còn có câu: Thượng Đu Đuổm, Hạ Lục Đầu Giang.

Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tànphá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở vềngười xưa cảnh cũ Đền đã được xây dựng lại nhiều lần Ởđền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối

Quan Triều đầu thánh thiên thu thái Động Đạt giáng thần vạn cổ thanh

(Quan Triều sinh thánh ngàn năm thịnh Động Đạt giáng thần vạn thủa xanh)

(Theo Vi Hồng và Vũ Anh Tuấn sưu tầm) HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1 Em hãy tìm hiểu nhân vật Dương Tự Minh qua cácphương diện: lai lịch, phẩm chất, hành động Nghệ thuật xâydựng nhân vật có điểm gì đáng lưu ý?

2 Ý nghĩa của câu chuyện

Trang 22

LUYỆN TẬP

1 Suy nghĩ và hành động cụ thể của em để góp phầnbảo vệ và giữ gìn Đền Thượng núi Đuổm và những di tích lịchsử văn hóa của địa phương

2 Tìm đọc truyền thuyết "Sự tích Lưu Trung và LưuNhân Chú"

Trang 23

Bài 3: SỰ TÍCH SÔNG CÔNG, NÚI CỐC

***

Chuyện kể rằng từ đời xửa đời xưa, tiếng cửa miệng củangười dân tộc ở vùng hồ này nói là đời già, đời cũ, ở vùng HồNúi Cốc bây giờ có một chàng trai mồ côi vốn là con cả củamột gia đình nghèo khổ Sau khi cha mẹ qua đời chàng phải tựkiếm sống nuôi các em bằng nghề kiếm củi Ngày ngày chàngmang dao, mang búa lên dãy núi Chúa chặt hết củi cây đến củicành từ sáng cho đến lúc ông mặt trời lặn rồi mới về nhà Vốntrước chàng cũng được cha mẹ đặt cho một cái tên để gọi

Trang 24

chẳng những thế vào những ngày mưa chẳng lên rừng kiếmcủi được thì chàng lại phải mò mẫm trên đồng cạn dưới đồngsâu để kiếm con cua con ốc nên mọi người đã quen gọi chànglà chàng Cốc Năm tháng qua đi, chính chàng cũng không cònnhớ tên thật của mình nữa Vì nghèo quá, chàng Cốc cũngchẳng được ai kết bạn với mình Chàng chỉ có một cây sáolàm bạn Mỗi khi tiếng sáo của chàng vút lên thì con gà gôđang gáy ở rừng sồi giữa trưa nắng chói chang cũng ngừngbặt, gió đang thổi cũng dừng lại để nghe Muôn vạn cỏ câychim chóc nơi nơi hễ nghe tiếng sáo của chàng cũng đều phảiđộng lòng thương cảm Ngày qua tháng lại, khi các em chànglớn lên mỗi người một nơi thì chàng vẫn kiếm ăn một mìnhbên dãy núi Chúa, bụng bảo dạ rằng mình đã rơi vào cái phậnnghèo thì còn nói gì đến chuyện vợ con Thế rồi một ngày kiachàng lên đường tìm đến vùng Định Hóa ngày nay và đi ở chomột nhà giàu Đàn trâu của nhà này đông vô kể Những nhàkho đựng thóc lúa của họ cũng san sát mọc lên như một cánhrừng Ruộng của họ cũng nhiều đến nỗi con nai phải chạymỏi chân Nhà này có một người con gái đẹp tuyệt trần.Chẳng những thế mà nàng còn múa dẻo nổi tiếng khắp vùng.Nàng thường có mặt ở những ngày đầu xuân khi bàn làng mởhội tung còn Các trai bản ai ai cũng muốn được hát si lượnqua hai bờ núi với người con gái ấy, nhưng tận đến khi tuổixuân của nàng đẹp rực rỡ, tài múa của nàng mềm mại nhưdòng nước uốn lượn của con suối trước nhà, nàng vẫn chưa

