7 câu hỏi và trả lời tư tưởng HCM pot

18 613 0
7 câu hỏi và trả lời tư tưởng HCM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ( Tài liệu chỉ mang tính tham khảo)    Phần A Câu 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân . Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, đất nước. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào, nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến. Thêm vào đó là những bài học thất bại rút ra từ các cuộc đấu tranh chống Pháp của các nhà yêu nước tiền bối đương thời. Người nhận ra rằng không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng Tổ quốc, và định ra cho mình một hướng đi mới nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước. Như vậy, quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc… đã chuẩn bị cho Người nhiều điều. Quê hương đất nước cũng đặt niềm tin lớn ở Người trên bước đường tìm đến trào lưu mới của thời đại. 2. Thời kỳ từ 1911- 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Ngày 5-6-1911, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đườmg cứu nước. Nguyễn Tất Thành tới Pháp và các nước châu Âu, nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Người tới nhiều thuộc địa ở châu Á, Phi, Mỹ 1 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! Latinh. Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn. Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ. Nguyễn Tất Thành tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, tiêu biểu là cách mạng Mỹ 1776 và cách mạng Pháp 1789. Cách mạng tháng MườI Nga 1917. Từ đó NgườI tìm ra những ưu, nhược điểm của các cuộc cách mạng trên. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gởi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vecxây đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Tháng 07-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tán thành quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Điều đó, đã đánh dấu bước chuyển về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, trải qua quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước và giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản, con đường theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. 3. Thời kỳ từ năm 1921-1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam Trong thời kỳ này HCM hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi, phong phú ở Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928-1929),…tư tuởng về cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản. HCM đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị thành lập Đảng CSVN. Những tác phẩm của HCM trong thời kỳ này (Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và các bài viết khác,…) đã thể hiện những quan điểm lớn, độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam, đó là: - Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường 2 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. - Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. - Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do. -Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, cần xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời, phải tập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay sai. - Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế. - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao. Đây là quan điểm cơn bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng. - Cách mạng trước hết phải có Đảng lãnh đạo, Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, Đảng phải theo chủ nghĩa Mác- Lênin. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của HCM trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta trở thành phong trào tự giác, dẫn đến sự ra đời của Đảng CSVN ngày 03-02-1930. 4. Thời kỳ từ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX Quốc tế cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng cánh “tả”. khuynh hướng này ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng VN. Hồ Chí Minh giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và biệt phái trong Đảng, kiên định con đường giải phóng dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Hồ Chí Minh là đúng. Tháng 7- 1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế và chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. Trước khi về nước, Hồ Chí Minh vẫn luôn theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước, kịp thời chỉ đạo đưa cách mạng VN tiếp tục tiến lên, phát 3 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Tuyên ngôn độc lập do HCM trịnh trọng công bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/2045 về sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - là nhà nước của dân, do dân và vì dân đã khẳng định về mặt pháp lý quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam; đồng thời cũng là sự thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong việc bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc mình. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch có giá trị to lớn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 với sự ra đời của nước VN DCCH, là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của VN, là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Hồ Chí Minh. 5. Thời kỳ từ 1945-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện Đây là thời kỳ mà HCM cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Những nội dung nổi bật trong bước phát triển mới của tư tưởng HCM là: - Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc. - Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. - Tư tưởng tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau. - Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. - Tư tưởng về chiến lược con người. - Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền. - Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại… 4 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! Câu 2: Trình bày luận điểm của HCM: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”. a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó là nguyên nhân dẫn đến xâm lược thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc khẳng định sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc địa “tất cả sinh lực của của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các nước thuộc địa. Đó là nơi CNTB lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi đó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đội quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho đạo quân phản cách mạng của nó”. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các nước thuộc địa có khả năng to lớn. Theo HCM: “phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. Cùng với sự kết án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh, Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách chính là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào. Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng Sản và các Đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, HCM vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng. b. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính 5 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải lệ thuộc hoặc quan hệ chính-phụ. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng của HCM vào kho tàng lý luận của CN Mac-Lenin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Câu 3: Trình bày phương châm và biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh. 1. phương châm. HCM xác định rõ nhiệm vụ lịch sử, nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN. Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam, HCM đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận: Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính quốc tế, cần nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới. Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc vì nước ta có đặc điểm riêng của ta. “Tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau”. Hai là, xác định bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân. HCM cũng lưu ý chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-lenin, quá tuyệt đối hóa cái riêng, những đặc điểm của dân tộc, vừa chống máy móc giáo điều khi áp dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mac- lenin mà không tính đến những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và của thời đại. 2. Biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam Về bước đi, theo Hồ Chí Minh phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh, chớ ham làm mau, ham rầm rộ Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. 6 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! Bước đi trong nông nghiệp, ở nông thôn, lúc đầu là cải cách ruộng đất sau tiến lên một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn. Về bước đi công nghiệp, ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, làm trái với Liên-xô cũng là mác-xít. Về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở thành thị, Người cho rằng: ta sẽ khuyên các nhà tư bản – không bắt ép mà giáo dục thuyết phục họ - chung vốn với Chính phủ. Các nhà tư sản sẽ hợp tác với Chính phủ để sản xuất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân… Các nhà tư sản sẽ thấy công tư hợp doanh có lợi, không có hại, dần dần họ thấy nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành. Phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”; về phương pháp tổ chức thì “một là chớ hàm làm mau… Hai là phải thiết thực…Ba là phải làm từ nhỏ đến lớn”. Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch, cổ động. Chủ nghĩa xã hội là do dân và vì dân. Người đề ra 4 chính sách: Công - tư đều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài. Chỉ tiêu 1, biện pháp 10, chính sách 20 có như thế mới hoàn thành kế hoạch. Cùng với bước đi, HCM đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau: - Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, xây dựng làm chính. - Kết hợp xây dựng với bảo vệ, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong phạm vi một quốc gia. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch. - Trong điều kiện nước ta biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng CNXH là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sụ lãnh đạo của Đảng CSVN. Phải biến sự nghiệp xây dựng CNXH thành sự nghiệp thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối chính sách huy động và khai thác triệt để các 7 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động. Câu 4: Trình bày vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh. 1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. V.I. Lênin nêu lên hai yếu tố cho sự ra đời của ĐCS đó là sự kết hợp của CN Mác với phong trào công nhân. ĐCS = Chủ nghĩa Mác + Phong trào công nhân Khi đề cập đến sự hình thành của Đảng CSVN bên cạnh hai yếu tố của CN Mac-Le6nin và phong trào công nhân, HCM còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Theo Hồ Chí Minh: ĐCSVN = CNMLN + PTCN + PT yêu nước Đây chính là quy luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự bổ sung sáng tạo vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Vì sao Hồ Chí Minh lại thêm yếu tố phong trào yêu nước? Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc VN và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì nó đều có mục tiêu chung. Giữa hai phong trào có mục tiêu chung, yêu cầu chung: giải phóng dân tộc, làm cho VN hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hung cường. Hơn nữa, chính bản than phong trào công nhân xét về nghĩa nào đó, lại mang tinh chất phong trào yêu nước. Ba là, phong trào nông dân kết hợp được với phong trào công nhân ngay từ đầu. Hơn 90% dân số là nông dân, họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phong trào yêu nước VN những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm nét bởi vai trò trí thức. 2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. 8 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! Sức mạnh của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng CSVN. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện ở một số nội dung sau: - Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. - Xác định chiến lược, sách lược cách mạng và phương pháp cách mạng đúng đắn. - Phải tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước và đoàn kết các lực lượng cách mạng quốc tế. - Phải thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng VN đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. 