1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị lớp 2

17 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 564,57 KB

Nội dung

Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị lớp 2” để thực hiện những trăn trở bấy lâu trong quá trình dạy học sinh khiếm thị nhằm mục đích gi

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT

Mã số

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2

Người thực hiện: ĐOÀN NGỌC HƯƠNG Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:

Giáo dục khuyết tật: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị

Có đính kèm:

Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học: 2012 – 2013

Trang 2

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: ĐOÀN NGỌC HƯƠNG

2 Ngày, tháng, năm sinh: 08/8/1982

3 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: Ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: 0613 954171 (CQ) – Di động: 0983019907

6 Fax: E-mail: huongco06@yahoo.com.vn

7 Chức vụ: Giáo viên

8 Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học - Đại học Sư phạm TP HCM

- Năm nhận bằng: 2009

- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ Khiếm thị - Nhìn kém

- Số năm có kinh nghiệm: 10 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây:

+ Một số biện pháp hỗ trợ rèn kỹ năng viết cho học sinh nhìn kém

(Năm 2009)

+ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh nhìn kém lớp 4

(Năm 2011)

+ Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 2 rèn kỹ năng định hướng di chuyển trong trường học

(Năm 2012)

Trang 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống, để có thể tồn tại và phát triển thì con người phải có những

kỹ năng cơ bản, những kỹ năng này một phần là bản năng, một phần là do quá trình được luyện tập từ lúc mới sinh ra cho đến khi trưởng thành Đối với mỗi đứa trẻ bình thường, khi lớn lên qua việc tiếp xúc, bắt chước và học hỏi chúng sẽ rèn được những kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các đồ dùng, kỹ năng sử dụng các phương tiện công cộng, kỹ năng xử lý tình huống,

Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng may mắn được sinh ra hoàn toàn bình thường khỏe mạnh Vẫn còn những em bị khuyết tật nói chung và những em khiếm thị nói riêng Do ảnh hưởng của việc mất thị lực hoặc hạn chế thị lực mà những em khiếm thị phát triển rất kém các kỹ năng cần có so với các bạn cùng độ tuổi Các

em thường có những biểu hiện không phù hợp khi giao tiếp; có thái độ rụt rè, chậm chạp, ngại vận động; ít tự phục vụ được cho nhu cầu cá nhân Nếu các em không được can thiệp hỗ trợ để phát triển các kỹ năng sống thì các em sẽ trở nên thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, khó có thể khám phá và phát triển bản thân

Qua nhiều năm giảng dạy trẻ khiếm thị, tôi nhận thấy rằng cần phải sử dụng

đa dạng biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho học sinh Vấn đề đặt ra ở đây là dạy thế nào để có thể phát huy tối đa khả năng cũng như đánh thức sự tự giác, vượt qua mặc cảm khuyết tật của các em; đánh thức phụ huynh, người chăm sóc không nên bao bọc thái quá – để các em có những sự phát triển hoàn toàn bình thường như các bạn khác Tôi đã mạnh dạn áp

dụng “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị lớp 2” để

thực hiện những trăn trở bấy lâu trong quá trình dạy học sinh khiếm thị nhằm mục đích giúp các em có thể tự tin, độc lập trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số thuật ngữ

1.1.1 Trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là trẻ bị khuyết tật về thị giác Cơ quan thị giác của trẻ bị phá hủy một bộ phận nào đó hoặc bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến giảm hoặc mất khả năng cảm nhận ánh sáng, màu sắc và sự vật, hiện tượng Hay nói một cách khác trẻ khiếm thị là trẻ có bệnh lí, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây giảm thị lực,

có thị lực dưới 3/10 sau khi đã được điều trị bệnh lí về mắt và chỉnh kính

Trang 4

1.1.2 Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là kỹ năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày (Theo WHO)

1.2 Tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với trẻ khiếm thị:

Có được kỹ năng sống tốt sẽ giúp cho trẻ khiếm thị:

- Có khả năng độc lập trong cuộc sống hằng ngày như:

+ Tự phục vụ: Vệ sinh cá nhân, tắm giặt, ăn uống, …

+ Sử dụng đồ dùng: Sử dụng được đồ dùng trong cuộc sống: ca, chén, muỗng, đũa, vòi nước, tivi, quạt, …; đồ dùng học tập như: bảng viết, dùi viết, bàn toán, gậy, kéo, …

+ Đi lại: Có thể tự đi từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi nhà ở, trường học (môi trường quen thuộc), những nơi công cộng (môi trường lạ) và cả những nơi mình thích, …

+ Sử dụng phương tiện giao thông: Biết cách lên xuống, ngồi đúng tư thế, có hành vi đúng mực, …

+ Giao tiếp xã hội: Học hỏi người khác, giao lưu, kết bạn, …

- Hòa nhập vào cộng đồng: Tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, … ở gia đình, trường học và xã hội cùng với các bạn đồng trang lứa (phù hợp với lứa tuổi), …

- Phát triển bản thân: Khi trẻ đã có khả năng độc lập, sự hòa nhập vào cộng đồng tốt, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để học tập, rèn luyện, lĩnh hội kiến thức, nâng cao năng lực, phát huy thế mạnh của bản thân, …

1.3 Vai trò của các giác quan đối với trẻ khiếm thị:

Theo quy luật bù trừ, khi gặp hạn chế về thị giác thì các giác quan còn lại sẽ gia tăng hoạt động làm nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung, thay thế, bù trừ cho các chức năng của thị giác Cụ thể như sau:

- Đối với trẻ khiếm thị, xúc giác là một giác quan cực kỳ quan trọng, phản ánh hầu hết các thuộc tính không gian, thời gian và các tính chất của vật thể thay thị giác

- Thính giác giúp trẻ khiếm thị nhận biết rất nhiều thông tin trong cuộc sống: xác định tín hiệu định hướng di chuyển; gọi tên được đồ vật, học tập qua âm thanh, lời nói; hiểu được tâm trạng của một người qua giọng nói,…

- Khứu giác, vị giác: giúp trẻ nắm bắt được thông tin phản ánh bản chất của

sự vật; qua đó, trẻ có thể hiểu mùi vị đó thuộc cái gì, hiện tượng gì, chuyện gì đang diễn ra và sẽ xảy ra,…

- Cảm giác cơ giác vận động đối với trẻ khiếm thị là cơ sở tri giác hình dạng, kích thước, cự ly

Nhờ vào các giác quan này, trẻ khiếm thị vẫn nhận thức được thế giới khách quan Đây chính là cơ sở khoa học để giáo dục cho trẻ kỹ năng sống

Trang 5

1.4 Thực trạng việc sử dụng kỹ năng sống của học sinh khiếm thị lớp 2 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai:

Do khiếm khuyết về khả năng nhìn nên đa số các kỹ năng sống mà trẻ khiếm thị lớp 2 có được thường chậm hơn các bạn bình thường khác Cụ thể là:

- Việc tự phục vụ, vệ sinh cá nhân thường phải nhờ vào sự hỗ trợ của người khác; di chuyển khó khăn, chậm chạp

- Giao tiếp với người xung quanh thì ít có biểu thị xúc cảm khuôn mặt phù hợp, dáng người sai (cúi người, lắc lư, …), không hướng về phía người đang giao tiếp với mình nên dễ tạo ra khoảng cách và sự hiểu lầm là thờ ơ, không quan tâm, không lễ phép

- Do hạn chế thị lực nên trẻ có thói quen dựa dẫm và trông chờ vào sự giúp

đỡ của người khác, thu mình, ngại tiếp xúc, thụ động trong giao tiếp hoặc xử lí các tình huống bất ngờ như lạc đường, rơi đồ vật, …

- Trẻ học các kỹ năng chậm hơn và cần nhiều thời gian hơn so với trẻ bình thường

- Gia đình quá bao bọc, làm giúp, làm hết việc cho con dẫn đến trẻ lười vận động, có tâm lý ỷ lại

 Chính những hạn chế này làm cho trẻ khiếm thị bị thụ động và ngại giao tiếp với thế giới xung quanh Do vậy, muốn trẻ phát triển tốt thì chúng ta phải có những biện pháp hỗ trợ phù hợp nhất

