6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
2.1.4. Nguyên nhân di cư
“Nhân tố kinh tế mà trước hết là thu nhập và việc làm vẫn là động lực chính thúc đẩy quá trình di dân lao động” [6, tr.25]
Ernest Ravenstein người đặt nền móng cho lí thuyết di cư cho rằng thực chất di cư xảy ra do sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các khu vực, do
35
quá trình công nghiệp hóa và phát triển thương mại. Di cư được điều khiển bởi quá trình đẩy hút (push-pull). Nơi diễn ra quá trình đẩy cư dân ra khỏi khu vực cư trú chính là nơi có điều kiện không thuận lợi như thuế cao, sự bất công của luật pháp chẳng hạn. Trong khi đó, ở những nơi khác đang tồn tại những điều kiện thuận lơi hơn sẽ hút lực lượng này rời khỏi quê hương của họ.Điều này phù hợp với mong đợi của con người về một cuộc sống tốt hơn và họ sẽ sẵn sàng di chuyển tới những nơi ở mới có điều kiện cải thiện đời sống như thu nhập, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ sẵn có chẳng hạn.[24, tr. 5-6]
Chúng ta vừa điểm qua nhân tố kinh tế mà E.Ravenstein nhắc tới trong nghiên cứu của mình để nói tới động lực di cư của các lao động, điều đó cũng dễ hiều khi chúng ta ai cũng mong có một cuộc sống tốt hơn cho chính bản thân và người thân của mình. Các nghiên cứu về các lao động trước đây cho thấy yếu tố quyết định di cư nổi rõ lên có điểm chung về mối quan tâm thu nhập nhưng các yếu tố khác thì không hẳn giống nhau. Trong nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát hiện xã hội đã chỉ ra những động lực chính cho việc di cư của các lao động từ nông thôn ra thành thị: “Hơn một nửa số người di cư rời quê hương lên thành phố do họ không hài lòng với công việc và mức thu nhập ở quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Cứ bốn người di cư thì có một người đi do gia đình thiếu đất canh tác và/hoặc thiếu việc làm hay thất nghiệp lâu năm. Kết hợp các lý do này lại thì ta có thể thấy nguyên nhân kinh tế giải thích cho 80,0% việc di cư, do đó cần được xem xét như là động lực chính hay là mục đích chính của việc di cư.Xếp thứ hai ngay sau lý do kinh tế là giáo dục, với 13,3% tổng số người di cư ra thành phố để học tập. Rõ ràng giáo dục không chỉ là một yếu tố của chọn lọc di cư như đã nêu ở trên mà còn là nguyên nhân trực tiếp của di cư. Thực tế thì nhiều người di cư sau khi học xong đã quyết định ở lại để sống và làm việc ở thành phố chứ không trở lại quê hương, khi khoảng cách về cơ hội và điều kiện
36
sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng.Các lý do di cư khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, bao gồm các vấn đề gia đình (hôn nhân, đoàn tụ gia đình, sống với người thân) chiếm 3,5%. Một số ít người (gần 3,0%) di cư do bị thu hút bởi lối sống đô thị.Từ Nông Thôn Ra Thành Phố ngày càng gia tăng. Các lý do khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, bao gồm các vấn đề trong gia đình (hôn nhân, đoàn tụ gia đình, sống với người thân) chiếm 3,5%. Một số ít người gần 3,0% di cư với lí do bi thu hút bởi lối sống đô thị” [19, tr. 28]
Nhưng cũng không phải như thông thường chúng ta chỉ xét vấn đề kinh tế mà còn những yếu tố khác. Với các lao động Đài Loan thì sao? Họ có khác gì với những nguyên nhân di cư chúng ta thường thấy?
Biểu đồ 2.5: Lý do di cư của các lao động Đài Loan (Đơn vị: %)
Các nghiên cứu của Harvey B. King có phần nào đó tương đồng với những kết quả nghiên cứu đối với lao động Đài Loan. Lao động di cư là một bộ phận của di cư hướng tới mục đích tìm việc làm và thu nhập. Trong các công trình nghiên cứu của ông di cư diễn ra theo quy luật như sau: dòng người di chuyển chỗ ở thường hướng từ vùng có mức tiền thấp, lỷ lệ thất nghiệp cao đến mức đến những vùng có mức tiền công cao và tỷ lệ thất
37
nghiệp thấp. Xu hướng chung là người di cư tìm cách giảm thiểu tối đa khoảng cách di chuyển ở mức có thể. [24, tr. 8].
