Các tác giả đó phân tích mốiliên hệ giữa giáo dục vệ sinh và giáo dục kỉ luật tự giác cho trẻ và đó chỉ ra conđường cơ bản để giáo dục TQVHVS trên cơ sở phân tích đặc điểm lứa tuổi vànhi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- -MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN VĂN HOÁ
VỆ SINH CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ BÉ
SINH VIÊN LỚP : 46A2
VINH, 2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi đó nhận được rấtnhiều ý kiến đóng góp và sự quan tâm giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa, cácthầy cô giáo trong khoa GDTH, cùng với các cô giáo và các cháu trường Mầmnon Hoa Hồng, trường Mầm non Bình Minh, trường Mầm non Hưng Dũng 1 Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và những đóng góp quýbáu đó
Đặc biệt là sự dẫn dắt tận tình của cụ giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Anh, em vô cùng cảm ơn cô đó giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
thời gian qua
Vì đây là lần đầu tiên thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, tôi thực
sự bỡ ngỡ Do vậy, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót Qua đây rất mong nhận được
sự dạy bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài được hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Vinh, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Bé
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu……… 3
4 Phạm vi nghiên cứu……… 3
5 Giả thiết khoa học……… 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3
7 Phương pháp nghiên cứu……… 3
8 Đóng góp mới của đề tài……… 4
9 Cấu trúc luận văn……… 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………. 5
1.1 Lịch sử của vấn đề nghiên cứu……… 5
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu……… 8
1.2.1 Khái niệm kĩ năng, kĩ xảo, thói quen……… 8
1.2.2 Mối quan hệ qua lại giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen……… 14
1.2.3 Thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ mầm non……… 18
1.2.3.1 Vai trò của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non……… 18
1.2.3.2 Nhiệm vụ giáo dục TQVHVS cho trẻ mầm non……… 20
1.2.3.3 Nội dung giáo dục TQVHVS cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng……… 22
1.2.4 Những đặc điểm cơ bản của trẻ 3-4 tuổi……… 24
1.2.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng trong việc hình thành TQVHVS ……… 24
1.2.4.2 Đặc điểm hình thành kĩ năng, kĩ xảo và TQVHVS cho trẻ 3-4 tuổi 25 Kết luận chương 1……… 27
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ………. 28
2.1 Cách thức điều tra……… 28
2.1.1 Mục đích điều tra……… 28
2.1.2 Đối tượng điều tra……… 28
2.1.3 Phương pháp điều tra thực trạng……… 28
Trang 42.2 Thực trạng của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở
trường mầm non……… 28
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục TQVHVS cho trẻ……… 28
2.2.2 Thực trạng về sự biểu hiện các hành vi văn hoá vệ sinh của trẻ 3 - 4 tuổi……… 31
2.2.3 Thực trạng về các biện pháp giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non……… 36
Kết luận chương 2……… 40
Chương 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TQVHVS CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON……… 41
3.1 Đề xuất biện pháp……… 41
3.1.1 Trò chuyện chỉ dẫn cho trẻ về các hành động vệ sinh Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tự mình hoạt động…… 42
3.1.2 Sử dụng trò chơi, đồ chơi……… 43
3.1.3 Thường xuyên đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe……… 45
3.1.4 Xây dựng tiết học về sinh……… 46
3.1.5 Tổ chức giáo dục TQVHVS thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày 48
3.2 Khảo nghiệm……… 49
3.2.1 Mục đích khảo nghiệm……… 49
3.2.2 Nội dung khảo nghiệm……… 49
3.2.3 Cách thức khảo nghiệm……… 49
3.2.4 Quy trình khảo nghiệm……… 52
Kết luận chương 3……… 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯPHẠM……… 60
Kết luận……… 60
Kiến nghị……… 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO………. 63
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 5BẢNG KÍ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TQVHVS: Thói quen văn hóa vệ sinh VHVS: Văn hóa vệ sinh
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Việc phát triển nhân cách toàn diện ở mỗi con người là mục tiêu của mọithời đại, mọi xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước Việt Namđang hội nhập với thế giới Quá trình hội nhập đòi hỏi mỗi con người trong xãhội phải thực sự năng động, sáng tạo, chủ động trong mọi hoạt động Do đómột nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục là phải tập trung nâng cao dân trí, phát triểnnhân tố con người Muốn làm được điều đó chúng ta phải bắt đầu từ lứa tuổiMầm non mà cụ thể phải bắt đầu từ những việc đơn giản nhất: giáo dục thóiquen văn hoá vệ sinh (TQVHVS)
Giáo dục những kĩ năng, kĩ xảo, thói quen vệ sinh, nếp sống có văn hoá lànhiệm vụ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và hình thành nếp sống VHVS cho trẻngay từ nhỏ Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy giáo dục trẻ thơ ngay từbuổi bình minh của cuộc đời sẽ rất có hiệu quả Đây chính là sự đầu tư lâu dàingay từ đầu, nó mang ý nghĩa nhân văn to lớn bởi đây là thời điểm mà nhâncách đang hình thành và phát triển mạnh mẽ
Giáo dục các mặt nhân cách cho trẻ nói chung và giáo dục TQVHVS nóiriêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi Đây là giaiđoạn mà các đặc điểm sinh lý đang phát triển mạnh đồng thời những chứcnăng tâm lý đang dần hình thành và hoàn thiện, lứa tuổi đánh dấu bước ngoặt
- bước trưởng thành rừ nột về tất cả các mặt và là giai đoạn học làm ngườiđầu tiên của trẻ Đây cũng chính là thời điểm thuận lợi và có ý nghĩa nhất để
có thể giáo dục cho trẻ những thói quen vệ sinh có văn hoá, phát huy đượctính tích cực độc lập của trẻ trong mọi hoạt động Giai đoạn này sự phát triểncủa các cơ quan trong cơ thể còn non nớt, việc thực hiện các kĩ năng cũng nhưtrung tâm điều khiển vận động còn kém, Vì thế những hành vi vệ sinh phảiđược lặp đi lặp lại một cách có hệ thống Giai đoạn này nếu chúng ta không
Trang 7hình thành các thói quen vệ sinh - thói quen tự phục vụ cho trẻ thì giai đoạnsau sẽ rất khó hình thành và nếu hình thành sai lệch, không có hệ thống thìsau này rất khó sửa chữa Đúng như nhà giáo dục Xô viết A.X.Macarenco thế
kỷ XX khẳng định: “Những gì mà trẻ không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn”.
Giáo dục TQVHVS cũng chính là một phần của giáo dục tính tự lập cho trẻ.Một đứa trẻ tự lập trong các hành vi vệ sinh đồng thời là đứa trẻ khoẻ mạnh,tích cực có ý thức cao trong mọi hoạt động
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ phải đi đôi với việc giáo dục TQVHVS Đây là nhiệm
vụ quan trọng tuy nhiên rất khó khăn vất vả đòi hỏi nhà giáo dục phải có trithức, có tình yờu nghề và đặc biệt là lũng yờu trẻ Bởi vậy sinh thời Bác Hồ
thường nhắc nhở “phải giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cụ phải học hành tốt nuôi dạy các cháu ngoan và khoẻ”.
Vấn đề giáo dục ý thức VHVS mang ý nghĩa to lớn Nhưng chúng ta đóthực hiện tốt vấn đề này chưa? Các trường mầm non đó thực hiện ở mức độnào? Trong thực tế hầu hết mọi người đó ý thức được vai trò của việc giáo dụcTQVHVS trong việc phát triển nhân cách cho trẻ Tuy nhiên, hiệu quả của việc
tổ chức các hoạt động giáo dục TQVHVS chưa cao, chưa phát huy được vai tròtrọng Tâm của trẻ Việc sử dụng các biện pháp giáo dục chưa linh hoạt, giáoviên còn lỳng tỳng trong khi hướng dẫn trẻ thực hiện các hành vi VHVS, chủyếu còn làm hộ trẻ mà chưa chú trọng vào việc hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, chuđáo Do đó trẻ còn vụng về trong các hành vi vệ sinh - hành vi tự phục vụ, làmảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Xuất phát từ những lý do Trên chúng tụi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non” làm đề tài nghiên cứu
của mình
Trang 82 Mục đích nghiên cứu
Chúng tụi nghiên cứu đề tài này để biết được thực trạng giáo dụcTQVHVS của trẻ 3 – 4 tuổi ở trường Mầm non Trên cơ sở đó đề xuất một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TQVHVS, nâng cao ý thức tựphục vụ cho trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: quá trình tổ chức hoạt động TQVHVS cho trẻ 3 - 4 thángtuổi ở trường Mầm non
- Đối tượng: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dụcTQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi
4 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi của giáo viên tạitrường Mầm non Hưng Dũng 1,Trường Mầm non Hoa Hồng và Trường Mầmnon Bình Minh trên địa bàn thành phố Vinh
5 Giả thuyết khoa học
- Hiệu quả giáo dục TQVHVS cho trẻ sẽ được nâng cao nếu giáo viên biết
tổ chức các hoạt động phong phú, sử dụng linh hoạt các biện pháp giáo dụckhỏc nhau một cách phong phú, lụi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạtđộng văn hoá vệ sinh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận
6.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục TQVHVS cho trẻ
3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
6.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài
nước liên quan đến đề tài
Trang 97.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp đàm thoại: Phỏng vấn giáo viên ở trường Mầm non đểthu thập thêm thông tin về nhận thức của họ trong việc giáo dục TQVHVS chotrẻ ở trường và thu thập thông tin từ bố mẹ của các cháu
+ Phương pháp trực quan: Quan sỏt công việc của giáo viên trong quátrình tổ chức hoạt động vệ sinh cho trẻ và quan sỏt trẻ trong các hoạt động tựphục vụ
+ Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ yếu, mục đích tìmhiểu thực trạng giáo dục TQVHVS cho trẻ của giáo viên và mức độ phát triểntính tự lập của trẻ trong các hành vi VHVS
+ Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu, kết quả thuđược và kiểm tra độ tin cậy của các số liệu
8 Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng một số biện pháp nhằm nõng cao hiệu quả giáo dục TQVHVScho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
9 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổi
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 -4 tuổi
Trang 101.1.1.Ở nước ngoài
Ngay từ những năm đầu tiên của giáo dục Xô Viết, giáo dục vệ sinh chotrẻ nói chung, giáo dục TQVHVS nói riêng, đó được xác định đúng đắn là mộttrong những nhiệm vụ sư phạm thực hành quan trọng của trường Mầm non
Xô Viết
Nghiên cứu tài liệu về TQVHVS từ thập kỷ 70 trở lại, gồm có những tácgiả sau: G.Liamivna, N.DLevitov, VVTsebaseva, A.NLeonchiep, LNhicanhen,X.I.Kixengov, A.DTraboxknia…
Trong mỗi tác phẩm của mình, các tác giả đó chứng minh sự cần thiếtphải giáo dục TQVHVS cho trẻ và cho rằng ngay từ khi còn nhỏ cần hình thànhthói quen tự phục vụ đơn giản cho trẻ Vì chính thói quen này là một trongnhững vấn đề hình thành nhân cách toàn diện trẻ Các tác giả đó phân tích mốiliên hệ giữa giáo dục vệ sinh và giáo dục kỉ luật tự giác cho trẻ và đó chỉ ra conđường cơ bản để giáo dục TQVHVS trên cơ sở phân tích đặc điểm lứa tuổi vànhiệm vụ giáo dục vệ sinh cho trẻ
A.Dtraboxkaia(1) đó nờu lờn quan điểm cho rằng, những TQVHVS cần phảiđược giáo dục từ lứa tuổi nhỏ nhất, đi từ việc hình thành kĩ năng VHVS, dầndần hình thành kĩ xảo, thói quen cho trẻ Bà đó nờu ra các điều kiện để hìnhthành TQVHVS cho trẻ là phải có các dụng cụ vệ sinh, bố trớ ở các vị trớ nhấtđịnh thuận lợi cho trẻ dễ sử dụng cũng như thu dọn Bà yêu cầu phải dạy trẻ tỉ
Trang 11mỉ cách tiến hành các hành động vệ sinh, khi dạy trẻ cần sử dụng các biệnpháp phù hợp với chúng
Bà cho rằng chỉ trong điều kiện trẻ ý thức được tầm quan trọng của việcthực hiện các hành động vệ sinh và sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhàtrường thì giáo dục vệ sinh mới đem lại hiệu quả
G.Liamivna(2) đó đề cập đến việc hình thành TQVHVS cho trẻ Bà cho rằng
do đặc điểm hệ thần kinh của trẻ đang ở giai đoạn mềm dẻo nhất, trong khi đócác hành động có liên quan đến quá trình: ăn, mặc, ngủ, vệ sinh cá nhân đượclặp đi lặp lại hàng ngày một cách có hệ thống và liên tục, đó tạo điều kiện chocác TQVHVS hầu như được hình thành ở lứa tuổi nhỏ Việc hình thành TQVHVSđược thực hiện dưới tác động trực tiếp của người lớn và hoàn cảnh xungquanh Tính bền vững và dẻo dai của các thói quen phụ thuộc hàng loạt cácyếu tố như: điều kiện, thời gian bắt đầu một kĩ năng mới, ý thức của trẻ khithực hiện… Bà kêu gọi các trường Mẫu giáo phải quan tâm đến việc hình thànhcác thói quen mới, khi mà chính trong bản thõn đứa trẻ xuất hiện nhữngnhiệm vụ mới Người lớn cần dạy trẻ không chỉ thực hiện những gì chúngthớch mà phải làm những gì cần thiết với trẻ Bà đó đưa ra các điều kiện hìnhthành TQVHVS cho trẻ và xây dựng các điều kiện để hình thành thói quen nhưsau:
+ Lựa chọn các dụng cụ vệ sinh phù hợp, xếp ở vị trớ thuận lợi dễ sửdụng
+ Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong dạy học trên cơ sở đặc điểm lứatuổi
+ Tớnh liên tục và hệ thống trong các bài tập kiểm tra
+ Lưu ý đến đặc điểm cá biệt
Trang 12Nhìn chung, việc giáo dục VHVS mà các tác giả Liên xô (cũ) đó đề cập đếnđều nờu lờn tầm quan trọng của việc hình thành thói quen và các điều kiệnhình thành thói quen Tuy nhiên, đó còn là những vấn đề rất chung chungchưa được khai thác sâu để tìm ra giải pháp hữu hiệu Hiện tại những vấn đề
cụ thể hơn đặt ra trước thực tế giáo dục trẻ là vấn đề hình thành thói quencho trẻ ở các độ tuổi nhất là lứa tuổi Mẫu giáo
1.1.2 Ở Việt Nam
Cựng với các nhà Tâm lý học, Giáo dục học Xụ Viết, ở Việt Nam vấn đềgiáo dục TQVHVS cũng đó được chú ý đến Đặc biệt trong những năm gần đây,quan điểm dạy học tích cực, phát huy tính chủ động của người học đó và đang
là chủ trương của ngành giáo dục
- Trong cuốn “GDH Mầm non” Đào Thanh Âm (chủ biên) NXB ĐHSP- HN
2002 coi trọng vấn đề giáo dục thói quen hành vi VHVS cho trẻ trước tuổi đến
trường phổ thụng và xem đây như là cơ sở của việc hình thành ý thức nhâncách cho trẻ
- Tác giả Lê Cảnh Linh đó nghiên cứu vấn đề hình thành kĩ năng vệ sinh vàchỉ tập trung đến con đường dạy học bằng tiết học vệ sinh Trong chương trìnhgiáo dục trẻ ở các độ tuổi chưa đưa ra yêu cầu vệ sinh đạt được ở các mức độ,chưa dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra yêu cầu đó Các tài liệu chỉ mang tínhchất mô tả trẻ làm trong sinh hoạt hàng ngày còn vấn đề bản chất, những yêucầu về tri thức, điều kiện và sự hình thành các TQVHVS cho trẻ chưa được lưutâm ở mức độ cần thiết
- Các tác giả Đào Mai Hương và Nguyễn Lệ Quyên đó nghiên cứu đề tàinày nhưng trên đối tượng là Mẫu giáo nhỡ và lớn
Theo quan điểm của các nhà Giáo dục học Xụ Viết thì việc hình thành cácthói quen cho trẻ có thể bắt đầu từ tuổi Mẫu giáo bé Bởi Vì các thói quen văn
Trang 13hoá là những hoạt động có liên quan đến các quá trình sinh hoạt hàng ngày
(ăn, ngủ, vệ sinh cỏ nhân…) được lặp đi lặp lại một cách rừ ràng có hệ thống,
liên tục sẽ dễ dàng được hình thành ở lứa tuổi nhỏ Tuy nhiên, đây không phải
là nhiệm vụ đơn giản mà rất phức tạp Vì vậy, vấn đề giáo dục VHVS cho trẻMẫu giáo bé được thừa nhận rằng rất phức tạp và mới mẻ, cần được quantâm và nghiên cứu một cách nghiêm túc
- Tác giả Mai Ngọc Liên (1999) nghiên cứu “một số biện pháp giáo dục tính độc lập cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi qua hoạt động tự phục vụ”
- Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non của Bé giáo dục và Đào tạo Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khỏc cũng có đề cập đếnvấn đề giáo dục thói quen hành vi có văn hoá Tuy nhiên, các công trình khaithỏc ở các khớa cạnh khỏc nhau Trên Khách thể học sinh, sinh viên, người lớntuổi Còn trẻ lứa tuổi nhà trẻ, Mẫu giáo, chưa có nhiều công trình nghiên cứunhất là trong vấn đề giáo dục TQVHVS Chính Vì vậy, vấn đề này cần đượcnghiên cứu tìm ra biện pháp hữu hiệu để giáo dục TQVHVS cho trẻ trong quátrình tổ chức chế độ sinh hoạt, trò chơi hay trong hoạt động học tập, laođộng… Chúng tôi cho rằng đó là việc làm rất cần thiết để giáo dục TQVHVS chotrẻ nhằm bảo vệ sức khoẻ, hình thành nếp sống VHVS, gúp phần nõng cao chấtlượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non, từ đó cùng với gia đình, xã hội hìnhthành nờn nhân cách tốt ngay từ tuổi còn thơ
Để có được biện pháp giáo dục thuận lợi nhất, còn tuỳ thuộc vào điềukiện, thời gian, đối tượng nghiên cứu, các phương tiện và khả năng của ngườinghiên cứu, cựng nhiều yếu tố khỏc nhau Ở luận văn này chúng tôi chỉ cótham vọng nhỏ là trên cơ sở xác định thực chất về mức độ hình thành TQVHVS
Trang 14của trẻ Trên thực tế, thử đề xuất một vài biện pháp nhằm nõng cao hiệu quảgiáo dục TQVHVS cho trẻ Mầm non
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1 2.1 Khái niệm kĩ năng, kĩ xảo, thói quen
1.2.1.1 Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp, đó được Nhìn nhận dưới nhiều góc độkhác nhau
- Theo quan điểm của N.D.Levitov(3): kĩ năng là sự thực hiện có kết quảcủa một động tác nào đó trong một hoạt động phức tạp hơn, bằng cách ápdụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn có chiếu cố đến những điềukiện nhất định Kĩ năng có liên quan đến nhiều hoạt động thực tiễn, đến việc
áp dụng kiến thức vào thực tiễn
N.D.Levitov phân chia kĩ năng ra làm 2 loại: kĩ năng sơ Bé và kĩ năng phứctạp
+ Kĩ năng sơ Bé được biểu hiện bằng những thao tác thí nghiệm có kếtquả ngay từ bước đầu tiên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt đếnkết quả cần thiết
+ Kĩ năng phức tạp là những kĩ năng ở giai đoạn phát triển cao hơn, nóđược hình thành trong quá trình vận dụng những tri thức hiểu biết vào thựctiễn và được luyện tập dần dần để trở thành kĩ xảo và ngày càng hoàn thiện.N.D.Levitov phân tích cơ sở lí luận của kĩ năng là do Trên Bé nóo hìnhthành sự kết hợp phức tạp giữa 2 loại liên hệ: liên hệ thứ nhất là liên hệ của
hệ thống tín hiệu thứ 2 mang tính chất trừu tượng và khái quát Đó là sự tiếpthu những lời hướng dẫn khi hình thành kĩ năng Liên hệ thứ 2 là mối liên hệgiữa các hệ thống nhằm chuyển lời hướng dẫn sang sự định hướng cách Nhìn
và thực hiện động tác, hay căn cứ vào lời hướng dẫn để kiểm tra động tác đó
3() “TLH trẻ em và TLH sư phạm” - NXB Giỏo dục Hà Nội 1970
Trang 15được thực hiện Trình độ kĩ năng đạt được phụ thuộc vào độ nhanh, chính xác
và có hệ thống trong việc hình thành hai loại liên hệ ấy Còn việc hình thành kĩnăng là quá trình tổ chức các mối liên hệ ấy một cách có kết quả Con đườnghình thành kĩ năng thường là bắt chước kĩ năng mẫu, bắt chước các hành độngnổi bật bằng quá trình làm thử và luyện tập, và bao giờ cũng gắn bú với thựctiễn
Theo quan điểm của nhà TLH Xụ Viết X.I.Kixengov(4): Kĩ năng là khả năngthực hiện có hiệu quả hệ thống và các hành động phù hợp với mục đích vàđiều kiện thực hiện hệ thống này
Ông khẳng định kĩ năng có đặc điểm là nó được hình thành không cónhững luyện tập đặc biệt để thực hiện hành động bởi sự thể hiện các kĩ năngbao giờ cũng diễn ra của những kinh nghiệm truớc đây và những tri thức nhấtđịnh về các hành động là không thể thiếu
Kĩ năng lao động chung được X.I.Kixengov và E.A.Mirerian cựng một sốnhà Tâm lớ học Liên Xụ (cũ) cho rằng nó được hình thành trong quá trình hoạtđộng có tổ chức đặc biệt Những hoạt động như vậy đưa đến giá trị toàn vẹncho kĩ năng Giá trị đó đó được thể hiện ở tính có ý thức và có kế hoạch của
nú Giỏ trị toàn vẹn của các kĩ năng lao động chung còn phải kể đến tính có chỳ
ý trong việc thực hiện hành động, sự thống nhất một cách vững chắc của cáchành động trí tuệ, tri giác, thực tiễn và việc thực hiện không rập khuụn màsỏng tạo các tri thức và hoạt động thực tiễn
- Khỏi niệm về kĩ năng còn có thể thấy trong quan điểm của V.V.Tsebaseva Bà nhận định: kĩ năng thường có liên quan đến khả năng vậndụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hành động mới, trong điềukiện mới
Trang 16- Mặc dù các quan điểm của các tác giả khác nhau nhưng đều có kháiniệm kĩ năng chung đó là: kĩ năng là sự thực hiện có kết quả các động tác tronghoạt động phức tạp hơn, từ việc thực hiện có hệ thống các động tác đưa đếngiá trị toàn vẹn cho kĩ năng và chỉ ra con đường hình thành kĩ năng thường là
sự bắt chước kĩ năng mẫu thông qua làm thử luyện tập mà thành kĩ năng Mức
độ cao hơn của kĩ năng là kĩ xảo
1.2.1.2 Khỏi niệm kĩ xảo
Cũng như khái niệm kĩ năng, kĩ xảo cũng được Nhìn nhận dưới nhiều
quan điểm khác nhau Chúng tôi tiếp tục điểm qua các quan điểm của các tácgiả Trên về các khỏi niệm kĩ xảo
- Quan điểm của N.D.Levitov(5) : Kĩ xảo là kĩ năng thực hiện một động tác
nào đó đó được củng cố bằng luyện tập
Kĩ xảo là những động tác khéo léo, nhưng như vậy không có nghĩa là mộthành động tự động hóa Quá trình hình thành kĩ xảo, không phải là một quátrình đơn giản mà được thông qua luyện tập ở nhiều mức độ và được hoànthiện bằng hoạt động thực tiễn Ta thấy trong quan điểm của N.D.Levitov,
“yếu tố thực tiễn giữ vai trò quyết định về mọi mặt của vấn đề kĩ năng và kĩ xảo”.
Theo quan điểm của X.I.Kixengov “kĩ xảo là biện pháp được đặc trưng ở trình độ thành thạo trong đó có yếu tố tự động hoá ”.
Mức độ tự động hoá của kĩ xảo thể hiện ở sự kiểm tra của ý thức đượcthu gọn lại Như vậy, không phải là mọi khâu của hành động đều được tự độnghoá, mà chỉ những khâu nào phù hợp với điều kiện tương đối thường xuyêncủa hoạt động mới được tự động hoá, còn các thành phần biến thiờn (do có
sự thay đổi của các điều kiện) bao giờ cũng đặt dưới sự kiểm tra được triển
khai của ý thức X.L.Kixengov cho rằng đặc trưng của kĩ xảo ở tính bền vững to
Trang 17lớn của các phương thức hành động được lĩnh hội và được tự động hoá bằngcách rèn luyện Nét này là cố hữu đối với nhiều kĩ xảo của con người (dáng đi,cách nói chuyện…) ngoài tính bền vững ra kĩ xảo còn được đặc trưng ở tínhmềm dẻo, tức là ở sự thay đổi (tất nhiên trong những giới hạn nhất định) vềphương thức của các hành động khi các điều kiện thực hiện chúng thay đổi.
Bởi vậy, nên “khi tạo ra các kĩ xảo hoặc vận dụng kĩ xảo mà các điều kiện này càng đa dạng thì kĩ xảo càng trở nờn mềm dẻo hơn” và ngược lại tính đơn
điệu của các điều kiện sẽ tạo nên tính đơn điệu cho các kĩ xảo Sự hình thành
kĩ xảo được diễn ra bằng quá trình tiếp thu các phương thức thực hiện hànhđộng, ở giai đoạn đầu của việc hình thành kĩ xảo người học được giới thiệucho biết về hành động cần phải tiếp thu đó được thực hiện như thế nào? Sựhiểu biết này rất cần thiết cho sự hình thành kĩ xảo, dẫu rằng chúng chưa đượcthực hiện toàn vẹn bằng hành động và sau đó là vai trò của người làm công tácgiáo dục trong việc hướng dẫn, giảng giải những hiểu biết về phương thứchành động
Có hai con đường để hình thành kĩ xảo: Con đường thứ nhất là thông qua
hệ thống các bài tập được tổ chức đặc biệt, có mục đích luyện tập riêng lẻ.Con đường thứ hai là đưa nhiều lần các hành động đó được lĩnh hội vào cácbài tập có tính chất chung hơn
Theo quan điểm của A.N.Leonchiep(6): Đa số trường hợp kĩ xảo của conngười nảy sinh trên cơ sở biến hành động thành thao tác, như một phươngthức hoạt động được tự động hóa một cách có ý thức, như một thành phần
được tự động hoá của việc thực hiện hành động Đó là “Thao tác có ý thức - kĩ xảo” Những “Thao tác có ý thức - kĩ xảo” này rất cần thiết khi hoạt động diễn
ra trong những điều kiện biến đổi liên tục, khi không thể chậm trễ suy nghĩ về
Trang 18phương thức hành động mà phải có phản ứng mau chóng và chính xác đối với
sự thay đổi của các điều kiện
Theo quan điểm của V.V.Tsebaseva(7): Kĩ xảo được hiểu là những phươngthức thực hiện hành động được hình thành nhờ luyện tập Bà đó dựa Trên cơ
sở Tâm lớ học để chia kĩ xảo thành 3 nhóm chính:
sử dụng Các kĩ xảo trí tuệ được hình thành với vai trò chỉ đạo của hệ thống tínhiệu thứ hai Bà đó nhấn mạnh về những điều kiện chủ yếu để hình thành cóhiệu quả các kĩ xảo lao động trong đó dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệmthực tế của việc dạy kĩ xảo lao động Bà cho rằng đây cũng là những điều kiệnchung để hình thành các kĩ xảo khỏc
Kĩ xảo là loại hình hoạt động tự động hoá nhờ luyện tập, trong đó người họcchỉ tập trung chỳ ý vào điều kiện kết quả của hành động mà không tập trungvào các thao tác riêng lẻ Kĩ xảo ớt gắn liền với tình huống, nú có thể ớt bềnvững nếu không thường xuyên luyện tập củng cố
Nhìn chung, kĩ xảo có rất nhiều khái niệm của nhiều quan điểm khácnhau Nhưng nói chung các tác giả cho rằng kĩ xảo được hình thành từ kĩ năng,
kĩ năng đạt mức độ cao hơn, thành thạo các hành động thông qua các bài tậpđược tổ chức có mục đích mang tính chất chung Kĩ xảo hình thành trong việc
Trang 19thực hiện hành động “Thao tác có ý thức - kĩ xảo” Để đạt được mục đích nào
đó với điều kiện càng đa dạng thì kĩ xảo càng mềm dẻo hơn
1.2.1.3 Khỏi niệm thói quen(8)
Thói quen thường chỉ những hành vi của cá nhân được diễn ra trongnhững điều kiện ổn định trong không gian và quan hệ xã hội rất cụ thể Thóiquen có nội dung Tâm ký nhất định, thường gắn với nhu cầu của cá nhân, vàgần như trở thành phản xạ có điều kiện Khi đó trở thành thói quen mọi hoạtđộng tâm sinh lý trở thành cố định, cân bằng và khi phá Vì sự cân bằng đó tức
là sự phỏ Vì thói quen, sẽ là một quá trình rất khó thực hiện Sở dĩ như vậy bởi
Vì thói quen là loại hành động tự động hoá trở thành nhu cầu của con người
và đòi hỏi được thực hiện theo một cách nhất định Ở mỗi cá nhân đều cónhững thói quen nhất định được tạo thành trong quá trình sống của chủ thể.Thói quen tuõn thủ chặt chẽ chế độ sinh hoạt hàng ngày: thói quen ngăn nắpsau khi sử dụng đồ dùng, thói quen niềm nở với mọi người…
Một phẩm chất nhân cách được hình thành, phát triển trong những điềukiện ổn định trên nền tảng thói quen Để tạo những phẩm chất trung thực,không thể không tạo ra các tình huống ổn định Tuy nhiên, nếu quá lợi dụngthói quen sẽ tạo ra mẫu người chỉ hoạt động tốt trong nhiều điều kiện ổn địnhvới những thói quen của mình, và sẽ khó khăn trong hành động khi gặp điềukiện thay đổi
Thói quen được hình thành từ đâu? Thói quen được hình thành do luyệntập tức là kĩ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần được trở thành kĩ xảo và mức độcao hơn của kĩ xảo là thói quen Nghĩa là sự lặp đi lặp lại có hệ thống và có mụcđích không chỉ dẫn đến sự củng cố mà còn dẫn đến sự hoàn thiện hành độngbằng các lĩnh vực các thủ thuật làm việc ngày càng có hiệu quả hơn
Trang 20Túm lại, thói quen là loại hành động tự động hoá ổn định trở thành nhucầu, nếp sống của con người Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức, nógắn liền với tình huống cụ thể bền vững ăn sâu vào nếp sống Thói quen đượchình thành bằng nhiều con đường: rốn luyện, bắt chước…
1.2.2 Mối quan hệ qua lại giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen
Với các quan điểm khác nhau về kĩ năng - kĩ xảo - thói quen mà các tác giảđại diện nêu trên, họ cũng đó đề cập đến mối quan hệ giữa chúng
1.2.2.1 Quan hệ giữa kĩ năng - kĩ xảo
Theo N.D.Levitov, kĩ năng là điều kiện hình thành nờn kĩ xảo, hay nói cáchkhỏc kĩ xảo chính là kĩ năng đó được rèn luyện và hoàn thiện thông qua hoạtđộng thực tiễn
Theo X.I.Kixengov, sự hoàn thiện kĩ xảo ở mức độ nào đó có tầm quantrọng hàng đầu trong việc hình thành kĩ năng Song như vậy không có nghĩa là
kĩ năng được hình thành hoàn toàn dựa Trên cơ sở các thao tác tự động hoá,
mà nền tảng của nó phải là các “Thao tác có ý thức - kĩ xảo” Việc hoàn thiện kĩ
năng xảy ra không chỉ tuỳ thuộc vào mức độ tiếp thu các kĩ xảo và việc sử dụngnhững kinh nghiệm hiểu biết, mà còn tuỳ thuộc vào tiếp thu các kĩ xảo và việc
sử dụng những kinh nghiệm khỏc nữa X.I.Kixengov khẳng định kĩ năng khôngphải là tổ hợp máy móc các kĩ xảo mà là một tổ hợp của vốn hiểu biết, vốnkinh nghiệm và khả năng sỏng tạo của cá nhân Việc hoàn thiện kĩ năng mớicòn có sự tồn tại của các thành phần tự động hoá, tức là các kĩ xảo hoạt động.Theo quan điểm của V.V.Tsebaseva, kĩ xảo và kĩ năng có những đặc điểmgiống và khác nhau nhưng sự khác biệt ấy thường không mâu thuẫn nhau màlại bổ sung cho nhau Những đặc điểm đó biểu hiện ở chỗ
+ Nội dung các kĩ năng kĩ xảo là những quá trình Tâm lớ
+ Các điều kiện hình thành kĩ năng, kĩ xảo và đặc biệt là vai trò của việcluyện tập ở các giai đoạn khác nhau
Trang 21+ Trình độ phát triển của kĩ xảo, chất lượng thực hiện những hành động
đó thụng thuộc
+ Vai trò của tri thức trong quá trình lĩnh hội và vận dụng kĩ năng, kĩ xảo + Cơ cấu tâm lí của kĩ năng, kĩ xảo Vai trò của ý thức và tớnh chất củacác quá trình tư duy trong công việc hình thành và vận dụng các kĩ năng, kĩxảo
+ Các chức năng khác nhau của kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động
Như vậy, kĩ năng và kĩ xảo có mối liên hệ biện chứng với nhau, và theomột trật tự nhất định Những kĩ năng phức tạp dần trở thành kĩ xảo và ở mức
độ cao hơn, kĩ xảo trở thành thói quen
1.2.2.2 Mối quan hệ giữa kĩ xảo và thói quen
Thói quen cũng như kĩ xảo đều là những hành động tự động hóa, đó làloại hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có lớ trớ, nhưng do lặp đilặp lại nhiều lần hay do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là khôngcần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả Ở đâykhông phải hoàn toàn không có sự có mặt của ý thức mà ý thức chỉ hạn chếđến mức độ tối thiểu trong phạm vi một số thành phần của hành động Nhờvậy mà ý thức và nghị lực được tập trung vào những thành phần chủ yếu,quan trọng của hành động
Kĩ xảo và thói quen có sự hoà trộn những đặc điểm giống và khác nhauđược biểu hiện như sau:
+ Chúng giống nhau ở chỗ đều là hành động tự động hoá, đều có cơ sởsinh lí là những định hình động lực (hay còn gọi là động hình) Thói quen và kĩxảo là những hệ thống được củng cố tốt hay những phức hợp phản xạ có điềukiện gắn liền với động hình ở vỏ bỏn cầu đại nóo
+ Những đặc điểm khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen cũng có sự phânbiệt rừ rệt Sự phân biệt này không chỉ có ý nghĩa lớ luận mà còn có ý nghĩa
Trang 22thực tiễn nhất là trong công tác giáo dục Sự khỏc nhau này biểu hiện ở nhữngđặc điểm riêng cụ thể của chúng như sau:
Kĩ xảo không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sựkiểm tra bằng tri giác Động tác kĩ xảo mang tính khái quát không có động tácthừa, kết quả cao mà tốn ít năng lượng của thần kinh bắp thịt Kĩ xảo đượchình thành Trên cơ sở những kĩ năng sơ đẳng Kĩ xảo có nhiều loại khác nhau:
Kĩ xảo học tập, kĩ xảo lao động, kĩ xảo thể thao…tuỳ từng loại hoạt động mà kĩxảo tham gia
Thói quen là một hành động tự động hóa đó trở thành nhu cầu conngười Mỗi người đều có những thói quen nhất định và được tạo thành trongquá trình sống của mình: thói quen ngăn nắp, thói quen vệ sinh sạch sẽ, thóiquen dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc sau khi kết thúc công việc, thói quen niềm
nở với mọi người…Tuy những thói quen đều hình thành từ hành động tự độnghoá, nhưng kĩ xảo có nhiều điểm khác với thói quen: Kĩ xảo mang tính chất kĩthuật thuần tuý, còn thói quen mang nhu cầu nếp sống của con người Conđường hình thành chủ yếu của kĩ xảo là sự luyện tập có mục đích và hệ thống,còn thói quen được hình thành bằng nhiều con đường tự phát Kĩ xảo khônggắn với một tình huống nhất định nào cả còn thói quen bao giờ cũng gắn vớimột tình huống nhất định Thói quen có tính chất bền vững hơn kĩ xảo, nó bắt
rễ vào hành vi của con người sâu hơn so với kĩ xảo Cho nên việc thay đổi sửachữa thói quen khó hơn kĩ xảo Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức: có thóiquen tốt, thói quen xấu, thói quen có lợi, thói quen có hại Còn kĩ xảo thì khôngđánh giá về mặt đạo đức mà về mặt kĩ thuật thao tác: có kĩ xảo mới, tiến Bé, có kĩxảo cũ lỗi thời
Thực tiễn cho thấy có những hành động vừa là thói quen đồng thời là kĩxảo, nhưng không phải bao giờ cũng có sự trùng hợp đó Trong giáo dục cần
Trang 23phải làm cho những hành động trong học tập, lao động, rèn luyện thể lực, sinhhoạt vừa là kĩ xảo vừa là thói quen.
Nhà giáo dục học Xụ Viết A.X.Macarenco(9) đó viết “giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì cũng giống như một toà lâu đài xây trên bói cỏt”.
Như vậy, qua quá trình phân tích và tổng hợp nhiều ý kiến, nhiều quanđiểm của các tác giả khác nhau Chúng tôi đi đến một sự thống nhất chungtrong cách Nhìn nhận về vấn đề kĩ năng - kĩ xảo - thói quen như sau:
- Thứ nhất về vấn đề kĩ năng: kĩ năng được hiểu là khả năng thực hiện cókết quả một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụngnhững tri thức, kinh nghiệm vào những cách thức hoạt động đúng đắn (đóđược chủ thể lĩnh hội qua hoạt động học tập giáo dục) Nhờ có luyện tập mộtcách có ý thức, kĩ năng được củng cố và hoàn thiện tự động hoá dần Kĩ năngkhông phải đặc tính cố hữu, vốn có của cá nhân Nó luôn vận động biến đổi tuỳthuộc vào mục đích của hoạt động Kĩ năng được hình thành với các thao táccủa hành động là cơ sở để hình thành kĩ xảo cho hoạt động tương ứng Quátrình hoàn thiện phức tạp dần các kĩ năng đồng thời với giai đoạn đầu của quátrình hình thành kĩ xảo Kĩ năng là yếu tố nguyên sinh làm nền tảng cho sự hìnhthành yếu tố thứ sinh: kĩ xảo
- Thứ hai về vấn đề kĩ xảo: Kĩ xảo được hiểu là những thao tác của hànhđộng được thuần thục đến mức tự động hoá, nhưng trong quá trình hìnhthành kĩ xảo nhất thiết phải có sự tham gia của ý thức Kĩ xảo dần dần đượchoàn thiện, trong đó càng ngày càng hạn chế đến mức tối thiểu sự tham giacủa ý thức vào hành động Con đường hình thành kĩ xảo phải đi qua những giaiđoạn nhất định của nó, mà ở đó kĩ năng giữ vị trí ban đầu, bắt đầu từ sự bắtchước kĩ năng mẫu, bắt chước các hành động nổi bật trong tiến trình hoạt
Trang 24động thực tiễn Kĩ xảo hoàn thiện dần và đạt đến mức độ cao hơn trở thànhthói quen.
- Thứ ba về vấn đề thói quen: Thói quen dùng để chỉ các hành vi của cánhân được diễn ra trong các điều kiện ổn định trong không gian và quan hệ xãhội rất cụ thể Thói quen là loại hành động tự động hoá, đó trở thành nhu cầucủa con người và đòi hỏi thực hiện một cách nhất định Thói quen có một ýnghĩa to lớn đối với cuộc sống của con người, xây dựng thói quen cần thiếttrong cuộc sống chính là xây dựng những phẩm chất, nhân cách tốt của conngười, hướng con người tới lũng từ thiện, nhân hậu đem lại lợi ích cho giađình và xã hội Không quan Tâm xây dựng thói quen trong nếp sống của mỗi cỏnhân ngay từ nhỏ, sẽ có sự xa lạ trong nhận thức và hành vi của trẻ về nhữngkhỏi niệm, hành vi kỷ luật tổ chức, trật tự kỷ cương pháp luật Xây dựng thóiquen cần thiết có các điều kiện nhất định về không gian, nội dung hoạt động,song phải đảm bảo tính tự nguyện, tránh áp đặt, cưỡng bức Thói quen tốt chính
là nền tảng cho mọi phẩm chất nhân cách hình thành, phát triển một cách ổnđịnh nhất
1 2.2.3 Con đường hình thành thói quen
Thói quen được hình thành từ kĩ năng - kĩ xảo Tức con đường hìnhthành thói quen phải đi qua những giai đoạn nhất định của nó mà ở đó kĩ nănggiữ vị trí ban đầu Bắt đầu từ sự bắt chước kĩ năng mẫu, bắt chước các hànhđộng nổi bật trong tiến trình hoạt động thực tiễn có sự luyện tập một cách có
ý thức, kĩ năng được củng cố, hoàn thiện và tự động hóa dần dần trở thành kĩxảo Mức độ cao hơn của kĩ xảo là thói quen
Vậy TQVHVS: Là những hành vi vệ sinh có văn hoá, được thực hiện mộtcách tự động hoá như một nhu cầu trở thành ý thức nó ăn sâu vào nếp sốngcủa con người
1.2.3 Thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ Mầm non
Trang 251.2.3.1 Vai trò của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
Giáo dục TQVHVS có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diệnnhân cách con người trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ, giáo dục thói quenlao động tự phục vụ đơn giản…
Việc giáo dục TQVHVS có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thể chất vàhình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ biết tự giữ gìn vệ sinh thõn thể, cónhững thói quen tốt trong mọi hành động vệ sinh, giúp trẻ quen dần với nếpsống vệ sinh sạch sẽ trên cơ sở đó mà trong suốt cuộc đời mình đứa trẻ thíchgiữ gìn chõn tay không dớnh bẩn, quần ỏo sạch sẽ, nhà cửa ngăn nắp Từ việctập giữ sạch, trẻ có ý thức phải làm mọi việc ngăn nắp, đúng đắn và có ý thức
về nghĩa vụ của mình cũng như trở thành một người hành động có mục đích.Giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệsức khoẻ và tăng cường thể lực Trước hết, Vì cơ thể của trẻ em lứa tuổi nàyđang phát triển mạnh mẽ Hệ thần kinh, hệ cơ xương hình thành nhanh, Bémỏy hụ hấp đang hoàn thiện Mặt khác, trong quá trình thực hiện các hànhđộng vệ sinh, mọi quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể trẻ: quá trình hụ hấp,tuần hoàn mỏu, quá trình trao đổi chất, quá trình ụxi hóa…được tăng cường,tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ khi được làm việc, đồng thời tránh căng thẳngthần kinh Trẻ ăn uống ngon hơn, rèn luyện được các kĩ năng, kĩ xảo vận động,giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hài hoà
Giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh còn có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển trí tuệ của trẻ Giúp trẻ nắm được những tri thức sơ đẳng khác nhau,hình thành những biểu tượng, khái niệm đúng về các hành vi VHVS cũng nhưnhững hiện tượng đơn giản của cuộc sống xung quanh trẻ Trên cơ sở đó hìnhthành ở trẻ thỏi độ đúng đắn đối với mọi hành động, giúp trẻ điều chỉnh hành
Trang 26vi của mình phù hợp với những xỳc cảm tình cảm của bản thõn, cũng như phùhợp với yêu cầu đặt ra đối với trẻ
Việc giáo dục các kĩ xảo, thói quen vệ sinh có văn hoá góp phần hìnhthành ở trẻ các phẩm chất đạo đức tốt ngay khi còn nhỏ Thụng qua việc thựchiện các hành vi VHVS, hình thành trong trẻ tình cảm với hành động của mình
và cao hơn là hình thành lũng tự trọng, tinh thần nghĩa vụ và trỏch nhiệm vớicông việc được giao Trên cơ sở đó rèn luyện các nét tính cách tích cực ở trẻ:tính kiên trỡ, tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức về bẩn - sạch, tốt - xấu…Mặt khỏc, dưới sự tác động của nhà giáo dục hình thành ở trẻ tình cảm bạn
bố, tình thương yêu nhau trong tập thể
Giáo dục tốt các TQVHVS sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển thẩm mỹ, giáodục các thói quen lao động tự phục vụ đơn giản Đối với trẻ em, thế giới xungquanh luôn chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn Việc tác động vào tâm hồncủa trẻ những tình cảm tốt đẹp, những hành vi VHVS chính là góp phần quantrọng vào việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ Với trẻ, sựtri giác thẩm mỹ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với xỳc cảm và tình cảmthẩm mỹ Vì thế, việc hình thành các hành vi VHVS chính là cho trẻ được trigiác các hành vi ấy, dạy trẻ biết Nhìn ra và phát hiện được cái đẹp trong từnghành vi, hành động vệ sinh, để rồi trong hành vi của mình trẻ biết điều chỉnhtheo đúng chuẩn mực của cái đẹp
Giáo dục những kĩ năng, kĩ xảo, TQVHVS hình thành ở trẻ khả năng laođộng tự phục vụ đơn giản Giúp trẻ nắm được những hình thức sơ đẳng củahoạt động, những kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, thói quen cần thiết cho mỗi côngviệc, dần dần trẻ biết áp dụng tri thức đó vào thực hiện công việc Hiểu được ýnghĩa của từng hành vi giúp trẻ vượt qua khó khăn, trở nên thông minh, khéoléo đôi bàn tay và trí óc
Trang 27Như vậy, việc giáo dục TQVHVS là điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncác mặt tâm lý sinh lý và xã hội trong mỗi đứa trẻ Nhờ việc giáo dục kĩ năng, kĩxảo, TQVHVS mà trẻ hiểu và thực hiện được các hành vi vệ sinh một cách cóvăn hoá, hình thành nờn những nột tớnh cách tích cực trong trẻ.
Nói túm lại, trong quá trình giáo dục TQVHVS, sự phát triển các quá trìnhtrớ tuệ, thể chất và các thuộc tớnh khỏc của nhân cách đều được phát triển,nhân cách con người hình thành và dần hoàn thiện
1.2.3.2 Nhiệm vụ giáo dục TQVHVS cho trẻ Mầm non
Nhiệm vụ giáo dục TQVHVS cho trẻ Mầm non nhằm hình thành những trithức, kỹ năng nhất định về các hoạt động vệ sinh từ đó hình thành ở trẻ thỏi
độ tích cực khi tham gia vào hoạt động vệ sinh
- Giúp trẻ hiểu và nắm được những thói quen vệ sinh đơn giản phổ biến,cần thiết nhất phù hợp với lứa tuổi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, giúptrẻ hiểu được ý nghĩa việc thực hiện TQVHVS
- Bồi dưỡng tình cảm, thỏi độ khi thực hiện các hoạt động vệ sinh
+ Có ý thức, thớch thỳ, phấn khởi khi tiến hành các hoạt động vệ sinh.+ Mong muốn đem lại nguồn vui cho người khác
+ Biết đồng tình ủng hộ những bạn có TQVHVS tốt và gúp ý kiến sửa saicho bạn có thói quen vệ sinh xấu
+ Có ý thức tự giác khi tiến hành các hành động vệ sinh
- Hình thành các thói quen vệ sinh
+ Tổ chức cho trẻ các thực hiện các thói quen vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.+ Biết tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện hành động về sinh của mình vàcủa bạn
Hình thành ở trẻ TQVHVS là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ và tăngcường sức khoẻ, bước đầu tạo cho trẻ nếp sống có VHVS đảm bảo sự pháttriển đúng đắn về các mặt nhân cách, rèn luyện cơ thể
Trang 28Đối với trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, giúp trẻ hình thành phát triển và hoànthiện các kĩ năng, kĩ xảo của những hành động vệ sinh, ý thức tự phục vụ tronghoạt động học tập, vui chơi hay trong chế độ sinh hoạt hàng ngày Giáo dục trẻnhưng phải đảm bảo cho trẻ luôn ở trạng thái vui chơi sảng khoái, đồng thờihình thành ở chúng tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác trong sinh hoạt tập thể Việc giáo dục thói quen vệ sinh cần được tiến hành dưới tiết học vệ sinh
cụ thể hay dưới phương thức lồng ghép, tích hợp vào các tiết học khỏc Tuynhiên, Trong quá trình giáo dục những thói quen vệ sinh cho trẻ giáo viên cầnthường xuyên theo dõi, nhắc nhở, sửa sai và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khănđồng thời tuyên dương, khen thưởng đối với những trẻ thực hiện tốt, thườngxuyên tạo ra những tình huống để trẻ tích cực tham gia hoạt động
Trường Mẫu giáo cần kết hợp chặt chẽ với gia đình để tạo điều kiện chotrẻ được vận dụng, củng cố những kĩ năng đó ở gia đình nhằm nhanh chónghình thành TQVHVS cho trẻ
1.2.3.3 Nội dung giáo dục TQVHVS cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ
3 - 4 tuổi nói riêng
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều loại thói quenkhác nhau, mỗi một thói quen tốt góp phần vào việc hình thành nên nhân cáchtoàn diện ở trẻ
* Thói quen vệ sinh thân thể
Việc giữ gìn vệ sinh thân thể không những chấp hành những yêu cầu vệsinh mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau Bởi vì, chínhviệc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xungquanh
Các thói quen vệ sinh thân thể bao gồm: Thói quen rửa mặt, rửa tay, thóiquen đánh răng, chải đầu, thói quen mặc quần áo sạch sẽ… Trẻ cần biết tại saophải rửa mặt, rửa tay, phải đánh răng, chải đầu, mặc quần áo sạch sẽ Người
Trang 29lớn phải giải thích để trẻ hiểu rằng: Cần phải rửa để mặt mũi tay chân sạch sẽ
để đáng yêu hơn, cần phải đáng răng để miệng luôn thơm tho, răng chắckhoẻ, không sâu răng; chải đầu để đầu tóc gọn gàng, không bị đau đầu, cầnmặc quần áo sạch sẽ để giữ quần áo cho đẹp và luôn mới, không bị bệnh vàđược mọi người yêu mến
Giáo dục trẻ biết lúc nào cần thực hiện các hành vi vệ sinh và điều quantrọng là phải hướng dẫn trẻ biết cách thao tác, trình tự các thao tác của nhữnghành vi vệ sinh đó
Với trẻ 3 - 4 tuổi thì những hành động vệ sinh không còn mới và lạ nữa,song để những hành động vệ sinh ấy trẻ thành thói quen, thành ý thức thườngtrực ăn sâu vào nếp sống là điều rất khó khăn Bởi giai đoạn này tư duy trựcquan hành động chiếm ưu thế, trẻ bắt chước là chủ yếu Do vậy để thực hiệntốt nội dung này giáo viên ngoài năng lực chuyên môn cần phải có tình yêu, sựkiên trì và có nghệ thuật sự phạm
* Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh
Việc ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, màcòn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọngmọi người xung quanh
Trẻ cần nắm được các quy định về ăn uống:
- Vệ sinh trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí của mình, mờimọi người xung quanh
- Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống như cầm thìabằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, biết nhai và nuốt đồ ăn, biết quý trọng đồ
ăn, thức uống, không làm rơi vãi thức ăn, không để thừa
- Vệ sinh sau khi ăn: biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng,dọn dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định
Trang 30Trẻ 3 - 4 tuổi thì hầu như mọi trẻ đã tự mình xúc ăn, thực hiện được cáchành động vệ sinh, song cũng còn có một số trẻ yếu hơn chưa thể tự xúc ăn,thực hiện các thao tác vệ sinh còn vụng về, cô giáo cần quan tâm hướng dẫntrẻ chu đáo, tỉ mỉ giúp trẻ khỏi mặc cảm hoà nhập với các bạn.
* Thói quen hoạt động có VHVS
Thói quen hoạt động có VHVS thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vàocác hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác Yêu cầu đốivới trẻ khi tham gia các hoạt động vệ sinh là: biết giữ gìn ngăn nắp nơi học,chơi, lao động và sinh hoạt; biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở; biết đặtmục đích cho hoạt động, lập kế hoạch hoạt động, biết tổ chức thực hiện kếhoạch hoạt động, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động, chọn không gianthích hợp thể hiện một số phẩm chất của người lao động: hứng thú, độc lập,tích cực, kiên trì
Đối với trẻ 3 - 4 tuổi những yêu cầu về nội dung hoạt động còn đơn giảnmang tính chất tình huống không cố định Vì vậy, giai đoạn đầu khi thực hiệnhành động cô cần phải thực hiện cùng trẻ vừa để trẻ bắt chước hành động của
cô vừa kịp thời giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn
* Thói quen giao tiếp có VHVS
Trẻ phải nắm được một số quy định về giao tiếp của trẻ với người lớn vàbạn trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí biết sử dụng các phương tiện ngônngữ và phi ngôn ngữ, hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọngmọi người xung quanh
Các thói quen giao tiếp có văn hóa của trẻ thể hiện: Biết chào hỏi mọingười khi gặp gì hoặc chia tay, biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, biết thểhiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác,biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mực khi người khác có lỗi với
Trang 31mình, biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại, biết thể hiện lòngtin đối với mọi người
Như vậy, các TQVHVS trên rất cần thiết trong việc hình thành và pháttriển nhân cách toàn diện cho trẻ Đối với trẻ các lứa tuổi cần được giáo dụctất cả các thói quen trên Sự khác nhau về lứa tuổi chủ yếu là ở mức độ yêucầu và tính độc lập khi thực hiện các thói quen đó
1.2.4 Những đặc điểm cơ bản của trẻ 3 – 4 tuổi
1.2.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng trong việc hình thành TQVHVS
Cơ thể non nớt của trẻ đang lớn lên từng ngày và sự phát triển đó thực sựđược ghi nhận rừ nột nhất trong những năm đầu đời Với trẻ Mầm non nóichung, trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, sẽ là một sự thiếu hụt lớn trong việc phát triển
và hình thành nhân cách, nếu không có quá trình giáo dục TQVHVS
Trẻ Mẫu giáo Bé, vốn sống, vốn kinh nghiệm còn nghốo nàn, trẻ khôngthể hiểu những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh bằng những lời giảithích chung chung mà phải gắn với những hành động, những thao tác, từnghoạt động mà trẻ trực tiếp tham gia Ví dụ, muốn hiểu được ý nghĩa của việcgiữ gìn vệ sinh thì trẻ phải được tự mình rửa mặt mũi, tay chõn
Trẻ Mẫu giáo bé bước đầu đó biết tự phục vụ bản thõn, song trẻ mớibước đầu định hướng công việc của mình, do đó khi làm thì cụ cần quan sỏtnhắc nhở, đôn đốc và giúp đỡ để trẻ có thể tự đặt kế hoạch, tiến hành côngviệc, tiến hành hoạt động nhanh gọn Giáo viên giúp trẻ hiểu được công việcphải trải qua những bước nào, bắt đầu từ đâu, kết thúc khi nào?