Trang 25

nhận lời kết duyên với ai Người ta gọi nàng là nàng Công.Nàng vừa đẹp vừa hiền, lại vừa múa khéo, nhưng ít ngườiđược trò chuyện Trong khi đó cha của nàng ra điều kiện kénrể rằng: ai muốn được làm rể nhà nàng thì phải làm côngtrong ba năm và không được sai phạm một điều gì Hết thờigian đó, cha nàng sẽ cho gặp mặt nàng Công Nàng bằng lòngvới người nào thì lễ cưới sẽ được tiến hành ngay Đã mấy nămtrôi qua nhưng nàng Công chưa ưng lòng thuận ý đẹp duyênvới một người nào Bởi vì những người đến xin làm rể nhànàng đông quá Ngày cha nàng cho họ gặp mặt con gái, họđứng chen chúc dưới sàn Khi nàng Công từ trong nhà bướcra, ai cũng cố chen vai thích cánh để ngoi lên cho nàng đượcnhìn tận mặt, nên nàng Công cứ đứng lặng trước đám ngườimà không rõ đây là những con người hay là những bộ xươngbiết đi biết nói Nàng rùng mình bước vào trong nhà Đámđông buồn bã hồi lâu rồi mỗi người tản đi một ngả…

Vừa khi ấy nàng Công nghe thấy ở bên ngoài có tiếngsáo vút lên bay bổng, véo von Thoạt đầu nàng cũng không đểý lắm, nhưng hình như tiếng sáo ấy cứ len lỏi vào tai nàng,tìm đến phòng nàng đang ở để nói lên một nỗi cô đơn và cảnhsống éo le cực khổ của một người nào đó Chẳng mấy chốc,nàng Công nghe tiếng sáo đầm đìa nước mắt Nàng quay rasàn ngoài thì hình như tiếng sáo cứ xa dần Nàng quay trở vào,vừa đặt mình nằm nghỉ thì tiếng sáo lại vút lên Hôm ấy nàngthao thức đến nửa đêm về sáng vẫn không thể nào chợp mắt

Trang 26

được Nàng vùng dậy lần tìm theo tiếng sáo Khi tiếng sáo dẫnnàng vừa kịp đến ngôi lều của chàng trai nọ thì tiếng gà rừngđã eo óc gáy Nàng Công vội vã ra về Nàng chưa biết rằng đóchính là tiếng sáo của chàng Cốc Đêm hôm sau, nàng lại đitìm Lần này hai người gặp nhau Thoạt đầu chàng Cốc thấysự lạ đã toan tránh vào phía sau đống củi, nhưng nàng Côngđã kịp nhận ra Hai người trò chuyện đến khi biết được ý địnhchân thành của nàng Công, chàng Cốc mới mạnh dạn ngỏ lờimuốn được se duyên với nàng Không ngờ nàng Công bằnglòng ngay Từ đó, cứ đêm đêm tiếng sáo lại đưa nàng Côngvào rừng với chàng Cốc và sáng mai ra nàng đã có mặt ở nhà.Nhưng câu chuyện tình của họ rồi sau cũng không thể giữ kínmãi được Người của nhà giàu một lần đem gạo muối vào chochàng Cốc đã tìm thấy những sợi tóc mượt dài còn vương trênsàn chòi canh trâu nhà chàng Người này vội về báo cho ôngchủ Biết chuyện, nhà giàu lập mưu để kiếm cớ đuổi chàngCốc đi Một lần họ ngầm sai người nhà chất cỏ khô để đốtchuồng trâu rồi đổ lỗi cho chàng Cốc Hôm ấy khi thấy lửacháy rừng rực chàng Cốc chỉ biết mang cây sáo ra thổi Gióbỗng nhiên ngừng bặt Chàng Cốc đã mừng nhưng lửa khôngbiết nghe tiếng sáo, cứ lem lém liếm vào mái tranh giữa rừnggià Lũ trâu chạy hoảng loạn Chàng Cốc bị lửa đuổi sát vàovách đá thì bỗng có một trận mưa như trút Lửa tắt, chàng Cốcđã thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ đứng ngay trước mặtmình Chàng chưa hết bàng hoàng thì ông lão tiến lại gần và

