6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
1.2.1. Địa bàn huyện Kỳ Anh và Khu kinh tế Vũng Áng
1.2.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Kỳ Anh
Kỳ Anh là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 56km.
- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên - Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. - Phía Tây giáp huyện Hương Khê. - Phía Đông giáp biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 105.845,19 ha, chiếm 17,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 32 xã và thị trấn theo địa giới hành chính. Dân số 172.738 người, lao dộng 88.840 người. Với vị trí vị trí tốt, Kỳ Anh có những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:
- Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước mặt dồi dào, địa hình đa dạng, là những điều kiện quan trọng cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.
- Tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình là điều kiện thuận lợi cho việc mở mang giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là sau khi được Thủ
25
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình (6/2014).
- Tiếp giáp với biển Đông có chiều dài bờ biển hơn 62km đó là lợi thế của huyện trong việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và giao thông đường thuỷ.
- Quốc lộ 1A chạy dọc huyện cùng với các tuyến đường liên huyện đã tạo thuận lợi hơn cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.
- Là một huyện có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên, đất đai, có nguồn lao động dồi dào với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời. [39, tr. 5-6]
1.2.1.2. Khu kinh tế Vũng Áng
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo quyết định số 72/2006/QĐ- TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi, lưng tựa vào Núi, mặt hướng ra biển Đông, cách Thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60 km về phía Bắc, có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 25 vạn tấn; KKT Vũng Áng nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây rất thuận lợi cho sự phát triển.
Khu kinh tế Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triển công nghiệp và đô thị. Mặt khác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một địa hình đa dạng phong phú, có điều kiện cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch biển.
26
Từ khu kinh tế Vũng Áng theo đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có thể giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước, theo đường Quốc lộ 8A và 12 kết nối với đường Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu Cầu Treo và Cha Lo. Đây là tuyến đường ngắn nhất từ cảng biển Việt Nam đến các vùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện rất thuận lợi cho mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực. Từ cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu; đây cũng là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Khu kinh tế Vũng Áng là một trong năm khu kinh tế ven biển trọng điểm được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015, được Chính phủ quy hoạch phát triển các ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lược quốc gia bao gồm: Khu liên hợp luyện gang thép công suất 22 triệu tấn/năm; Trung tâm Nhiệt điện 6.200MW; Cảng nước sâu công suất 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm vào năm 2020; Trung tâm lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm; tổng kho ga xăng dầu và khí hóa lỏng phục vụ khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam và nước CHDCND Lào. Cảng nước sâu cảng Vũng Áng - Sơn Dương được xây dựng cho tàu có trọng tải 300.000 tấn cập cảng; quy hoạch của cảng gồm có 59 cầu cảng đã triển khai xây dựng 18 cầu cảng đã bắt đầu đi vào khai thác. Từ cảng Vũng Áng - Sơn Dương theo tuyến hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới.
Đến nay Khu kinh tế Vũng Áng đang phát triển sôi động với trên 350 doanh nghiệp đã được cấp đang ký kinh doanh và chứng nhân đầu tư với số vốn trên 16 tỷ USD. Hiện nay đang triển khai các dự án lớn về luyện thép, nhà máy nhiệt điện, hệ thống cảng nước sâu. Đây là điều kiện thuận lợi tạo động lực cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ phát triển. Đầu tư sản xuất các sản phẩm từ thép, các ngành cơ khí chế tạo, khuôn đúc, sản phẩm
27
hàng tiêu dùng phục vụ văn phòng và gia đình; phát triển công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu tại khu kinh tế Vũng Áng sẽ có nhiều lợi thế do có nguồn nguyên liệu, điện, nước tại chỗ, chi phí vận chuyển hợp lý và có Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu.
Trong tương lai, KKT Vũng Áng Khu kinh tế Vũng Áng sẽ trở thành Trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất Việt Nam với các ngành: luyện thép lớn nhất, điện lực lớn nhất, cảng biển sâu nhất và nhiều bến cảng nhất. Đây cũng sẽ là một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả, có tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hoạt động chính là: dịch vụ cảng biển nước sâu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, phát triển văn hóa và xã hội bền vững với môi trường sinh thái, có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư, du khách và người dân.[49].
1.2.2.Dự án Formosa
Dòng vốn FDI (dòng vốn đầu tư trực tiếp 100% từ nước ngoài, sẽ do doanh nghiệp người nước ngoài đứng ra quản lí), trong những năm gần đây cho thấy tốc độ của dòng vốn này đang đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng nhanh. Điều này để nói lên rằng thị trường Việt Nam là một nơi có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình kinh doanh mới này.
