1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường học

19 2,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 349,13 KB

Nội dung

Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường họcChia sẻ: hathieudao | Ngày: 09062014Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường học” để hình thành lực lượng nồng cốt có năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác.

Trang 1

PHÒNG GD &ĐT LỆ THỦY

TRƯỜNG TH SƠN THỦY

SÁNG KIỀN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG

HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”

Họ và tên người thực hiện: Đỗ Văn Mỹ

Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Tháng 5/2013

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bậc học Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức

kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc giáo dục rèn

kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới Thông qua phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" (THTT-HSTC)

đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động và triển khai toàn ngành trong 4 năm qua Phong trào thi đua đã tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò và cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Một trong 5 nội dung hết sức quan trọng hiện nay của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Thiết nghĩ, đây là một nội dung thiết thực, gắn liền với các hoạt động giáo dục trong nhà trường Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu gia nhập từ bên ngoài, thế giới trên mạng internet Học sinh sống trong một xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục rèn luyện kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, hiếu động, dễ bị lôi kéo,…Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là vấn

Trang 3

đề cấp thiết Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn

xã hội; suy nghỉ và hành động tích cực; học tập tích cực…v.v Để giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chuyên biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường…Cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời

Điểm mới của đề tài là: Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực

tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể, được thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, học sinh dần tự trang bị cho mình các kĩ năng tự phục vụ, học tập hợp tác, phòng chống được một số dịch bệnh, các bạo lực học đường Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này Hình thành lực lượng nồng cốt có năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác

Với ý nghĩa đó trong thời điểm hiện tại là thích hợp, để tôi chọn đề tài

“Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Trang 4

nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân

thiện, học sinh tích cực” ở trường học

II PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong trường Tiểu học: Bao gồm học sinh các khối lớp, giáo viên Tổng

phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên biệt, nhân viên trong

trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong,

đội cờ đỏ học sinh làm cốt cán

Ngoài nhà trường: Các lực lượng Công an xã, Xã Đoàn, Xã Đội, Cán bộ

phụ trách Văn hóa -Xã hội, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội

cựu giáo chức và đặc biệt là Hội Cha mẹ học sinh

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1 Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với thực

trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp,

giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động

2 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến

lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường,

cơ quan ban ngành đoàn thể xã, của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài

3 Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống

giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý

tưởng hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn Nó giúp cho học sinh

có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, tránh được vi phạm tệ nạn xã hội

4 Đạt hiệu quả cao trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực”

5 Đạt được các mục tiêu của giáo dục, định hướng theo bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để khẳng định

chính mình

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

I TÌNH HÌNH TRƯỚC KHI CHƯA THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP MỚI

1 Thu thập và sưu tầm tài liệu tập huấn kỹ năng sống cho trẻ em

- Chỉ thị 40-CT/TW cuả Ban Bí thư nêu rỏ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu…là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò quan trọng ”

- Chỉ thị 40/2008-BGDĐT ngày 27/7/2008 v/v Phát động phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013

- Các văn bản chỉ đạo của SGD&ĐT; PGD&ĐT trong năm học

- Sổ tay THTT, HSTC –Bộ GD ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam 2010

- Tài liệu của Dự án Phòng chống buôn bán và bảo vệ trẻ em của Tổ chức cứu trợ trẻ em

- Tư liệu tổng hợp các bài viết về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên internet

2 Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường về những kiến thức cần thiết

- Tổ chức thực hiện qua các hoạt động cụ thể: HĐNGLL, ngoại khóa

- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm phong trào thi đua “Xây dượng

THTT-HSTC” và tìm ra những tác dụng thực tiễn:

+ Vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh + Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học

+ Phương pháp giáo dục rèn kỹ năng sống, đặc biệt lồng ghép trong các bộ môn: Đạo đức, HĐNGLL, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý

+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết

+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ… trong trường học

Trang 6

3 Tiến hành tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho đội cờ đỏ làm nòng cốt

- Phương pháp tổ chức các hoạt động tập thể

- Phương pháp, cách thức tuyên truyền giáo dục cho Liên đội

4 Tổ chức thông qua các hoạt động cụ thể: (HĐNGLL, Hoạt động ngoại khóa)

* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường:

- Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp

- Lồng ghép vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi

- Người thực hiện: Chủ yếu là BGH, TPT và đội cờ đỏ cốt cán đã được tập huấn

- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề, từng tuần, từng tháng

- Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ

- Hình thức truyền thông: Diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu phẩm, thông qua trò chơi

* Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các cuộc thi cấp trường

- Thời điểm tiến hành được gắn vào việc kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm

học: (2/9, tết Trung thu, 20/11, 22/12, tết Dương lịch, tết Nguyên đán…)

- Tìm đọc tài liệu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi Tiểu học

- Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh

5 Nghiên cứu thực tế:

- Khảo sát thực tế trong giáo viên, học sinh

- Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra

- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp

- Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh

Trang 7

II THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1 Đặc điểm chung của nhà trường

Trường thuộc địa bàn vùng ven, kinh tế hộ gia đình đa số là thuần nông, một số hộ kinh tế phụ thuộc vào con cái đi làm thuê, làm nghề tự do ở các thành phố lớn, có thu nhập không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con

em mình

Điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, mạng internet còn hạn chế Nhận thức của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, giáo viên trong trường, Hội cha mẹ học sinh, ban ngành đoàn thể xã chưa đúng mức

về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2 Thực trạng việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:

- Giáo viên cơ bản mới chú ý đến việc giáo dục chất lượng học sinh, tuy nhiên có một số ít giáo viên thiếu sự răn đe học sinh hoang nghịch, cách ứng xử

và giao tiếp trong cuộc sống

- Một số giáo viên chưa tích cực tổ chức phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện để học sinh học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau

- Kĩ năng giáo dục yêu cái đẹp, thực hành viết chữ đẹp chưa được chú ý

2.2 Đối với giáo viên dạy môn chuyên biệt:

- Giáo viên dạy các môn Đạo đức, HĐNGLL, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý chưa được tập huấn dạy học các bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Giáo viên chưa chú trọng rèn kĩ năng thực hành, chủ yếu hình thành trên lý thuyết

- Qua kiểm tra giáo án của các giáo viên dạy bộ môn ngoài Toán, Tiếng Việt thì có một số giáo án phần mục tiêu chưa thấy đề cập việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2.3 Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội:

Trang 8

- Qua kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, giáo dục lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem

trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn

- Nhà trường chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiển Phong tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này còn ít trong đó việc xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức

3 Nhận xét đánh giá chung thực trạng:

* Thuận lợi cơ bản:

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đặc biệt chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT Lệ Thủy

- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhất trí cao

- Học sinh cơ bản ngoan, lễ phép

* Hạn chế nhất định:

- Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về công tác giáo dục, ý thức tự giác chưa cao, thiếu tập trung học tập, kỹ năng diễn đạt trình bài trước đám đông còn rụt rè, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa Tinh thần và thái độ học tập học sinh chưa cao, còn nhiều học sinh lười học, các

em rất dễ bị kích động dẫn đến làm những việc riêng Nói chung kỹ năng sống của học sinh trong trường là chưa tốt, chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất của một học sinh bậc tiểu học là nền tảng cần phải có

- Thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh Nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa rõ nét

Trang 9

- Việc giáo dục học sinh yêu cái đẹp, viết chữ đẹp, làm các sản phẩm học tập còn hạn chế

4 Điều tra khảo sát, thống kê một số kĩ năng:

* Khảo sát: Một số kĩ năng tự phục vụ của HS lớp 1:

TSHS

Tự sắp xếp SGK vở đúng thời khóa

biểu Tự giác ngồi học bài ở nhà

Tự sắp xếp Cần người lớn

giúp giúp đỡ

Tự giác không cần nhắc nhở

Chưa tự giác, bố

mẹ phải nhắc nhở nhiều

SL % SL % SL % SL %

32 8 25,0 24 75,0 10 31,3 22 68,7

* Khảo sát lớp 3: Nội dung: “Thảo luận nhóm” qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH

TSHS

Thực hành thảo luận nhóm

Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách

ra khỏi nhóm

31 15 48,4 16 51,6

* Khảo sát lớp 4: Nội dung: “Điều hành cuộc họp lớp của lớp trưởng” qua quan sát HS thực hành cùng GVCN:

TSHS

Kỹ năng điều hành Biết cách, tự tin Chưa biết cách, còn rụt rè

Trang 10

* Khảo sát lớp 5A: Nội dung: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá HS:

TSHS

Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù

hợp Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi

30 16 53,3 14 46,7

* Qua các tiết dự giờ, kiểm tra công tác chấm chữa ở vở học sinh: Đa số học sinh chữ viết còn xấu, kĩ năng viết chưa đúng quy trình, bảo quản sách vở…chưa tốt

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1 Tổ chức đánh giá về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực”, trong đó chú trọng nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”

Qua đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2 Củng cố và kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng “THTT-HSTC”:

Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”: chú ý đến những cá nhân điển hình, có năng lực

tổ chức, giảng dạy, có những sáng kiến mới hay và tâm huyết với trẻ đưa vào thành viên Ban chỉ đạo

3 Xây dựng kế hoạch bổ sung:

- Nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể:

- Trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chiệu trách nhiệm xây dựng các trò chơi dân gian và triển khai đến tận học sinh

Ngày đăng: 03/07/2014, 23:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w