PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Mỹ A
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
- Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Chức vụ: Giáo viên
Vĩnh Mỹ A, ngày 09 tháng 01 năm 2015
1
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh”
A. Đặc vấn đề.
1. Mục tiêu sáng kiến:
- 100% học sinh có hạnh kiểm thực hiện đầy đủ.
- Chất lượng giáo dục đào tạo đạt 98% học sinh trở lên.
- 100% học sinh tự tin, năng động chủ động trong học tập và tích cực tham
gia các phong trào nhà trường đã đề ra.
2. Nội dung sáng kiến:
Phối hợp với các giáo viên giảng dạy bộ môn làm tham mưu tốt cùng các
đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tích cực tham gia các hoạt động, phong trào
giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả, bền vững.
3. Phạm vi triển khai sáng kiến:
Tập trung chỉ đạo và triển khai “Một số biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh” trong phạm vị trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A.
4. Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật:
+ Giai đoạn I: Điều tra tình hình thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học
sinh vào các năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014.
+ Giai đoạn II: Sau 2 năm điều tra nắm tình hình tôi đã áp dụng thí điểm và
cũng đã có hiệu quả cao trong năm học 2013 - 2014.
+ Giai đoạn III: Tiếp tục nghiên cứu và đã áp dụng có hiệu quả trong năm
học 2013 - 2014.
5. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ
thuật:
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ
A, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em là vô cùng cần thiết.
Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày,
từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới,
có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được
với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo
dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. Và thực sự ngành
giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào
tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua
hai mặt là : “Tài và Đức”.
Từ những thực trạng và nhận thức vai trò của tập thể giáo viên, là một giáo
viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt đến công tác “Giáo
dục đạo đức cho học sinh” và xem đó là việc thường xuyên và đòi hỏi cần phải
2
được duy trì bền vững. Trong những năm qua tôi đã tập trung phối hợp với giáo
viên bộ môn và làm tham mưu tốt cho lãnh đạo đã thực hiện tốt các biện pháp sau
đây và đã có hiệu quả trong việc “Giáo dục đạo đức cho học sinh” và cũng đã góp
phần đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất – nhân cách mới xứng đáng là những
con người trong xã hội tương lai. Tôi xin đưa ra những kinh nghiệm và một số
giải pháp cụ thể như sau:
B. Nội dung.
Những kinh nghiệm và một số giải pháp:
1. Xây dựng kế hoạch:
Để công việc đạt hiệu quả cao, ngay đầu năm học tôi tham mưu với Ban
giám hiệu nhà trường. Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo “Ban quản lý giáo dục
đạo đức học sinh”, phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- Kế hoạch phải nêu rõ tên chủ đề, mục đích, yêu cầu, nội dung và hình
thức hoạt động.
- Tổ chức cho tập thể cán bộ, đoàn thể, giáo viên, thảo luận đóng góp lấy ý
kiến thống nhất của Ban quản lý học sinh nhằm tạo sự đồng tình và thống nhất
cao của toàn tập thể trong đơn vị.
2. Triển khai kế hoạch và hoàn thành kế hoạch:
Nhà trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học
sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của
học sinh, tình hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời
gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Hàng tuần nắm tình hình từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về tư
tưởng đạo đức học sinh của từng lớp một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính
chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá
biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư chi phí để cải tạo cảnh quang sư
phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từng phòng
học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.
- Thường xuyên tham mưu cho Ban giám hiệu trường tổ chức cho học sinh
lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… thông qua buổi lao động cần giáo
dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, có phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, có kỷ luật, trật
tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt.
- Trong tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những
quy định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở
điều lệ trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
3
- Tam mưu với lãnh đạo nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương
giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm vui chơi giải trí và truy cập
internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng.
- Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công
bằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em
- Tham mưu với lãnh đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành
những tập thể vững mạnh, có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ
bản của lớp, là trợ thủ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm.
- Có sơ, tổng kết theo từng học kì của năm học.
3. Ý kiến của đoàn thể giáo viên:
* Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục.
- Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng
đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo
nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người,
mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà
trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành
đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… trong năm học 2013 –
2014 nhà trường đã vận động tập thể công chức, viên chức, học sinh và mạnh
thường quân quyên góp tiền tặng 01 học sinh bị bệnh bứu tụy để phụ tiền mổ và
thuốc trên 15 triệu đồng.
- Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp
các em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn
về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về
kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với
nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong gia
đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.
- Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết
hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống,
không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ
mai sau.
4. Phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
* Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học
sinh theo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với chủ đề năm
học .