Trang 27

nói cho chàng biết thâm ý của nhà giàu và khuyên chàng hãyxẻo thịt trâu làm lương ăn rồi mau mau tìm đường thoát khỏinơi này Chàng Cốc chưa kịp quỳ xuống tạ ơn thì ông lão đãbiết mất Chàng vội vã làm theo lời ông lão Ngay trong đêmấy, chàng tìm đường về quê cũ Chàng không quên nhờ tiếngsáo chuyển lời mách bảo đến với nàng Công Ở nhà mình, vừanghe tiếng sáo kể hết sự tình, nàng Công cũng vội vã khoáctay nải hạt vừng lên vai rồi trốn cha, vượt sàn chạy vào rừnggặp người yêu Cũng lúc ấy, cha nàng được tin chàng Cốc đãcao chạy xa bay, ông ta vội vàng chạy sang buồng của cô congái cưng Nhìn thấy cửa vẫn đóng, then vẫn cài mà nàng Côngkhông còn ở đó, ông ta vội vàng cho người ngựa đuổi theo.Nàng Công kịp trao cho chàng Cốc tay nải hạt vừng thì ngườingựa nhà nàng đã rầm rập ở phía sau Chàng Cốc vội vàngtránh được Nàng Công bị người nhà bắt về Để phạt tội trái ýcha, nhà giàu đã đẩy nàng vào tận nhà trong rồi cho ngườicanh gác như một tên tù nặng.

Lại nói chàng Cốc sau khi thoát khỏi cuộc rượt đuổi củangười nhà nàng Công, chàng chạy mải miết quên cả cây móc,gai cào chân tay bật máu tươi Chàng không biết rằng chiếctay nải hạt vừng đã bị cây cối dọc đường móc rách từ lúc nào.Hạt vừng cứ thế rải theo từng bước chân của chàng, cho đếnkhi chàng vừa đặt chân đến ngọn núi Chúa quê mình thìnhững hạt vừng trong tay nải cũng vừa hết Lúc bấy giờ thấyvai mình nhẹ bỗng, đặt tay lên nắm chiếc tay nải chàng mới

Trang 28

hiểu ra cái ý sâu xa của nàng Công Từ đó chàng lại kiếmsống theo nghề cũ và ngày này qua tháng khác vẫn mong theolối cây vừng đón gặp được người yêu Vừng đã ra hoa, hoavừng đã thành quả, rồi quả vừng khô, cây vừng chết, hạt vừnglại rụng xuống mọc thành cây Cây vừng lại ra hoa….Đã baomùa cây vừng thay đổi như thế rồi mà nỗi đợi chờ của chàngvẫn cứ thăm thẳm vô vọng Một ngày kia chàng Cốc nhịn đóisuốt mấy ngày rồi cố trèo lên đỉnh ngọn núi Chúa Chàng cứ ởmãi trên ấy, ngày đêm đăm đắm nhìn về phương Bắc Nơi ấycó quê hương nàng Công.

Lại nói về nàng Công từ khi bị người cha giàu có và độcác rẽ duyên, trong tình cảnh như bị giam lỏng, nàng cũng vôcùng đau khổ Ngày cũng như đêm nàng chỉ còn biết an ủimình bằng những dòng nước mắt Nàng khóc suốt tháng nămdài, thân hình nàng gầy quắt lại, vàng võ chỉ còn da bọcxương Nước mắt của nàng chảy hoài đến nỗi người cha củanàng cũng phải động lòng Ông ta hối hận mới chịu sai bảongười nhà không cần canh gác nữa Chỉ cần có thế, nàng Côngvội vàng tìm cách theo về với chàng Cốc Nàng cứ lần theonhững vệt cây rừng mà đi Nước mắt nàng chảy dòng theomỗi bước chân Nàng tìm đến chân ngọn núi Chúa thì chàngCốc đã không còn ở đây nữa Nàng Công chưa biết rằngchàng Cốc đã trèo lên đỉnh núi Trong cơn tuyệt vọng, nàngCông quanh quẩn cứ lần theo chân núi mà tìm Trời đất nhưcảm thông với nỗi lòng nàng Một bà tiên nhân từ đã hóa

Trang 29

thành một bà cụ già nhân hậu dựng lên ở đây một ngôi quánnhỏ, rồi đón nàng Công về với bà trong một buổi chiều tà Bàcụ đem hết lời khuyên giải người con gái Bà nói mãi nói mãitừ lúc trăng lên rồi trăng lặn Nhưng tấm lòng nhân từ của bàcụ vẫn không ngăn được nước mắt nàng Công đã chảy thànhmột con suối tự bao giờ Dòng suối nước mắt của nàng cứ đầylên và ôm lấy chân ngọn núi Chúa Từ tạ bà cụ, nàng cũngtrèo lên đỉnh núi Nàng Công tìm được chàng Cốc thì chàngđã đau khổ và chết héo tự bao giờ Nàng Công đã đau đớn vừakhóc vừa đắp đất thành mộ cho người yêu trên đỉnh núi cao.Nhưng với hai bàn tay con gái, nàng đắp rất chậm chạp Đànmối rừng cảm động trước mối tình éo le ngang trái, chúng kéovề cùng nàng đắp mộ chàng Cốc thành một ngọn núi lớn, đấtđỏ ối Quả núi ấy cứ cao mãi lên Có người đời sau còn nhớcâu chuyện tình đau thương của hai người, đem kể lại Từđấy, người đời gọi dòng suối nước mắt kia là suối nàng Công,còn ngọn núi cao nhất ở quê hương chàng Cốc được gọi làngọn núi Cốc.

Lại nói sau khi được đàn mối giúp sức, nàng Công đắpxong nấm mộ thì nàng cũng teo tóp dần đi trong bộ quần áorực rỡ Nàng héo hắt tàn lụi rồi chết Nàng biến thành conchim công ngày nay Đó chính là con chim công mà ngườiTày gọi là gà công hay gà cúc Ngày nay các loài gà ở trongrừng như gà cỏ, gà lôi, gà gô…thảy đều gọi là gà thì đều ăn

Trang 30

mối Riêng chỉ có gà công là vì còn nhớ công của đàn mốigiúp mình nên chẳng bao giờ ăn mối.

( Theo Vũ Anh Tuấn và Vũ Phong sưu tầm) HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1 Tình yêu của chàng Cốc, nàng Công được tác giả dângian kể lại như thế nào? Tìm những yếu tố thần kỳ có trongtruyện và cho biết tác dụng của những yếu tố đó

2 Ý nghĩa của truyện là gì?

Trang 31

Bài 4: TUA TỀNH TUA NHÌ

(Truyện cổ tích Tày - Nùng, Định Hoá, Thái nguyên)

KẾT QUẢ CẦN ĐẠTHiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của một câu

chuyện có mô típ giống với truyện Tấm Cám của người Kinh.

TIỂU DẪN

Tua Tềnh Tua Nhì là truyện cổ tích của dân tộc Tày

Nùng, được sưu tầm ở vùng Định Hóa Truyện có mô típ

giống với truyện cổ tích Tấm Cám của người Kinh, một trong

những câu chuyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kìViệt Nam và cũng là loại truyện quen thuộc ở nhiều nước trênthế giới như ở Thái Lan, Cam - pu - chia, Đức, Pháp Truyệnkể về cuộc đời của cô gái mồ côi bất hạnh và ước mơ chiếnthắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc của mình

***Ngày xưa, đời già đời cũ có con trâu còn biết ngồi thì ởbản nọ có một gia đình sinh được hai người con gái Ngườichị là Tua Tềnh, người em là Tua Nhì Mẹ Tua Tềnh mất sớm,Tềnh phải ở với dì ghẻ, người vợ kế của bố Tềnh

Người vợ kế rất độc ác Mụ bắt Tềnh làm việc suốtngày không một lúc nào công việc dời chân tay Tềnh Chăntrâu, lấy củi, gánh nước, xay thóc, giã gạo, nấu cám lợn, chăn

Trang 32

gà vịt cùng các việc không tên khác trong nhà đều một tayTềnh lo toan Trong khi đó thì con Nhì suốt ngày rong chơi,ăn ngon mặc đẹp, người béo múp Tềnh thì rách rưới như vâycá cờ, người gầy đét vì chẳng bữa nào được no bụng Nhưnglạ thay Tềnh càng lớn càng xinh đẹp, còn Nhì càng lớn càngbéo núc ních như con vịt bầu, đi đến đâu lăn như một cái cốiđất Nhì quen ăn ngon mặc đẹp lại được mẹ chiều chuộng, nênkhinh người ra mặt vì thế cả mường ai cũng ghét Nhì Trái lạiTềnh là con người quen lao động, gặp ai dù mình đang bậntrăm công nghìn việc thì Tềnh cũng sẵn sàng giúp, gặp ngườigià người yếu gánh nặng giữa đường thì Tềnh sẵn sàng đỡ chohọ một vai nếu Tềnh đi không….Vì thế cả mường ai cũngthương yêu Tềnh!

Còn Nhì càng lớn càng xấu nết, hắn cũng bắt chước mẹmắng Tềnh như bà chủ với kẻ ở trong nhà Người bố tuythương Tềnh nhưng lại sợ vợ nên chẳng dám bênh Tềnh

Một năm vào đầu xuân nhà vua mở hội thi tài, thi sắcđẹp của những người con gái trong cả nước để cho hoàng tửkén vợ Giữa mùa xuân trăm hoa trên cành đang khoe trămhồng nghìn tía, nhà vua mở hội Người người trẩy hội áo quầntrăm màu rực rỡ cùng ngàn hoa đang khoe sắc thắm xuânsang, nhất là những cô gái có tài sắc thì càng ăn mặc đẹp hơn:Họ ngồi trong kiệu hồng hay trong những chiếc võng đào Áoquần của các cô gái ấy rực rỡ như những nàng tiên trên trờivừa mới giáng trần để dự hội Mẹ con nhà Nhì cũng đua nhau

Trang 33

sắm sửa hàng tháng để đi dự hội thi sắc thi tài Mụ cho Nhì ănmặc như một bà hoàng hậu: áo vóc, quần nhiễu…khắp ngườiđeo đầy những vàng bạc, ngọc ngà…

Đến ngày mở hội thì mẹ con Nhì không muốn cho Tềnhđi xem hội vì sợ sắc đẹp của Tềnh hơn Nhì, mụ bèn trộn mộtđấu đỗ với vừng và bảo Tềnh:

- Mày phải ở nhà nhặt hết chỗ đỗ và vừng này mỗi thứriêng ra thì mới được đi dự hội, nếu không tao về thì mày chết

Tềnh sợ quá cô ngồi khóc hu hu Mấy con quạ đậu trêncành cây to đầu nhà lên tiếng mách cho Tềnh:

Cù cù, quà quà Au xâng mà xoà Au đống mà phắt… Cù cù, quà quà (Quạ quạ, quà quà Đem sàng mà sàng Đem nia mà sảy Quạ quạ, quà quà…)

Nghe lũ quạ mách thế, Tềnh liền đem sàng mà sàng,đem nia mà sảy Tềnh được đỗ ra đỗ và vừng ra vừng Tềnhchuẩn bị đi dự hội, nhưng Tềnh chẳng có quần áo đẹp để đihội Tềnh lại ôm mặt khóc Trong khi Tềnh đang nghẹn ngàokhóc lóc thì bỗng cô nghe thấy có tiếng hỏi mình:

- Cháu làm gì mà khóc đắng, khóc cay như thế?

Trang 34

Tềnh ngẩng đầu lên, một bà già tóc bạc phơ đứng trướcmặt, tay chống gậy Tềnh hoảng sợ nhưng nhìn kỹ thì thấy bàgià rất hiền hậu Tềnh yên tâm kể lại cho bà lão nghe về tìnhcảnh của mình Bà lão an ủi:

- Cháu đừng khóc Cháu muốn đi dự hội để bà giúp cho.Nói rồi bà lão đưa cho Tềnh một gói nhỏ Rồi bà lãobiến đâu mất Tềnh mở cái gói nhỏ ra xem: Tềnh thấy nhữngbộ quần áo nhỏ xíu nhưng đẹp vô cùng, trong gói nhỏ còn cónón quai thao, có con ngựa, có đôi giày, xuyến khuyên…nhưng mọi thứ đều nhỏ xíu cả Tềnh bày từng thứ ra mặt đấtngắm nghía Nhưng thật kỳ lạ: khi Tềnh đặt xuống đất thì tấtcả mọi thứ đều to lên như mọi thứ thật Tềnh ướm thử bộ quầnáo thì thấy vừa như in…Rồi Tềnh ăn vận mọi thứ thì cũng đềuvừa như in Con ngựa hồng mao rực rỡ hí vang cả mường ýnhư giục Tềnh: mau mau cưỡi nó để đi xem hội! Tềnh ăn vậnđầy đủ như người con gái vua không bằng Tềnh nhảy lên conngựa đã sẵn yên bạc, cương vàng đi đến kinh đô dự hội thi tàisắc

Khi sắp vào hội, phải qua một cái cầu, chẳng may Tềnhđánh rơi một chiếc giày xuống suối Hoàng tử cưỡi ngựa điđến cái cầu đó thì con ngựa của hoàng tử không chịu đi mà cứvếch đầu lên trời mà hí vang cả một vùng! Hoàng tử sai binhlính xuống suối mò thì thấy một chiếc giày rất xinh đẹp!Hoàng tử đem giày đó về cung Tềnh đi vào hội, ăn mặc rực

Trang 35

rỡ và đẹp như nàng tiên thật sự, hai mẹ con Nhì vừa căm tứcvừa lạ lùng nhưng không làm gì được.

Giữa hội nhà vua tuyên bố:- Người con gái tài giỏi trước hết phải biết dệt vải Dệtnhiều và đẹp Hẹn ngày mai ai mà có đủ vải lợp một cái nhàlớn thì ta sẽ kén làm con dâu của ta

Những cô gái có sắc đẹp lại khéo dệt vải - vải được tíchsẵn hàng mấy rương thì thi nhau mang vải đến hội để dựng nhà

Sắc đẹp thì Tềnh vào loại nhất, nhưng Tềnh chẳng cómột tấm vải nào cả, nên Tềnh lại ngồi mà khóc…Bà già lạihiện ra trước mặt Tềnh và đưa cho Tềnh một cái dây nhỏ.Tềnh phàn nàn: “Cháu cần hàng vạn sải tay vải cơ, một cái túinhỏ tí thế này thì chẳng làm được gì đâu…” Tềnh nói chưadứt thì bà lão nói:

- Con! Ta là mẹ của con Ta từ ngày về với tổ tiên thìkhông ngày nào là không ở cạnh con Mọi nỗi khổ cực củacon ta biết hết Nhưng chưa đến lúc ta giúp con…Con hãynghe lời mẹ, trong cái túi này đã có đủ cột kèo chạm trổ…Bàlão chỉ nói thế và biến mất

Ngày hôm sau, những người con gái có sắc đẹp đều thuêhàng nghìn thợ đến hội để dựng nhà và lợp bằng vải Mẹ conNhì cũng mang thợ và vải vóc đến hội để dựng nhà Tềnhcũng đến chiếm một chỗ để dựng nhà theo yêu cầu của nhàvua Mẹ con con Nhì nhìn thấy Tềnh thì bĩu môi khinh bỉ: “Bà

Trang 36

chúa còn chẳng ra gì, huống hồ sâu bọ” (the đeng giảng pần lọi là mèng rừn).

-Hàng trăm ngôi nhà của hàng trăm cô gái đã dựng xong,với hàng trăm nghìn thợ tấp nập Còn Tềnh thì thui thủi mộtmình lắp dựng một cái nhà chỉ nhỏ xíu bằng cái hòm đựngquần áo!

Ba hồi trống lớn chấm dứt việc thi dựng nhà nổi lênvang vọng khắp vách đá thì cái nhà nhỏ xíu của Tềnh cũnglớn lên vùn vụt theo nhịp trống của nhà vua Tiếng trống vừadứt thì cái nhà của Tềnh cũng lớn lên thành một toà lâu đàivới một mái vải trăm ngàn màu làm quáng mắt tất cả mọingười đứng xem Vua chấm cho Tềnh được giải nhất!

