Câu 1: phân tích Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể: Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duy vật. Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nội dung chính của quan điểm toàn diện Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Trang 1THẢO LUẬN BÀI 1 , 2 - Câu 1: phân tích Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, phát triển va lịch sử cụ thể:
Quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể là những quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận của phép biện chứng duyvật Chúng được xây dựng trên cơ sở lý giải theo quan điểm duy vật biện chứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phongphú của các mối liên hệ và sự phát triển của tất thảy các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
- Nội dung chính của quan điểm toàn diện
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó Thực hiện điều này sẽgiúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giảiquyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệuquả đối với các vấn đề thực tiễn
Ví dụ, khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên
từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thốngvốn không có ở mỗi yếu tố (thuộc tính “trời”); mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mốiquan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó
- Nội dung chính của quan điểm phát triển
Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểuhiện của nó ở các giai đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không ngừng pháttriển của nó Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó
Ví dụ, C Mác đã đứng trên quan điểm phát triển đế phân tích sự phát triển của xã hội loài người qua các hình thái tổ chức kinh tế
-xã hội hoặc ông đã đứng trên quan điểm đó để phân tích lịch sử phát triển của các hình thái giá trị: từ hình thái trao đổi ngẫu nhiên đến hìnhthái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ,
Trang 2Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật
trong các mối quan hệ và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử lý cáctình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện
Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện và phát triển cần phải luôn luôn gắn với quan điểm lịch sử cụ thể thì mới có thể thực sựnhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn
Câu 2: là rõ quan điểm phát triển?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sáng lập bởi C.Mác và Ph.Ăngghen vào giữa thế kỉ XIX, về sau được V.I.Lênin phát triển vàođầu thế kỉ XX, là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Chính vì vậy, nó đã khắc phục đượcnhững hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại Nó đãkhái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới Phép biện chứng duy vật trở thành mộtkhoa học Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổbiến phản ánh đúng đắn hiện thực Trong hệ thống đó, có hai nguyên lý cơ bản nhất, một trong số đó là nguyên lý về sự phát triển Nó kháiquát một trong những thuộc tính phổ biến nhất của thế giới vật chất là vật chất luôn vận động, phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng đồng thời nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp Đối lậpvới quan điểm siêu hình, phép biện chứng duy vật khái niệm: phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynhhướng đi lên; từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Như vậy khái niệm “phát triển” không đồng nhấtkhái niệm “vận động” (nói chung); đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đilặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của những sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữaphủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú:
Trang 3Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sựvật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, khôngphụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất
cả mọi sự vật, hiện tượng và mọi quá trình, mọi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể baohàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan
Đối với tự nhiên: sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể, khả năng tiến hóa của cơ thể, khả năng hoàn thiện quátrình trao đổi VC giữa cơ thể và môi trường Từ vô sinh đến hữu sinh
Đối với xã hội: Sự phát triển thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt của con người giảiphóng con người và tạo điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách của bản thân
Đối với tư duy: Sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn đối với hiện thực
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, songmỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau Tồn tại ở những không gian vàthời gian khác nhau sự vật, hiện tượng sẽ phát triển khác nhau Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịunhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể Sự tác động đó có thể làmthay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự pháttriển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác… Đó là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển
Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Xét trong không gian hẹp và những trường hợp cábiệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn… Song xét cả quá trình, trong không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynhhướng chủ đạo, thống trị Khái quát tình hình, triết học Mác xít khẳng định phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của mọi sựvật và hiện tượng Lê Nin quan niệm chỉ có phát triển mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có
nó mới cho ta chìa khoá của những “bước nhảy vọt” của sự gián đoạn của tính tiệm tiến, của sự “chuyển hóa thành các mặt đối lập” của sựtiêu diệt cái cũ, và sự nảy sinh ra cái mới"
Trang 4Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức và cải tạo thế giới Theo nguyên lý này, trong mọinhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển Theo V.I.Lênin, “… Lôgich biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển,trong “sự tự vận động”…, trong sự biến đổi của nó”
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển
Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật hiện tượng theohướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch đầy mâu thuẫn, vìvậy đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là phải có quan điểmlịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó
Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đấu tranh phê phán với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Văn kiện Đại hộiĐảng lần IX có viết: “ Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tintưởng lẫn nhau hướng tới tương lai”
Gắn liền CNH với HĐH, đẩy mạnh CNH, HĐH để đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2001), Đảng ta đã nhấn mạnh phải thực hiện “CNH đấtnước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.Việc chuyển từ quan niệm “công nghiệp hóa” sang quan niệm “công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” (Đại hội VII) và “côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đại hội Đảng lần thứ VIII và Đại hội Đảng lầnthứ IX), là một sự phát triển quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng ta về CNH, HĐH đất nước Tại Hội nghị đại biểu toànquốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã khẳng định, “CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chungquanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa
Cũng bắt đầu từ đây, một quan niệm mới về CNH ngày càng được định hình rõ nét, CNH không chỉ đơn giản là phát triển côngnghiệp, xây dựng nhà máy Đó là quá trình cải biến căn bản, toàn diện để tạo nền tảng của một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹthuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến, quan hệ sản xuất phù hợp sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, tăng trưởng kinh tế gắnliền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam Đó cũng là quá
Trang 5trình tăng cường nguồn lực con người, năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, thân thiện và bảo
vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững
Nguyên lý về sự phát triển là nguyên lý cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, nó giúp chúng ta nâng cao được nhận thức đượcnhững tính chất phức tạp, quanh co về sự vật, hiện tượng trong thế giới quan, đồng thời giúp ta giải quyết được những mâu thuẫn kháchquan vốn có của sự vật, hiện tượng Chẳng hạn, bản thân chúng ta là cán bộ, công nhân, viên chức, lao động muốn có sự thăng tiến trongcông việc đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của công việc mình đang làm, từ đó học tập, tìm hiểu những cách làm mới, hiệu quả hơn để làm tốthơn công việc, đó gọi là sự phát triển trong con người
Câu 3: Lý luận? Phương pháp? Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn
7.1 Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụngphương pháp Phương pháp luận còn được coi như “ một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thựchiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trongthế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái
cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiệnthực
Trang 6Nội dung nguyên lý:
◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau
◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vậthiện tượng xãy ra trong thế giới
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại củabản thân sự vật càng tốt
- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tấtnhiên, ổn định ; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫunhiên, không ổn định…;
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lýgiải được những mối liên hệ, quan hệ ((hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như
sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ,phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi nhữngmối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bêntrong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… của nó
Trang 7- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…)của bản thân sự vật; kịp thời sửdụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vậnđộng, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung,chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình
+ Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiềumối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật
+ Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật chứ không rút ra được mặt bản chất,không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện
+ Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngượclại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi
- Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà còn liên hệ nhận thức với cuộcsống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sốngcòn) và lợi ích không cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp cáclĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, ) từ các thành phần kinh tế khác, từ các tổ chức, chính trị xã hội… để có thái độ, biệnpháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trongcuộc sống vô cùng phức tạp
7.2 Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn
Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiếttrung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình
Trang 8Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mốiquan hệ, nhiều tính chất của sự vật thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà khônglàm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó
Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất,không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện Do đó hoàn toànbất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn
Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lạinhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhậnthức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhautrong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng haynguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội…
để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy đượctrọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp
Câu 4: Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ
sở lý luận của nguyên tắc phát triển Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức
Trang 9- Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) và nguyên lý của triết học Phép biện chứng duyvật có hai nguyên lý cơ bản Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
8.2 Nguyên tắc là gì?
- Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích đề ra một cách tối ưu
8.3 Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng Nghĩa là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là cácnguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển lànội dung nguyên lý về sự phát triển…
8.4 Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
• Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:
- Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển củachính nó;
- Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện raquy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật
• Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy rađối với nó;
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện,biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động,phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta
8.5 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Trang 10Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển
• Sự vận động và sự phát triển
- Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung “Vận động hiểutheo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi
sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
- Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, domâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động cóthay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vậnđộng có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sựvật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên
+ “Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và sự phát triển coinhư sự thống nhất của các mặt đối lập Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan Quan điểm thứ hai là sinh động Chỉ cóquan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của “sự vận động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những
“bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cáimới”
- Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cái riêng và cái chung; giữanguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực
- Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: phát triển trong giới tự nhiên vôsinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát triển trong tư duy, tinh thần
• Nội dung nguyên lý
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển
Trang 11- Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra vàhướng theo xu thế phủ định của phủ định
8.6 Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình trong hoạt độngthực tiễn và nhận thức của chính mình
BÀI 2
Câu 1: Đ/C hãy làm rõ quy luật QHSX phù hợp với trình độ LLSX ? liên hệ CMVN?
I- Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1 Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người Đó làkết quả của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và pháttriển của loài người Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao động) và người lao động với kinhnghiệm sản xuất và thói quen lao động
Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ với nhau Sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thíchứng với bản thân người lao động, với trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của họ
Năng suất lao động là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đồng thời, xét đến cùng, đó là nhân tố quan trọng nhất cho
sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Những thành tựu của khoa học được vậndụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển; những tư liệu sản xuất, những tiến bộ củacông nghệ và phương pháp sản xuất là kết quả vật chất của nhận thức khoa học
Thời đại ngày nay tri thức khoa học trở thành một bộ phận cần thiết của kinh nghiệm và tri thức của người sản xuất v.v và được pháttriển mạnh mẽ Đó là lực lượng sản xuất to lớn thúc đẩy quá trình phát triển tiến bộ xã hội trên thế giới
Trang 12Bản chất của bất cứ kiểu quan hệ sản xuất nào trước hết do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất quyết định
II Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
1 Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất
- Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất và cách mạng nhất, là nội dung của phương thức sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tốtương đối ổn định, là hình thức xã hội của phương thức sản xuất Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết địnhhình thức
- Lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất biến đổi theo phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Sự phùhợp đó làm cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Khi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào đó sẽ mâuthuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ để hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuấtđang phát triển, làm phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới xuất hiện
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã quyết định sự thay thế quan hệ sản xuất cũbằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, đưa loài người trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác nhau từ thấp lên cao, với những kiểu quan
hệ sản xuất khác nhau
2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
- Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của lực lượngsản xuất, trở thành động lực cơ bản thúc đẩy, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển
Trang 13- Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành xiềng xíchtrói buộc, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Quan hệ sản xuất, sở dĩ có thể tác động (thúc đẩy hoặc kìm hãm) sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì nó quy định mục đích củasản xuất; ảnh hưởng đến thái độ lao động của quảng đại quần chúng; kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ, việc áp dụng thành tựukhoa học - kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động, v.v
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp vàchỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa xã hội tiến lên Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện sự vận động nội tại của phương thứcsản xuất và biểu hiện tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác cao hơn Quy luật này là quyluật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao
3 Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta
Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó xây dựngphương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn, phức tạp Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, lực lượng sản xuất
bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ và có những yếu tố
đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ lênquy mô lớn Để xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvới cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượngsản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội Từng bước xã hội hoá xã hội chủ nghĩa, quá trình đó được thực hiện không phảibằng gò ép mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước, cáchình thức hợp tác xã v.v để dần dần hình thành các tập đoàn kinh doanh lớn, trong đó các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể là nòng cốt.Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp với xã hội mới thay thế và không đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn;chúng ta chủ trương thực hiện sự chuyển hoá cái cũ thành cái mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 14Câu 2 Bằng CSLL của triết học MÁC – LÊNIN và CMVN, đ/c hãy làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và kiến trúc thượng tầng ?
I- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trị, tàn dư của các quanđiểm của xã hội trước, các quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời, quan điểm tư tưởng của các tầng lớp trung gian Hệ tư tưởngcủa giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định Tính chất đối kháng vềquan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng
II- Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau,trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng sinh ra kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất của nó ra sao, giai cấpđại diện cho nó thế nào thì hệ thống tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, v.v và các quan hệ; các thể chế tương ứng với những
tư tưởng ấy cũng như vậy
Trang 15- Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó xảy ra trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, cũng như
từ hình thái kinh tế — xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi đó diễn ra thông quacuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp
- Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mỗi hình thái kinh tế - xã hội
2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị - xã hội của kiến trúcthượng tầng nhằm bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
cũ
- Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhànước giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tác động to lớn nhất và trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng
- Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, kiến trúc thượng tầng có những quá trình biến đổi nhất định Quá trình đó càng phù hợp với cơ
sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng có hiệu quả; ngược lại, quá trình đó không theo cùng chiều với quy luật vậnđộng của cơ sở hạ tầng thì nó sẽ cản trở sự phát triển của cơ sở hạ tầng
- Trong thời đại ngày nay, vai trò của kiến trúc thượng tầng tăng lên rõ rệt, càng thể hiện với tư cách là một yếu tố tác động mạnh mẽđến tiến trình lịch sử Song nếu quá nhấn mạnh hoặc thổi phồng vai trò của kiến trúc thượng tầng đến mức phủ định tính tất yếu kinh tế của
xã hội, thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí
3 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta
- Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng vớicác thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng xã hội chủnghĩa
Nguồn:- Về xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Đảng ta đã khẳng định: lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động tinh thần của xã hội Xây dựng hệ thống chính trị xã hội xã hội chủ nghĩamang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm cho nhân dân thực sự là ngườichủ của xã hội Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị - xã hội không tồn tại như một mục đích tự thân mà vì phục vụ con người,thực hiện cho được lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân lao động
- Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng hoặc kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng Việc phát triển vàcủng cố cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ
Trang 16Câu 3: Vì sao nói sự phát triển của các hình thái KTXH là 1 quá trình lịch sử tự nhiên? Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam?
