Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non, nhất là cơ sở mầm non ngoài công lập chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ, có nơi buông lỏng; đã xuất hiện tình trạng tỷ lệ trẻ trong một lớp học, nhóm học cao hơn so với quy định; chất lượng nuôi dạy trẻ chưa được quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên; công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, người làm công tác cấp dưỡng chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng; chính sách chăm lo cho giáo viên chậm được điều chỉnh; cơ sở vật chất tại một số phường - xã sau khi chia tách chưa được đầu tư đúng mức; một số hiện tượng bạo hành đối với trẻ, tuy không phổ biến nhưng đã gây bức xúc trong dư luận. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế phát triển, các bậc phụ huynh đặc biệt là những người trẻ tuổi đa phần không có nhiều thời gian chăm sóc trẻ nên việc thành lập các trường mầm non chất lượng cao là việc làm cần thiết góp phần giải quyết bài toán về thời gian cho các gia đình. Vì vậy nhóm 5 đã lựa chọn thiết lập Dự án thành lập trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc. Trong đó tôi chịu trách nhiệm phân tích đánh giá tổ chức quản trị và nhân sự của dự án.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1.1.Lý do chọn chủ đề 2
1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.Đối tượng nghiên cứu 3
1.5.Phạm vi nghiên cứu 3
1.6.Tóm tắt nội dung nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
2.1 Khái quát về dự án: 4
2.2 Phân tích cơ sở chọn lựa cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức 6
2.2.1 Hình thức tổ chức và nguyên tắc tổ chức quản lý chủ yếu 6
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án đầu tư 6
2.2.3 chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức 7
2.2.4 Dự kiến hoặc tổ chức công tác tuyển chọn nhận sự: Số lượng, tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn 12
2.2.5 Dự kiến hoặc tính thù lao lao động của dự án 13
PHẦN III: KẾT LUẬN 15
3.1.Kết luận chung 15
3.2.Ý nghĩa của chuyên đề 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn chủ đề
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non, nhất là cơ sở mầm non ngoài công lập chưa được chặt chẽ, thiếu đồng
bộ, có nơi buông lỏng; đã xuất hiện tình trạng tỷ lệ trẻ trong một lớp học, nhóm học cao hơn so với quy định; chất lượng nuôi dạy trẻ chưa được quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên; công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cô nuôi dạy trẻ, người làm công tác cấp dưỡng chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng; chính sách chăm lo cho giáo viên chậm được điều chỉnh; cơ sở vật chất tại một số phường - xã sau khi chia tách chưa được đầu tư đúng mức; một số hiện tượng bạo hành đối với trẻ, tuy không phổ biến nhưng đã gây bức xúc trong dư luận
Hơn nữa trong điều kiện kinh tế phát triển, các bậc phụ huynh đặc biệt là những người trẻ tuổi đa phần không có nhiều thời gian chăm sóc trẻ nên việc thành lập các trường mầm non chất lượng cao là việc làm cần thiết góp phần giải quyết bài toán về thời gian cho các gia đình Vì vậy nhóm 5 đã lựa chọn thiết lập Dự án thành lập trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc Trong đó tôi chịu trách nhiệm phân tích đánh giá tổ chức quản trị
và nhân sự của dự án
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Vận dụng lý luận về quản lí dự án đầu tư, quản trị tài chính để phân tích đánh giá tài chính cho dự án thành lập trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc
- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc nuôi dạy trẻ cho các gia đình có thu nhập cao nhưng thiếu thời gian
- Mục tiêu của dự án:
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
+ Tạo điều kiện về thời gian làm việc cho các gia đình
Trang 3+ Lợi nhuận của chủ đầu tư
1.3.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sữ, thống kê, so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp kết hợp với việc vận dụng các chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước cũng như của thành phố trong công tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
1.4.Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận đề cấp đến những vấn đề có liên quan đến việc phân tích đánh giá tổ chức quản trị và nhân sự của dự án thành lập trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc
1.5.Phạm vi nghiên cứu
Xác định và kiểm soát các công việc thuộc về cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự của
dự án và phải thực hiện đảm bảo dự án kết thúc thành công
1.6.Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích về cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự khi tiến hành đầu tư xây dựng trường trường mầm non tư thục trên địa bàn xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đưa ra được kết luận về tính khả thi của dự án
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Khái quát về dự án:
Tên dự án: Dự án thành lập trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc
Chủ dự án và thực hiện: Nhóm 5 lớp 16CH01 của trường Đại Học Bình
Dương, bao gồm các thành viên: Trần Minh Trung, Hứa Lê Khôi, Nguyễn Minh Nhựt
Nguồn vốn: Nguồn vốn tự có: 5 tỷ đồng ( chiếm 65% tổng vốn đầu tư) và vay ưu
đãi từ ngân hàng 3,5 tỷ đồng ( chiếm 35% tổng vốn đầu tư)
Nhìn chung, xã Tân Phú Trung là một xã nông nghiệp nông thôn, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, có tốc độ đô thị hóa nhanh so với các xã khác Cơ cấu kinh tế của ngành Nông nghiệp chiếm 37,11%, ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 24,73%, còn lại thương mại dịch vụ 38,14%
Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017
* Kế hoạch đầu tư:
- Địa điểm: Ấp Đình, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- Diện tích mặt bằng 1500 m2
- Nhà xây kiên cố Diện tích xây dựng 900 m2
- 08 phòng học rỗng rãi, đảm bảo cho sức khỏe và an toàn cho trẻ, mỗi phòng học rộng 60 m2
- 01 phòng hiệu trưởng
- 01 phòng hiệu phó và nhân viên hành chính
- 01 phòng y tế
- 01 Nhà để xe phụ huynh
- 01 khu vui chơi tập thể rộng rãi, thoáng mát
- 01 nhà bếp
Trang 5- 01 nhà vệ sinh.
- Các lớp học được trang bị bàn ghế, thiết bị đồ dùng học tập đầy đủ và đúng quy cách
- Có nguồn nước sạch (nước máy) và công trình vệ sinh khép kín
* Sơ đồ trường học:
Hình 1: sơ đồ trường học
Các điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, bàn ghế, thiết bị đồ dùng học tập, hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu, hệ thống đèn, nước … đảm bảo đúng theo quy định về điều kiện về cơ sở vật chất để thành lập trường mầm non của Bộ Giáo dục và Bộ Xây dựng
- Dự kiến sẽ có 08 lớp trong đó có 02 nhóm trẻ và 06 lớp mẫu giáo đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục cao:
+ 02 nhóm trẻ: đón nhận các cháu từ 25-36 tháng tuổi
+ 06 lớp mẫu giáo: đón nhận các cháu 3-6 tuổi
Phòng học 8
Phòng học 7
Phòng học 6
Phòng học 5
Phòng học 3 Phòng học 4
Phòng học 2
Phòng học 1
Khu vui chơi tập thể
Nhà vệ sinh
4
Phòng Hiệu Trưởng
Phòng Hiệu Phó và NV hành chính Nhà bếp
Nhà để xe cho phụ huynh
Cổng
trường
Phòng
y tế
Trang 6Trẻ khi đến trường sẽ được chăm sóc bán trú với những điều kiện chăm sóc tốt nhất bởi đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cao, yêu nghề yêu trẻ, đã qua đào tạo với những tiêu chuẩn riêng
2.2 Phân tích cơ sở chọn lựa cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức.
2.2.1 Hình thức tổ chức và nguyên tắc tổ chức quản lý chủ yếu
Tiêu chí lựa chọn hình thức tổ chức quản lý
- Tính chất của dự án là đầu tư mới vì thế sẽ xây dựng mô hinh tổ chức dạng một doanh nghiệp độc lập
- Qui mô dự án: với tổng vốn đầu tư 5 tỷ đồng , nhóm lựa chọn mô hình tổ chức giản đơn và gọn nhẹ
- Mức độ rủi ro của dự án: với việc nghiên cứu các điều kiện vĩ mô của dự án cho thấy dự án hoàn toàn khả thi và độ rủi ro không cao, và nhũng rủi ro đó có thể khắc phục được
Từ đó đưa ra hình thức tổ chức của dự án là tổ chức quản lý theo chức năng và nhiệm vụ : thiết lập các phòng ban dựa trên chức năng và nhiệm vụ riêng biệt
2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án đầu tư
Đây là dự án xây dựng trường mầm non tư thục vì thế việc xác định cỏ cấu tổ chức khá đơn giản và dễ tiến hành
Cùng với việc lựa chọn hình thức tổ chức quản lý theo chức năng và nhiệm vụ từ đó
ta có sơ đồ tổ chức quản lý
Trang 7Hình 2: Sơ đồ tổ chức
2.2.3 chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức.
Hiệu trưởng:
Có thể là chủ đầu tư hoặc là người được nhượng quyền có nghĩa vụ điều hành và quản lý mọi công việc của trường Quản lý chung các hoạt động trong nhà trường Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của nhà trường theo mục tiêu giáo dục của từng năm học
Xây dựng Đề án bố trí việc làm, ký kết hợp đồng giáo viên dạy thay hộ sản, nhân viên hợp đồng vụ việc, phân công nhiệm vụ, xây dựng quy chế lề lối làm việc của nhà trường
Thành lập và cử các Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn và thành lập các Hội đồng khác trong nhà trường
Hiệu trưởng
Đội ngũ
Lái xe
Hiệu phó
Nhân viên hành chính
Trang 8Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng quy chế chuyên môn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ giáo viên, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục
Quản lý điều kiện làm việc và quyền lợi của các thành viên trong nhà trường đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động
Chỉ đạo các phong trào thi đua, công tác tuyên truyền; Tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên ở từng học kỳ và cuối năm học, xây dựng Hội phụ huynh học sinh và hoạt động có hiệu quả
Quản lý công tác hành chính quản trị: Quản lý tài chính, tài sản, kế toán, văn thư, y
tế, Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, Chỉ đạo các hoạt động ngoài nhà trường, các ngày hội, ngày lễ, Quản lý các hoạt động của trẻ do nhà trường tổ chức, tuyển sinh, đánh giá, xếp loại trẻ theo nội dung quy định
Phó hiệu trưởng phục trách công tác nuôi dưỡng:
Quản lý công tác chuyên môn nuôi dưỡng của nhà trường, Triển khai kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường, Thường xuyên kiểm tra công tác bán trú của trường, kiểm tra giờ ăn ngũ, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của cháu, Chỉ đạo và sử dụng thành thạo chương trình Nutrikisd phần mềm dinh dưỡng, lập thực đơn và tính định lượng khẩu phần qua thực đơn, Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường đề xuất với nhà trường về
tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị cho từng năm học, Tham gia tổ chức các ngày hội ngày lễ tại trường và các hội thi của cháu, Triển khai thực hiện các chuyên đề về vệ sinh, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, vệ sinh chế biến, công tác phòng cháy chữa cháy trong nhà trường, Quản lý chương trình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và công tác y tế học đường, Đề xuất với nhà trường các biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ suy dinh dưỡng trong nhà trường một cách có hiệu quả, Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
và trong cộng đồng, Thực hiện kiểm tra hàng ngày tiền chợ và công khai để toàn hội đồng