Lý do hàng đầu không phải là kinh tế như chúng ta thường nghĩ mà là yếu tố bắt buộc từ công việc. Có 37,4% , tỷ lệ cao nhất trả là do công ty cử sang, 18,4% là do lực hút về thu nhập cao hơn ở bên Đài Loan, 17,2% với lí do là thay đổi môi trường làm việc, số còn lại là 10,3% là các yếu tố khác bao gồm mong muốn kết hôn, và số ít phần trăm còn lại là các nguyên nhân muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, môi trường tự nhiên phù hợp hơn, chế độ ưu đãi tốt, công ty mời sang..
Công ty cử sang: Di cư theo hợp đồng công ty hay theo dự án là luồng di cư không mang tính tự phát như các loại di cư chúng ta thường biết. Mà là loại di cư có tính tổ chức rõ rệt phân theo chức năng nhiệm vụ, dự án Formosa có 900 lao động người Đài Loantrong đó 1/3 là đội ngũ thi công, giám sát công trình xây xong sẽ về Đài Loan; 2/3 là nhân viên vận hành máy. [54] Các điều khoản kí kết trong hợp đồng với người mới thì việc sang Formosa để làm việc lấy kinh nghiệm là điều khoản bắt buộc còn với người đã làm trong công ty lâu năm thì ngoài tính chất công việc thì họ cũng có sự lựa chọn trong việc kí kết làm ở Formosa trong bao lâu, tùy thuộc vào điều kiện và mong muốn cá nhân. Dự án đang ở trong giai đoạn 1 nên việc cử các lao động tay nghề cao, có năng lực tốt sang Việt Nam làm việc là điều kiện cần và đủ để hoàn thành tốt dự án.
Thu nhập cao: Kinh tế là lý do thường thấy trong mọi hoạt động di cư, lực hút kinh tế là động lực cho mọi hoạt động lao động, sự hấp dẫn của thu nhập cũng như các chế độ ưu đãi là tiền đề cho các lao động Đài Loan tự nguyện đến với Formosa ở Việt Nam. Mục đích kinh tế được xem là quan trọng đối với mọi đối tượng kết hôn hay chưa kết hôn, đơn giản bởi vì trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với chính gia đình của mình để tất cả có
38
một cuộc sống tốt hơn. Chính điều đó đã thúc đẩy tiến trình di cư và quyết định di cư của các cá nhân. Vấn đề ở đây là họ là những lao động trình độ khá cao nên mọi quyết định di chuyển được họ tính toán thiệt hơn rõ ràng. Ở Đài Loan họ đã có việc làm, đã có thu nhập ổn định, nếu sang Việt Nam họ phải chịu nhiều khó khăn trong công việc cũng như môi trường sống, tuy nhiên, sức hấp dẫn của kinh tế là lực hút khó cưỡng lại.
Thay đổi môi trường làm việc: Là mong muốn của cá nhân, đơn giản là họ muốn thử nghiệm ngay từ quá trình ban đầu của dự án. Hay nói đúng hơn, khi người ta không quá đặt nặng vấn đề kinh tế thì những sở nghiệm của cá nhân lại được đề cập ở đây. Chính vì lẽ đó, lí do này được xếp thứ tự ưu tiên thứ 3. Còn với các lí do như thăng tiến trong nghề nghiệp, chế độ ưu đãi của tập đoàn, môi trường thích hợp, mong muốn kết hôn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nên những điều này được gói gọn trong những lực hút thiên về mong muốn của cá nhân nhiều hơn.
Nhìn qua, có thể thấy nổi bật các bước tiến di cư của các lao động Đài Loan. Qua đó, để thấy một sự khác biệt rõ rệt khi so sánh các nguyên nhân di cư thông thường mà chúng ta thường thấy như thất nghiệp, nghèo... mà ở đây là nhưng người có trình độ học vấn cao, đã có nghề nghiệp và kinh tế khá ổn định. Chính vì thế, quyết định ly hương để sang đây làm việc rất khác biệt.
