1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Kế hoạch thành lập trường mầm non tư thục Ánh Dương

34 5,7K 119

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 436 KB

Nội dung

Đảng và Nhà nước ta đã sớm cam kết với cộng đồng Quốc tế thực hiện công ước LHQ về quyền trẻ em.Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào trẻ em chúng ta vẫn được hưởng sự phát triển về giáo

Trang 1

Xây dựng đề cương triển khai báo cáo thực tập tốt nghiệp

I Thông tin học viên

Học viên: Ngô Thị Nga

Mã học viên: 2010-01-1-15-094728

Lớp:D7

Ngành:Quản trị kinh doanh

Email: ngonga23@yahoo.com

II Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1 Tên báo cáo: Kế hoạch thành lập trường mầm non tư thục Ánh Dương

2 Tính cấp thiết của báo cáo:

- Hiện nay tỷ lệ dân số của Việt Nam ngày một tăng, điều đó chứng tỏ dân số

của chúng ta ngày càng có nhiều em bé được sinh ra Và trong khoảng tuổi từ 3 trở đi

là lúc bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan

hệ Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt

ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà Nên vào độ 3 tuổi các phụ huynh thường có nhu cầu đưa bé tới các trường mầm non

- Khi đến trường, bé được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách

đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học Nếu không được học mầm non, trẻ có thể

thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt

là khả năng giao tiếp

- Một bộ phận phu huynh khác vì đi làm không thể ở nhà chăm sóc các bé, nên

họ sẽ tìm tới các trường mầm non Nhưng hiện nay các trường mầm non công không đáp ứng đủ nhu cầu của phụ huynh trong việc chăm sóc các bé Hoặc một số gia đình

do không có hộ khẩu ở khu vực trường mầm non mà muốn gửi các bé vào ( hộ khẩu tỉnh, hộ khẩu không đúng tuyến, không nhận trông thứ 7, ngoài giờ hành chính…)

Từ nhu cầu thực tế trên Trường Mầm Non Ánh Dương được thành lập với mong muốn đáp ứng nhu cầu trông nom, dạy dỗ, chăm sóc các bé trong độ tuổi mầm non

của các gia đình trong khu vực lân cận

3 Mục đích nghiên cứu của báo cáo:

- Tìm hiểu, phân tích thị trường trường giáo dục mầm non để thành lập Trường Mầm Non tư thục Ánh Dương

Trang 2

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của báo cáo

- Phạm vi nghiên cứu : Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại về vấn đề

gửi các bé vào trường mầm non của khu vực quận 7, Hồ Chí Minh

- Đối tượng nghiên cứu: giáo dục mầm non

Nội dung báo cáo (dự kiến) bao gồm các chương mục chính sau:

G 1

1.1 Giới thiệu về ý tưởng kinh

doanh

1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng

1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng

1.1.3 Sơ lược về tính khả thi của ý

tưởng kinh doanh

1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh

2.1.1 Tổng quan marketing giáo dục

Việt Nam 2.1.2 Tổng quan marketing dự án

trương mầm non tư thục

Trang 3

2.3.5 Chiến lược phân phối

2.3.6 Chiến lược xúc tiến

2.3.7 Chiến lược giá

3.1.2 Phân tích điểm hòa vốn

3.1.3 Các báo cáo tài chính

3.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh 3.1.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.1.3.3 Bảng cân đối kế toán (bảng cân

4.2.1 Xác định nhu cầu nhân sự

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay tỷ lệ dân số của Việt Nam ngày một tăng, điều đó chứng tỏ dân

số của chúng ta ngày càng có nhiều em bé được sinh ra Và trong khoảng tuổi

từ 3 trở đi là lúc bé có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triểncác mối quan hệ Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy

buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà Nên vào độ 3 tuổicác phụ huynh thường có nhu cầu đưa bé tới các trường mầm non

Khi đến trường, bé được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới Ngoài ra, đây còn là giai đoạn

quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học Nếu không được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay

kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp

Một bộ phận phu huynh khác vì đi làm không thể ở nhà chăm sóc các bé, nên họ sẽ tìm tới các trường mầm non Nhưng hiện nay các trường mầm non

Trang 5

công không đáp ứng đủ nhu cầu của phụ huynh trong việc chăm sóc các bé

Hoặc một số gia đình do không có hộ khẩu ở khu vực trường mầm non mà

muốn gửi các bé vào ( hộ khẩu tỉnh, hộ khẩu không đúng tuyến, không nhận trông thứ 7, ngoài giờ hành chính…)

Từ nhu cầu thực tế trên Trường Mầm Non Ánh Dương được thành lập vớimong muốn đáp ứng nhu cầu trông nom, dạy dỗ, chăm sóc các bé trong độ tuổi mầm non của các gia đình trong khu vực lân cận

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh

1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng:

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người

Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là thực hiện sự nghiệp trồng người, vìlợi ích lâu dài của đất nước Từ nhiều năm qua, trẻ em nước ta đã và đang

hưởng sự chăm lo chu đáo “dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất” Tại kỳ họp

lần thứ 9- Quốc hội khóa VIII, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được

thông qua Đảng và Nhà nước ta đã sớm cam kết với cộng đồng Quốc tế thực hiện công ước LHQ về quyền trẻ em.Chính vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào trẻ

em chúng ta vẫn được hưởng sự phát triển về giáo dục, chăm sóc y tế, sự quan tâm cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao.Các cơ sở vui chơi, giải trí được nâng cấp, xây mới và phát triển thêm nhiều điểm ở cộng đồng

Trang 6

Môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) đều nêu cao trách

nhiệm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Thế hệ măng non của đất nước đã

và đang thể hiện là lớp người tiềm năng về trí tuệ, xuất hiện ngày càng nhiều tài năng vượt khó vươn lên, biết sống nhân ái thủy chung Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay đang có nhiều vấn đề bất cập, vì còn nhiều trẻ em đang phải chịu vất vả kiếm sống, vẫn còn trẻ em bỏ học, trẻ bị suy dinh dưỡng

Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị bóc lột sức lao động, bị lôi kéo vào những vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, bạo lực bất lương trở thành tội phạm đangdiễn ra phức tạp Để giảm bớt những khó khăn, tạo điều kiện để trẻ em vươn lên trong học tập, công tác, từ nhiều năm qua Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Các ban, ngành, đoàn thể, quận huyện và cơ sở đã có nhiều

phong trào thiết thực như: Lập quỹ “Vì trẻ thơ” trao học bổng cho học sinh

vượt khó, học giỏi, trẻ em bị thiệt thòi…nhận đỡ đầu nuôi dưỡng trẻ em có khó khăn Tuyên truyền sâu rộng những phương pháp nuôi dưỡng trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng ngừa các văn hóa phẩm độc hại, đặc biệt ngăn chặn tệ nạn ma túy học đường… Các cơ quan pháp luật đã tập trung xử lý các vụ xâm

hại trẻ em, lên án những việc làm, những hành động thô bạo với trẻ em Tháng hành động vì trẻ em hàng năm đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể

tích cực triển khai và hành động hiệu quả Với tinh thần sâu sắc và ý thức trách nhiệm với thế hệ tương lai, Hà Nội đã phát huy nội lực, huy động sức mạnh

tổng hợp của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội tham gia bảo vệ chăm sóc trẻ em

Trong hơn 60 năm qua, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) và triển khai thực hiện quyết định phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia Vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Đảng và Nhà nước, các cấp ngành đặc biệt quan tâm Nhờ những chính sách đúng đắn, giải pháp đa dạng và phù hợp, côngtác chăm sóc trẻ em của chúng ta đạt nhiều thành tựu, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao

Chúng ta đã hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ trên 50% năm 1993

xuống còn 21% hiện nay Năm 2000, Việt Nam ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa

mù chữ và phổ cập tiểu học, về trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp

quốc 10 năm Từ năm 2005, chúng ta đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi Đó là những thành tựu được thế giới đánh giá là có tiến bộnhanh hơn so với phần lớn các nước có thu nhập thấp

Mặc dù đạt những thành tích đáng kể như vậy nhưng chúng ta cũng thấyrằng công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn nhiều vấn đề không nhỏ

Đó là tỷ lệ suy dinh dưỡng Chúng ta mới giảm được suy dinh dưỡng gày còm cấp tính, nhưng tỷ lệ thấp còi và thiếu vi chất vẫn rất cao, nhất là ở khu vực

nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khu

Trang 7

vực đặc biệt khó khăn Đây là sự hạn chế tiềm tàng, ảnh hưởng đến chiều cao trưởng thành, năng suất lao động, phát triển trí tuệ.