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Dự án Formosa) được khởi công đầu tháng 7/2008. Đây là dự án có quy mô lớn, dự án đi vào khai thác sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Tĩnh, làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng, thúc đẩy nền công nghiệp của Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Dự án do tập đoàn Formosa Formosa (một tập đoàn lớn của Đài Loan) làm chủ đầu tư với nguồn vốn giai đoạn I là 9,996 tỷ USD, gồm Khu gang thép và cảng nước sâu.
28
Theo dự kiến, khi đi vào hoạt động, khu liên hợp gang thép trở thành một trong những liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp khoảng 7,5 triệu tấn thép mỗi năm, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động.
Trong giai đoạn 2, Formosa dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD để nâng công suất nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm và công suất cảng lên 60 triệu tấn/năm, tàu có trọng tải từ 200.000 đến 300.000 tấn có thể vào cảng Sơn Dương.
29
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC XÃ HỘI VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN Ở VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học - xã hội của lao động di cƣ Đài Loan
Lao động di cư Đài Loan với nét đặc trưng về nhân khẩu – xã hội khác biệt, văn hóa người Đài Loan là một sự pha trộn của nhiều dòng khác nhau, kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và các màu sắc màu đến từ Phương Tây [57]. Với những nét đặc trưng riêng thì các lao động Đài Loan sẽ có những phong cách sống riêng, những bản sắc văn hóa riêng. Điều này hình thành nên bức tranh sống động pha trộn giữa các nền văn hóa với nhau giữa các lao động di cư tại dự án Formosa Việt Nam và cũng ảnh hưởng tới hành vi và nhận thức thế giới quan bên ngoài của họ khi sống và làm việc tai một quốc gia khác.
2.1.1. Độ tuổi và hôn nhân
Số liệu từ mẫu khảo sát cho thấy, lao động Đài Loan ở Formosa hầu hết ở các độ tuổi trung bình từ dưới 30 đến 50 và chủ yếu là nam giới . Với đặc thù công việc nên việc tuyển chọn nam giới đang độ tuổi lao động ổn định về mặt chuyên môn và cuộc sống. Có 44,2% lao động dưới 30 tuổi và 51,7% lao động từ khoảng tuổi 30-50 và số rất ít còn lại là trên 50 chỉ chiếm 4,2%. (Xem biểu đồ 2.1)
Vì đề tài tập trung khảo sát nhóm lao động gián tiếp, nên với độ tuổi lớn trên 50 hầu hết là những người giữ chức vụ quan trọng trong công ty. Bên cạnh đó, việc tuyển nam giới là chủ yếu ngoài đặc thù công việc thì việc họ không vướng bận việc gia đình nhiều như phụ nữ chính là yếu tố chính mà dự án đưa các lao động nam sang Việt Nam.
30
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của lao động di cư Đài Loan (Đơn vị: %)
Vì lao động Đài Loan ở độ tuổi trung bình từ dưới 30 đến trên 50 tuổi nên hầu hết họ đều ở trong độ tuổi trưởng thành về tuổi nghề và chín muồi về độ tuổi kết hôn. Theo kết quả điều tra trong 120 người thì có 63 người đã kết hôn, 51 người chưa kết hôn và 6 người trong tình trạng ly dị, góa. Nhưng số lượng lao động trong độ tuổi kết hôn nhưng chưa lập gia đình vẫn chiếm số lượng khá đông đảo, điều này chứng tỏ rằng việc nam giới đầu tư cho sự nghiệp của họ trước khi tiến tới hôn nhân là tâm lý chung của đa số nam giới hiện nay.
2.1.2. Trình độ học vấn, vị trí việc làm của lao động Đài Loan
Xét về phương diện trình độ học vấn thì các lao động Đài Loan tại khu công nghiệp Formosa có trình độ khá cao khi qua phân tích số liệu cho thấy có tới 61,7% lao động có trình độ sau đại học, 35% lao động có trình độ đại học và số ít còn lại chiếm 3,3% trình độ cao đẳng. (Xem biểu đồ)
31
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của lao động di cư Đài Loan (Đơn vị: %)
“…Bên cạnh tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục là một chiều cạnh khác cho tính chọn lọc của di cư. Các nghiên cứu di cư luôn chỉ ra rằng trình độ học vấn của người di cư thường cao hơn người không di cư… Di cư không phải sự lựa chọn của những người nghèo nhất hay khó khăn nhất. Khả năng di cư đòi hỏi một số vốn con người và xã hội nhất định, trong đó giáo dục là một vốn quan trọng. những người có trình độ học vấn cao hơn thường mong muốn chuyển đến một xã hội chất lượng hơn, vì vậy thường có khuynh hướng di cư để cải thiện hiện trạng kinh tế và xã hội của mình...”[ 19, tr. 34].