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

Từ những cơ sở lí luận ở trên, hiểu được nhu cầu giáo dục đặc biệt của các em tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị lớp 2 Đó là những hướng dẫn cho việc thực hành luyện tập các kỹ năng, là những biện pháp hỗ trợ các em thực hiện, là những hình thức hoạt động, những khích lệ, khen thưởng kịp thời Tất cả nhằm phát huy tối đa khả năng của học sinh; giúp các em có thể tự tin trong học tập và trong cuộc sống

2.1 Chuẩn bị khi dạy kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị lớp 2

Việc chuẩn bị khi dạy kỹ năng sống rất quan trọng Những việc này sẽ giúp

cho giáo viên nắm được tình hình cụ thể của từng học sinh như các vấn đề về mắt, các kỹ năng đã đạt được, các kỹ năng cần được bổ sung, … Từ đó, giáo viên sẽ lập

kế hoạch giáo dục và theo dõi một cách có hệ thống Các bước chuẩn bị bao gồm như sau:

2.1.1 Đánh giá ban đầu

Hoàn thành việc đánh giá ban đầu một cách hiệu quả - đó sẽ là nền móng, là

cơ sở đầu tiên, quyết định chất lượng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Ta có thể thực hiện như sau:

Tiến hành đánh giá ở trẻ về các mặt sau:

 Dạng tật của mắt

 Thị lực chức năng:

+ Có thể nhận thấy gì

+ Có thể thấy được trong những điều kiện nào

+ Sử dụng thị lực như thế nào, ở mức độ nào

Trang 6

Thị lực xa, thị lực gần bằng “Bảng chữ E”

 Thị trường của mắt

 Kỹ năng di chuyển:

+ Kỹ năng đạt được

+ Điều kiện và môi trường thuận lợi khi di chuyển

 Khả năng sử dụng các giác quan còn lại

 Khả năng học và hiểu

Việc đánh giá trên nhằm cung cấp thông tin, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống đảm bảo tính cần thiết, đúng đắn và phù hợp nhất cho mỗi học sinh

Ví dụ: Học sinh Lê Ngọc Phương Nhung - Lớp 2

 Dạng tật của mắt: Nhìn kém do mắt bị đục thủy tinh thể, rung giật nhãn cầu Đeo kính theo toa chỉ định của Bác sĩ

 Thị lực chức năng:

Có thể nhận thấy: các đồ vật to, màu sắc tương phản, ở cự ly gần

Có thể thấy được trong những điều kiện: sức khỏe tốt, ánh sáng ban ngày, ánh sáng đèn sắc trắng

Sử dụng thị lực trong di chuyển, sinh hoạt hằng ngày và học tập (học với chữ sáng phóng to)

 Thị lực xa: 2/60 - thị lực gần: đọc: 4M tương đương font 26 và viết 3M tương đương font 24

 Thị trường của mắt: hẹp thị trường trên, trái

 Kỹ năng di chuyển: có thể tự đi chậm, trên đường phẳng với ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng đèn sắc trắng

 Khả năng sử dụng các giác quan còn lại: tương đối tốt

 Khả năng học và hiểu: xếp loại học lực Giỏi

 Những khó khăn và hạn chế: Các thao tác chậm, ít chịu xin lỗi khi mắc lỗi,

tư thế ngồi chưa đúng, tập trung kém, khó bắt chuyện với người khác,…

Hình 1 Đánh giá thị lực gần của học sinh bằng “Bảng chữ E”

Trang 7

2.1.2 Lập kế hoạch

Căn cứ vào kết quả của bước đánh giá ban đầu về trẻ, căn cứ vào chương trình của môn giáo dục kỹ năng sống lớp 2, dựa trên môi trường sống của trẻ cũng như điều kiện thực tế chúng ta có thể lập kế hoạch ngắn hạn (cho từng tiết học, từng tuần, từng tháng) và dài hạn (quý, học kỳ, năm học) cụ thể theo mẫu sau:

Thời gian Nội dung Biện pháp cụ thể Kết quả đạt được Tồn tại

Ví dụ: Học sinh Lê Ngọc Phương Nhung - lớp 2

Thời gian Nội dung Biện pháp cụ thể Kết quả đạt được Tồn tại

9/2012

- Biết nhận lỗi khi

có hành vi không đúng mực, tự hào khi làm việc tốt

- Hướng dẫn HS thực hành theo cách tập xử lí tình huống

và ứng dụng trong thực tế

- Biết sửa lỗi khi được hướng dẫn sửa sai

- Vui vẻ khi giúp

đỡ được cho bạn

- Chưa có ý thức tự giác, còn phải để nhắc nhở

Ở mỗi giai đoạn, chúng ta sắp xếp các dạng bài tập, các kỹ năng cần rèn luyện

từ dễ đến khó; có sự hướng dẫn đến bước đầu tự thực hiện có giáo viên theo dõi và cuối cùng đến bước tự thực hiện

Ghi nhận sự tiến bộ và những tồn tại của học sinh trong suốt quá trình rèn luyện để đánh giá sau mỗi giai đoạn, làm cơ sở đề ra phương hướng, kế hoạch cho thời gian tiếp theo

2.1.3 Điều chỉnh môi trường phù hợp

Điều kiện môi trường phù hợp là một yếu tố quan trọng giúp trẻ an tâm, tự tin học tập và rèn luyện kỹ năng sống cũng như thực hiện các công việc hằng ngày Cần lưu ý ở một số yếu tố sau:

- Đảm bảo ánh sáng trẻ thích ứng (loại ánh sáng, mức độ, sử dụng ánh sáng mặt trời hay cần hỗ trợ thêm đèn)

- Kích thước và màu sắc của đồ dùng (cần cho trẻ làm quen và sử dụng các

đồ dùng sát với thực tế cuộc sống, kích thước phù hợp; trẻ nhìn kém cần độ tương phản cao về màu sắc giữa các loại đồ dùng và giữa đồ dùng với nền)

- Cách bố trí đồ dùng ở nhà, trường học giúp trẻ dễ nhận biết nhất

- Nên cố định các vị trí đồ dùng trong khoảng thời gian dài, chỉ thay đổi khi cần thiết và phải thông báo cho trẻ biết về cách sắp xếp mới

- Đảm bảo độ an toàn cao

- Có biểu tượng hỗ trợ (dán hình cây đàn trên cánh cửa phòng học nhạc, dán biểu tượng riêng trên tủ cá nhân, thêu kí hiệu riêng trên đồ đồng phục cho mỗi học sinh, …)

- Thái độ, hành động của mọi người

- Khi đưa trẻ đến môi trường lạ cần giới thiệu ngay cho trẻ biết nơi đó thế nào (về điều kiện cơ sở vật chất, những quy tắc chung, số lượng, vai vế với người được tiếp xúc, …)

Trang 8

Ví dụ:

- Cửa: mở vào phía trong nhà, màu cửa có độ tương phản với tường

- Lối đi: không để vật cản cố định chắn lối đi, không mở cửa sổ lơ lửng ở lối

đi, nên có điểm mốc để nhận biết nơi lên xuống bậc thềm,

- Màu sắc: sử dụng màu sắc có độ tương phản cao (không quá chói, nhòe) sẽ giúp cho trẻ khiếm thị nhận ra đồ vật một cách dễ dàng

- Vật nhọn, bén, nóng, …(nguy hiểm cho trẻ) cần cất vào vị trí thích hợp; ổ điện ở độ cao hợp lí, …

- Người lớn là tấm gương sáng về thái độ và hành động (nói năng nhẹ nhàng, lịch sự; cư xử đúng mực, biểu lộ sự yêu thương, lòng biết ơn; giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định,…)

Việc chuẩn bị này không chỉ có vai trò trong việc theo dõi quá trình giáo dục

và sự tiến bộ của học sinh mà còn là những hồ sơ để phụ huynh có thể tham khảo, kịp thời nắm bắt và có sự hỗ trợ cho con em mình hoặc khi các em chuyển lớp sẽ là căn cứ để giáo viên mới nắm được tình hình của học sinh

2.2 Hướng dẫn theo từng bước nhỏ (Chia nhỏ nhiệm vụ)

Hầu hết các hoạt động mà chúng ta làm hằng ngày đều rất phức tạp và có thể chúng ta không để ý đến các bước nhỏ riêng biệt cấu thành nên hoạt động đó Nhưng trẻ khiếm thị lại có thể gặp lúng túng do không quan sát được bằng mắt để nắm bắt, ghi nhớ kịp thời dẫn đến thao tác sai hoặc lẫn lộn Nếu gặp quá nhiều khó khăn và không thể hoàn thành tốt công việc, trẻ sẽ thất vọng, mặc cảm và không muốn làm lại thêm một lần nữa

Bằng cách chia một hoạt động ra nhiều bước nhỏ và dạy riêng biệt mỗi bước trước khi hợp các bước lại để thành một hoạt động hoàn chỉnh sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu, khắc sâu và có đủ thời gian để thực hiện, luyện tập

Ví dụ: Đối với bài “ Cắt móng tay”, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh theo

các bước nhỏ sau:

 Bước 1 Chuẩn bị: Dụng cụ bấm móng tay, khăn, thau nước sạch

 Bước 2 Làm ướt hai bàn tay để làm mềm móng, sau đó lau khô

 Bước 3 Cắt móng tay: Cắt móng cho lần lượt từng ngón từ tay trái rồi đến tay phải Bỏ gọn phần móng đã cắt vào một tờ giấy để cho vào thùng rác

 Bước 4 Rửa tay lại sạch sẽ và lau khô

 Bước 5 Vệ sinh, dọn dẹp các dụng cụ vừa sử dụng

Hình 2,3,4 Học sinh thực hiện các bước làm ướt tay, lau khô và cắt móng tay

Trang 9

Khi các bước được chia nhỏ ra, học sinh có thể dễ dàng hoàn thành từng bước một; việc hoàn thành đó sẽ tạo cho các em tâm lý tự tin, sẵn sàng thực hiện các bước tiếp theo

2.3 Hướng dẫn theo chuỗi xuôi – chuỗi ngược

Hướng dẫn theo chuỗi xuôi: Hướng dẫn tất cả các bước thực hiện kỹ năng cho học sinh theo một chuỗi hành động từ đầu tiên cho đến cuối cùng, từ mở đầu đến kết thúc (Giúp học sinh lần lượt học và ghi nhớ trình tự các bước.)

Ví dụ: Bài “Đánh răng”

Hướng dẫn học sinh lần lượt các bước sau:

 Bước 1 Lấy kem đánh răng, lấy nước

 Bước 2 Xúc miệng bằng nước

 Bước 3 Dùng bàn chảy đánh răng

 Bước 4 Đánh răng

 Bước 5 Xúc miệng lại bằng nước cho hết bọt kem

Hướng dẫn theo chuỗi ngược: Hướng dẫn cho học sinh thực hiện bước cuối cùng trước, rồi đến các bước tiếp theo chiều ngược về bước đầu tiên cuối cùng (Giúp học sinh có cảm giác thành công vì hoàn thành được hoạt động và các em thường thích thú tìm hiểu các bước lùi dần theo chuỗi ngược và tự làm lại theo chuỗi xuôi.)

Ví dụ: Bài “Uống nước”

Hướng dẫn học sinh lần lượt các bước theo chuỗi ngược như sau :

 Bước 1 Uống nước, cất ca

 Bước 2 Rót nước

 Bước 3 Lấy ca

Tùy từng dạng bài tập, giáo viên sẽ lựa chọn hướng dẫn cho học sinh theo chuỗi hành động phù hợp

2.4 Trải nghiệm thực tế

Đặt bản thân mình vào vị trí của trẻ để tự làm thử các hoạt động trước khi dạy trẻ Ở vị trí này, chúng ta sẽ gặp những thử thách và phải suy nghĩ về cách thức để hoàn thành công việc hiệu quả Chính điều này đem lại cho chúng ta cơ hội trải nghiệm thú vị Chúng ta sẽ nghĩ ra cách tốt nhất để dạy trẻ