Chẳng hạn: Trẻ biết rửa tay nhưng thao tác còn lẫn lộn, chưa trẻ nàoquan tâm đến trình tự và mối liên hệ mật thiết giữa các thao tác Khi làm trẻmới chỉ chỳ ý đến từng động tác của từng việc riêng lẻ Do đó, khi hướng dẫn
Trang 32cần hướng dẫn trình tự thực hiện các thao tác để trẻ biết cách thức và trình tựtiến hành công việc
Trẻ Mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi) mới bước đầu làm quen với công việc tựphục vụ chính bản thân mình, còn ham chơi, sự tập trung chú ý có chủ định vàtớnh tự kiềm chế còn hạn chế Vì vậy, khi yêu cầu trẻ thực hiện TQVHVS giáoviên phải hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, đôn đốc tốt nhất nên tìm nhữngbiện pháp gõy hứng thỳ nhằm khuyến khớch trẻ đến với công việc một cách tựtin thoải mái
Trẻ Mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi) tư duy trực quan hành động đó hình thành
và phát triển, nhu cầu được hoạt động của trẻ là rất lớn, mối quan hệ giữa các
trẻ được thiết lập Trẻ thực sự được sống trong “Xã hội trẻ em” một xã hội thu
nhỏ đầy ngộ nghĩnh Hơn bao giờ hết, việc giáo dục các TQVHVS, các mối quan
hệ bạn bè tốt đẹp, xây dựng tập thể trẻ em đoàn kết, thân ái là nhiệm vụ quantrọng có ý nghĩa lớn lao theo suốt cuộc đời sau này của trẻ
Môi trường giáo dục Mẫu giáo là môi trường thuận lợi nhất để giáo dụcTQVHVS cho trẻ, tạo cho trẻ có nếp sống văn hoá trong hoạt động cá nhâncũng như hoạt động tập thể
1.2.4.2 Đặc điểm hình thành kĩ năng, kĩ xảo và TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi
Đặc điểm và tính chất hình thành kĩ xảo, thói quen vệ sinh luụn thay đổitrong suốt giai đoạn mầm non Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lứa tuổi cần tìm racác biện pháp tác động có hiệu quả
Sự hình thành kĩ xảo, thói quen phụ thuộc vào sự thay đổi nội dung và tínhchất hoạt động của trẻ Chẳng hạn: Trẻ 4 - 6 tuổi, các trò chơi ĐVTCĐ, hoạtđộng học tập, lao động chiếm vị trí trọng tâm, các thói quen vệ sinh của trẻ đóhình thành đúng hay sai là do sự tiếp thu và sự hướng dẫn từ thuở nhỏ nên cô
ít phải quan tâm Ngược lại, trẻ nhà trẻ và Mẫu giáo bé việc chăm sóc chiếmrất nhiều thời gian trong ngày nờn giáo viên phải chỳ ý đến quá trình vệ sinh
Trang 33nhiều hơn và trẻ cũng rất hứng thú tiến hành các hành động vệ sinh trong sinhhoạt hàng ngày.
Mặt khỏc, sự hình thành kĩ xảo và thói quen vệ sinh còn phụ thuộc vàocác quá trình cụ thể trong đó có các kĩ xảo vệ sinh tham gia và phụ thuộc vàotính chất của nhiệm vụ đặt ra trước trẻ Chẳng hạn: Chuẩn bị ăn, chuẩn bị đidạo không trực tiếp ra lệnh cho hành vi của trẻ nhưng lại có tác dụng nhắc trẻbiết phải làm gì trước khi ăn hay trước khi đi dạo Kiểu đặt ra nhiệm vụ như vậykích thích trẻ định hướng những việc xung quanh trong những trường hợp cụ thểnhất định góp phần giúp cho việc hình thành kĩ xảo mềm dẻo và bền vững hơn Vai trò của sự bắt chước được đánh giá rất cao trong việc hình thành kĩxảo, thói quen vệ sinh Trẻ mẫu giáo có đặc điểm hay bắt chước và bắt chướcrất nhanh trong khi đó trẻ chưa hiểu nội dung hành động của mình cũng nhưchưa thực sự phát triển dẫn đến những hành động sai Chẳng hạn: trong thói
quen ăn uống có VHVS, trước khi ăn cô thường nói “cô mời các con ăn cơm”, thì về nhà lỳc ngồi ăn cơm với ông bà, bố mẹ trẻ cũng mời “cô mời các con ăn cơm, các con mời cô đi nào”… Bởi vậy, cần rèn luyện cho trẻ những kĩ năng, kĩ
xảo, thói quen vệ sinh một cách đúng đắn, ngay từ đầu
Việc trẻ để ý và có ý thức về biện pháp thực hiện các hành động vệ sinhchỉ xuất hiện khi kinh nghiệm thực tiễn của trẻ được mở rộng và khi giáo viêntiến hành dạy trẻ các biện pháp thực hiện các hành động vệ sinh Vì vậy, cần
mở rộng vốn tri thức, kinh nghiệm thực tiễn cho trẻ thông qua việc tổ chức tốtcác hoạt động học tập, vui chơi cũng như các hoạt động vệ sinh
Thói quen vệ sinh được hình thành dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của giáoviên trong điều kiện trẻ được thực hiện chúng một cách thường xuyên, có hệthống Trong quá trình hình thành kĩ xảo vệ sinh, nhúm phương pháp dùng lờigiữ vai trò quan trọng Thụng qua việc dựng lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện
Trang 34cảm xỳc qua lời nói, cử chỉ, điệu Bé sẽ giúp trẻ hứng thú và lĩnh hội tri thức, kĩnăng, kĩ xảo vệ sinh một cách nhẹ nhàng, nhanh chúng
Kết luận chương 1
Hoạt động vệ sinh của trẻ ở lứa tuổi Mầm non rất đa dạng Việc tổ chứctốt hoạt động giáo dục TQVHVS cho trẻ không những hình thành ở trẻ nếpsống có giờ giấc, rốn luyện thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ…khiến trẻ ănngon, ngủ say, hoạt động thoải mái, ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của trẻ màcòn rất cần thiết để trẻ dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sanghoạt động khác (ăn, ngủ, chơi, lao động…) thớch nghi với thời khoá biểu saunày ở trường phổ thông
Để hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo, TQVHVS, giáo viên cần phải biết cách tổchức các hoạt động vệ sinh, sắp xếp các thao tác nhằm tạo nên hành độngtheo một thứ tự nhất định, hợp lý, lập kế hoạch thứ tự các hành động Ở giaiđoạn đầu tiên phải lặp đi lặp lại các kĩ năng trong khoảng thời gian cách nhaukhông xa, muốn vậy phải cho trẻ thường xuyên được luyện tập với trình tựthực hiờn nhất định của hành động Từng bước giúp trẻ ý thức được sự hợp lýcủa các thao tác, các hành động văn hoá - vệ sinh, từ đó hình thành nhu cầu vềthói quen vệ sinh ở trẻ
Người lớn phải thực hiện mẫu mực tất cả các yêu cầu về văn hoá vệ sinhtrước trẻ và nhắc nhở trẻ làm như người lớn Điều này đồng nghĩa với việcngười lớn chính là tấm gương cho trẻ soi mình vào đó để lớn lên nên người
“Không có gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương…” (N.I.Novicov).
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TQVHVS CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1 Cách thức điều tra
2.1.1 Mục đích điều tra
- Điều tra nhận thức của giáo viên Mầm non về việc tổ chức hoạt độnggiáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
- Điều tra những biểu hiện của các hành vi VHVS của trẻ 3 – 4 tuổi
- Điều tra thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp nhằm giáo dụcTQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non Qua đó tìm ra được nguyênnhân của những tồn tại và các biện pháp khắc phục
2.1.2 Đối tượng điều tra
Giáo viên trường Mầm non Hưng Dũng 1, Trường Mầm non Hoa Hồng vàTrường Mầm non Bình Minh Trên địa bàn thành phố Vinh
2.1.3 Phương pháp điều tra thực trạng
- Phương pháp điều tra an két: sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên
- Phương pháp quan sát, trao đổi, ghi chép
- Phương pháp thống kê toỏn học
2.2 Thực trạng của việc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường Mầm non
lượng Tỉ lệ (%)
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổi
Trang 36Việc giáo dục TQVHVS cho trẻ ở trường Mầm non đó là một vấn đề khôngcòn mới mẻ mà đó được tiến hành thực hiện từ rất lâu, với nhiều phươngpháp, biện pháp khác nhau Hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quantrọng của công tác giáo dục TQVHVS cho trẻ.