Trả lời:
* Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội: HTKT-XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất
định, với một kiểu qhsx đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của llsx, và với một kttt tương ứng được xây dựng trênnhững qhsx ấy
- HTKT-XH là một hệ thống hoàn chỉnh và có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là llsx, qhsx, kttt Mỗi mặt của htkt-xh
có vai trò, vị trí riêng, tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau
+ LLSX: là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi htkt-xh Sự hình thành và phát triển của mỗi htkt-xh xét đến cùng do llsx quyết định.Llsx phát triển qua các htkt-xh nối tiếp nhau từ thấp đến cao
+ QHSX: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả mọi quan
hệ xã hội khác Mỗi htkt-xh lại có một kiểu qhsx của nó tương ứng với trình độ nhất định của llsx Qhsx là tiêu chuẩn khách quan để phânbiệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác, đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử
+ KTTT: được hình thành và phát triển phù hợp với CSHT, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển CSHT đã sinh ranó
Ngoài các mặt cơ bản nêu trên, các htkt-xh còn có quan hệ về gia đình, dân tộc, và các quan hệ xã hội khác Các quan hệ đó đều gắn
bó chặt chẽ với qhsx, biến đổi cùng với sự biến đổi của qhsx
* Sự phát triển của các htkt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên:
Lịch sử phát triển của xã hội loài người trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là mộthtkt-xh Sự vận động thay thế nhau của các htkt-xh trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch sử tựnhiên của xã hội Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật phát triển khách quan của xã hội, Mac đã đi đến kết luận: “sự phát triển của nhữnghình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên”
Trang 17Các mặt cơ bản hợp thành một htkt-xh không tách rời nhau mà liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những qui luật phổ biếncủa xã hội Đó là quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất và trình độ phát triển của llsx; quy luật csht quyết định kttt và các quy luật
xã hội khác Chính tác động của các quy luật khách quan đó mà các htkt-xh vận động phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sửnhư một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người
Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của llsx Chính tính chất và trình độ phát triểncủa llsx đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của qhsx Do đó xét đến cùng llsx quyết định quá trình vận động và pháttriển của htkt-xh như quá trình lịch sử tự nhiên
Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các htkt-xh thì quy luật về sự phù hợp của qhsx với tính chất vàtrình độ phát triển của llsx có vai trò quyết định nhất Llsx bảo đảm tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quy định khuynhhướng phát triển từ thấp đến cao Qhsx là mặt thứ hai của ptsx biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử Những qhsx lỗi thờiđược xóa bỏ và được thay thế bằng những kiểu qhsx mới cao hơn Đến lượt nó, sự thay đổi qhsx sẽ kéo theo sự thay đổi về kttt, và do đó
mà htkt-xh cũ được thay thế bằng htkt-xh mới cao hơn, tiến bộ hơn Quá trình đó diễn ra theo quy luật khách quan chứ không phải theo ýmuốn chủ quan của con người
Sự thay thế một htkt-xh này bằng một htkt-xh mới cao hơn thường được thực hiện thông qua cách mạng xã hội Nguyên nhân sâu sacủa cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa llsx và qhsx, khi qhsx trở thành xiềng xích của llsx Trong thời kỳ cách mạng xã hội khi cơ sở kinh
tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kttt đồ sộ cũng thay đổi theo
Quá trình kế thừa của lịch sử loài người luôn luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong điều kiện nhất định do tác động của các nhân tố,các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, có thể bỏ qua các giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại Trongthời đại ngày nay chủ chương rút ngắn để đi lên CNXH ở một số quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa chẳng những không mâu thuẫn với tinhthần của sự phát triển mang tính lịch sử- tự nhiên mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử- tự nhiên ấy Chỉ khi ta “rút ngắn ”mộtcách duy ý chí, bấp chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch sử- tự nhiên
Như vậy, quá trình lịch sử- tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏqua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài htkt-xh nhất định Sự khác nhau về trật tự phát triển vẫn là quá trình lịch sử-
tự nhiên
Trang 18Câu 4: vì sao nói đấu tranh giai cấp là 1 trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai cấp, liên hệ đấu tranh giai cấp ở Việt Nam?
a) Khái niệm giai cấp
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp như sau: "Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớngồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ(thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức laođộng xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng"
Theo đinh nghĩa trên đây, thực chất của sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành các giai cấp khác nhau, đốilập nhau là do có sự khác nhau và đối lập nhau về địa vị của họ trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định, do đó tất yếu dẫn tới việc "tậpđoàn này có thể chiếm đoạt được lao động của tập đoàn khác" Do vậy, V.I.Lênin khẳng định: "Giai cấp là những tập đoàn người, mà tậpđoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhấtđịnh" Thực chất của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là sự phân hóa những con người trong một cộng đồng xã hội thành những kẻbóc lột và những người bị bóc lột Thực tế lịch sử nhân loại mấy ngàn năm qua đã chứng minh điều này, đó là sự phân hóa những con ngườitrong cộng đồng xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ trong lịch sử thời cổ đại, chúa đất và nông nô thời trung cổ, tưsản và vô sản từ thời cận đại đến nay
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: giai cấp nào nắm dược tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì cũng đồng thời có khả năng chiếmđược địa vị làm chủ quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước, do đó có khả năng khách quan trở thành giai cấp thống trị xã hội, thực hiệnđược việc chiếm đoạt lao động của giai cấp khác và duy trì được tình trạng tương đối ổn định của xã hội trong điều kiện có đối kháng giaicấp
Khái niệm giai cấp không đơn thuần là một khái niệm của khoa học chính trị, đó còn là một khái niệm phản ánh mối quan hệ kháchquan trong lĩnh vực kinh tế cũng nhu giữa lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị của xã hội; phản ánh mối quan hệ kinh tế - chính trị giữacác tập đoàn người trong một điều kiện lịch sử nhất định Đó là mối quan hệ không chỉ có sự khác biệt mà còn có tính chất đối lập của họtrên phương diện kinh tế và chính trị Do vậy, việc phân tích những vấn đề về kết cấu chính trị cần phải gắn liền với việc phân tích kết cấukinh tế của xã hội theo quan điểm lịch sử - cụ thể
Để phân tích và xử lý chính xác những vấn đề về kết cấu chính trị - xã hội không những cần nắm vững khái niệm giai cấp theo quanđiểm của chủ nehĩa Mác - Lênin mà còn cần phải nắm vững khái niệm tầng lớp xã hội Khái niệm tầng lớp xã hội thường được sử dụng để
Trang 19chỉ sự phân tầng, phân lớp, phân nhóm giữa những con người trong cùng một giai cấp theo địa vị và sự khác biệt cụ thể của họ trong gaicấp đó như: tầng lớp công nhân làm thuê lao động giản đơn, lao động phức tạp, lao động chuyên gia, V.V Khái niệm này cũng còn đượcdùng để chỉ những nhóm người ngoài kết cấu các giai cấp trong một xã hội nhất định như: tầng lớp công chức, trí thức, tiểu nông; v.vnhững tầng lớp này đều có những mối quan hệ nhất định với giai cấp này hay giai cấp khác trong xã hội.
b) Nguồn gốc giai cấp
Việc phát hiện ra sự tồn tại giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp không phải là phát hiện mới trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin Một trong những phát hiện mới và cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là ở chỗ chỉ ra rằng sự tồn tại của giai cấp đối kháng vàđấu tranh giai cấp không phải là bản tính của con người, cũng không phải là sự tiền định mà chỉ là hiện tượng có tính lịch sử Theo C.Mác:
-"Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất"
Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất, đặc biệt là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, bởi vì chỉ có trong điều kiện đó mới có khả năng khách quan làm phátsinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất xã hội Do đó, dẫn tới khả năng tập đoàn này có thể chiếmđoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác Tuy nhiên, chỉ có chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuât vẫn chưa đủ để làm phát sinh giaicấp trong xã hội nếu chưa có sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một mức độ làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó làm xuất hiệnthời gian lao động thặng dư của xã hội, biểu hiện thành sự dư thừa của cải tương đối của xã hội Hơn nữa, sự tồn tại của chế độ chiếm hữu
tư nhân hay cộng đồng xã hội về tư liệu sản xuất không phải theo ý muốn chủ quan mà là tuân theo quy luật khách quan - quy luật quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vì vậy, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là dotình trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuất đã đạt trình độ xã hội hóacao thì chính nó lại là nguyên nhân khách quan của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do đó đẫn tới sự xóa bỏgiai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp trong xã hội Đó là vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là của xã hội xã hội cộng sảnchủ nghĩa trong tương lai
Sự hình thành và phát triển giai cấp trong lịch sử có thể diễn ra với những hình thức, mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khácnhau Điều đó tùy thuộc sự tác động cụ thể của các nhân tố khách quan và chủ quan đến tiến trình vận động, phát triển của mỗi cộng đồngngười Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình hình thành, phát triển giai cấp ở các cộng đồng người trong lịch sử ở hai hình thức cơ bản Đólà: sự hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu dưới sự tác động của nhân tố bạo lực về sự hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ
Trang 20yếu với sự tác động của quy luật kinh tế phân hóa những người sản xuất hàng hóa trong nội bộ cộng đồng xã hội Ngoài ra, trong thực tếlịch sử còn diễn ra quá trình tác động đồng thời của cả hai nhân tố đó.
c) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
Theo V.I.Lênin khái niệm đấu tranh giai cấp dùng để chỉ "cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động,chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sảnchống những người hữu sản hay giai cấp tư sản" Theo khái niệm này, thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của những ngườilao động làm thuê, những người nô lệ, bị áp bức về chính trị - xã hội và bị bóc lột về kinh tế chống lại sự áp bức và bóc lột nó; tức là nhằmgiải quyết vấn đề mâu thuẫn lợi ích kinh tế và chính trị xã hội giữa giai cấp thống trị và bị thống trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau
Tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau, với những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị Trong thực tế lịch sử,cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và có thể có nhiều hình thức đa dạng khác
Để khống chế và đàn áp những cuộc, đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, những người nô lệ nhằm duy trì và thựchiện sự bóc lột, các giai cấp thống trị trong lịch sử (giai cấp chủ nô, giai cấp chúa đất phong kiến, giai cấp tư sản) tất yếu phải sử dụng đếnsức mạnh bạo lực có tổ chức - đó là nhà nước với những đội vũ trang đặc biệt và hệ thống pháp luật nhằm duy trì trật tự của sự thống trịgiai cấp Vì vậy, vấn đề chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào nếu chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ quyền lực nhà nước thì chưa thể giải quyết được những vấn
đề căn bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp Tuy nhiên, không phải mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều xác định vấn đề chính quyền nhà nước,quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm, chỉ có sự phát triển của đấu tranh giai cấp đạt tới trình độ đấu tranh chính trị thì vấn đề đó mới trởthành vấn đề trung tâm và cơ bản của nó Đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cách mạng xã hội với tư cách là đỉnh cao của sự phát triển đấutranh giai cấp
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp Khi cái mâu thuẫn xã hội
đã bị đẩy đến chỗ không thể giải quyết được thì tất yếu giai cấp thống trị cần đến sức mạnh bạo lực đặc biệt để duy trì xã hội trong vòngmột "trật tự" theo ý chí của nó, thực hiện lợi ích của nó Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duytrì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được Trong lịch sử trên hai ngàn năm qua đã từng tồn tại các kiểu nhànước nhà nước chủ nô thời cổ đại, nhà nước phong kiến thời trung cổ và nhà nước tư sản ở các nước tư bản từ thời cận đại đến nay Đây lànhững kiểu nhà nước đúng với nghĩa đen của nó, tức là công cụ bạo lực có tổ chức nhằm khống chế cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấpnhững người lao động Cho dù các hình thức của mỗi kiểu nhà nước đó có khác nhau, tên gọi khác nhau (hình thức quân chủ tập quyền