Tăng cường giáo dục tích hợp qua các môn học có liên quan: Xác định
trách nhiệm dạy bất kỳ môn học nào cũng phải tham gia thực hiện công tác giáo
dục đạo đức học sinh, kết hợp việc giáo dục đạo đức vào những bài giảng, những
4
tình huống sư phạm có liên quan, khai thác bài tập thực hành, xử lý tình huống
đạo đức. Phải xem nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh là nền tảng để rèn nền
nếp, kỷ cương của trường lớp, góp phần chống lưu ban, bỏ học.
Mỗi giáo viên phát huy tốt vai trò chủ nhiệm, phụ trách chi đội.phối hợp
hoạt động giáo dục theo chủ điểm của chường trình hoạt động đội, tăng cường
giáo dục đạo đức hàng ngày, nắm bắt đặc điểm học sinh để giáo dục cụ thể.
Giáo viên phải nắm vững quy định về đạo đức nhà giáo, làm cơ sở để tự
rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử sư phạm, có lối sống và
cách ứng xử chuẩn mực để thực sự làm tấm gương đạo đức học sinh noi theo (lời
nói gắn liền hành động thực tiễn), mỗi giáo viên luôn trau dồi chuẩn mực đạo
đức, gương mẫu qua từng hành động, luôn dịu dàng hết lòng thương yêu học
sinh, bằng lương tâm chức nghiệp của mình xây dựng chương trình hành động
riêng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Các chương trình hành động của
giáo viên được tổng hợp theo các Tổ, Khối để gửi về Ban Giám hiệu bổ sung vào
kế hoạch của trường.
Khuyến khích học sinh tự giác, tự chủ tham gia tích cực các hoạt động
phong trào đoàn đội, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường, luật an toàn
giao thông, thực hiện phong trào 10 không , 10 biết, tăng cường giáo dục đảm bảo
an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
trong học tập, hạnh kiểm.
* Đối với nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổng phụ trách xây
dựng kế hoạch hoạt động theo chủ điểm từng tháng. Hàng tuần, sinh hoạt dưới cờ
có đánh giá nhắc nhở khắc phục hạn chế tồn tại, phát huy mặt tích cực, biểu
dương tập thể lớp, cá nhân học sinh tiêu biểu.
Tăng cường tủ sách đạo đức và các hoạt động liên quan (giới thiệu sách, kể
chuyện theo sách, kể chuyện đạo đức Bác Hồ,Tiểu phẩm...) Xây dựng và cụ thể
hóa kế hoạch thực hiện chủ đề : “ Rạng ngời trang sử Đội, vững bước tiến lên
Đoàn”, phát động thực hiện các phong trào thi đua nề nếp, kỷ luật, vệ sinh, kế
hoạch nhỏ, phong trào học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Giới thiệu tìm hiểu các di tích văn hóa, di tích lịch sử, tham quan thăm
viếng, học tập. ( Nghĩa trang tình, các khi di tích lịch sử như Đền thờ Bác Hồ ở xã
Châu Thới, di tích Nọc Nạn ở Giá Rai, chăm sóc nhà bia liệt sĩ ở địa phương . . .)
Tổng phụ trách Đội tham mưu kế hoạch, biện pháp hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phụ trách chi đội, đoàn viên
TNCS hỗ trợ, phối hợp tổ chức hoạt động, giáo dục đạo đức theo chủ điểm,
phong trào thi đua, phong trào hoạt động khác.
Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông tin, giáo dục theo chủ đề,
biểu dương gương tốt, phát động phong trào chia sẽ giúp bạn, giúp người hoạn
nạn.
5
5. Kiểm tra giám sát:
Theo định kỳ Ban chỉ đạo họp, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc
thực hiện quản lý giáo dục đạo đức học sinh qua các cuộc họp hội đồng hang
tháng, có sơ kết, tổng kết đánh giá.
C. Kết luận:
Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho
học sinh trung học cơ sở nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách
nhiệm của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm
nặng nề của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng.
Giáo dục đạo đức cho học sinh cấp trung học cơ sở góp phần không nhỏ vào việc
hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu
dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối
quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo
léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học
sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành, tạo mói quan hệ gần
gũi. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự
quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo
viên và hướng các em đến một thói quen xem ngôi trường như ngôi nhà thứ hai
của mình.
Tóm lại, kinh nghiệm thành công của tôi trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh trước hết là phải nghiên cứu, nắm chắc nguyên nhân và đặc điểm tâm
sinh lí, khả năng của từng học sinh. Trên cơ sở đó, làm tham mưu với Ban giám
hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phù hợp và tổ chức được các lực lượng giáo
dục thống nhất tác động. Trong các lực lượng giáo dục đó phải chú ý đúng mức
đến sức mạnh đồng bộ của tập thể thầy cô giáo, tập thể học sinh và gia đình học
sinh. Phương pháp giáo dục đúng và thích hợp từng học sinh cũng là một yếu tố
quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh yếu đạo đức còn đòi hỏi cao ở
nhiều người thầy, cô giáo về mặt uy tín,về thái độ nhiệt tình, về tính kiên trì, lòng
độ lượng, bao dung. Đó cũng là những phẩm chất làm nên sức mạnh giáo dục đạo
đức đối với học sinh hư. Nguyện vọng thiết tha của đông đảo thầy cô giáo là được
hướng dẫn, cung cấp những kinh nghiệm hiện đại để giáo dục tốt phẩm chất đạo
đức cho học sinh. Đó cũng chính là yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu, tìm ra
những giải pháp giáo dục mới có hiệu quả cao đối với học sinh yếu, kém về đạo
đức.
1. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện và áp dụng vào thực tế việc giáo dục đạo đức cho
học sinh ở Trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A. Tôi được Ban Giám hiệu, tập thể
giáo viên và Hội đồng trường đánh giá rất cao đối với đề tài sáng kiến trên bởi vì:
Đề tài này đã giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc
các em chưa ngoan, chưa lễ phép và đề tài còn đề ra những phương pháp giải
6
quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng
dẫn các em trở thành người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - cháu
ngoan Bác Hồ và song song đó trong những năm gần đây tất cả học sinh đều có
chuẩn mức đạo đức và kết quả học tập rất tốt.
Kết quả sau 02 năm thực hiện tôi thấy rằng tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt
đều đạt 100%. Học sinh có học lực giỏi tăng ở năm học 2013 - 2014 đạt 25% so
năm học 2012 - 2013 chỉ đạt 18,2%. Riêng tỷ lệ học sinh yếu, kém cũng đã được
giảm dần ở năm học 2013 - 2014.
2. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng
Sáng kiến của tôi được Hội đồng khoa học trường nghiệm thu và thống
nhất áp dụng thực hiện. Từ đó cũng được Hội đồng trường đưa ra đánh giá, phân
tích bổ sung cho hoàn chỉnh hơn ở một số giải pháp.
Sau khi nghiệm thu, đánh giá bổ sung sáng kiến của tôi được Hội đồng
khoa học trường cho áp dụng đại trà để thực hiện ở các khối lớp trong toàn
Trường trung học Vĩnh Mỹ A.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “Một số biện pháp
giáo dục đạo đức học sinh” trên địa bàn Trường trung học Vĩnh Mỹ A, rất mong
Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp huyện xem xét và ghi nhận kết quả Đề tài sáng
kiến của tôi; đồng thời đề nghị đến Hội đồng thi đua khen thưởng huyện xét công
nhận.
Vĩnh Mỹ A, ngày 09 tháng 01 năm 2015
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
7
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Bìa
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
1. Xây dựng kế hoạch
2. Triển khai kế hoạch và hoàn thành kế hoạch
TRANG
1
2
3
3
3
3. Ý kiến của đoàn thể giáo viên
4. Phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường
5. Kiểm tra giám sát
C. Kết luận
4
1. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
2. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng
6
7
PHÒNG GD-ĐT HÒA BÌNH
TRƯỜNG THCS VĨNH MỸ A
4
5
6
Mẫu 02
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
I. Hội đồng khoa học trường:
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
- Tính khoa học: . . . . . /25 điểm
- Tính mới: . . . . ./20 điểm
- Tính hiệu quả: . . . .. . /25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: . . . . . ./20 điểm
b) Về hình thức: .. . . . . . /10 điểm
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học trường
………………....................., Hiệu trưởng trường ……………………….. thống
nhất công nhận SKKN và xếp loại: . . . . . . . . . . . . . .
Vĩnh Mỹ A, ngày…. . tháng . . . . năm…
HIỆU TRƯỞNG
II. Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo:
1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
a) Về nội dung:
9
- Tính khoa học: . . . . . /25 điểm
- Tính mới: . . . . ./20 điểm
- Tính hiệu quả: . . . .. . /25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn: . . . . . ./20 điểm
b) Về hình thức: .. . . . . . /10 điểm
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học ngành giáo
dục và đào tạo, Trưởng phòng Phòng GD&ĐT Hòa Bình thống nhất công nhận
SKKN và xếp loại: . . . . . . . . . . . . . .
Hòa Bình, ngày…. . tháng . . . . năm 20….
TRƯỞNG PHÒNG
10
... Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh A Đặc vấn đề Mục tiêu sáng kiến: - 100% học sinh có hạnh kiểm thực đầy đủ - Chất lượng giáo dục đào tạo đạt 98% học sinh trở lên - 100% học sinh. .. hoạt động, phong trào giáo dục đạo đức học sinh cách có hiệu quả, bền vững Phạm vi triển khai sáng kiến: Tập trung đạo triển khai Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh phạm vị trường... thể thầy cô giáo, tập thể học sinh gia đình học sinh Phương pháp giáo dục thích hợp học sinh yếu tố quan trọng đảm bảo thành công học sinh yếu đạo đức đòi hỏi cao nhiều người thầy, cô giáo mặt uy