và cha mẹ các cháu cùng tham gia quản lý, Hàng tháng tổng hợp các khoản chi ga, điện, phụ phí để trình Hiệu trưởng duyệt chi, Phụ trách công tác lao động vệ sinh tại đơn vị, Thực hiện việc chấm công của nhà trường, Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền
Trang 9Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn:
Quản lý chuyên môn học sinh toàn trường, Chỉ đạo xây dựng kế hoạch các chủ điểm trong năm học, Lập kế hoạch dự giờ thăm lớp 3 buổi/tuần và dạy thay cho Tổ trưởng chuyên môn dự giờ và kiểm tra các hoạt động của tổ theo quy định, Thực hiện tốt công tác kiểm tra theo kế hoạch phân công của Hiệu trưởng, Kiểm tra việc trang trí theo chủ điểm của giáo viên, Kiểm tra phong cách nề nếp của cô và cháu, Kiểm tra việc sọan giảng và thực hiện chương trình của giáo viên, Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh theo các tiêu chí quy định
Theo dõi việc thực hiện các hoạt động, giờ giấc của giáo viên, chế độ vệ sinh của các lớp, Phân công giáo viên đón trẻ, Chỉ đạo tập thể dục buổi sáng tại trường, Bố trí thời gian tổ chức các hoạt động ngoài trời, Tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong đội ngũ, Chỉ đạo công tác làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các chủ điểm, theo dõi việc cấp phát đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng được cấp phát, Xây dựng tổ chức các ngày hội, ngày lễ tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh và trong nhân dân nhằm tuyên truyền cho ngành học và nhà trường, Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng lớp điểm có hiệu quả, Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh cuối học kì và cả năm, Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, Tổng hợp số lượng báo cáo đúng thời gian, Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền
Nhân viên hành chính:
Bộ phận văn phòng:
+ Lập kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của tổ; Phối hợp với P.HT lên thực đơn hàng tuần và tính định lượng khẩu phần dinh dưõng trong tuần kịp thời; + Chỉ đạo nhân viên y tế kiểm tra về công tác tiếp phẩm hàng ngày, vệ sinh chế biến, cân chia thực phẩm đến các lớp, kiểm tra công tác bán trú tại nhóm lớp, theo dõi việc ăn uống, nghỉ ngơi của học sinh, kiểm tra việc tổ chức giờ ăn và lượng thức ăn tại nhóm lớp
Trang 10+ Chỉ đạo nhân viên văn thư thực hiện tốt công tác báo cáo, lưu trữ công văn đi, đến; quản lý hồ sơ của đơn vị
+ Chỉ đạo nhân viên bảo vệ chăm sóc cây, quét dọn sân trường và bảo vệ tốt cơ sở vật chất, trực đêm 100%
+ Theo dõi việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất tại nhóm lớp
+ Tổ chức đánh giá tổ viên trong tổ theo định kỳ và cuối năm
+ Tổ chức sinh hoạt tổ văn phòng 1 lần / tháng
Bộ phận kế toán:
+ Lập hồ sơ duyệt chi lương, các khoản BHXH, BHYT cho từng năm học
+ Mở các loại hồ sơ sổ sách kế toán theo quy định
+ Lập đầy đủ các phiếu thu, chi đúng nguyên tắc
+ Vào sổ quỹ trong hạn mức kinh phí kịp thời có kết sổ hàng qúy
+ Kiểm tra quỹ tiền mặt cuối ngày, tháng, năm và đối chiếu cùng thủ qũy kịp thời + Lập danh sách theo dõi các khoản thu của từng lớp
+ Kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị giảng dạy và mua sắm đồ dùng phục vụ các cháu
+ Theo dõi quản lý các loại tài sản, đồ dùng đã cấp phát
+ Tham gia kiểm tra tài sản định kỳ
+ Đề xuất với nhà trường các biện pháp để thực hiện đảm bảo các nguồn thu và chi tiêu đúng nguyên tắc
+ Cùng Ban Giám Hiệu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trường học
+ Theo dõi đôn đốc việc thu các khoản ở các lớp
+ Theo dõi việc nghỉ ốm đau, thai sản của chị em và làm các chế độ, thường xuyên đối chiếu cùng cơ quan BHXH để giải quyết các chế độ kịp thời đúng pháp luật
+ Hàng tháng lập báo cáo thu chi trình Hiệu trưởng để thông qua HĐSP
+ Thực hiện đảm bảo công tác kế toán thống kê, quyết toán kịp thời đầy đủ, đúng, chính xác
+ Làm các loại báo cáo theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng
Trang 11+ Lập sổ bán trú theo dõi thu chi gạo tiền ăn của từng học sinh ở từng lớp.
