Về đời sống tình cảm

Một phần của tài liệu Đời sống lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam ( Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 64)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu

3.5. Về đời sống tình cảm

Các lao động di cư khi làm việc xa gia đình thì sự gắn kết xã hội với những người thân trở nên lỏng lẻo, cuộc sống ly hương không phải là một điều dễ dàng đối với tất cả những người lao động di cư. Với những người di cư tự do thì người thiếu việc làm, người thiếu chỗ ở, người thiếu đi sự bảo vệ của pháp luật...nhưng với những lao động hợp pháp thì ngược lại, họ không thiếu những điều đó. Nhưng cả 2 lại thiếu đi một thứ vô cùng quan trọng đó chính là tình cảm của những người thân, một điều mà vô hình chung không có gì có thể thay thế được. Cuộc sống con người không thể thiếu đi yếu tố tinh thần, những tình cảm gắn bó trong suốt cuộc đời mỗi con người khiến họ đắn đo khi đi làm ăn xa. Xa gia đình, người thân, người yêu...yếu tố khoảng cách đôi lúc con người tự cảm thấy cô đơn, cảm thấy mệt mỏi vì thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ một cách trực tiếp. Điều này khiến những lao động di cư tự thân đã thấy đó là rào cản khó khăn họ phải vượt qua trong cuộc chiến mưu sinh.(Xem biểu đồ).

63

Biểu đồ 3.3: Tình trạng hôn nhân của các lao động di cư Đài Loan

Qua biểu đồ cũng có thể thấy được tỉ lệ kết hôn là 52,5%, tỉ lệ chưa kết hôn 42,5%, ly hôn, góa chỉ chiếm 5,0%. Tuy nhiên, trong tổng 120 người trả lời thì chỉ có 8 người đem theo vợ của mình ( chiếm tỉ lệ 16,0%), một con số hiếm hoi, số còn lại là chỉ đi một mình hoặc bạn bè cùng công ty. Cho nên có tới 80,8% số lao động thường xuyên liên lạc với gia đình ở Đài Loan, 17,5% liên lạc cho bạn bè của mình ở Đài Loan. Sợi dây kết nối tình cảm giữa cá nhân người lao động và những mối quan hệ thân thuộc họ có được khi ở quê hương là những điều không thể tách rời. Chính vì thế, trong những điều họ băn khoăn, lo lắng khi làm việc ở Việt Nam có cả sự thiếu thốn tình cảm (chiếm 20,8%). Để giảm thiểu phần nào những thiếu thốn tình cảm trong đời sống các lao động di cư, thì các nhà quản lý cho tối đa ngày nghỉ 9 ngày giữa 2 tháng làm việc tại Việt Nam. Đó là một cách động viên khuyến khích lao động, giúp các lao động làm việc không bị xao nhãng .Tuy nhiên, điều đó có vẻ chưa đủ với những người con ly hương, khi họ là bố, là con, là người yêu thương của bao nhiêu con người. Thứ tình thân gia đình là điều giúp họ hy vọng, làm việc tốt hơn trong những tháng ngày ở đây.

64

Nói tóm lại, yếu tố tinh thần là nhân tố vô cùng quan trọng của con người, nó giúp con người ta có động lực làm việc, có sự phấn đấu để mang lại cuộc sống tốt hơn cho bản thân và chính gia đình mình. Cho nên việc thiếu vắng đời sống tình cảm trong tầng lớp lao động được biểu hiện giữa nhiều sắc thái khác nhau, có thể biến tướng thành nhiều vấn đề đáng quan tâm như có quan hệ ngoài luồng, hoặc có thể tìm tới gái mại dâm...điều này là một điểm khá quan trọng cho các cấp quản lý đáng lưu tâm khi quan tâm tới đời sống lao động di cư nói chung và đời sống lao động di cư Đài Loan nói riêng.

Một phần của tài liệu Đời sống lao động di cư Đài Loan tại Việt Nam ( Qua nghiên cứu trường hợp dự án Formosa, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)