Ví dụ: Giáo viên tự ăn cơm, di chuyển trong trường khi bịt mắt mình lại

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khiếm thị không chỉ là đến bài, đến tiết là trẻ được học những kỹ năng mới mà phải được dạy ngay trong những tình huống trẻ gặp hàng ngày như ăn cơm, tắm giặt, sử dụng phương tiện giao thông,… Hãy tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện để trẻ được thực hành, được trải nghiệm Những tình huống tự nhiên trong cuộc sống sẽ cho các em những khái niệm rõ ràng, là dịp để trẻ học tập một cách sâu sắc và tích lũy được kinh nghiệm từ sự va chạm thực tế

Ví dụ: Đối với bài “ Sử dụng bộ đồ ăn”

- Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu mục đích và cách sử dụng bộ

đồ ăn (chén, dĩa, muỗng, đũa, …) trong tình huống cả lớp cùng thưởng thức các món ăn trong giờ cơm trưa Bằng hành động cụ thể với các dụng cụ này, học sinh

sẽ hiểu, nhớ nội dung bài học ngày hôm đó và tự chắt lọc cho mình kinh nghiệm để ứng dụng trong cuộc sống ở ngày mai

Trang 10

Cùng trẻ trải nghiệm những tình huống cụ thể để kịp thời nhận ra khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của các em và có hướng hỗ trợ kịp thời

Ví dụ: Trong những hoạt động tập thể toàn trường như: Thi kể chuyện, thi trò chơi

dân gian, hội chơ ẩm thực, chào mừng các đoàn khách đến thăm, … giáo viên chú

ý quan sát, ghi nhận để có hướng hỗ trợ hoặc chỉnh sửa ngay cho trẻ

Giúp trẻ khiếm thị làm một việc là điều tự nhiên Nhưng nếu chúng ta làm thay hay giúp trẻ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ không có cơ hội để tự học và biết được những công việc phải làm như thế nào Xuyên suốt quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thị, cần khuyến khích mọi độc lập trải nghiệm nơi trẻ (có sự giám sát của người lớn)

Ví dụ: Học sinh khiếm thị cùng nhau dạo chơi trong sân trường để rèn luyện kỹ

năng di chuyển, giao tiếp, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau khám phá, …

Hình 5 Học sinh dạo chơi trong sân trường

(Trải nghiệm khi định hướng di chuyển)

Ví dụ: Đề tài: “Rót nước vào ca (chai) không đổ.”

- Đối với học sinh mù: Trải nghiệm để biết sử dụng thính giác nghe tiếng nước chảy; xúc giác cảm nhận độ vơi, đầy của nước khi rót vào ca (chai); cảm giác thăng bằng để giữ ca (chai) đứng thẳng và cơ giác vận động để điều chỉnh khoảng cách giữa bình đựng nước với ca (chai) cũng như hướng rót nước, …

- Đối với học sinh nhìn kém: Trải nghiệm để biết tận dụng tối đa thị lực còn lại trong việc thực hiện hành động rót nước, các giác quan còn lại đóng vai trò hỗ trợ thêm

Ví dụ: Đề tài: “Phân biệt một số loại đồ ăn, nước uống”

- Thông qua thị giác (nếu còn nhìn thấy) kết hợp với xúc giác, vị giác, khứu giác và kinh nghiệm của bản thân, học sinh khiếm thị sẽ trải qua giai đoạn tìm hiểu, khám phá, tưởng tượng, tổng hợp, kinh ngạc và tìm ra kết quả

 Trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng biện pháp “trải nghiệm

thực tế” này để giúp học sinh lĩnh hội những kỹ năng sống mới bằng cách khơi dậy

ở các em sự tò mò, tìm tòi; dẫn các em đến sự khám phá (dự đoán, thử, sai, tìm ra kết quả,…) Điều quan trọng là để học sinh khiếm thị biết tự mình phối hợp nhiều

Ngày đăng: 31/07/2016, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w