1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT võ trường toản

22 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 738,46 KB

Nội dung

3 Là một một cán bộ quản lý, một giáo viên đứng lớp trong nhà trường phổ thông cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn tr

Trang 1

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị Trường THPT Võ Trường Toản

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015-2016

Trang 2

2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

Ở TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và văn hóa với thế giới, con người vừa tiếp thu được nhiều tinh hoa văn hóa của nhân loại lại vừa phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố độc hại, tiêu cực trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên học sinh là đối tượng chịu ảnh hưởng của những tiêu cực đó một các dễ dàng và nhanh chóng

Mặc dù mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Nhưng trong thực tế vẫn còn hiện tượng các nhà trường quá coi trọng việc dạy tri thức khoa học cho học sinh, quá coi trọng thành thích dạy- học và vì chạy đua theo thành tích học tập mà chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ cao cả của nghề dạy học là giáo dục đạo đức, lối sống và nhân cách cho các em Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc “tăng sức đề kháng” của học sinh trước những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra trong đời sống, xã hội

Trong các nhà trường, bên cạnh những em học sinh chăm ngoan, lễ phép thì cũng có không ít những em ham chơi, lười học, hỗn láo với cha, mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi… Những học sinh đó thường được coi là học sinh “cá biệt” Việc giáo dục học sinh “cá biệt” là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học và giáo dục của nhà trường, nhằm đào tạo ra những công dân

“vừa hồng, vừa chuyên” cho tương lai đất nước Tuy nhiên, công tác giáo dục, “cảm hóa” học sinh “cá biệt” trong nhiều nhà trường hiện nay chưa đồng bộ, chưa thật sự đem lại hiệu quả Nhiều giáo viên chủ nhiệm, nhất là những giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề còn ít đã gặp vô vàn khó khăn trong công Nhiều giáo viên không quan tâm tới những học sinh cá biệt làm cho các em có nhiều mặc cảm, tự ti trước bạn bè và càng ngày càng sai phạm nhiều hơn

Làm thế nào để giúp học sinh “cá biệt” xóa bỏ được mặc cảm, tự ti và cố gắng,

nỗ lực vươn lên trong học tập? Đây là câu hỏi lớn mà nhiệm vụ trả lời thuộc về cả những người làm công tác Quản lý giáo dục lẫn đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

Trang 3

3

Là một một cán bộ quản lý, một giáo viên đứng lớp trong nhà trường phổ thông cùng với việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao việc giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt để trở thành một người công dân tốt cho xã hội

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, quản lý tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Võ Trường Toản” để nghiên cứu

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Khái niệm

Một cách chung nhất: Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt

so với số đông học sinh bình thường

Trong thực tế, học sinh cá biệt (HSCB) là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những học sinh thường xuyên có các biểu hiện: không chấp hành quy định về nhiệm vụ học sinh, gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, không chấp hành nội qui nhà trường, vô lễ với các thầy cô hoặc lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình

HSCB là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, theo đó, các em dễ bị lôi cuốn, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội

Với nghĩa đó, HSCB và giáo dục HSCB thực sự là nỗi day dứt của nhà trường,

Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài bình thường, hơi có vẻ đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi ch ng nhập tâm được cái gì (hay nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”)

Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, khuyết tật về mắt, tai, tay, chân…) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình

thường như những bạn khác

Trang 4

4

2.2 h n đ t n h nh k m

Những học sinh cá biệt hay:

Chốn học đi chơi điện t , lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin ph p nghỉ học, chặc các tin nhắn điện thoại từ nhà

đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý

Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích trưng diện, hay cãi lí

với bố mẹ và thầy cô; s n sàng bỏ học đi chơi c ng bạn bè…

3 Nguyên nhân

Có nhiều yếu tố làm cho HS trở thành HSCB, ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến HS làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học

tập của các em

Từ nhà trường: Nhà trường chưa có biện pháp ph hợp trong việc quản lí giáo dục học sinh chưa quan tâm đúng mức tới những HS có hoàn cảnh đặc biệt (có em quá đầy đủ về vật chất, được chiều chuộng ngược lại có em quá khó khăn thiếu thốn

về vật chất hoặc những em có hoàn cảnh o le, những em có cá tính khác thường…); Hiện nay một số trường chưa tạo ra môi trường thân thiện thực sự khi các em đến trường, làm cho các em thấy nhàm chán khi đến trường, có nhu cầu muốn tự thay đổi

và làm mới môi trương sống từng giáo viên nhất là VCN chưa trở tành chỗ dựa về tinh thần, nơi các em muốn trao đổi mỗi lúc gặp khó khăn, giáo viên còn ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, sợ bị xúc phạm khi đối diện với học sinh hư, thiếu tâm huyết với nghề, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi lệch lạc của

HS…

Trang 5

5

Từ gia đình: Là con của gia đình khá giả, ít con; con của cán bộ, công chức có địa vị; con mồ côi hoặc gia đình ly tán; con gia đình ngh o khó, cha mẹ thiếu quan tâm; học sinh có tâm – sinh - lý không được bình thường

Từ bản thân học sinh: Học sinh THPT là giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, các em muốn kh ng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình; có thể do bản năng hoặc bệnh a dua đua đòi hay bệnh lấy lệ Thậm chí có em còn nghĩ mình làm như vậy là không sai Khi đạo đức yếu kém thì học lực của các em cũng tỉ lệ thuận với nó Điều này sẽ dẫn đến

hệ quả không tốt, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp

so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học

Từ xã hội: Thực trạng những mặt xấu của xã hội; Trong điều kiện xã hội hiện nay từng giờ từng ngày những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường và tác động đến học sinh

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Trong quá trình làm việc tại trường THPT Võ Trường Toản cũng gặp rất nhiều học sinh cá biệt Để quá trình giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả trong những năm học vừa qua ở nhà trường, đưa ra một số giải pháp như sau:

1 Giải pháp 1: Đối với n trường

1.1 Xây d n nộ quy - khun xử ý kỷ uậ

Muốn học sinh thực hiện tốt nề nếp của nhà trường thì nội quy phải được xây dựng trên cơ sở Điều lệ trường trung học (những quy định đối với học sinh) và đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng Muốn vậy việc xây dựng nội quy trường học cần được đưa ra bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến rộng rãi trong Hội đồng Sư phạm nhà trường, trong Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, cho học sinh tham gia đóng góp ý kiến Đồng thời cũng cần xây dựng “Bảng quy định những lỗi vi phạm - khung kỷ luật và mức độ hình phạt” tương thích với những lỗi vi phạm mà học sinh thường mắc phải Tổ chức cho học sinh học tập và chỉ đạo GVCN sinh hoạt kỹ lưỡng ở lớp nhiều lần vào đầu năm học Nội quy và “Bảng quy định những lỗi vi phạm - khung kỷ luật và mức độ hình phạt” được niêm yết công khai ở ngay khu hành lang nơi học sinh mới bước vào trường, ở mỗi lớp để học sinh xem hàng ngày và tự nhắc nhở nhau, tự hạn chế lỗi vi phạm

1.2 Tổ chức h p PHHS định kỳ - gi m i quan h h ờng xuyên gi a Nhà

r ờn à a đình

Trang 6

6

Để kênh thông tin trao đổi giữa nhà trường và PHHS được thông suốt và quy định cách làm việc giữa nhà trường, GNCN và PHHS được thống nhất, hợp lý, nhà trường tổ chức họp PHHS định kỳ 3 lần/năm học (đầu năm, cuối HK1 và cuối năm)

Ở lần họp đầu năm, VCN sinh hoạt những vấn đề chung của nhà trường đến PHHS, đặc biệt GVCN cần tổ chức xin số điện thoại, chữ ký của PHHS và địa chỉ liên hệ khi cần của tất cả PHHS trong lớp (có thể nhờ số điện thoại của nhà lân cận, khi cần thiết, nếu gia đình chưa có điện thoại) để tiện việc liên hệ và thông tin những vấn đề có liên quan đến việc học tập, hạnh kiểm của con em GVCN cho PHHS số điện thoại của GVCN, Quản sinh và văn phòng để phụ huynh có thể liên lạc lúc cần thiết Ngoài ra, VCN cũng thông báo cho PHHS được biết kênh thông tin trao đổi giữa nhà trường với HS thông qua tin nhắn của VNPT

1.3 Đ ớ Ban m h u

Học sinh rất sợ Ban giám hiệu mời lên gặp nên khi được phân công phụ trách mảng ngoài giờ và quản lý học sinh, ngay từ đầu năm tôi đã cho thăm dò tất cả học sinh cá biệt có nguy cơ bỏ học Sau đó, phối hợp với GVCN, bố trí một số học sinh ngoan trong lớp theo dõi và giúp đỡ về học tập cũng như các vấn đề khác Bên cạnh

đó, mỗi tháng bố trí gặp học sinh cá biệt hai lần vào lúc ra chơi giữa giờ để nắm bắt tình hình, tìm hiểu và giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn Qua làm việc hàng tháng như vậy thấy sự tiến bộ của học sinh dù nhỏ cũng động viên các em kịp thời như tuyên dương dưới cờ, bố trí những em có tiến bộ tham gia đội cờ đỏ của trường

… bên cạnh đó cũng nhắc nhở những em chưa tiến bộ, nếu còn tái phạm sẽ phạt lao động dọn cỏ 1 buổi

1.3 Đ i với Ban quản sinh

Ngay từ đầu năm lãnh đạo nhà trường chỉ đạo ban quản sinh, GVCN lớp thống

kê những học sinh cá biệt của năm học trước, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, những em nghiện game, những em ở trọ để nhà trường nắm bắt phân loại và phân công người theo dõi quản lý và giúp đỡ cho phù hợp

Xây dựng đội ngũ học sinh cốt cán ở các lớp về việc theo dõi nề nếp của học sinh, nếu các bạn trong lớp có biểu hiện lạ như nghỉ học, hay đi trễ, hay vi phạm nội quy của nhà trường thì báo ngay cho quản sinh hoặc ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp x lý kịp thời

1.4 Xử ý h s nh ph m

Trang 7

Sau đó, yêu cầu học sinh viết bản tường trình nêu rõ cụ thể từng tình tiết của những lỗi đã mắc phải, tự nhận xét việc đã làm với mức độ đúng sai như thế nào, bản thân học viên tự đối chiếu với khung hình phạt đã được niêm yết ở lớp, tự nhận mức

kỷ luật hình phạt và làm bản cam kết không tái phạm Viết xong, GVCN yêu cầu học sinh phải đọc lại một cách to, rõ để nhập tâm Chỗ nào câu văn viết mơ hồ, ý tứ, tình tiết chung chung, tránh tội thì VCN hướng dẫn và buộc học sinh phải viết lại cho thật cụ thể, chính xác thực tế Đã gây ra lỗi thì phải can đảm trình bày hết các lỗi lầm,

có như thế mới “nhập tâm” mà tự s a chữa, tự phòng tránh sau này VCN lưu bản tường trình và cam kết vào hồ sơ Chủ nhiệm lớp

Trong tiết Sinh hoạt lớp, GVCN cho học sinh đọc lại bản tường trình về những lỗi đã vi phạm cho tập thể lớp nghe, theo dõi và giúp đỡ bạn để không mắc phải những lỗi lầm nữa, GVCN có ý kiến và công bố việc xếp loại Hạnh kiểm tháng đối với học sinh sai phạm, đồng thời điện thoại báo trực tiếp cho PHHS biết lỗi sai phạm,

để nhờ PHHS cùng giáo dục hoặc kiểm tra theo dõi con em mình Nếu xét thấy lỗi nặng thì báo cáo xin ý kiến của ban giám hiệu cách x lý

Những học sinh đưa Hội đồng kỷ luật xét x , nếu bị mức kỷ luật từ khiển trách trở lên đều được công bố trong buổi Sinh hoạt dưới cờ cho toàn trường đều biết Nhắc nhở học sinh khác giúp đỡ bạn và không được có hành vi chọc ghẹo bạn mình bị kỷ luật Qua nhắc nhở dưới cờ các em cũng tự rút kinh nghiệm cho bản thân và giáo dục dăn đe học sinh khác