Số liệu khảo sát cho thấy, các lao động Đài Loan sang đây cũng làm với nhiều vị trí khác nhau, đa dạng ngành nghề song hầu hết đều nắm giữ chức vụ quản lí các lao động Việt Nam, điều này cũng cho thấy sự tương quan giữa trình độ học vấn và vị trí công việc mà các lao động Đài Loan nắm giữ. Chiếm số lượng cao nhất là vị trí chủ quản 54,8% ( tên gọi này được hiểu là xếp của các lao động địa phương vừa mang hình thức là người quản lí vừa mang ý nghĩa là các lao động người Đài Loan), 11,7% giữ chức vụ trưởng
32
phòng. 11,7% giữ chức vụ xưởng trưởng, 8,3% là chủ ban, 6,7% khác và 5,8% công nhân. “Các lao động trẻ người Đài Loan sang đây mặc dù ở bên kia họ chưa giữ chức vụ gì thì sang đây cũng được gọi là Chủ quản”. (Nam 32 tuổi, trình độ Sau Đại Học, đã kết hôn, Chủ Quản2).
Biểu đồ 2.3: Vị trí việc làm của lao động di cư Đài Loan tại Formosa Việt Nam (Đơn vị: %)
Theo điều tra cho thấy hầu hết lao động người Đài Loan là lao động trí óc, có chuyên môn cao. 37,7% số lao động được tiếp cận với công việc ở dự án Formosa qua các kênh chính thống từ tập đoàn Formosa ở Đài Loan, 30,0% qua các phương tiện truyền thông đại chúng, 13,0% qua bạn bè giới thiệu... Điều này cho thấy việc di cư ở đây hầu như không phải là di cư tự phát và dần hình thành nên mạng lưới giữa các lao động Đài Loan khi họ tới sống và làm việc tại một đất nước khác.
2.1.3. Hợp đồng lao động
Với các lao động người Đài Loan hầu hết là các chuyên gia giám sát và vận hành máy họ được kí kết hợp đồng lao động. Tổ chức IOM định nghĩa
33
rằng hình thức Lao động di cư theo tạm thời (Temporary migrant) thì những người lao dộng lành nghề, bán lành nghề hoặc chưa qua đào tạo ở lại nước tiếp nhận trong khoảng thời gian xác định được ghi trong hợp đồng lao động đối với một cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ ký kết với một doanh nghiệp. [34, tr.116]
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ kí kết hợp đồng lao động của lao động di cư Đài Loan
Nhìn qua biểu đồ chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động trong 120 người thì có 118 người trả lời có ký kết hợp đồng chiếm tỷ lệ 98,3% chỉ có 2 người trả lời không ký kết với lí do vừa mới sang, đang vướng mặc một số giấy tờ trong hợp đồng chưa thỏa thuận xong. Dòng di cư mang tính hợp pháp được hiểu như là dòng di cư chính thống khác với dòng di cư mang tính tự phát của cá nhân hay nhóm nhỏ. Đơn giản là khi chúng ta nhìn nhận tổng thể thì dòng vốn FDI đổ vào dự án Formosa đã tạo ra một luồng di cư hợp pháp theo loại hình dự án. IOM cũng định nghĩa rằng người lao động theo dự án (Project- tied worker) nghĩa là người lao động di cư được chấp nhận vào một quốc gia trong một thời gian xác định chỉ để làm việc cho một dự án cụ thể do người chủ sử dụng thực hiện ở quốc gia đó (Điều 2 (2) (f),
34
công ước quốc tế năm 1990 về bảo vệ quyền người lao động di cư và thành viên gia đình họ )[34, tr. 87]
Nói tới loại hình di cư chúng ta có thể xét qua nhiều khía cạnh khác nhau. Việc các lao động Đài Loan di cư tới đây làm việc, xét về góc độ công việc thì họ thuộc diện di cư chính thống được nơi đi và nơi đến chấp thuận và đồng thời cũng có sự giúp đỡ về mặt pháp lý. Xét theo hình thức khoa học thì đây được gọi là di cư theo con lắc khi thời gian đi và về của họ được sắp xếp cố định. “Chúng tôi 2 tháng được về nhà một lần mà một lần về như thế là 9 ngày” (Nam 42 tuổi, chư kết hôn, trình độ sau Đại học, chức vụ Trưởng phòng). Hai tháng được về nhà một lần, còn các ngày lễ lớn như tết nguyên đán thì cũng không được tính vào ngày nghỉ lễ. Hầu như họ không được nghỉ lễ và chỉ được hưởng kỳ nghỉ như nêu trên. (một lao động Đài Loan mới làm việc ở Formosa được 8 tháng) cho biết: “Những kỳ nghỉ như Tết hay những ngày lễ lớn ở Đài Loan chúng tôi cũng không được nghỉ vì dự án đang trong