Đó là điều kiện học tập của trẻ em ở nông thôn, miền núi, vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, khu vực đặc biệt khó khăn còn thấp Do đời sống kinh tế còn khó khăn nên nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em mình.Điều này ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc xây

dựng, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói

chung

Đó còn là việc vui chơi của trẻ Ngay ở thành thị, nơi cơ sở vật chất

tương đối hoàn thiện thì vui chơi của trẻ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cả vềđịa điểm và nội dung Điều này ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ Đó còn

là việc trẻ em bị bạo hành, bị buôn bán, ý kiến của trẻ chưa được quan tâm

đúng mức, vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều địa phương

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước Nếu mầm cây không

khỏe thì làm sao có cây lớn khỏe mạnh Cây không khỏe mạnh làm sao cho

nhiều trái ngon Đối với gia đình và đất nước cũng vậy, trẻ em không khỏe

mạnh về trí lực và thể lực thì làm sao xây dựng đất nước nhanh giàu mạnh Để trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

có đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện, cả gia đình và cộng đồng xã hội phải chung tay góp sức

Trang 8

1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng

Một lớp mẫu giáo lý tưởng chỉ khoảng 5-8 em/cô giáo và diện tích khuôn viên sinh hoạt tiêu chuẩn cho 1 em là 1,2 m2 Trong khi đó, phần lớn trường MGCL của chúng ta hiện nay bị quá tải với 20 em/cô giáo và phòng ốc chưa đảm bảo về tiêu chuẩn diện tích

Chị Ngọc Hạ, chủ một cửa hàng thời trang trên đường Lê Văn Sỹ, Q.1 cho biết, dù đã sau vài tuần làm quen với lớp học tại một trường MGCL, con chị vẫn không chịu đi học Sau đó, chị chuyển con sang một trường MGDL gần

nhà thì kết quả đã ngược lại chỉ sau một tuần

Ông K.Saito, chuyên gia tâm lý trẻ em, thuộc tập đoàn Yamaha, sau khi

thăm một số trường MGCL tại Việt Nam (VN) đã nhận xét, phần lớn nội dung giáo dục chưa mang tính sáng tạo và gợi mở mà rập khuôn một chiều theo kiểu

cô bảo cháu nghe, song song đó là giáo viên vẫn chưa có phương pháp để hiểu tâm lý trẻ Theo ông, để một ngày học có chất lượng, trẻ phải được tham gia nhiều trò chơi đội nhóm, tự khám phá vấn đề, sau đó đặt câu hỏi và giáo viên phải có nhiệm vụ kích thích trẻ khám phá mọi thứ xung quanh

Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các trường MGCL cho biết, do những quy định chung của mô hình trường MGCL buộc một giáo viên phải chăm lo (ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt) cho rất nhiều trẻ nên không thể có điều kiện mở rộnghoạt động giáo dục

Anh Mẫn Đạt, Giám đốc một công ty sản xuất hàng tre đan cũng đưa ra một

so sánh thực tế: Nếu tôi gửi con mình đến một trường MGCL tạm được xem là

Trang 9

có chất lượng, ít nhất tôi cũng phải chi từ 100.000 đến 150.000 đồng/tháng

Trong khi đó, chi phí có thể cao hơn một chút, khoảng 180.000 đến 200.000 đồng/tháng ở trường dân lập nhưng con tôi sẽ được thụ hưởng một môi trường sinh hoạt, học tập tốt hơn với giáo trình và học cụ tiêu chuẩn Tôi nghĩ đây

không phải là sự so sánh của riêng mình

Có lẽ không chỉ riêng anh Đạt mà ngày càng nhiều phụ huynh muốn tìm

cho con một môi trường giáo dục thật tốt ở giai đoạn phát triển đầu đời của

chúng Vì thế, nhu cầu gửi con đến các trường MGDL trong tương lai là rất lớn

và điều này đang mở ra cơ hội tốt cho các nhà đầu tư

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư vào giáo dục, thời gian tới, đầu tư

trường MGDL sẽ đi theo 2 xu hướng: liên kết nước ngoài theo cách thức

nhượng quyền thương hiệu và tự cá nhân đầu tư

Chị Mai Lan, Hiệu trưởng trường MGDL Gấu Trúc, Q.1 cho biết về xu

hướng nhượng quyền thương hiệu: Theo tôi, đây là mô hình lý tưởng và hiệu quả nếu được áp dụng tại VN Chúng tôi từng có ý định hợp tác với một trườngmẫu giáo tại Hàn Quốc theo cách thức nhượng quyền thương hiệu Song điều này quả thực không dễ vì phải tốn rất nhiều chi phí Và điều đó sẽ làm tăng

mức học phí đầu vào của học sinh Dù vậy, chị Mai Lan vẫn đang chuẩn bị mọi

kế họach để liên kết với đối tác nước ngoài Theo đánh giá của chị và nhiều nhàđầu tư thì mô hình nhượng quyền thương hiệu có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho chất lượng giáo dục, do giáo trình đã được nghiên cứu rất khoa học, mang tính hiệu quả cao và dễ áp dụng tại VN Hơn nữa, khi đời sống được tăng lên thì học phí không còn là vấn đề của nhiều bậc phụ huynh Vì thế, trường

MGDL nào có yếu tố quốc tế sẽ được họ ưu tiên chọn lựa

Song song với mô hình trường MGDL phát triển từ nhượng quyền thương hiệu thì trường mẫu giáo chất lượng cao có 100% vốn và cách thức quản lý tư nhân cũng phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội Nhưng cho dù là mô hình nào

đi nữa, nhà đầu tư vẫn phải vạch cho mình kế hoạch đầu tư hợp lý và chứng

minh được tính vượt trội trong mô hình của mình so với các trường công lập Một nhà đầu tư cho biết:Trường MGDL thực sự là cơ hội đầu tư nhưng chỉ

dành cho những ai kiên nhẫn

Một nhà đầu tư đã kể về kế hoạch xây dựng trường mẫu giáo bằng 100% vốn của cá nhân trong năm đầu tiên: 1 tỉ đồng không phải là quá lớn nhưng ít racũng giúp tôi xây dựng được một trường MGDL quy mô vừa và có chất lượng (theo một số tiêu chí tôi tham khảo tại nhiều website trường mẫu giáo ở khu

vực và thế giới) với diện tích trung bình 24-25 m2/phòng, sức chứa 1,2 m2/em

và 1 giáo viên chỉ quản lý tối đa 7 em Hai loại chi phí tốn kém nhất khi đầu tư một trường MGDL đó là: thuê mặt bằng và xây dựng phòng học, bếp ăn theo quy trình khép kín tiêu chuẩn Một địa điểm tốt để xây dựng trường mẫu giáo (nằm trong khu vực yên tĩnh, thoáng, gần trung tâm thành phố…) phải tốn chi phí thuê đến 2.000–2.500 USD/tháng Bên cạnh đó, việc xây dựng phòng ốc và bếp cũng làm cho chúng tôi bay đứt 500 triệu đồng trong 2 tháng đầu

Trang 10

Tuy ngốn nhiều chi phí trong giai đoạn đầu nhưng kinh doanh trường mẫu giáo quả thực vẫn mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư Hiện nay, chiêu

thức kinh doanh mà những nhà đầu tư trường MGDL thường áp dụng, tập trungvào 2 giai đoạn chính: bù lỗ và tăng trưởng lợi nhuận Nhà kinh doanh trường MGDL nói riêng và trường học tư nói chung phải chấp nhận chịu lỗ ban đầu, ít nhất là 1-2 năm do tâm lý của phụ huynh, một nhà đầu tư cho biết Điều này xuất phát từ việc chọn trường của phụ huynh vì không ít người còn quan điểm xài thử trước khi quyết định dùng lâu dài

Một số trường MGDL chất lượng cao hiện nay cũng không tránh khỏi điều này Cách giữ chân học sinh thông thường là khuyến khích phụ huynh đóng

học phí theo quý để được giảm giá hoặc yêu cầu đóng học phí cả một khóa học.Nhưng trên hết, nhà đầu tư vẫn cho rằng, việc này chỉ thực sự hữu hiệu khi các trường MGDL thực hiện tốt 3 nội dung cơ bản trong đào tạo Một là tạo được cho trẻ niềm vui lâu dài thông qua bài học Hai là khả năng nhạy bén và am

hiểu tâm lý trẻ của đội ngũ giáo viên Ba là thái độ chăm sóc chu đáo và liên lạc thường xuyên của trường với phụ huynh về việc học tập của trẻ Theo đa số nhà đầu tư, việc “giữ chân” hiệu quả như vậy có thể giúp họ không chỉ tìm được khả năng bù lỗ nhanh nhất mà còn tạo điều kiện cho họ sinh lãi trong giai đoạn sau

Mức lãi cụ thể trong kinh doanh trường MGDL là con số không thể ước chừng và tùy thuộc vào số lượng học sinh theo học tại trường ở các cấp lớp tiếptheo Cô Ngọc Trinh, chủ đầu tư Trường tư thục B.N, Q.3 cho biết: Nếu một học sinh gắn bó với trường trong cấp lớp đầu tiên, phụ huynh sẽ tiếp tục cho con chuyển lên cấp lớp tiếp theo Như vậy, khi một học sinh tham gia lớp đầu tiên, chúng tôi dùng học phí để bù lỗ Đến năm tiếp theo, nếu học sinh này vẫn tiếp tục học, chúng tôi sẽ có lãi Vậy, càng giữ được nhiều học sinh, trường sẽ sinh lãi càng nhiều Có nhiều trường theo tôi biết đã làm giàu vì tạo được uy tíncho phụ huynh

Làm giàu vì tạo được uy tín, đó có thể được xem là chiến lược kinh

doanh cho những nhà đầu tư chuẩn bị khởi nghiệp trong môi trường giáo dục nhiều tiềm năng này Trong tương lai, với mức tăng dân số trẻ, chất lượng cuộcsống cao và giáo dục được khuyến khích phát triển, trường MGDL chất lượng cao sẽ là mô hình đầu tư chiến lược cho nhiều nhà kinh doanh

Đó là những nguyên nhân thúc đẩy việc thành lập Trường Mầm Non Tư Thục Ánh Dương Trường được thành lập thuộc sự quản lý của Công ty TNHHÁnh Dương Trường có một vị trí rất lý tưởng tại đường Lý Phục Man, PhườngTân Thuận Tây, Q.7 Đây là khu vực đông dân cư, chợ, bệnh viện, khu chế xuấtvới giao thông rất thuận tiện cho việc đi lại cũng như đưa rước con em của các bậc phụ huynh trẻ tuổi

Trang 11

 Cách ngã tư khu chế xuất Tân Thuận 5 km

 Cách bệnh viện Đa khoa Q.7 3 km

 Cách chợ 1 km

1.1.3 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng

Trang 12

Hiện nay tình trạng thiếu trường lớp, chương trình không đồng bộ trong khi

trình độ giáo viên lại nhiều yếu kém, việc đào tạo giáo viên mầm non nhiều bất cập, chế độ cho người dạy quá thấp…Những bất cập chồng chất của bậc học này vừa được các chuyên gia về giáo dục mầm non "mổ xẻ" tại “Hội thảo về chính sách giáo dục mầm non” do Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức ngày 11/10/2011

Quá tải

Theo PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm

non, việc quy mô không đáp ứng nổi nhu cầu là bức xúc lớn nhất của giáo dục mầm non hiện nay Cụ thể, năm học 2010-2011, chỉ có 21,5% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học Ở khu vực đông dân cư ngay trong thành phố, thị xã, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở giáo dục mầm non cho các bậc cha mẹ có thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất thiếu “Thực trạng này hầu như bị thả nổi và chưa có được giải pháp tháo gỡ,” bà Tuyết nói Việc quy hoạch các khu dân cư đã không gắn với xây dựng các trường mầm non Có nơi xây trườngnhưng lại giao cho tư nhân xây dựng và thu học phí tới hàng trăm USD, ngoài khả năng chi trả của người dân, dẫn đến tình trạng trường thừa chỗ nhưng trẻ vẫn không có nơi để học, người dân phải khổ sở kiếm chỗ cho con ở trường

công Trường công vì thế trở nên quá tải

Đây cũng là bức xúc của đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Theo Hội này, dù những năm qua, giáo dục mầm non đã được đầu tư phát triển nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bức xúc Cơ sở trường lớp không đáp ứng được nhu cầu của trẻ, sĩ số lớp trên mức quy định Đặc biệt là nhu cầu gửi trẻ dưới 2 tuổi để cha mẹ tham gia lao động sản xuất là bức xúc lớn nhất, là

nguyên nhân của tình trạng các cha mẹ buộc phải gửi con ở nhà trẻ tự phát

không đảm bảo an toàn

Bà Đặng Thị Sáu, Phó Chánh văn phòng Hội Khuyến học Hà Nội lại

đưa ra một vấn đề cũng không kém phần nan giải là trẻ dưới 12 tháng tuổi gần như không có nổi một chỗ học trường công nào Trong khi đó, nhu cầu gửi con của người dân ở lứa tuổi này rất lớn Để đi làm, họ phải nhờ người nhà, thuê người giúp việc hoặc gửi nhà dân “Đây là một hạn chế lớn của giáo dục mầm

Trang 13

non Chúng ta đã bỏ qua thời kỳ vàng của trẻ Một số trẻ chậm nói, chậm phát triển, đó là hậu quả của việc thiếu môi trường giao tiếp, thiếu môi trường học tập cho trẻ,”.

Báo động chất lượng giáo viên

Theo PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết, mặc dù đã có trên 70% số cơ sở giáo dục mầm non trên toàn quốc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới

song nhiều giáo viên, kể cả giáo viên ở các khoa đào tạo sư phạm mầm non

chưa hiểu thấu đáo về bản chất cái mới, cái ưu việt của chương trình, còn lúng túng khi thực hiện, cách hiểu máy móc Nhiều giáo viên vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương pháp cũ, nặng về diễn giải, ít tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm Giáo viên thiếu khả năng quan sát và đánh giá trẻ theo yêu cầu của chương trình mới.Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng cho rằng,

đa số giáo viên còn nhiều lúng túng trong xây dựng kế hoạch giảng dạy

Bên cạnh các vấn đề trên, hàng loạt những bất cập khác của giáo dục mầmnon cũng được các đại biểu đưa ra như việc chế độ lương cho giáo viên quá

thấp, việc ký hợp đồng khó khăn, vấn đề chênh lệch về số lượng và chất lượng đào tạo giữa các vùng miền

Đó là những lý do để Trường Mầm Non Tư Thục Ánh Dương được thành lập Với tất cả những dự định tốt đẹp ban đầu, trường sẽ giúp giải quyết một phần nào các vấn đề trên của giáo dục mầm non hiện tại

1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

Ai trong chúng ta cũng biết “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về trẻ em.Tương lai của nhân loại, của thế giới, củamỗi dân tộc, mỗi cộng đồng liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối Vì vậy, nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội Cũng vì lẽ đó, trường Mầm non Tư Thục Ánh Dương với mô hình giáo dục mầm non chuẩn đã ra đời, lấy trẻ em là trung tâm phát triển, dựa vào tiêu chí của UNESSCO làm phương châm dạy trẻ:

Học để biết

Học để làm

Trang 14

Học để làm người

Học để biết cách chung sống

Đây chính là vườn ươm tốt nhất để chúng ta có cơ hội ươm mầm cho những thế hệ tương lai Nơi đây các vị phụ huynh có thể tin tưởng rằng, con emmình được phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách, được lớn lên trong môi

trường tập thể yêu thương, cảm thông, chăm sóc của các cô giáo Những mầm non của chúng ta sẽ được trang bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong môi trường xã hội, được nuôi dưỡng tâm hồn, ước mơ, được học, được chơi, được tạo điều kiện bộc lộ và phát huy khả năng, trí tuệ, đặc biệt được hướng tới cộngđồng quốc tế một cách sớm nhất

Vì tương lai của con em mình, chúng ta hãy dành tất cả những gì tốt đẹp

nhất cho trẻ em Theo như công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “Trẻ em có

quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt…” nên ngay từ khi trẻ chỉ là những hạt mầm nhỏ nhoi, bé xíu chúng ta hãy chọn cho con một vườn ươm tốt nhất đểtrẻ được nâng niu, chăm sóc, dạy dỗ và vươn lên Đến với trường mầm non tư thục Ánh Dương, con em chúng ta sẽ được hưởng trọn vẹn và đúng nghĩa

quyền mà trẻ xứng đáng được hưởng Cổng trường luôn rộng mở chào đón các

vị phụ huynh và những búp măng thân yêu

1.3 Các sản phẩm của doanh nghiệp

Ánh Dương là cơ sở giáo dục mầm non nhận chăm sóc, dậy dỗ bé ở độ tuổi từ

Trang 15

Nhà trẻ (12-24 tháng)

Chương trình học cho lớp nhà trẻ 12-24 tháng

Nhà trẻ (24 - 36 tháng)

Chương trình học cho trẻ lớp Nhà trẻ từ 24- 36 tháng

Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi )

Chương trình học của Lớp mẫu giáo Bé ( 3-4 tuổi)

Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)

Chương trình học của Lớp mẫu giáo nhỡ( 4-5 Tuổi)

Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Chương trình học tập Lớp mẫu giáo lớn(5-6 Tuổi)

1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Tại trường mầm non Ánh Dương, chúng tôi tin rằng những trải nghiệm và ký

ức tuổi thơ sẽ tồn tại mãi mãi Những gì trẻ học được ở tuổi ấu thơ sẽ là nền

tảng cơ sở cho tương lai Sự tự tin của trẻ, cách trẻ ứng xử và hiểu biết của

chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ

Mục tiêu của Ánh Dương:

Phát triển tối đa tiềm năng ở trẻ em trên cơ sở tôn trọng những thiên hướng

tiềm ẩn cá nhân Trẻ em phát triển hài hoà các mặt:

- Phát triển nhận thức và kỹ năng học tập

- Phát triển thể chất - sức khoẻ và kỹ năng vận động

- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội

- Phát triển tình cảm và kỹ năng sống

- Chuẩn bị sẵn sàng đến việc học tập tốt sau này

Đến với Ánh Dương trẻ được sống và học tập trong môi trường:

1 An toàn, đảm bảo sự phát triển thể chất và sức khoẻ tối đa

2 Khuyến khích phát triển tư duy độc lập và sáng tạo

3 Tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân

4 Khuyến khích phát triển kĩ năng sống, năng lực xã hội, sự thích ứng

5 Đầy sự thân thiện, tình bạn hữu và hòa nhập

6 Học tập đa phương tiện có ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 16

CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH MARKETING

2.1 Giới thiệu tổng quan về Marketing

2.1.1 Tổng quan marketing giáo dục Việt Nam

Một sản phẩm giáo dục, ngoài giáo trình tốt là cốt lõi, giảng viên, học viên

cũng là một sản phẩm Yếu tố con người là công cụ quảng cáo hữu hiệu cho

kinh doanh giáo dục

Văn hóa Á Đông luôn đặt nặng vấn đề học vấn, vì vậy thầy cô giáo rất được tôn trọng và là hình ảnh mô phạm, mẫu mực của học sinh, sinh viên