Qua điều tra chúng tôi được biết có tới (84,6%) giáo viên cho rằng, việcgiáo dục TQVHVS là hết sức quan trọng, quyết định chất lượng chăm sóc - giáodục trẻ Tuy nhiên, mức độ hình thành những thói quen vệ sinh có văn hóa ởtrẻ đó đạt như thế nào? Đây đang là một vấn đề cần phải bàn đến
Trên thực tế, giáo viên đó nhận thức được vai trò của việc giáo dụcTQVHVS trong việc phát triển toàn diện trẻ Nhưng khi quan sát các hình thức,biện pháp mà giáo viên sử dụng cũng như mức độ thực hiện các hành vi vệsinh của trẻ, chúng tôi thấy chưa phát huy được hiệu quả, trẻ còn hoàn toànthụ động trong khi thực hiện các hành vi vệ sinh
Điều này cũng dễ hiểu bởi hầu như ở trường Mầm non việc giáo dục cácTQVHVS cho trẻ mới chỉ được lồng ghép, tích hợp qua các tiết học, giáo dụctrong sinh hoạt hàng ngày chứ chưa có một tiết học vệ sinh riêng biệt
Hơn nữa, trong sinh hoạt hàng ngày, giáo viên cũng chỉ nhắc nhở, thậm chớcòn làm hộ cho trẻ nờn phần lớn trẻ thực hiện rất qua chuyện và chưa ý thức
được hành động của mình Vì thế ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
Trang 37Qua thực tế quan sỏt chúng tụi nhận thấy, khi tổ chức hoạt động giáo dụcTQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổi, giáo viên thường chú ý đến nội dung phát triểnnhận thức hơn nội dung phát triển tớnh tự lập và nội dung phát triển thể chất.Song có tới (34,6%) giáo viên cho rằng họ chú ý đến cả 3 nội dung Trên Thamkhảo ý kiến của một số giáo viên đứng lớp, chúng tôi được biết giáo viênthường chú ý đến nội dung phát huy tính tích cực nhận thức là chủ yếu Nhưngtrên thực tế, khi quan sát trực tiếp chúng tôi thấy giáo viên thường nhắc nhởthậm chí quát mắng, rầy la trẻ trong việc thực hiện các hành vi vệ sinh, chứchưa tổ chức các hoạt động để giáo dục các kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh cho trẻ mộtcách tỉ mỉ, có hệ thống nhằm phát huy tớnh tích cực nhận thức cho trẻ Dovậy, nhận thức của trẻ về các hành vi VHVS còn hạn chế.
Đúng ra, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ, giáoviên nên để trẻ được tự mình thực hiện các hành vi vệ sinh một cách tự nhiên,giáo viên chỉ đóng vai trò là người quan sát, hướng dẫn, động viên và giúp đỡkhi trẻ gặp khó khăn Thường xuyên tổ chức các trò chơi để trẻ củng cố lạinhững hành vi vệ sinh đó được hình thành Song, giáo viên chưa làm đượcđiều đó, việc tổ chức giáo dục các TQVHVS còn rất sơ sài nên hiệu quả giáodục chưa cao
Việc phát triển tính tự lập cho trẻ ít được chú ý đến, chỉ chiếm 15,4%.Một phần do giáo viên còn thiếu hiểu biết cơ bản về giáo dục TQVHVS Mặtkhác, Vì số lượng trẻ quá đông trong khi thời gian dành cho hoạt động vệ sinhkhông có nhiều, nờn trẻ chưa được hoạt động một cách thoải mái mà chủ yếucòn gũ bú trong khuụn khổ sắp đặt của cụ Vì thế tớnh tự lập của trẻ trong cáchành vi vệ sinh biểu hiện không cao
Trên đây là những điều tra cho thấy nhận thức cửa giáo viên Mầm non vềtầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục TQVHVS, cũng như những nhận thức
Trang 38chưa đầy đủ về việc xác định nhiệm vụ giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 – 4 tuổitrong các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ ở trường Mầm non
2.2.2 Thực trạng về sự biểu hiện các hành vi VHVS của trẻ 3 – 4 tuổi
Bờn cạnh việc tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng củaviệc giáo dục TQVHVS cho trẻ 3 - 4 tuổi chúng tụi tìm hiểu thờm nhận thức củagiáo viên về biểu hiện các hành vi VHVS của trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
STT Biểu hiện TQVHVS của trẻ 3 – 4 tuổi Số
lượng Tỉ lệ (%)
1 Trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn 21 80,8
4 Ít chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh 23 88,5
5 Thái độ lịch thiệp, tôn trong mọi người 3 11,5
6 Trẻ thường ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ 16 61,5
7 Không thớch làm gì, chỉ làm qua chuyện 20 76,9
Bảng 3: Những biểu hiện cụ thể về TQVHVS của trẻ
Qua kết quả điều tra cho thấy:
Với nội dung biểu hiện trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn chiếm (80,8%).Điều này chứng tỏ rằng những hành vi vệ sinh được rèn luyện thường xuyêntrong sinh hoạt hàng ngày sẽ hình thành nờn kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ Song,những kĩ năng, kĩ xảo đó có trở thành thói quen, thành ý thức thường trực ởtrẻ hay không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sự tác động có mục đích, có kếhoạch của giáo viên Thực ra (80,8%) giáo viên cho rằng trẻ biết vệ sinh trước
và sau khi ăn là con số rất cao so với mức độ biểu hiện của trẻ trong thực tế.Trẻ 3 – 4 tuổi chỉ mới biết thực hiện theo yêu cầu của cô chứ trẻ chưa có được
ý thức tự giác, trong khi sự vụng về của trẻ lại làm cho giáo viên vất vả rấtnhiều
Trang 39Nội dung: trẻ thớch tự mình làm mọi việc giáo viên lại đánh giá khôngcao.
Ta biết rằng ngay từ nhỏ, trẻ đó có nhu cầu nhận thức, thể hiện qua sự tũ mũ,ham tìm tũi, khỏm phỏ mọi hiện tượng xung quanh, trẻ thích tự mình tìm hiểukhông muốn bị cấm đoán Cấm đoán là nguyên nhân làm thui chột ham thíchnhận thức một cách tự nhiên cũng như tính chủ động sau này ở trẻ Tuy nhiên,
để đảm bảo nội dung hoạt động giáo dục, đảm bảo nề nếp trong lớp học buộcgiáo viên phải có những hình thức cấm đoán nhất định đối với trẻ, do đó phần
đa trẻ có cảm giác lo sợ, căng thẳng mỗi khi trẻ làm sai hoặc mắc lỗi Phảichăng đây chính là nguyên nhân của nội dung trẻ thích tự mình làm mọi việcchỉ đạt (38,5%)
Thu dọn đồ chơi sau khi chơi cũng chỉ chiếm (23,1%) Thực tế khi chúng tụiquan sỏt trẻ thực hiện các hành vi vệ sinh, hầu hết trẻ chưa tự biết thu dọn đồdựng, đồ chơi sau khi chơi đúng nơi quy định, giáo viên cảm thấy rất căngthẳng và mệt mỏi khi phải nhắc nhở trẻ về vấn đề này Trẻ thường mau chán,chúng không chơi ở một góc cố định, sự cuốn hút bởi các góc chơi khác thú vịhơn đó khiến trẻ vứt đồ chơi đó sang chơi góc khác Khi giáo viên yêu cầu trẻthu dọn trẻ đó biết nhặt đồ chơi vào rổ đưa về góc, tuy nhiên trẻ còn để lộnxộn chứ chưa biết sắp xếp chúng theo đúng ngăn quy định Vì trẻ đông và đểđảm bảo thời gian hoạt động cô thường làm hộ trẻ nên sự biểu hiện các hành
vi vệ sinh có văn hoá sau khi tiến hành hoạt động của trẻ còn rất hạn chế Theo đánh giá của giáo viên, trẻ ít chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh chiếm
tỷ lệ rất cao (88,5%) và (61,5%) trẻ thường ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ Ở lứa tuổinày trẻ chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh là rất ớt, trẻ chưa phân biệt rừ ràngđâu là tốt - xấu, nên hay không nên Do đó, phải nói rằng lứa tuổi này việc giáodục những thói quen vệ sinh có văn hoá cho trẻ hết sức khó khăn và khôngphải ngày một ngày hai là làm được Nhìn vào kết quả ở nội dung này ta thấy
Trang 40giáo viên đó đánh giá sát với biểu hiện của trẻ trong thực tế Song, giáo viênvẫn chưa có được biện pháp giáo dục mới mẽ, hấp dẫn, lụi cuốn trẻ tham giatích cực vào các hoạt động vệ sinh Thực tế, giáo viên chưa thực sự chỳ trọngtrong việc hình thành TQVHVS cho trẻ Điều mà giáo viên quan tâm là trẻ giữtrật tự, không làm ồn và phải nhanh chúng khi tiến hành các hoạt động vệsinh Phải chăng, đây chính là nguyờn nhân của (76,9%) trẻ không thớch làm gì
và chỉ làm qua chuyện Trong khi thỏi độ lịch thiệp, tôn trọng mọi người chỉ là(11,5%) Điều này được lí giải rằng trẻ lứa tuổi này ngôn ngữ phát triển chưahoàn thiện, hơn nữa trẻ chưa có ý thức về hành động cũng như giao tiếp nênviệc chào hỏi mọi người xung quanh phải nhắc nhở thì trẻ mới chào, chứ trẻchưa chủ động trong giao tiếp Khi hỏi giáo viên đứng lớp chúng tôi được biết,việc giáo dục TQVHVS cho trẻ được thực hiện trong chế độ sinh hoạt hàngngày là chủ yếu Nhưng do trẻ đông, cơ sở vật chất chưa đầy đủ với lại thờigian hạn hẹp nên hiệu quả của công tác này chưa cao
Nhìn chung, những biểu hiện TQVHVS của trẻ 3 - 4 tuổi còn thấp, trẻ còn thụđộng trong các hành vi VHVS Vì vậy, cần phải tạo môi trường học - chơi phongphú Với sự khuyến khích, giúp đỡ, gợi ý của người lớn trẻ có thể tự tích luỹkinh nghiệm, kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng cho bản thân Điều quantrọng giáo viên cần phải tôn trọng trẻ, chú ý đến đặc điểm cá nhân của trẻ vàtạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng của mình