1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: GƯƠNG

20 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

Nội dung 1:Khái niệm về gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (khi đặt vật gần gương) là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật; khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật; ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm (khi đặt vật gần gương) lớn hơn vật. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng Nội dung 2: Vẽ chùm tia phản xạ trên gương phẳng và gương cầu lõm; vùng nhìn thấy của gương. Chùm tia phản xạ trên gương phẳng có đường kéo dài luôn đi qua ảnh. Chiếu chùm tia song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. Chiếu một chùm sáng phân kỳ đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ song song. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Nội dung 3: Vận dụng Giải thích các hiện tượng thực tế dựa vào kiến thức bài học: dùng gương để trang điểm, kính chiếu hậu ở ô tô, xe máy, …..

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS TAM PHÚC

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

THEO CHỦ ĐỀ

Tác giả chủ đề: Phan Thị Hồng Hiên

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Tam phúc

Tên chủ đề: Gương Đối tượng học sinh: Lớp 7

Trang 2

Tháng 12 năm 2018

CHỦ ĐỀ: GƯƠNG I.Mô tả chủ đề: Chủ đề “Gương” có các nội dung chính là:

Tiết 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương

Tiết 2: Ứng dụng của gương phẳng và gương cầu lồi

Tiết 3: Ứng dụng của gương cầu lõm

II Mạch kiến thức và thời lượng dạy

1 Mạch kiến thức:

Nội dung 1:Khái niệm về gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi Tính chất

ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm (khi đặt vật gần gương) là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật; khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương

- Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật; ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm (khi đặt vật gần gương) lớn hơn vật

- Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng

Nội dung 2: Vẽ chùm tia phản xạ trên gương phẳng và gương cầu lõm; vùng nhìn

thấy của gương

- Chùm tia phản xạ trên gương phẳng có đường kéo dài luôn đi qua ảnh

- Chiếu chùm tia song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ hội

tụ tại một điểm trước gương

- Chiếu một chùm sáng phân kỳ đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ song song

- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

Nội dung 3: Vận dụng

- Giải thích các hiện tượng thực tế dựa vào kiến thức bài học: dùng gương để trang điểm, kính chiếu hậu ở ô tô, xe máy, …

2 Thời lượng:

Chương trình cũ Chương trình mới

4 tiết 3 tiết

Trang 3

Tiết 5: Bài 5: Ảnh của 1 vật tạo bởi

gương phẳng

Tiết 6: Bài 6: Thực hành: Quan sát và

vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng

Tiết 7: Bài 7: Gương cầu lồi

Tiết 8: Bài 8: Gương cầu lõm

Tiết 1: Ảnh của một vật tạo bởi gương Tiết 2: Ứng dụng của gương phẳng và gương cầu lồi

Tiết 3: Ứng dụng của gương cầu lõm

1 Kiến thức:

- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước

- Vận dụng được tính chất của ảnh của gương phẳng vào thực tế cuộc sống: gương treo tường

- Nêu và giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi

- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song

- Vận dụng được tính phản xạ của gương cầu lõm vào thực tế cuộc sống: bếp dùng năng lượng mặt trời, đèn pha xe máy, ôtô

2 Kỹ năng :

- Vẽ được ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng dựa vào đặc điểm của ảnh

- Luyện tập vẽ ảnh của các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng

- Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Vẽ được chùm tia phản xạ hội tụ, song song khi có chùm tia phân kì, song song đặt trước gương cầu lõm

3 Thái độ:

Trang 4

- Biết vận dụng các phương án thí nghiệm đã làm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu

- Có ý thức vận dụng các kiến thức vào thực tế

- Nghiêm túc trong học tập

IV.Năng lực hướng tới:

a) Năng lực chung

Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề

Năng lực

cần đạt Năng lực thành phần Mô tả mức độ yêu cầu cần đạt

Năng lực

sử dụng

kiến thức

K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các

phép đo…

HS trình bày được tính chất của ảnh tạo bởi các gương

K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí

HS nêu được: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích

thước K3: Sử dụng được kiến thức vật lí

để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- So sánh được ảnh của 1 vật tạo

bởi 3 gương K4: Vận dụng (giải thích, dự

đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn

HS vẽ được ảnh tạo bởi gương phẳng, giải thích được một số ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm

P1: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ

ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó

HS nêu các hiện tượng vật lý

Năng lực P2: Thu thập, đánh giá, lựa chọn - Dựa vào sự phản xạ trên gương

Trang 5

về phương

pháp

và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí

cầu lõm để có những ứng dụng quan trọng trong đời sống và kỹ

thuật Năng lực

trao đổi

thông tin

X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí

và các cách diễn tả đặc thù của vật

- Giải thích các hiện tượng thực tế dựa vào kiến thức bài học: lắp gương cầu lồi ở xe máy và ô tô, chỉnh chùm sáng trong đèn pin,… X2: Mô tả được cấu tạo và nguyên

tắc hoạt động của các thiết bị kĩ

thuật, công nghệ

- Cấu tạo của thiết bị dùng gương cầu lõm để nung nóng vật, đèn pin,

… X3: Ghi lại được các kết quả từ

các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…)

Ghi lại được tính chất của ảnh tạo bởi 3 gương, so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương

phẳng X4: Trình bày các kết quả từ các

hoạt động học tập vật lí Trình bày các kiến thức trên.

Năng lực

cá thể

C1: Xác định được trình độ hiện

có về kiến thức, kĩ năng thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

Kiến thức phần tính chất ảnh tạo bởi 3 gương và các ứng dụng thực

tế

Thái độ học tập tích cực C2: So sánh và đánh giá được

-dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu cho xe ô tô và xe máy

+ Các năng lực chuyên biệt (Các kĩ năng khoa học):

1 Quan sát - Hình ảnh thực tế để để rút ra tính chất của ảnh- Nhận biết ảnh của vật tạo bởi gương.

2 Đo đạc - Tính được chiều cao của ảnh và khoảng cách từảnh đến gương (đối với gương phẳng)

3 Phân loại hay sắp xếp

theo nhóm:

- Phân loại: Độ lớn của ảnh so với vật; vùng nhìn thấy của gương (đối với gương cầu lõm chỉ xét vật đặt gần gương)

4 Tìm mối liên hệ: - Tìm mối liên hệ giữa ảnh của một vật tạo bởi

gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu

Trang 6

lõm) Từ đó đưa ra đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương (đối với gương cầu lõm chỉ xét vật đặt gần gương)

5 Xử lí và trình bày các số

liệu:

- Độ lớn của ảnh đưa ra tính chất ảnh tạo bởi gương

V Bảng mô tả các cấp độ tư duy

Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Gương

phẳng

1 Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

2 Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi GP

3 Biết vẽ ảnh của điểm sáng tạo bởi GP dựa vào tính chất

4 Biết vẽ ảnh của vật tạo bởi

GP dựa vào tính chất

Gương cầu

lồi

5.Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi

6 Nhận biết vùng nhìn thấy của GP và GC lồi

có cùng kích thước

7 So sánh

được tính chất của ảnh tạo bởi GP và GC lồi

8 Ứng dụng của GP và GC lồi

9 Giải thích tại sao vùng nhìn thấy GC lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của GP

Gương cầu

lõm

10 Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm

11 Sự phản

xạ trên GC lõm như thế nào?

14 So sánh được tính chất của ảnh tạo bởi GP, GC lồi và GC lõm

12 Tìm hiểu các ứng dụng

GC lõm

13 Giải thích được vì sao nhờ có pha đèn

mà đèn sáng đi

xa được

VI Phần kế hoạch chi tiết

Trang 7

TIẾT 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

- Nắm được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

2 Kỹ năng:

- Biết làm thí nghiệm để tạo ra được ảnh của vật qua các gương và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương

3 Thái độ :

- Nghiêm túc trong học tập

- Hợp tác trong hoạt động nhóm

4 Năng lực cần phát triển:

- Năng lực sử dụng kiến thức

- Năng lực về phương pháp

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá thể

II Chuẩn bị:

1 Chuẩn bị của GV: máy tính, máy chiếu

Mỗi nhóm: - 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính màu trong suốt có giá đỡ

- 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển được, 2 viên phấn

- 1 miếng bìa hình tam giác

- 1 gương cầu lồi, 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng cùng kích thước với gương cầu lồi, 2 cây nến

2 Chuẩn bị của HS: Sách, vở, đồ dùng học tập

III Hoạt động dạy:

1 Ổn định tổ chức lớp:

Sĩ số:

2 Kiểm tra bài cũ:

Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Vẽ tia tới SI khi biết tia phản xạ IR:

Trang 8

3 Bài mới:

Đặt vấn đề: Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 – SGK và đặt vấn đề như sách Mặt

nước lúc này giống như 1 gương phẳng, cái bóng là ảnh Vậy ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì, với 2 loại gương cầu có gì khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

Hoạt động 1: Tìm hiểu

tính chất của ảnh tạo bởi

gương phẳng

- GV hướng dẫn HS làm

thí nghiệm như hình 5.2

SGK và quan sát ảnh của

viên phấn trong gương

- Yêu cầu HS nêu dự

đoán: Ảnh của vật trong

gương có hứng được trên

màn chắn không?

- Làm thế nào để kiểm tra

được dự đoán?

- Yêu cầu HS kiểm tra dự

đoán

- GV hướng dẫn học sinh

đưa màn chắn đến mọi vị

trí để khẳng định không

hứng được ảnh

- HS nêu dự đoán

- HS nêu cách kiểm tra(đưa màn chắn ra sau gương)

- HS đưa màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán

I Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

1 Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?

Kết luận: Ảnh của một vật

tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo

Trang 9

- Yêu cầu HS rút ra kết

luận 1

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS nêu dự đoán

cho câu hỏi 2 Có cách

nào có thể kiểm tra?

- Nếu HS không nêu

được, GV hướng dẫn HS

kiểm tra qua thí nghiệm :

Thay GP bằng tấm kính

màu trong suốt (tấm kính

là 1 GP), dùng viên phấn

thứ 2 đúng bằng viên

phấn thứ nhất đưa ra sau

tấm kính

- Yêu cầu HS hoàn thành

kết luận

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS nêu dự đoán

và phương án so sánh

GV hướng dẫn HS dùng

thí nghiệm hình 5.3 để

kiểm tra dự đoán

- Yêu cầu HS trả lời C3 –

- HS hoàn thành kết luận

- HS nêu dự đoán và cách kiểm tra

- HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo nhóm Quan sát và kết luận dự đoán có đúng không

- HS nêu dự đoán và phương án so sánh

- HS tiến hành theo nhóm thí nghiệm hình 5.3

- HS đo và trả lời C3:

2 Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

Kết luận: Độ lớn của ảnh

của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật

3 So sánh khoảng cách

từ 1 điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Trang 10

- Yêu cầu HS hoàn thành

kết luận

- GV nhận xét

AA’ vuông góc với MN;

A và A’ cách đều MN

Kết luận: Điểm sáng và

ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau

Hoạt động 2: Tìm hiểu

tính chất ảnh của một

vật tạo bởi gương cầu lồi

- GV giới thiệu đặc điểm

của gương cầu lồi (có mặt

phản xạ là mặt ngoài của

1 phần mặt cầu)

- Yêu cầu HS đọc SGK và

làm TN như hình 7.1, GV

hướng dẫn khi cần thiết

- Yêu cầu HS trả lời C1

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS làm thí

nghiệm so sánh ảnh của 1

vật tạo bởi gương phẳng

và ảnh của vật đó tạo bởi

gương cầu lồi rồi rút ra

nhận xét

- Yêu cầu HS hoàn thành

kết luận

- GV nhận xét

- HS tiến hành thí nghiệm hình 7.1 theo nhóm, quan sát và trả lời câu C1

- HS làm thí nghiệm hình 7.2, quan sát và nhận xét

về độ lớn ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương

- HS hoàn thành kết luận

II Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

Kết luận:

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:

1 Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn

2 Ảnh nhỏ hơn vật

Hoạt động 3: Tìm hiểu

tính chất ảnh của 1 vật

tạo bởi gương cầu lõm.

