1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS

0 3,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 0
Dung lượng 294,71 KB

Nội dung

Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn TânChia sẻ: hathieudao | Ngày: 09062014Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tân” để có nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG

THCS NGUYỄN TÂN

Trang 2

MỤC LỤC

TT Phần mục- Nội dung Trang

4

III – Phương nháp nghiên cứu

1 Khách thể nghiên cứu

2 Phạm vi nghiên cứu 3.Các phương pháp nghiên cứu

4 Giải pháp thây thế

8 - 12

5 IV - Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả

1 Thống kê số liệu

2 Phân tích kết quả

13- 14

6 V - Kết luận và kiến nghị

1 Đánh giá chung

2 Những vấn đề cịn tồn tại của đề tài

3 Bài học kinh nghiệm

4 Kiến nghị

15-16

7 VI - Tài liệu tham khảo 17

Trang 3

I – TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Theo xu thế phát triển của đất nước, ta phải hội nhập với các nước trên thế giới Trong nền kinh tế thị trường, với quy luật cạnh tranh của nó, ngoài những mặt tích cực còn có mặc trái của nó làm ảnh hưởng không ít đến quá trình giáo dục học sinh

Hiện đang có những biểu hiện đáng lo ngại về sự gia tăng các tệ nạn xã hội, một trong những biểu hiện đó là: Một số người đang chạy theo giá trị đồng tiền, lao vào đời sống thực dụng làm lu mờ dần giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp của con người, tệ nạn xã hội biểu hiện ngày càng nhiều với nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, điều đánh lo ngại ở đây là số thanh thiếu niên rơi vào các tệ nạn

xã hội ngày càng tăng

Các công trình nghiên cứu, tổng kết ở nước ta cho thấy các loại hình tội phạm xảy ra rất phức tạp.theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn của nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên

Ở tỉnh ta, trong những năm gần đây, số người nghiện ma túy đang ngày một gia tăng Đối tượng nghiện không còn dừng ở số thanh niên đi làm ăn xa về hay số người nghiện từ trước giải phóng mà đã lan rộng đến nhiều tầng lớp dân cư, từ

những đối tượng “có số” đến anh kỹ sư đang làm việc ở KKT Dung Quất hay cậu

học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường Địa bàn tập trung đông đối tượng nghiện chủ

yếu ở Tp Quảng Ngãi, các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Tư Nghĩa và huyện đảo Lý Sơn

Ở lứa tuổi học trò , nếu đã sa vào các tệ nạn xã hội thì thường bị lạm dụng sức lao động, nếu là nữ thì bị lạm dụng tình dục (theo Cục phòng chống tệ nạn xã hội thì trong khoảng 7000 gái mại dâm có 17% là trẻ duới 16 tuổi)

Trong các trường THCS nói chung, Trường THCS Nguyễn Tư Tân nói riêng, vấn đề ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy của nhà trường ngày càng nhiều làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục Thấy được thực trạng trên, nhà trường đã có nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh tuy nhiên hiện tượng học sinh cá biệt trong trường vẫn còn

Xác định rõ vai trò của người giáo viên phụ trách công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh ở nhà trường trong công tác quản lý giáo dục học sinh Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Giải pháp của tôi là điều tra xác định thực trạng tình hình và số lượng học sinh cá biệt của nhà trường trong ba năm học từ

2009 – 2010 đến học kì I năm học 2011 – 2012 Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến học sinh “hư hỏng” (cá biệt) Từ thực trạng và nguyên nhân, tìm ra các biện pháp tối

ưu để giáo dục học sinh cá biệt Công việc tôi thường xuyên thực hiện tại đơn vị

Trang 4

trường THCS Nguyễn Tự Tân mà đặc biệt chú trọng hơn từ năm học 2009 -2010 đến nay là:

- Ngay từ đầu mỗi năm học tôi cùng với các thành viên trong nhà trường tìm hiểu các công văn chỉ đạo của ngành cấp trên như: Chỉ thị năm học của Bộ giáo dục

và đào tạo, các chương trình công tác lớn của Sở, phòng

- Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội vào quá trình giáo dục trong nhà trường

- Vạch ra kế hoạch và tổ chức mối liên kết giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để phối hợp giáo dục (theo mô hình đã nêu ở phần biện pháp giáo dục)

- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường triển khai cho toàn thể cán bộ, giáo viên

và học sinh quán triệt tinh thần của các công văn hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng chống AIDS, phòng chống ma tuý các TNXH và ATGT của từng năm học, thành lập tổ phổ biến pháp luật

- Tổ chức giáo dục bao gồm các bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị

Cùng với giáo viên chủ nhiệm khảo sát để nắm vững đặc điểm đối tượng, xác định nguyên nhân