1.5 Xử ý h s nh ph m

Nếu xảy ra tình trạng học sinh tái phạm lỗi cũ hoặc vi phạm lỗi khác thì GVCN cũng thực hiện trình tự như thế Yêu cầu học sinh viết bản tường trình lần 2, viết xong VCN đưa ra bản tường trình vi phạm lần 1 và bắt học sinh đọc lại to rõ cả 2 bản tường trình trước mặt VCN và trước lớp

VCN lưu vào hồ sơ Chủ nhiệm và cảnh báo với học sinh (lỗi nhẹ) nếu còn tái phạm thì sẽ mời PHHS và chuyển giao toàn bộ các bản tường trình lên cho Lãnh đạo nhà trường

Trang 8

8

Trường hợp lỗi nặng thì xin ý kiến của Lãnh đạo nhà trường để x lý kỷ luật Sau công đoạn này thì rất ít học sinh vi phạm dám tái phạm

Nếu có học sinh tái phạm (trường hợp thật sự cá biệt) thì GVCN cung cấp các

sự kiện liên quan, các loại hồ sơ đã vi phạm đến Lãnh đạo nhà trường, đồng thời gởi Giấy mời PHHS đến và bắt buộc học sinh lần lượt đọc lại các bản tường trình sai phạm (lần 1, lần 2…) to rõ trước mặt Lãnh đạo nhà trường, GVCN, PHHS cùng nghe, đồng thời yêu cầu học sinh có ý kiến tự nhận xét về những việc làm vi phạm của mình và tự nhận mức hình thức kỷ luật Trong buổi họp kỷ luật, c c em được nghe sự giáo dục của cả hội đồng kỷ luật của nhà trường, đặc biệt trong cuộc họp luôn có mặt của một VCN có uy tín trong trường cũng đóng góp ý kiến cho các em

Để việc công tác giáo dục mang nặng tính giáo dục hơn tính trừng trị thì cả giáo viên chủ nhiệm lẫn lãnh đạo nhà trường cũng cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình của học sinh, chú ý đến công việc làm ăn kinh tế thường ngày của cha mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng), những khó khăn gian khổ, những ước mơ, niềm tin yêu của cha

mẹ dối với con cái, để Nhà trường tác động đến sự nhận thức, đến tình cảm, đến bổn phận, đến trách nhiệm, đến sự tỉnh ngộ của các em

Với tình cảm thương yêu như vậy, chắc chắn sẽ tác động đến sự suy nghĩ sai trái, cá biệt trong tư tưởng các em, xoá đi mặc cảm bị mọi người ghét bỏ, là người không ra

gì, là kẻ quậy quạng… yêu cầu các em nói lên sự cam kết, hứa hẹn trước sự chứng kiến của Lãnh đạo nhà trường, GVCN, PHHS về việc quyết tâm s a chữa sai lầm và quyết tâm làm lại từ đầu để trở thành người tốt, xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, của Thầy Cô Từ đó, tuỳ thuộc vào sự hối cải, nhận thức được lỗi lầm, mức độ thành thật nhận lỗi vi phạm mà có hình thức kỷ luật phù hợp, nhưng cần phải có sự khoan dung và độ lượng

Nếu trình tự kiểm điểm học sinh cá biệt vi phạm như thế thì PHHS và cả học sinh không thể nào trách cứ nhà trường quá khắt khe, không tạo cơ hội cho các em

s a chữa, không tạo điều kiện cho các em tiến bộ

Nhà trường cần tổ chức cho học sinh học tập và quán triệt “những lỗi vi phạm

và khung hình phạt”, yêu cầu những học sinh nếu có vi phạm dựa vào khung kỷ luật

để tự nhận mức x lý kỷ luật tương xứng X lý như thế thì mới “tâm phục, khẩu phục” và ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra Người thầy đừng bao giờ quên

là khi x lý học sinh có lỗi là người thầy phải luôn có cái “tâm” và có “lòng khoan dung” khi các em đã biết hối lỗi