3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam Cách thể hiện thứ nhất là Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân. Tiêu biểu cho cách thể hiện này là các văn kiện do Người soạn thảo, được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng. Trong văn kiện đó, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp” , “là tiên phong của đạo quân vô sản” , “Đảng của giai cấp vô sản”. Mục đích của Đảng là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quân chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ đế quốc tư bản chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được quy định trong Điều lệ vắn tắt như: về tổ chức, có một hệ thống hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở và chí bộ; sinh hoạt Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ: “Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phục tùng mà thi hành”; kỷ luận nghiêm minh tự giác; thường xuyên tự phê bình và phê bình, thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách; Đảng phải “kiếm và huấn luyện đảng viên mới”. Qua trình bày trên đây, ở cách thể hiện thứ nhất này, rõ ràng Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân. 9 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! - Cách thể hiện thứ hai là tại Đại hội II của Đảng (2/1951), trong Báo cáo chính trị Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Người nêu rõ: “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc”. Người nêu những điều quyết định tính chất ấy của Đảng, rồi kết luận: “Đảng là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân”. Năm 1961, Người lại nói: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là Đảng của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” Hồ Chí Minh thường dùng cụm từ: “Đảng ta”, “Đảng của chúng ta”, “Đảng yêu quý của chúng ta”, “Đảng thân yêu và vĩ đại của chúng ta”… để chỉ Đảng cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội II, khi đề cập nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, Người cho rằng: + Về thành phần, Đảng sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng. + Về lý luận, nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin. + Về tổ chức, Đảng theo chế độ tập trung dân chủ. + Về kỷ luật, Đảng phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. + Về luật phát triển, Đảng dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên. + Về mục đích, Đảng đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn để xây dựng điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, xét về thực chất nội dung, khi nêu lên Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc thì Hồ Chí minh cũng đã khẳng định toàn bộ các hoạt động của Đảng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của V.I. Lênin. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền. a. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền Hồ Chí Minh đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. 10 [...]... phú, đa dạng HCM cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau: Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần con người Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm... nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm mỗi người Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi người và cả dân tộc Lý tư ng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc Lý tư ng độp lập dân tộc gắn liền với CNXH, làm cho ai cũng có “tinh thần vì nước quên mình,... thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới Con đường quá độ lên CNXH và đi đến CN cộng sản là con đường mà HCM và Đảng ta đã xác định cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước ta Câu 6: Trình bày quan điểm của HCM về chức năng của văn hóa 1 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tháng 8 năm 1943, khi còn trong nhà tù của Tư ng Giới Thạch, lần đầu... nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước của dân, do dân và vì dân a Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại khi giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện Trong tư tưởng HCM, nhà nước VN dân chủ Cộng hòa được coi là nhà nước của dân, do dân và vì dân nhưng tuyệt nhiên nó không phải là “Nhà nước toàn... mạng có thể có những điểm chung và riêng Song, đếu hướng vào mục tiêu chung là độc lập dân tộc và CNXH Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng Phẩm chất và phong cách có mối quan hệ... hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ… bao gồm cả tính người – mặt xã hội và ính bản năng – mặt sinh học của con người b Con người cụ thể, lịch sử Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai”…), nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần...Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! Từ lý tư ng cao cả ấy, Hồ Chí Minh thấy cần phải có một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng, thực hiện mục tiêu nói trên Chính vì vậy, từ những năm 1920 trở đi, Người tích cực chuẩn bị cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Tới năm 1930, Đảng CSVN ra đời đánh dấu một trang mới... Minh đã nghiên cứu kinh nghiệm và lý luận của các cuộc cách mạng trên thế giới và kết luận: “Cách mạng rồi thì giao quyền cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người” Như vậy, Hồ Chí Minh, quyền lực thuộc về nhân dân Người đề cập xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân 12 Lớp ĐH Kế Toán 09 Học, học nữa, học mãi! PHẦN B Câu 5: Trình bày quan điểm của HCM về sự thống nhất giữa bản... mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự... thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi Câu 7: Phân tích quan điểm của HCM về vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người a Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt . phát triển mới của tư tưởng HCM là: - Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc. - Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. - Tư tưởng tiến hành. là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm mỗi người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú,. quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi người và cả dân tộc. Lý tư ng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Lý tư ng độp lập dân

Ngày đăng: 09/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan