6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
3.6. Về ngôn ngữ
Tỷ lệ về bất đồng ngôn ngữ và văn hóa là cao nhất chiếm 31,6% có thể nói bất đồng ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất trong sinh hoạt cũng như trong công việc. Khi họ phải đi mua sắm ở những trung tâm của địa phương và làm việc cùng người địa phương “...Ngôn ngữ bất đồng gây trở ngại rất nhiều cho chúng tôi trong mọi việc, công việc chúng tôi phải tổ chức dạy tiếng Đài cho các lao động người Việt để sau này tiện làm việc, họ có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Đài Loan...”. (Nữ 31 tuổi, chưa kết hôn, trình độ học vấn Sau Đại Học, Trưởng Phòng).
Bất đồng ngôn ngữ cũng khiến nhiều lao động chỉ tạo được những mối liên hệ trong cộng đồng ngôn ngữ của mình. Một khi mạng lưới xã hội bị thu hẹp vì lý do ngôn ngữ sẽ là rào cản cho nhiều lao động di cư. “Tôi đã cố thử học tiếng Việt Nam của các bạn nhưng nó không dễ như tôi nghĩ”. (Nam 37 tuổi, đã kết hôn, trình độ học vấn Đại Học,Chủ quản).
Địa bàn nơi đến đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên môi trường làm việc cho lao động di cư. Các lao động di cư phải có những mối liên hệ không thể tránh khỏi với địa phương, dù đó có là hình thức quan hệ gì đi chăng nữa thì khó khăn hơn cả vẫn là bất đồng ngôn ngữ (54,7%). Trong một bài viết mới đây trên tạp chí Forbes, hai tác giả Jack Halpern - Giám đốc
65
điều hành công ty từ điển The CJK Dictionary Institute và Frankie Patman - nhà ngôn ngữ học của tập đoàn máy tính IBM, cho rằng: “ Trong bối cảnh các thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn của thế giới, rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn hàng đầu cần khắc phục”. [52] Chúng ta giao tiếp với xã hội bằng ngôn ngữ, thấu hiểu xã hội qua ngôn ngữ, chính vì lẽ đó mà các lao động di cư xuyên quốc gia thường bị phân biệt đối xử, bị những tổn thương về mặt thể chất cũng như tinh thần. Những giao tiếp của các lao động Đài Loan với người cư dân bản địa chủ yếu qua giao thương, buôn bán và công việc với người lao động bản địa. Môi trường mới đem lại nhiều thách thức hơn khi họ thiếu hiểu biết pháp luật nước sở tại, thiếu đi sự giúp đỡ của những người thân, thiếu đi sự tiếp xúc bên ngoài cộng đồng mà họ đang sinh sống. Địa phương nơi đến cũng là nơi hình thành nên những mạng lưới gắn kết, mạng lưới quan hệ xã hội giữa người Đài và người Việt. Biểu hiện lớn nhất đó chính là qua công việc, khi mà yếu tố ngôn ngữ được thu hẹp bởi các lao động người Đài làm chung với các lao động người Việt, những lao động người Việt đều giao tiếp bằng tiếng Đài Loan hoặc tiếng Anh. Nhưng khi tiếp xúc với bên ngoài thường có một sự nhầm lẫn do chính ngôn ngữ mang lại “Quan trọng hơn khi sống xa nhà tới một đất nước khác thì việc bất đồng ngôn ngữ cũng khiến chúng tôi khó tiếp xúc với người dân bản địa khi đi mua sắm’’. Rào cản ngôn ngữ khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc và cả những lựa chọn tình cảm khi cho rằng họ không có ý định kiếm bạn đời ở đây vì bất đồng ngôn ngữ văn hóa. Việc tiếp xúc với bên ngoài không được các cá nhân đề cao, nếu muốn đi chơi bên ngoài họ thường đi theo nhóm nhỏ của mình, để giảm thiểu những rủi ro do bất đồng ngôn ngữ văn hóa mang lại. Hầu hết các lao dộng di cư xuyên quốc gia thường sống tụ họp thành những cộng đồng nhỏ, dù quy mô lớn hay nhỏ, chính thức hay phi
66
chính thức thì ở đó họ thường gắn kết và giúp đỡ nhau vì cùng văn hóa và ngôn ngữ. Khoảng cách ngôn ngữ và nét văn hóa dân tộc đã khiến con người ta cảm thấy lạc lõng giữa lòng cộng đồng khác lạ, điều này khiến các lao động Đài Loan luôn gắn kết với nhau.
*Tiểu kết chương 3: Khép lại chương 3, có thể thấy được đời sống vật chất và tinh thần của các lao động Đài Loan khi làm việc tại Việt Nam. Họ có những thuận lợi của thu nhập cao, lao động hợp pháp mang lại. Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định khi di cư ngoài quốc gia, khi rào cản ngôn ngữ, văn hóa, thiếu thốn tình cảm, khó tiếp cận dịch vụ y tế,...vẫn là những vấn đề muôn thủa. Vì thế, cần hơn nữa sự gắn kết giữa các tổ chức, ban nghành có liên quan với các lao động di cư nói chung và đặc biệt là lao động Đài Loan nói riêng trong việc rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ văn hóa để những lao động di cư không cảm thấy cô độc trong hành trình ly hương của mình.
67
KẾT LUẬN
Vấn đề di cư là câu chuyện muôn thủa, đang được tất cả quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, di cư quốc tế càng trở nên quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của mỗi quốc gia, không một quốc gia nào đứng ngoài vấn đề di cư và cũng không quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được vấn đề này. Nhiều cơ chế song phương và đa phương đã được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quản lý di cư vì các mục tiêu phát triển. Thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép, đảm bảo di cư an toàn và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người di cư là nhiệm vụ của các quốc gia có người di cư.
Đối với những lao động di cư thì sức hút của những tiềm năng lớn về kinh tế, việc làm, cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình là động lực đẩy họ vào hành trình di cư. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình hội nhập các nước vào nền kinh tế thế giới. Đầu tư quốc tế diễn ra với quy mô ngày càng lớn, đa dạng và trong nhiều lĩnh vực vì nó mang lại nguồn lợi rất lớn cho cả nước đầu tư cà nước nhận đầu tư. Chính vì lẽ đó, trong bối cảnh đó Việt Nam đang tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới với nhũng nỗ lực trong tất cả các mặt. Trong đó thu hút đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam có những bước “chuyển mình” nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tình hình thực tế cho thấy nước ta rất cần những công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Dòng vốn FDI là một trong những đòn bẩy cho luồng di cư từ nước ngoài vào Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới thì điều này hết sức bình thường; song với nước ta, lao động tới nhập cư trong những năm gần đây mở đầu cho những mối quan tâm hướng nghiên
68
cứu mới. Tuy đối tượng nghiên cứu không được gọi là mới nhưng với khách thể mới thì sẽ có những cái nhìn riêng và chung của các lao động di cư.
Nghiên cứu chỉ tập trung mô tả cuộc sống của những lao động di cư Đài Loan khi sống và làm việc tại Việt Nam. Từ đó, rút ra những kết luận như sau:
- Lao động di cư Đài Loan là những lao động di cư hợp pháp, có tổ chức bảo lãnh cụ thể cho nên hầu hết họ đều được hưởng những quyền lợi cơ bản như của tất cả các lao động di cư hợp pháp khác như có hợp đồng lao động, được hưởng chế độ bảo hiểm, có chỗ ăn, ở riêng... Tuy nhiên chưa có tổ chức nào nói hết tiếng nói của những người lao động di cư tại đây, ở đây các lao động phải tự mình giải quyết các vấn đề khó khăn hoặc tìm tới sự giúp đỡ qua bạn bè quen biết.
- Lao động di cư Đài Loan làm việc trong lĩnh vực lao động gián tiếp là những lao động có trình độ học vấn cao, có độ tuổi chín chắn về tuổi đời cũng như tuổi nghề nhất định, họ tham gia dự án ở Việt Nam đa phần vì lí do công việc cộng thêm một số sức hút về thu nhập cũng như sở thích riêng của từng cá nhân. Điều này cho thấy rõ sự khác biệt giữa những dòng di cư chính thức và phi chính thức
- Với môi trường làm việc khắc nghiệt thì công việc chủ yếu dành cho đối tượng nam giới, lao động nữ Đài Loan chiếm tỉ lệ rất hiếm hoi cho nên hầu như còn thiếu việc quan tâm tới đối tượng yếu thế này. Các chương trình tổ chức chung cho các lao động di cư nhằm tạo nên sự gắn kết giữa những lao động dường như bị lãng quên.
- Mạng lưới di cư của người lao động Đài Loan chủ yếu là nằm trong những lao động cùng công ty với nhau hoặc có thêm những lao động địa phương, tuy nhiên, nó cũng bị đứt đoạn, tập trung theo tùng nhóm nhỏ mà không diễn ra tập trung với quy mô lớn.
69
- Rào cản ngôn ngữ - văn hóa, thiếu hiểu biết pháp luật sở tại, sinh hoạt đắt đỏ, ... là những khó khăn thường trực của mỗi lao động di cư ở đây nói chung và lao động Đài Loan nói riêng.
- Mặc dù khi làm việc ở đây họ nhận được nhiều ưu đãi tốt như lương cao, có ngày nghỉ giữa 2 tháng làm việc, có khu ký túc xá riêng dành cho người Đài Loan... nhưng do điều kiện khí hậu, ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng cộng thêm áp lực công việc... đã khiến nhiều lao động không muốn tiếp tục làm việc ở nơi đây. Một số còn mắc bệnh do khí hậu khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi và ô nhiễm tiếng ồn.
* Hạn chế của nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu nhằm vào đối tượng lao động nước ngoài nên người nghiên cứu gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và hiểu rõ hết nội dung trả lời của mẫu nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu chỉ tìm hiểu một phần nhỏ trong các nghiên cứu di cư, chưa phân tích được sâu nội dung nghiên cứu nghiên cứu chưa được sâu để làm nổi rõ các vấn đề.
- Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào nhóm đối tượng lao động chất lượng cao mà chưa có cái nhìn bao quát chung dành cho các nhóm đối tượng lao động khác nhau.
70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh (1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Tạp chí Xã Hội Học, Số 2- 1998, tr 16-17.
2. Đặng Nguyên Anh (1997), Về vai trò của di cư nông thôn- đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay, Tạp chí Xã Hội Học, Số 4- 1997.
3. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước- vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 4. Đặng Nguyên Anh (1998), Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi mới
kinh tế- xã hội của đất nước, Tạp chí Xã Hội Học, Số 1- 1998.
5. Đặng Nguyên Anh (2009), Di cư và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách, Báo cáo Hội thảo Di dân, Phát triển và Giảm nghèo, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, H.
6. Đặng Nguyên Anh (2005), Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa đất nước, Tạp chí Xã Hội Học, Số 2(90) – 2005, tr 25-31.
7. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư- Tổng Cục Thống Kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011, Phần I, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
8. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư- Tổng Cục Thống Kê (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011, PhầnII, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
9. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư- Tổng Cục Thống Kê (2014), Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài nhà nước giai đoạn 2006-2011, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
71
10. Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Cục Văn Hóa- Thông Tin Cơ Sở (2007), Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế( Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia), Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội.
11. Michel Bruneau (2009), Lưu động, di cư và nghèo khó ở Đông Nam Á, Lao động di cư ở Đông Nam Á- Khóa Học Tam Đảo 2009, tr 122.
12. Cục Lãnh Sự - Bộ Ngoại Giao (2001), Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài 2011, Hà Nội, tr.1.
13. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Hà Tĩnh (2012), Thuyết minh dự án bồi thường và giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án trọng điểm quốc gia “Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại khu kinh tế Vũng Áng”, Hà Tĩnh, tr.5.
14. Nhóm dịch giả Bùi Thế Cường- Đặng Thị Việt Phương-Trịnh Huy Hóa(2010), Từ Điển Xã Hội Học Oxford, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr. 355- 356
15. Nguyễn Văn Chính (1997), Biến đổi kinh tế xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn- đô thị ở miền bắc Việt Nam, Tạp chí Xã Hội Học, Số 2- 1997.
16. Nguyễn Văn Chính (1996), Vấn đề chợ lao động ở Hà Nội, Tạp chí Xã Hội Học, Số 2- 1996.
17. Mai Văn Cầm, Nguyễn Quang Tạo (2006), Đôi điều rút ra từ cuộc điều tra di cư 2004, Tạp chí Dân Số Và Phát Triển, Số 8-2006, tr 2.
18. Lê Hồng Duyên (2013), Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Văn Phòng Trung Ương Đảng, Hà Nội, tr 2.
72
19. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm – Chủ biên (2011), Từ nông thôn ra thành phố. Tác động kinh tế - xã hội của Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội, tr 28- 34.
20. Phạm Thị Hồng Điệp (2010), Quản lí nhà nước đối với lao động di cư trong qua trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thủ đô Hà Nội, Tạp chí Khoa Học Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh Doanh 26(2010). 21. Hà Việt Hùng (2006), Nguồn di cư và vấn đề chuyển đổi hành vi nguy
hiểm đối với sức khỏe, Tạp chí Dân Số và Phát Triển, Số 3-2006.
22. Trần Trọng Hựu (1998), Di dân tự do – một số vấn đề pháp lý cơ bản, Táp chí Nhà Nước và Pháp Luật, Số 10-1998.
23. Tương Lai (1998), Về di dân ở Việt Nam trong quá khứ và hiện nay, Tạp chí Xã Hội Học, Số 2-1998, tr 12.
24. Lê Thị Kim Lan- Chủ biên (2011), Lao động di cư ở nông thôn miền trung Việt Nam thời kỳ Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa, Nxb Đại Học Huế, Huế, tr 1-103.
25. Luật số 47/2014/QH3 của Quốc Hội ban hành về nhập cảnh và xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
26. Zai Liang và Michael White (1998), Di cư Trung Quốc, 1950 – 1980, phân tích sử dụng số liệu lịch sử và phương pháp ngược dòng thời gian, Tạp chí Xã Hội Học, Số 1- 1998.
27. Lê Quốc Lý, Lê Văn Cương(2008), Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, Số 24(440), 12-2008. 28. Veronique Marx và Katherine Fleischer – Chủ biên (2010), Di cư trong
nước – Cơ hội và thách thức đối với kinh tế - xã hội Việt Nam, Chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của Các Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
73
29. Nga My (1997), Di dân nông thôn- đô thị và nhà ở, một vấn đề xã hội,