Lý thuyết mạng lưới xã hội

Một phần của tài liệu Đời sống lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam ( Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 25)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu

1.1.2.3.Lý thuyết mạng lưới xã hội

Mạng lưới xã hội là cấu trúc xã hội được hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục,những mối quan hệ niềm tin, kiến thức và uy tín.

Đơn giản hơn, mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất định. Thông qua sự tiềm ẩn trong những mối liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối liên hệ đó. Mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm mục đích nhất định [1, tr. 16].

Đồ thị những mối quan hệ xác định, các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. Mạng lưới xã hội có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội – giá trị mà các cá nhân có được từ mạng lưới xã hội.

Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận liên quan đến các nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội. Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận mới với công cụ nghiên cứu được xây dựng trên 4 định đề cơ bản:

- Các cá nhân cá thể hoá trong các mối quan hệ

- Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các hệ thống các mối quan hệ.

- Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó.

24

Theo Antony Giddens, tác giả biểu trưng cho trường phái lý thuyết tái cấu trúc cho rằng mạng lưới xã hội: là khuôn mẫu các quan hệ xã hội trong một tập hợp dân số của các chủ thể hành động xã hội.

Áp dụng lý thuyết mạng lưới xã hội, chúng ta có thể biết việc tổ chức quá trình di cư nằm trong mạng lưới chính thức hay phi chính thức, các mối quan hệ giữa các lao động Đài Loan với nhau hay là với các lao động khác, sự hỗ trợ giữa các lao động di cư với nhau hình thành nên mạng lưới phi chính thức.

Một phần của tài liệu Đời sống lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam ( Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 25)