Nếu nhìn ở góc độ kinh doanh, với văn hóa hiếu học như thế, nhu cầu về giáo dục ở thị trường châu Á rất cao Và thực sự có rất nhiều trường đại học, cao

đẳng, trung học, mầm non ở các nước Đông Nam Á Việt Nam cũng không

ngoại lệ Thế nhưng, tại sao phần lớn các trường danh tiếng lại xuất phát từ

Mỹ, Nhật, Anh, Canada, Úc và châu Âu? Có thực sự họ nổi tiếng dựa vào chất lượng, hay họ phải dùng đến công cụ marketing để đánh bóng thương hiệu giáodục? Nếu nói về kiến thức marketing, các trường ở Việt Nam không hề thua kém, nhưng hình ảnh “mô phạm” là một trong những rào cản khiến những

người làm giáo dục khó đẩy mạnh tiếp thị thương hiệu giáo dục Đồng thời đây

là một ngành cần phải được hỗ trợ marketing từ phía chính phủ

Marketing hỗn hợp

Đã có rất nhiều tổ chức, công ty, cá nhân bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng

một trường đào tạo hoặc liên kết đưa các trường nước ngoài về Việt Nam Khá nhiều trường ở Việt Nam đã thành công về mặt doanh số, nhưng chưa thể kết luận họ làm kinh doanh tốt Vì nếu nói về thương hiệu giáo dục, có bao nhiêu tên trường Việt Nam nằm trong danh sách những trường tốt của “khách hàng”?

Để xây dựng thương hiệu thành công, các tổ chức giáo dục cũng cần áp dụng

Trang 17

mô hình marketing hỗn hợp, hay còn gọi là mô hình 4P.

Vậy mô hình 4P là như thế nào? Thứ nhất là Products (Sản phẩm) Nhiều nhà đầu tư giáo dục cho rằng, chỉ cần chương trình (sản phẩm) tốt là đủ Vậy tại sao

có nhiều chương trình tốt từ nước ngoài mang về Việt Nam vẫn thất bại? Một sản phẩm giáo dục, ngoài giáo trình tốt là cốt lõi, giảng viên cũng là một sản phẩm Các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên cũng là một sản phẩm, nhưng sản phẩm quan trọng nhất là người học

Thứ 2 là Promotion (Quảng cáo) Có rất nhiều chương trình nước ngoài, hoặc trường quốc tế quảng cáo rầm rộ, giảm 50% học phí, phát tờ rơi đầy một góc đường vẫn không thu hút được học sinh, sinh viên Hãy dùng yếu tố con người

là công cụ quảng cáo hữu hiệu cho kinh doanh giáo dục Như đã nói ở trên,

người học là một sản phẩm quan trọng Hãy giới thiệu sản phẩm quan trọng

này với khách hàng, với thị trường qua nhiều kênh Ví dụ, qua chương trình

giao lưu, thi thố tài năng; chương trình vừa học vừa làm đưa sinh viên đi khắp nơi làm việc trong mọi lĩnh vực Và hãy dùng một công cụ mà người Việt đã biết sử dụng từ lâu đời Đó là truyền miệng Hãy đưa những giảng viên giỏi đi nói chuyện ở các tổ chức, hiệp hội

Thứ 3 là Physical Evidence (Sự hữu hình) Giáo dục là một sản phẩm vô hình Vậy làm sao có thể hữu hình hóa để khách hàng hiểu, chấp nhận và quyết định mua? Tùy vào đối tượng khách hàng mà trả lời câu hỏi này Nếu đó là các bậc cha mẹ tìm kiếm một trường mầm non cho con thì họ quan tâm đến những gì? Hãy thiết kế chương trình phù hợp với mối quan tâm đó .ếu đối tượng là người

đi làm muốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), thì cũng nên tìm hiểu họ quan tâm đến những gì?

Cuối cùng là People (Con người) Phần lớn các hiệu trưởng, trưởng khoa và

giáo sư đại học ở các nước phát triển đều có ý thức thương mại hóa các nghiên cứu và phát minh của mình Họ quan hệ cực kỳ tốt với rất nhiều công ty trong

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w