Cuộc thi thứ hai xem ra có vẻ dễ nhưng thật oái oăm.Nhà vua mắc võng đào vào đúng chỗ giọt gianh của cái lâuđài của Tềnh và ra lệnh: Cô nào trèo lên mái nhà lăn xuống,mà lăn trúng võng đào, sau đó lại đi vào chiếc giày của hoàngtử mà vừa như in thì người đó sẽ chính thức làm vợ hoàng tử!

Tất cả các cô gái trong cuộc thi đều lần lượt trèo lên máinhà và lăn xuống võng đào của nhà vua Rất nhiều cô lăn rangoài võng nhưng cũng có cô sắp rơi vào võng thì cái võngcủa vua lại tự nó đung đưa tránh hết, không một cô gái nào lăntrúng vào võng cả

Tềnh là người lăn cuối cùng Tềnh lăn trúng võng đàonhà vua Sau đó hoàng tử đích thân mang chiếc giày hoàng tửtìm thấy ở dưới suối Tềnh ướm thử Tềnh đi chiếc giày ấy vừa

Trang 37

như in lại rất giống chiếc giày kia của Tềnh Hoàng tử cùngnhà vua rước Tềnh về cung và cưới linh đình đến nửa tháng.

Sau khi cưới xong được ít lâu thì nhà vua lâm bệnh vàmất Hoàng tử lên ngôi thay vua cha, Tềnh trở thành hoànghậu Hoàng hậu đẻ được một đứa con trai Cuộc sống ở kinhđô với địa vị hoàng hậu không làm cho Tềnh quên ngày giỗmẹ Tềnh xin phép nhà vua về quê để dự giỗ mẹ Về đến nhàhai mẹ con Nhì giả vờ đón tiếp Tềnh ngon ngọt Mụ dì ghẻnói trong khi đang cúng giỗ mẹ của Tềnh:

- Dì nghe nói ngày còn sống mẹ của con hay ăn cam.Con hãy chịu khó trèo lên cây cam bên bờ ao lấy vài quả cúngmẹ Tềnh nghe thấy phải Mùa này những cây cam xungquanh bờ ao nhà Tềnh sai quả, trĩu cành những quả cam vàngmọng lúc lỉu rủ xuống mặt ao Nhìn những cây cam Tềnhcàng nhớ đến mẹ Vừa trẩy cam vừa thấy vui vui trong lòng vìTềnh nghĩ rằng: mẹ mình sẽ được ăn cam ngon lành từ chínhtay mình trẩy cho mẹ! Trong khi Tềnh đang say sưa trẩy camthì nghe ở dưới gốc mụ dì ghẻ đang chặt gốc cam

- Dì ơi! Dì làm gì ở dưới gốc cây đấy! Tềnh hỏi vọng xuống.- Không biết kiến ở đâu đến nhiều vô kể, dì đuổi kiến hộcho con đấy mà

Cây cam đổ xuống bờ ao Tềnh chết dưới ao sâu Mụ dìghẻ lột quần áo của Tềnh cho Nhì mặc rồi mụ đưa con Nhìvào kinh đô thay Tềnh Nhì vào đến cung, con của Tềnh lon

Trang 38

ton chạy ra đón mẹ, nhưng nhận ra không phải mẹ của nó, nókêu lên:

(Sửa khoá pần sửa khoá mé Khen kha pần ké cần giau) Quần áo là quần áo của mẹ Chân tay lại chân tay kẻ ác kẻ gian!

Hoàng tử cũng nhận ra Nhì không phải là vợ của mình,chàng buồn, nhớ vợ vô ngần, suốt ngày hoàng tử hết ra lại vàotrong cung, hết ngắm thứ này rồi lại ngắm thứ khác của vợ.Nhớ vợ quá một hôm hoàng tử lang thang khắp bản mườngmong tìm thấy vợ Khi đi qua bờ ao nhà Tềnh, nơi mà Tềnhđã bị chết, hoàng tử thấy một bông hoa giống như một bônghoa sen nhưng đẹp hơn nhiều Bông hoa nổi rực rỡ trên mặtnước Hoàng tử thấy đẹp quá, đứng lại ngắm bông hoa rất lâu.Bỗng bông hoa cất tiếng nói:

(Ơi cần khéc lạ quá tàng Cần khéc làng quá lò Báo ké nhằng xuôn xỏ xa mìa? Báo đếch nhằng dàm dè xe mẻ bấu nỏ?) “Ơi người khách lạ qua đường

Người khách sang ngang lối Trai lớn có len lỏi tìm vợ? Trai nhỏ có khóc nhè tìm mẹ?”