Trang 9

Là con người, không ai là không có lỗi Trẻ càng nhỏ thì càng dễ mắc nhiều lỗi

do suy nghĩ, nhận thức còn non k m Người không có lỗi giúp người có lỗi thấy được lỗi lầm và tạo cơ hội để s a chữa lỗi lầm mới là người tốt Đặc biệt, với thiên chức là thầy cô giáo thì việc giáo dục đào tạo con người không cho phép thầy cô giáo đào tạo

ra phế phẩm Thầy cô giáo có “Tâm” là phải giúp các em hình thành nhân cách đúng đắn Làm người ai cũng vậy, một khi đã chấp nhận ngồi vào ghế nhà trường thì mọi người đi học đều muốn được mở rộng kiến thức hiểu biết, luôn hướng tới chân, thiện,

mỹ trong cuộc sống Sống có ích để phụng sự xã hội ngày càng tốt đẹp, nên các quyết định kỷ luật của Thầy giáo càng không cho ph p người Thầy có định kiến đối với học sinh vi phạm, nhất là học sinh dạng cá biệt

2 Giải pháp 2: Đối với giáo viên ch nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường

Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục ý thức đạo đức đối với học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay

Nội dung cụ thể như sau:

Trang 10

10

Thứ nhất: Tiến hành tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh từng gia đình học sinh của lớp

mình trong đó có học sinh “cá biệt” như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng, mức độ quan tâm đến việc học của gia đình đối với học sinh mục đích là để hiểu rõ từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục ph hợp

Thứ hai: hi ch p đầy đủ các hoạt động của lớp, của từng học trong sổ chủ

nhiệm Đối với học sinh, yêu cầu mỗi em phải có một cuốn “Sổ liên lạc giữa GVCN với gia đình”, trong giờ sinh hoạt tự học sinh ghi vào để biết các công việc của tuần tới, biết những sai phạm tuần qua, gia đình biết những ưu khuyết của con và của lớp, biết những khoản đóng góp được phổ biến, biết những buổi học phụ đạo các môn.… Qua sổ liên lạc phụ huynh cũng nắm bắt kịp thời những vi phạm của co mình để nhắc nhở điều chỉnh kịp thời, biết sự tiến bộ của con em mình c ng động viên khuyến khích để các em có động lực phát huy tốt hơn

Thứ ba: Thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học

sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh, nhất là những học sinh “cá biệt” Điều quan trọng phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, s n sàng lắng nghe chia sẻ ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập

Thứ tư: Trong quá trình chủ nhiệm, cần thường xuyên và hướng dẫn cụ thể

những thắc mắc khó khăn mà học sinh hỏi, đối x công bằng giữa các em học sinh trong lớp tránh để học sinh cá biệt cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở, quậy phá nên không ai quan tâm, ai cũng khinh rẻ mình, không ai th m chơi, để ý đến mình

Thứ năm: Chú trọng việc giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc

nhỏ Ch ng hạn khuyên các em phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức Điều nên tránh là không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho d học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục Bởi vì đấy là những học sinh “cá biệt”, tính tình ương ngạnh, tâm lý nặng nề, hay lo Phân công các bạn học giỏi và ngoan trong lớp k m cặp, giúp đỡ các bạn học yếu, hay quậy phá trong lớp

Trang 11

11

Thứ sáu: Việc tác động vào động cơ học tập của những học sinh này cũng cần

được thực hiện thường xuyên, nhằm để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học Có khi đưa ra một số tranh ảnh, những câu chuyện về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại

bị bạn b khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc Hay những tấm gương về sự vượt khó trong học tập

VCN muốn thực hiện được tốt các nội dung trên thì bản thân người VCN cần có:

Phải là tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín,sống mẫu mực,

tự trọng và biết giữ chữ tín

Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề, yêu thương học sinh

và luôn luôn xác định phương châm “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “Tất cả

vì học sinh thân yêu”

Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp mình chủ nhiệm Cuộc sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi Do các quá trình tâm lý chưa

ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống

Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức và nhiệm vụ của người giáo viên

Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa học sinh cá biệt

Ngày đăng: 31/07/2016, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w