GV giao cho mỗi nhóm

HS 1 là GP, 1 là GC lõm,

III Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm.

Trang 11

nhận biết gương nào là

GP, GC lõm? gương cầu

lõm là gương có mặt phản

xạ là mặt trong của 1 phần

mặt cầu

- GV yêu cầu HS đọc TN

và tiến hành TN theo

nhóm

- Yêu cầu HS nhận xét

thấy ảnh khi để vật gần

gương và xa gương có thể

nêu phương án TN

- Yêu cầu HS bố trí và

tiến hành thí nghiệm so

sánh độ lớn ảnh của 1 vật

tạo bởi gương cầu lõm và

gương phẳng, quan sát và

trả lời C2

- Yêu cầu HS hoàn thành

kết luận

- GV nhận xét

- HS nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm hình 8.1

- HS trả lời C1

- HS tiến hành thí nghiệm

và trả lời C2

C1: Vật đặt ở mọi vị trí

trước gương

+ Gần gương: Ảnh lớn hơn vật

+ Xa gương: Ảnh nhỏ hơn vật.(ngược chiều )

Kết luận: Đặt một vật gần

sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh

ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật

4 Củng cố

- So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

5 Hướng dẫn về nhà

- Học bài và làm các bài tập: 5.1; 5.5; 5.6; 7.1; 7.5; 7.7; 8.4; 8.8 – SBT

TIẾT 6: ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG PHẲNG VÀ GƯƠNG CẦU LỒI I.Mục tiêu:

1 Kiến thức:

Trang 12

- Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của

gương phẳng có cùng kích thước

- Biết được các ứng dụng của gương cầu lồi, gương phẳng.

2 Kĩ năng:

- Vẽ được ảnh của 1 điểm sáng hoặc 1 vật sáng đặt trước gương phẳng

- Làm được thí nghiệm so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng

3 Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập

- Hợp tác trong hoạt động nhóm

4 Năng lực cần phát triển:

- Năng lực sử dụng kiến thức

- Năng lực về phương pháp

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá thể

II Chuẩn bị:

1 Chuẩn bị của GV: máy tính, máy chiếu

Mỗi nhóm: - 1 gương cầu lồi và 1 gương phẳng cùng kích thước

2 Chuẩn bị của HS: Sách, vở, đồ dùng học tập

III Hoạt động dạy:

1.Ổn định tổ chức lớp: Sĩ số:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

- So sánh tích chất của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi 3 gương?

3 Bài mới:

ĐVĐ: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về tính chất tạo ảnh của gương phẳng và gương cầu lồi Vậy 2 gương này có ứng dụng gì trong đời sống, chúng

ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

Trang 13

sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu

ứng dụng của gương

phẳng

- GV yêu cầu học sinh

làm câu C4 theo nhóm

vào bảng phụ

- Gọi các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét lẫn

nhau

- Gv nhận xét

- Yêu cầu HS rút ra kết

luận và ghi vào vở

- Yêu cầu HS vận dụng

làm cá nhân bài tập 5.4 -

SBT

- Gọi 1 HS lên bảng trình

bày

- Gọi HS khác nhận xét

- GV nhận xét và chốt

lại: Như vậy qua phần

này các em có thể vẽ ảnh

của 1 điểm sáng qua GP

bằng 2 cách:

Học sinh làm C4 theo nhóm

- Các nhóm trình bày và nhận xét nhóm bạn

- HS làm bài 5.4

I Ứng dụng của gương phẳng

1 Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.

C4:

S R

M

I K

S’

Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo

S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’

Bài tập vận dụng

1 Bài 5.4 – SBT

S A I

S’

Ngày đăng: 14/02/2019, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w