Trang 39

Hoàng tử lội xuống ao vớt bông hoa biết nói đem vềcung Ngày đêm hai bố con nâng niu bông hoa đó trên tay màngắm nghía mà thơm mãi lấy hương không bao giờ chán Thậtlạ thay bông hoa không cành bám, không có gốc ở đất nhưngbông hoa ấy cứ ngày càng toả hương và khoe sắc Sắc hoa rựcrỡ như ánh hào quang Bông hoa càng nằm trên tay hoàng tửlâu ngày càng toả hương sắc ngào ngạt, càng rực rỡ

Thấy nhà vua chỉ yêu quí bông hoa mà chẳng chú ý gìđến mình, Nhì tức lắm Nhân lúc nhà vua có việc bàn cùngquần thần, con Nhì đem bông hoa ấy vò nát và ném xuốngchân dậu Một con gà trống thấy liền nhặt ăn hết những vụnhoa Con gà trống sau khi ăn hết bông hoa ấy tự nhiên cấttiếng gáy ngon ngọt lạ thường Và lông con gà trống sặc sỡchưa bao giờ thấy Về nhà thấy mất bông hoa quí, nhà vuabuồn vô hạn, nhưng lại thấy con gà trống của mình tự nhiêntrở nên rực rỡ, nhà vua lại bắt con gà trống lên nhà Cũng thậtlà lạ, khi hoàng tử định nhốt con gà trống vào cái lồng sơn sonthiếp vàng thì gà trống cất tiếng gáy và cất thành lời:

(Ọc ó ó… Dá au xúng mà to Khỏi chắc lo, chắc lẹo) Ò ó o…

Đừng đem lồng mà nhốt Tôi có chước tôi lo…

Trang 40

Nhà vua liền thả con gà trống ra Gà trống không chạymà lại quanh quẩn với nhà vua và đứa con Lâu lâu gà trốnglại cất tiếng gáy ngon ngọt cho hai bố con nghe Và xoè cánhxoè lông rực rỡ ra múa rất đẹp cho hai bố con nhà vua xem.Hai bố con nhà vua lại say mê với con gà trống Thấy vậy Nhìgiận lắm, nhưng không biết làm thế nào Một hôm nhân nhàvua đi vắng, Nhì đem gà trống thịt ăn Nhì đưa cho đứa concủa Tềnh hai cái coòng (đùi gà), nhưng đứa con của Tềnhkhông ăn Chú bé lén đem hai cái đùi gà chôn đằng sau nhà.Nhà vua thấy mất gà buồn như mất hồn, câm như trâu đã ănmất lưỡi! Nhưng chẳng bao lâu từ chỗ chôn hai cái đùi gà liềnmọc lên hai cây trúc xinh đẹp lạ thường Hai cây trúc mậpmạp, lá cây trúc trăm màu Hai bố con nhà vua ngày ngày rađây chăm nom cây trúc và đem võng đào ra mắc ở hai cây trúcsuốt ngày Từ những cành lá trăm màu của hai cây trúc phát ratiếng nhị êm ái suốt ngày ru hai bố con nhà vua ngủ Từ cànhlá cây trúc làn gió mát rượi phe phẩy mơn man trên da thịtvua Vua ngủ say và thấy mình sảng khoái vô cùng Vì thấynhà vua yêu hai cây trúc gấp bội; ngày ngày quyến luyến vớihai cây trúc không thèm ngó ngàng gì đến con Nhì cả, conNhì lại càng tức điên người Nhì trộm chặt hai cây trúc đóđem vào nhà làm sào căng màn Nhưng lạ khi con Nhì đitrong nhà, qua lối nào cái sào màn cũng đâm vào mắt Nhì bựcquá, đem hai cái sào màn đun bếp Hai cây trúc cháy không racháy mà chỉ khói um cả nhà Nhì đi đến đâu khói của cây trúc

Ngày đăng: 14/02/2019, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w