Thêm một điểm nhấn khi đi phân tích những nghiên cứu của các lao động di cư trong nước, thì hầu hết người ảnh hưởng tới các quyết định di cư là những người thân trong gia đình (vợ, con, bố mẹ), bản thân người lao động di cư chịu tác động nhiều chiều khi họ quyết định ly hương. “...Nhìn chung, phần lớn người di cư để cải thiện điều kiện sống và làm việc của họ, không phải vì họ không có việc làm. Mặc dù người di cư chủ yếu di chuyển vì lý do kinh tế, thất nghiệp ở nơi xuất xứ không phải là một lý do chính cho việc di chuyển. Hầu hết người di cư đang làm việc trước khi di chuyển. Dưới 10 phần
39
trăm nói rằng lý do chính cho việc di chuyển là do họ không thể tìm được việc làm trong nơi ở của mình. Hầu hết những người di chuyển trong phạm vi Việt Nam không đưa ra quyết định để di chuyển chỉ của mình. Quan hệ gia đình mạnh mẽ có nghĩa là các thành viên khác trong gia đình đóng một vai trò quan trọng trong quyết định để di chuyển. Sự tham gia của các thành viên gia đình trong quyết định để di chuyển cũng có thể được dự kiến vì di cư cung cấp nguồn tài nguyên có giá trị cho gia đình. Khoảng hai phần ba nam giới và 80 phần trăm phụ nữ di cư báo cáo rằng những người khác đã tham gia vào quyết định của mình để di chuyển...” [48, tr. 11]
Sự tương đồng có thể nhìn thấy được ở các lao động Đài Loan khi người ảnh hưởng tới quyết định di cư cũng chính là bản thân họ, vợ/con, bố/mẹ. Tuy nhiên, với các lao động tay nghề cao với độ tuổi khá chín chắn về tuổi đời thì các lựa chọn đều do họ tự quyết định. Chính vì lẽ đó, qua khảo sát cho thấy có tới 53,2% là do bản thân quyết định cho lần di cư này, 15,1% là do chịu sự ảnh hưởng từ người vợ, 6,9% ảnh hưởng từ bố mẹ và 6,3% chịu tác động từ con cái. Số ít còn lại là do bạn bè rủ làm cùng, người thân khác trong gia đình cũng tạo nên ảnh hưởng tới quyết định di cư của họ.
Bảng 2.1: Mối tương quan giữa tình trạng hôn nhân với lý do di cư của các lao động Đài Loan ( Đơng vị: %)
Tình trạng hôn nhân ………. Lý do di cƣ
Đang có vợ Chƣa có vợ Ly hôn, góa, ly thân
Công ty cử sang 47,6 62,7 50,0
Thay đổi môi trường làm việc
40
Mong muốn làm giàu 4,8 0,0 0,0
Môi trường tự nhiên phù hợp
3,2 2,0 0,0
Mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp
3,2 5,9 0,0
Thu nhập cao 27,0 23,5 50,0
Chế độ ưu đãi tốt 6,3 9,8 16,7
Công ty mời sang 7,9 5,9 0,0
Khác 9,5 23,5 0,0
Có thể nói, đối với nam giới hôn nhân ít có khả năng hạn chế khả năng di cư, mặc dù họ là người có gia đình,con cái thì việc di cư sẽ có nhiều vướng bận hơn những đối tượng chưa kết hôn. Có thể nói hôn nhân có tác động hai chiều tới khả năng di cư, một mặt những người sau khi kết hôn thường gắn bó với gia đình và con cái, mặt khác, nhu cầu hỗ trợ kinh tế cho gia đình là động cơ di cư. [1, tr. 16].