+ Cuối tháng lập danh sách thu chi tiền ăn trong tháng gởi cho các lớp
+ Hàng tháng tổ chức kết sổ, đối chiếu cùng thủ quỹ, thủ kho và trình cho Hiệu trưởng ký
+ Kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ bán trú và mua sắm thực phẩm hàng ngày
+ Tham gia kiểm tra giờ ăn của các lớp, tham gia xây dựng thực đơn cùng phó hiệu trưởng phụ trách bán trú
+ Theo dõi việc chấm cơm của các lớp
+ Làm các loại báo cáo theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng
+ Mở các loại hồ, sơ sổ sách kế toán theo quy định
+ Thực hiện đảm bảo công tác kế toán thống kê, quyết toán kịp thời đầy đủ, đúng, chính xác
Thủ quỹ:
+ Mở đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi thu-chi của trường
+ Phụ trách công tác kho, quỹ của trường
+ Vào danh sách và quản lý thu các khoản học phí, đồ dùng, xây dựng
+ Quản lý quỹ thu, chi theo phiếu, báo cáo quỹ tiền mặt hằng ngày
+ Nhận và phát các khoản thuộc về chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, công nhân viên
+ Có sổ theo dõi các khoản đóng góp cụ thể rõ ràng có tổng hợp hàng năm
+ Chi tiền các hoạt động của nhà trường phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên theo quy định
+ Quản lý tốt quỹ tiền mặt, không tự ý cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên mượn ứng tiền khi chưa được sự đồng ý của hiệu trưởng
+ Mở đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo dõi thu-chi tiền ăn, xuất -nhập gạo, sữa, gas
+ Xuất nhập kho, bán trú, chi tiền các hoạt động của nhà trường và tiền chợ hàng ngày phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên theo quy định
Trang 12+ Kiểm tra cân, đong thực phẩm các mối hàng đến.
+ Quản lý tốt quỹ tiền mặt và gạo, sữa trong kho
+ Thường xuyên kiểm tra kho quỹ, kịp thời đề xuất các biện pháp bảo vệ kho, quỹ
an toàn Cuối tháng phải kiểm kê quỹ tiền mặt báo cáo theo quy định Các phiếu thu – chi được đóng thành tập theo số thứ tự đã ghi trên phiếu
Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên là những người sẽ trực tiếp trông nom, chăm sóc và dạy dỗ trẻ + Soạn giảng theo chương trình giáo dục MN, có chú ý đổi mới phương pháp hình thức tổ chức và ứng dụng công nghệ thông tin để giờ dạy mang lại hiệu quả cao
+ Thường xuyên tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở điạ phương để làm đầy đủ
đồ dùng đồ chơi theo chủ điểm
+ Có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, đảm bảo nội dung, trình bày khoa học + Thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp
+ Thực hiện đúng thời gian biểu trong ngày
+ Tham gia tốt các hoạt động, hội thi do nhà trường và ngành GD tổ chức, đạt giải cao
+ Có những phát kiến và giải pháp đề xuất với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
Bác sĩ:
Trường có một bác sĩ nhi có trách nhiệm khám chữa trẻ khi khẩn cấp hay khám định
kì cho trẻ, đây là người phải có trình độ chuyên môn về y, tốt nghiệp đại học y khoa Ngoài ra đó có thể là người thường xuyên kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ để khẩu phần ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng, hợp lý
Lao công và bảo vệ:
Lao công và những người bảo vệ có trách nhiệm dọn dẹp và trông nom trường