Trang 21hoặc phân quyền, quân chủ lập hiến, cộng hòa quý tộc, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, v.v.) nhưng bản chất giai cấp của chúng chỉ
là một - đó là công cụ chuyên chính giai cấp của các giai cấp bóc lột trong lịch sử đối với nô lệ hay lao động làm thuê Khác với các kiểunhà nước nói trên, nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước kiểu mới là "nửa nhà nước", "nhà nước không còn nguyên nghĩa đen cùanó", tồn tại trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là công cụ bạo lực có tổ chức và công cụ quản lý kinh tế-xã hội của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động
Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là một trong những phương thức động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sựphân hóa thành đối kháng giai cấp
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay, về thực chất chỉ là lịch sử củanhững cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau Đó
là cuộc đấu tranh của những người nó lệ chống lại ách áp bức của giai cấp chủ nô; cuộc đấu tranh của những người nông nô, những ngườinông dân làm thuê chống lại sự áp bức và bóc lột của bọn chúa đất, địa chủ: cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lạiách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản, kết quả cuối cùng của những cuộc đấu tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuấtmới thông qua đỉnh cao của nó là những cuộc cách mạng xã hội
Như vậy, trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp thì sự phát triển của xã hội chỉ có thể thực hiện được thông qua những cuộcđấu tranh giai cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế và chính trị - xã hội Trong trường hợp này, đấu tranhgiai cấp không chỉ là động lực của sự phát triển lịch sử mà còn là phương thức của sự tiến bộ và phát triển xã hội
Theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, phương thức và động lực cơ bản nhất của sự tiến bộ, phát triển xã hội là sự vận động của mâuthuẫn trong phương thức sản xuất, trong bản thân nền sản xuất vật chất của xã hội, nhưng trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thìmâu thuẫn đó lại được bộc lộ và biến thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong đời sống chính trị - xã hội Trong trường hợp này,mâu thuẫn đối kháng trong đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết được thông qua việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng giai cấp trên lĩnh vựcchính trị - xã hội Như vậy, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành cơ chế chính trị - xã hội để giải quyết mâu thuẫn trongphương thức sản xuất, thực hiện nhu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Bài 3 4
Trang 221 So sánh HH thông thường với HH sức lao động Theo anh (chị) cần làm gì để nâng cao số lượng, chất lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sức lao động ở nước ta hiện nay?
Trả lời: Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường?
Hàng hóa bình thường: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.
- Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có thể nhận biết trực tiếp bằng giác quan
- Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên dù cho người ta có lật đi lật lại mãimột hàng hóa, thì cũng không thể sờ thấy,nhìn thấy giá trị của nó.Giá trị chỉ có một tính hiện thực thuần túy xã hội, và nó chỉ biểu hiện racho người ta thấy được trong hành vi trao đổi, nghĩa là trong mối quan hệ hàng hóa với nhau
Hàng hóa sức lao động
Sức lao động (năng lực lao động) là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó
sử dụng vào sản xuất hàng hóa Trong mọi xh, sức lao động đều là yếu tố của sx nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điềukiện sau:
Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời
Trang 23– Giá trị sử dụng của hàng hoá slđ là khả năng thực hiện 1 loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động.Giá trị sử dụng của slđ phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng slđ.
2 So sánh hàng hoá slđ với hàng hoá thông thường
+ Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau :
Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá slđ bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào đk lịch sử, đk sx của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài nhữngnhu cầu về vật chất,người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử củamỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó
Giá trị slđ ko cố định : tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng;Giảm khi năng suất lao động xh tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng
Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra mộtgiá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt =>giá trị sử dụngcủa hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tao ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thânnó
Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định thông qua các hợp đồng
Trang 24 Mua bán chịu:Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động), giá trị thực hiện sau (trả công sau).
Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản, không có ngược lại
Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động bởi vì đối với người công nhân, lao động làphương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán sức lao động trong mọi điều kiện
b Theo anh chị cần là gì để nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sức lao động ở nước ta?
B1 nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa:
- Có cơ chế chính sách lao động tiền lương, thưởng và đào tạo nghề cho đối tượng lao động cụ thể và lao động trừu tượng
- Thường xuyên kiểm tra rút ký những kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nhằ nâng cao chất lượng
- Đăng ký nhãn hiệu của quốc gia, địa phương để thu hút ….và tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu,tăng thu nhập phát triển sản xuất hàng hóa
2 Vì sao ở Việt Nam hiện nay vẫn còn SXHH tồn tại và phát triển?
Khái niệm:
- Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của người lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau
- Sản xuất hàng hóa: Là sản xuất ra sản phẩm để bán Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là cách thức tổ chức sản xuất mà trong
đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa người khác thông qua trao đổi, mua bán
Trang 25* Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
- Có sự phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động vào những ngành,những lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất xã hội
Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, song trong cuộc sống của con người thì có nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đó, họ phải có mới liên hệ, phụ thuộc vào
nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau Như vậy, lao động xã hội là cơ sở, tiền đề để sản xuất hàng hóa
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau và sự phát triển
xã hội hóa khác nhau về tư liệu sản xuất quy định Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ và do họ chi phối, người này muốntiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩmlao động không mang hình thái hàng hóa
* Hai thuộc tính của hàng hóa:
Thứ nhất: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Giá trị của hàng hóa là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quyết định Khi xã hội loài người càng phát triển thì càng phát hiện ranhiều thuộc tính tự nhiên của vật phẩm và lợi dụng thuộc tính tự nhiên đó để tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau
Là giá trị sử dụng cho xã hội, không phải dành cho người sản xuất ra nó mà dành cho người mua nó thông qua trao đổi mua bán
Thứ hai: Giá trị trao đổi của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị trao đổi là
hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi Đồng thời giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữanhững người sản xuất hàng hóa Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, nó tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
Trang 26Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ, vừa mâu thuẫn nhưng cũng vừa thống nhất với nhau.
b Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa ra đời là một bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tìnhtrạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng địa phương, từngvùng, các quốc gia khác
Thứ hai: Quy mô sản xuất được mở rộng tạo điều kiện cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy sản xuất pháttriển
Thứ ba: Sự tác động của các quy luật: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… buộc người sản xuất phải luônnăng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Thứ tư: Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng được tăng cao, phong phú và đadạng
Song bên cạnh đó, sản xuất hàng hóa cũng tồn tại những mặt trái của nó như: Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng,phá hoại môi trường…
* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Lao động của sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất lao động cụ thể vừa mang tính chất là lao động trừu tượng
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể cómục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động khác nhau
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức lao động cụ thể của nó, đó chính là sựtiêu phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa
Trang 27Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kếttinh trong hàng hóa Đó chính là hai mặt của sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Thống nhất biểu hiện chúng là hai mặt của cùng một laođộng sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định cho xã hội, nhưng với tư cách là laođộng trừu tượng, sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nó không thể phù hợp với mức hao phí lao động của xã hội
Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa - mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội biểu hiện ở lao động trừu tượng
và lao động cụ thể, giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa Những mâu thuẫn đó vừa thúc đẩy xã hội phát triển vừa chứa đựng nguy cơkhủng hoảng kinh tế
* Lượng giá trị của hàng hóa:
Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa, được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra hànghóa
Lượng giá trị xã hội của hàng hóa không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện sản xuất bình thường, trình
độ kỹ thuật và cường độ lao động bình thường trong xã hội đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: Năng suất lao động, cường độ lao động (mức độ giản đơn hay phức tạp củalao động)
3 Phân tích tác dụng tích cực và tiêu cực của quy luật giá trị trong nền SXHH Liên hệ thực tiễn địa phương nào mà anh (chị) quan tâm?
- Nội dung qui luật giá trị:
Trang 28Quy luật giá trị là quy luật nội dung quy lật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và traođổi hàng hoá dựa trê trên cơ sở giá trị của nó tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Cụ thể là:
+ Trong sản xuất: Quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết luôn có thức tìm cách hạthấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết
+ Trong tiêu dùng trao đổi hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá
- Tác dụng của Quy luật giá trị đối với nền kinh tế hàng hoá là thông qua sự lên xuống của giá cả thị trường.
* Tác dụng tích cực:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự lên xuống giá cả Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết và lưu thông
+ Điều tiết sản xuất: Người sản xuất bỏ ngành có giá cả thấp đổ xô ngành có giá cả sản xuất cao làm cho qui mô sản xuất của một sốngành được mở rộng một số ngành bị thu hẹp
+ Điều tiết lưu thông: Làm cho hàng hoá lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao Như vậy Quy luật giá trị cũng thamgia vào phân phối các nguồn hàng cho hợp lý hơn giữa các vùng
- Kích thích cãi tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau Nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo mức phí lao động xãhội cần thiết Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ có lợi Vì vậy mỗi người sản xuất hàng hoáđều tìm cách giãm giá trị cá biệt hàng hoá hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội bằng các cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất
để tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt làm cho năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên chi phí sản xuất xã hội khôngngừng giảm xuống
* Tác dụng tiêu cực
- Phân bố những nhà sản xuất hàng hoá thành giàu nghèo làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cụ thể:
Trong sản xuất hàng hoá hàng hoá của nhà sản xuất nào có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì người đó có lợi ngược lại thì bịbất lợi và phá sản Vì vậy một số người phát tài trở nên giàu có một số thì trở nên nghèo đói Từ đó những người giàu trực tiếp mở rộng sảnxuất kinh doanh thuê them công nhân và trở thành tư bản; những người bị phá sản trở thành những người lao động làm thuê
Trang 29Ý nghĩa của việc phân tích trên:
+ Xem quy luật giá trị hoạt động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một yếu tố khách quan
+ Trong quá trình sản xuất cũng như trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào thời gian lao động xã hội càn thiết
+ Bản thân quy luật giá trị cũng có tính hai mặt (Tích cực và hạn chế) Đòi hỏi phải nắm bắt và vận dụng tốt vào diều kiện sản xuấthàng hoá ở nước ta hiện nay
2 Liên hệ thục tiển ở địa ở địa phương?
Lên vườn trong quýt hồng, quýt đường….tại Lai vung nhiều, ảnh hưởng đến lượng cung nhiều hơn cầu ảnh hưởng đến gía cả thịtrường giảm, không ai mua từ đó phân hóa giàu nghèo trong xã hội
4 Qua nghiên cứu về hai phương pháp sản xuất GTTD trong CNTB, anh (chị) rút ra được gì cho quá trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam?
Đất nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo địnhhướng XHCN, việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C Mác trước hết phải nhận thức đúng khái niệm bóc lột và bóc lột giá trịthặng dư trong học thuyết Mác Từ đó, có cơ sở khoa học để luận giải những hiện tượng kinh tế của xã hội hiện nay “Bóc lột” là một bộphận người trong xã hội hoặc tập đoàn xã hội nào đó, chiếm đoạt không có bồi thường thành quả lao động của một người khác hoặc của tậpđoàn xã hội khác Theo C Mác, việc bóc lột lao động đều có trong tất cả các hình thái xã hội từ trước tới nay vận động trong những mâuthuẫn giai cấp Nhưng chỉ khi nào kẻ sở hữu tư liệu sản xuất tìm ra được người công nhân tự do, với tư cách là đối tượng bóc lột, và bóc lộtngười công nhân đó nhằm mục đích sản xuất ra hàng hoá để thu được giá trị tăng thêm, thì khi đó mới là bóc lột giá trị thặng dư, tư liệu sảnxuất mới mang tính chất đặc biệt là tư bản Ngày nay, học thuyết giá trị thặng dư vẫn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền
Trang 30kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc nghiên cứu, vận dụng học thuyết này ở nước ta trở thành một việc làm cần thiết, theocác hướng sau đây:
Một là, học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là nền kinh
tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa Cho nên, chính C Mác chứ không phải ai khác là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thịtrường Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Mặc dù nền kinh tế hàng hoá ở nước ta có những đặc trưng riêng của nó, song đã là sản xuất hàng hoá thì phải nóiđến giá trị và giá trị thặng dư Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xãhội khác nhau Do vậy, việc nghiên cứu những lý luận của Mác về nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa là việc làm có ý nghĩa thực tiễn ởnước ta hiện nay Khi phân tích sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Mác cho rằng mọi hoạt động của tư bản đều xoay quanh việc tận dụngphương tiện bóc lột nhằm khai thác tối đa sức lao động để tăng thêm lao động thặng dư Do đó, dẫn đến tất yếu kéo dài ngày lao động, tăngcường độ lao động hay cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động để có thêm điều kiện thu hút nhiều hơn nữa giátrị thặng dư, nguồn gốc làm giàu của giai cấp tư sản Trong hai yếu tố của sản xuất hàng hóa, thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, còn tưliệu sản xuất là phương tiện cần thiết cho sản xuất Yếu tố tư liệu sản xuất là yếu tố được tận dụng để đạt năng suất lao động cao - quyếtđịnh sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội Yếu tố thực sự tạo ra của cải, tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm là người lao động Do đó, lao động vàchiến lược con người là vấn đề quan trọng để tạo được bước phát triển nhảy vọt trong lực lượng sản xuất đáp ứng được yêu cầu phát triểncủa đất nước
Hai là, khai thác những luận điểm của C Mác nói về quá trình sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủnghĩa xã hội Điều đó đòi hỏi cần có chính sách thích đáng và có hiệu lực để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hìnhsản xuất kinh doanh, qua đó thu hút nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ lao động để tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xãhội Đó là con đường để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hộitrong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Ba là, khai thác di sản lý luận của C Mác nói về quá trình tổ chức sản xuất và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền
sản xuất lớn gắn với quá trình xã hội hóa sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn Khi phân tích giátrị thặng dư tương đối, Mác đã trình bày rõ các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp với các đặc điểm, ưu thế và vịtrí lịch sử của từng giai đọan Việc nghiên cứu các giai đoạn đó giúp chúng ta nhiều bài học bổ ích trong quá trình tổ chức sản xuất ở mộtđất nước mà sản xuất nhỏ còn phổ biến Trong điều kiện hiện nay ở nước ta phải coi trọng phân công lao động, phân công phải thích ứng