Bên cạnh đó, khi chúng ta nhìn vào tình trạng hôn nhân với lý do di cư cũng có thể hiểu những thành phần chưa có vợ với độ tuổi đang còn trẻ dưới 30, số lượng này chiếm đa số là người mới vào làm việc nên việc công ty cử sang thì đa số sẽ rơi vào đối tượng này. Còn với thành phần có vợ nằm khoảng tuổi từ 30 đến 50 với công việc ổn định ở tập đoàn Formosa Đài Loan nên việc công ty cử sang chỉ nằm ở thứ yếu vì bên cạnh đó còn có quyết định của cá nhân. Số còn lại trên 50 tuổi thì xét trong tổng thể ít nhưng mà việc
41
công ty cử họ sang đây làm việc mang tính chất tự nguyện vì lực lượng chủ yếu là chuyên gia cấp cao hoặc giữ chức vụ lớn trong công ty nên đôi lúc vì tính chất công việc, đam mê nghề nghiệp nên họ quyết định sang Việt Nam. Nhưng xét về tình trạng hôn nhân thì lí do này được xếp ngang hàng với lí do thu nhập cao ở cả thành phần có vợ và chưa có vợ và cả ly hôn, góa.... Bản thân những lao động người đài Loan ý thức được rằng những thử thách trong công việc họ phải đối mặt ở tại một quốc gia khác.
Tình trạng hôn nhân của các lao động di cư ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định công việc cũng nhu trong cuộc sống của họ. Đơn giản bởi vì khi đã kết hôn họ phải chịu thêm nhiều trách nhiệm hơn hay cả khi chưa kết hôn thì những tiền đề kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư của chính họ.
Thông tin để các lao động biết đến dự án Formosa ở Việt Nam được cung cấp nhiều chiều khác nhau, nhưng nhìn chung là các nguồn mang tính chính thống. Đối với các lao động di cư đơn lẻ, không hợp pháp hoặc di cư đơn lẻ hợp pháp... thì trong bài viết “Đôi điều rút ra từ cuộc điều tra dân số 2004” của Mai Văn Cầm – Nguyễn Quang Tại cũng chỉ ra điểm khác biệt đối với di cư có tổ chức hợp pháp rằng “ Trước khi di chuyển, người di cư thường có thông tin về nơi đến từ người thân và bạn bè cung cấp (mạng lưới không chính thức). Rất ít người di cư nhận được thông tin từ các nguồn chính thức của nhà nước hoặc các cơ sở giới thiệu việc làm tư nhân. Đa số người di cư cùng kết hợp với gia đình hoặc bạn bè khi ra quyết định di chuyển. Một tỷ trọng lớn người di cư đã di chuyển cùng gia đình. Dưới 40,0% số người di cư di chuyển một mình.”. [17, tr. 2]
42
Bảng 2.2: “Con đường” để các lao động di cư Đài Loan tiếp cận với thông tin dự án Formosa
Biết tới dự án Formosa Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đã từng sống ở đây 1 0,5
Trước đây đã đến thăm 13 6,3
Qua người thân giới thiệu 9 4,3
Qua bạn bè giới thiệu 27 13,0
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng 62 30,0
Qua cơ quan giới thiệu việc làm của nhà nước
7 3,4
Qua cơ quan giới thiệu việc làm của tư nhân 10 4,8 Qua công ty/ Ông chủ/ Người sử dụng lao
động
78 37,7
37,7% số người trả lời họ biết đến dự án qua công ty chính ký kết với họ (tức là công ty Formosa). Điều này cũng dễ hiểu, khi mà đa số lực lượng lao động sang Việt Nam đang làm việc trong tập đoàn Formosa ở Đài loan. Vậy nên, việc các thông tin được công ty cung cấp đầy đủ cho nhân viên của mình qua các kênh khác nhau như áp phích, trên phương tiện truyền thông đại chúng, các văn bản chính thức gửi xuống các phòng ban khác nhau. Chính vì lẽ đó, mà tỉ lệ 30,0% người trả lời là họ được biết đến qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhau. Xét thêm tỉ lệ 13,0% kênh thông tin từ bạn bè, điều này thường rơi vào trường hợp các lao động mới vào làm hoặc mới kí kết
43
hợp đồng. Việc chia sẻ thông tin bằng các mối quan hệ xã hội đã hình thành những mối liên hệ gắn chặt và có thể hình thành những mạng lưới theo nhóm. Những người quen biết nhau ở bên này khi qua Việt Nam có thể hình thành nên những mạng lưới nhóm riêng của họ. Điều này, thể hiện được sự kết nối từ nhiều luồng khác nhau với mục đích chung đó là làm việc và sinh sống ở Việt Nam trong khoảng thời gian nhất định mà họ mong muốn.