Xử lí các nguồn thông tin từ giáo viên chủ nhiệm để tìm kiếm các biện pháp giáo dục

+ Bước 2: Tổ chức các lực lượng giáo dục tác động đồng thời lên đối tượng cần giáo dục

- Sau khi đã nắm bắt được số lượng học sinh cá biệt, tìm hiểu được nguyên nhân, chúng tôi cùng với tổ chức tư vấn phân tích các nguyên nhân và đề ra các biện pháp phù hợp để giáo dục

- Tổ chức triển khai các nội dung giáo dục với sự tác động đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường lên đối tượng cần được giáo dục

+ Bước 3: Họp hội đồng sư phạm để đánh giá kết quả cuối cùng và định hướng cho nội dung, biện pháp giáo dục và đề nghị kỷ luậ hoặc tuyên dương, khen thưởng kịp thời

- Qua hơn một học kỳ thử nghiệm cho thaáy: chất lượng hiệu quả giáo dục

đạo đức học sinh và giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tự Tân đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành quả khả quan

Trang 5

+Tỷ lệ học sinh cĩ hạnh kiểm tốt tăng hơn so với năm học trước

+Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình giảm so với năm học trước +Số lượng học sinh cá biệt giảm hơn nhiêu so với năm học trước

+ Các biểu hiện sai lệch về nhận thức, hành vi của học sinh đã được uốn nắn kịp thời, nhiều học sinh đã tiến bộ rất nhiều tạo thành tấm gương học tập cho nhiều học sinh khác trong nhà trường

+Qua quá trình giáo dục, học sinh đã cĩ nhận thức đúng đắn về chuẩn mực đạo đức , thực hiện tốt nội quy nhà trường của lớp

+Xây dựng được nề nếp tự quản của lớp, ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

II - GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, ngành Giáo dục – Đào tạo đã cĩ những thành tựu đáng

kể về chất lượng giáo dục - đào tạo, tuy nhiên Giáo dục và Đào tạo nước ta cịn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mơ, cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được những địi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực

Thực tế đã cho chúng ta thấy, mặc dù Nhà nước, các cơ quan tư pháp, nhà trường đã chú ý tăng cường giáo dục, phịng ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội, nhưng các tệ nạn xã hội và các vụ phạm pháp vẫn chưa giảm,thậm chí cịn gia tăng Đặc biệt là tệ nạn buơn bán, xử dụng ma túy lan tràn cả vào trường học Đang lo ngại là tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp ngày càng gia tăng

Thực trạng trên đang gây mất an ninh trật tự, mất an ninh trong đời sống cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng xấu, gây áp lực lớn đối với cơng tác giáo dục

Đối với cơng tác giáo dục,thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo đức

và đời sống, phá hoại tác dụng và hiệu quả của giáo dục, nếu khơng ngăn chặn, xĩa

bỏ đựơc thì hậu quả rất nghiêm trọng bởi vì nĩ tạo ra những tiền đề cho các ảnh hưởng xấu từ bên ngồi dội vào, tạo nên những lệch lạc về ý thức, hành vi của một

số học sinh

Do đĩ phải chủ động , tích cực kết hợp giáo dục theo hướng giáo dục mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra chiến lược phát triển giáo dục

– đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH , trong đĩ cĩ nêu “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản

của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắm bĩ với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cĩ đạo đức trong sáng, cĩ ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cơng nghiệp hĩa –hiện đại hĩa đất nước; giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hĩa của dân tộc, cĩ năng lực tiếp thu tinh hoa văn hĩa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người việt Nam, cĩ ý thức cộng

Trang 6

đồng và phát huy tính tích cực của con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học

và cơng nghệ hiện đại, cĩ tư duy sáng tạo, cĩ kỹ năng thực hành giỏi, cĩ tác phong cơng nghiệp, cĩ tính tổ chức và kỷ luật, cĩ sức khỏe là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”

Vì những lẽ trên tơi thấy, việc giáo dục tồn diện học sinh là hết sức quan trọng và cấp bách Nhà trường phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động để giáo dục học sinh Muốn cung cấp cho xã hội những con người phát triển tồn diện thì ngay

từ trong nhà trường chúng ta phải đặc biệt chú ý đến những học sinh cá biệt, phải tìm

ra các nguyên nhân và biện pháp tích cực, để uốn nắn giáo dục để học sinh phát triển một cách tồn diện Vì thế tơi chọn đề tài “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TỰ

TÂN”, qua đĩ vừa để thể nghiệm những thu hoạch qua chương trình cơng tác Đội

TNTP Hồ Chí Minh, vừa gĩp phần tìm kiếm những biện pháp tối ưu để giáo dục học sinh, đặc biệt là một số học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tự Tân

III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề: “Một số biện pháp giáo dục

học sinh cá biệt của Tổng phụ trách Đội trường THCS Nguyễn Tự Tân”

Nghiên cứu vấn đề này qua các khách thể sau:

+ Giáo viên

+ Học sinh

+ Phụ huynh học sinh

2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu tại Trường THCS Nguyễn Tự Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Thời gian nghiên cứu: ba năm học 2009-2010; 2010-2011 và học kỳ I năm học 2011 – 2012

- Theo giỏi xếp loại đạo đức học sinh trong ba năm học: 2009-2010;

2010-2011 và học kỳ I năm học 2010-2011 – 2012

- Điều tra nắm bắt tình hình học sinh cá biệt, tìm hiểu nguyên nhân

- Đề xuất các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

3 Các phương pháp nghiên cứu:

3.1 Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế tình hình học sinh trong trường, chú ý quan sát những biểu hiện về hành vi và thái độ lệch lạc

Trang 7

3.2 Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát đối tượng, phân tích các dữ kiện

để xác định nguyên nhân

3.3 Phương pháp phỏng vấn: Qua trao đổi, trò chuyện với học sinh các biệt, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp để thu thập về hoàn cảnh gia đình, tâm

tư, nguyện vọng của học sinh để đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp

3.4 Phương pháp thống kê, so sánh: Bằng những số liệu thống kê, so sánh về nguyên nhân, những biểu hiện lệch lạc của học sinh để thấy rõ tầm quan trọng trong việc giáo dục học sinh các biệt

3.5 Phương pháp lý luận: Thông qua việc tham khảo sách báo, học tập kinh nghiệm của các nhà giáo dục học, trên cơ sở thực trạng học sinh cá biệt của nhà trường để xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp

3 Nguyên nhân:

* Qua điều tra tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện sai lệch của học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng: Một học sinh rơi vào tình trạng sai lệch có thể do rất nhiếu nguyên nhân, song cần phải xác định nguyên nhân nào là chủ yếu (nguyên nhân gốc rễ, xuất sứ) để có biện pháp xử lý

Sau khi sử lý các số liệu điều tra được chúng ta thấy một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Do ảnh hưởng từ sự giáo dục của gia đình:

+ Gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục ( gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có bố mẹ đi làm ăn xa )

+ Do phương pháp giáo dục của gia đình không phù hợp (quá nuông chiều hoặc quá khắc khe)

- Do bạn bè xấu lôi kéo

- Do sự giáo dục của nhà trường: Một số ít giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ít quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh

4 Giải pháp thây thế:

Nhằm đạt được kết qua cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh nói chung, giáo dục học sinh nói riêng, người giáo viên phụ trách công tác Đội TNTP

Hồ Chí Minh ở nhà trường cần áp dụng các biện pháp cơ bản sau:

4.1 Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa các tác động xấu của xã hội làm ảnh hưởng đến quá trình giáo dục của nhà trường

Trang 8

4.2 Vạch kế hoạch giáo dục, đề ra những yêu cầu giáo dục cụ thể đối với những đối tượng học sinh cá biệt trong trường, đề xuất cho lãnh đạo nhà trường ra những quyết định khen thưuởng, kỷ luật kịp thời đối với các em học sinh có tiến bộ

và những em vi phạm kỷ luật

4.3 Tổ chức tốt mối liên hệ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục học sinh theo mô hình sau:

- Lãnh đạo nhà trường

- Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

- Giáo viên chủ nhiệm

- Tổ chức tư vấn

-Tập thể học sinh

- Hội cha mẹ học sinh

- Tập thể Hội đồng giáo dục nhà trường

Mỗi thành viên trong tổ chức này hoạt động theo quy định thống nhất và phối hợp với nhau chặt chẽ và có nhiệm vụ, chức năng cụ thể như sau:

a) Lãnh đạo nhà trường: Điều hành chung toàn bộ kế hoạch giáo dục

b) Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ( TPT Đội): Có nhiệm vụ lên kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các nội dung ngoại khóa để tham mưu với lãnh đạo nhà trường để cùng tổ chức thực hiện hướng các em đến các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh như: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường nhằm mục đích cùng nhà trường và các đoàn thể giáo dục học sinh, đội viên phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chính vì vây, mà giáo dục ở tổ chức Đội luôn hướng đến những hoạt động bổ ích mang tính lành mạnh, vui chơi học hành, thiên về phòng ngừa, cảm hoá, nhằm giảm bớt nguy cơ, mầm móng, những hành vi

vi phạm đạo đức, pháp luật của các em Trong phạm vi đề tài này chỉ đề cập đến việc giáo dục đội viên, học sinh thông qua một số hoạt động cụ thể sau:

- Thứ nhất là giáo dục thông qua hình thức Hội trại nhân các ngày lễ lớn trong năm Tổ chức cắm trại cho thiếu nhi là hoạt động Đội có tính tổng hợp mang lại hiệu

Trang 9

quả giáo dục cao Trại nhằm thu hút đông đảo các em tham gia với sự tự nguyện đầy hào hứng, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho các em Thông qua hoạt động trại , giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cũng như sự tháo vát, nhanh nhẹn, phát huy ở các em khả năng sáng tạo, tự lực trong cuộc sống, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước …

- Thứ hai là giáo dục thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian nhằm rèn luỵên cho các em sự linh hoạt nhạy bén, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát huy trí tuệ,

cơ năng, hình thành phẩm chất tốt đẹp, giáo dục tính trung thực, thật thà, tinh thần đoàn kết… Lứa tuổi các em rất thích tham gia vào các hoạt động tập thể vui chơi, nhưng những trò chơi phải luôn hấp dẫn để tránh sự nhàm chán (chơi mà học, học

mà chơi ), các em biết vận dụng những kiến thức ở trường, ở lớp vào cuộc sống

- Thứ ba là giáo dục thông qua sinh hoạt ca múa hát tập thể Thông qua hoạt động này giáo dục các em tinh thần đoàn kết thân ái, gắn bó với tập thể, với cộng đồng, giúp các em năng động, nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai và quan trọng hơn là giáo dục các em ý thức thẩm mỹ, tinh thần “Mình vì mọi người”

- Thứ tư là tổ chức các buổi ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, tổ chức tham quan,

dã ngoại tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu các di tịch lịch sử, danh lam thắng cảnh qua

đó bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu và tuổi trẻ của mình để bảo vệ và xây dựng

Tổ quốc để cho các em có cuộc sống như ngày hôm nay…

Những hoạt động nêu trên là những hoạt động hấp dẫn lành mạnh, là vũ khí sắc bén để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả nhất, vì nó không những mang tính cảm hoá, phòng ngừa là chính mà nó còn thể hiện hình thức giáo dục tuân thủ đúng Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em Những hoạt động hướng thiện này, sẽ giúp các em ngày càng ngoan hơn, tốt hơn, chăm học hơn

Tổ chức mối liên kết giáo dục giữa các lực lượng trong và ngoài lớp

c) Giáo viên chủ nhiệm lớp:

Trang 10

-Là lượng lực nòng cốt, chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục của nhà trường về sự phát triển nhân cách của từng học sinh theo mục tiêu giáo dục

-Trực tiếp giáo dục, giúp đỡ học sinh cá biệt

d) Tổ chức tư vấn: Bao gồm một số giáo viên có uy tín cao, có nhiều kinh nghiệm giáo dục, góp phần hỗ trợ giáo dục học sinh

e) Tập thể học sinh: Là một tổ chức có khả năng tập hợp thu hút học sinh trong lớp tham gia các hoạt động giáo dục, dược sự cố vấn, lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp

g) Hội cha mẹ học sinh:

-Là chiếc cầu nối giữa gia đình và nhà trường trong công tác quản lí, giáo dục học sinh

- Có trách nhiệm giáo dục , nếu họ là nguyên nhân trực tiếp đến biểu hiện sai lệch của con em

-Tham gia phối hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục

h) Tập thể sư phạm:

- Tập thể cùng với giáo viên chủ nhiệm và tổ chức tư vấn tạo thêm sức mạnh tổng hợp tác động thống nhất đến đối tượng giáo dục

4.4 Đề ra nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh cá biệt:

- Làm thức tỉnh sự nhận thức các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, các quy định nội quy của trường, lớp

- Phê phán có phân tích các biểu hiện sai lệch trong nhận thức và hành vi

- Bồi dưỡng ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện

- Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, khơi dậy các mặt tích cực trong hoạt động các em

4.5 Tổ chức quá trình giáo dục ( học sinh cá biệt) bao gồm các bước sau đây:

- Bước 1: (chuẩn bị): Điều tra khảo sát đối tượng, xác định nguyên nhân và dự định biện pháp giáo dục

- Bước 2: Tổ chức các lực lượng tác động đồng thời lên đối tượng cần giáo dục Song song với quá trình đó có tổ chức kiểm tra, đánh giá

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Bảng thống kê danh sách học sinh cá biệt qua các năm học: - Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS
2. Bảng thống kê danh sách học sinh cá biệt qua các năm học: (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w