1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu công tác đào tạo trong các khách sạn 5 sao tại thành phố nha trang nghiên cứu trường hợp khách sạn sheraton và khách sạn mường thanh

101 297 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm triển khai thực hiện, nhiều kết quả đã đạt được, nguồn nhân lực du lịch ngày càng phát triển về số lượng, qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHÁCH SẠN SHERATON VÀ KHÁCH SẠN

MƯỜNG THANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG - NGHIÊN CỨUTRƯỜNG HỢP KHÁCH SẠN SHERATON VÀ KHÁCH SẠN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan luận văn “Nghiên cứu công tác đào tạo trong các khách sạn 5 sao tại thành phố Nha Trang - Nghiên cứu trường hợp khách sạn Sheraton và khách sạn Mường Thanh”là công trình nghiên cứu của chính tác giả

Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Hà Nội, tháng 1 năm 2018

Học viên thực hiện

Trương Thị Hà

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations - quốc gia Đông Nam Á Hiệp hội các GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa TOT Training of the trainer – khóa đào tạo đào tạo viên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Bố cục luận văn 8

CHƯƠNG 1 10

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC 10

TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Nội dung đào tạo tại các khách sạn 5 sao 14

1.2.1 Khái quát chung 14

1.2.2 Nội dung của các hoạt động đào tạo 15

1.3 Phân loại đào tạo 16

1.4 Các hình thức đào tạo 17

1.4.1 Đào tạo tập trung 19

1.4.2 Đào tạo tại chỗ (cầm tay chỉ việc) 20

1.4.3 Kèm cặp 21

1.4.4 Luân phiên thay đổi công việc 22

1.5 Quy trình tổ chức đào tạo 23

1.5.1 Xác định nhu cầu đào tạo 24

1.5.2 Xác định mục tiêu đào tạo 25

1.5.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 26

1.5.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 26 1.5.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên 27

1.5.6 Xác định chi phí đào tạo 27

1.5.7 Đánh giá kết quả đào tạo 28

Tiểu kết chương: 30

CHƯƠNG 2 31 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI

Trang 6

2.1 Khái quát về hoạt động đào tạo của các khách sạn 5 sao tại Nha Trang

31

2.2 Thực trạng về hoạt động đào tạo tại khách sạn Sheraton Nha Trang 37

2.2.1 Khái quát về khách sạn Sheraton Nha Trang 37

2.2.2 Nội dung đào tạotại khách sạn Sheraton 41

2.2.3 Hình thức đào tạo tại khách sạn Sheraton 43

2.2.4 Quy trình đào tạo tại khách sạn Sheraton 45

2.3 Thực trạng về hoạt động đào tạo tại khách sạn Mường Thanh Nha Trang 48

2.3.1 Khái quát 48

2.3.2 Hoạt động đào tạo tại khách sạn Mường Thanh 51

2.3.3 Hình thức đào tạo tại khách sạn Mường Thanh 53

2.3.4 Quy trình đào tạo tại khách sạn Mường Thanh 55

2.4 Sự tương đồng và khác biệt trong công tác đào tạo tại Khách sạn Sheraton và Mường Thanh Nha Trang 57

2.4.1 Sự tương đồng 57

2.4.2 Sự khác biệt 59

2.4.3 Nguyên nhân 62

2.5.2 Đánh gía chung về hoạt động đào tạo 64

Tiểu kết chương 64

CHƯƠNG 3 65

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI 65

CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO NHA TRANG 65

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 65

3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khách sạn 65

3.1.2 Gắn công tác tuyển dụng với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 67

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho khách sạn Sheraton 68

3.2.1 Đối với bộ phận đào tạo tại khách sạn 68

3.2.2 Đối với nhân viên tại khách sạn 70

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho khách sạn Mường Thanh 71 3.3.1 Đối với bộ phận đào tạo tại khách sạn 71

3.2.2 Đối với nhân viên tại khách sạn 76

3.4 Bài học kinh nghiệm cho các khách sạn 5 sao tại Nha Trang 77

Tiểu kết chương: 78

KẾT LUẬN 79

Tài liệu tham khảo 82

PHỤ LỤC 1

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình triển khai hoạtđộng đào tạo……… 23 Hình 1.2 Sơ đồ phân tích nhu cầu đào tạo……… 25

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 Một số phương pháp đào tạo thường được sử dụng……… 18

Bảng 2.1 Tổng hợp các khách sạn 5 sao tại Nha Trang……… 36

Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự khách sạn Sheraton Nha Trang ……… 39

Bảng 2.3 Loại phòng, giá phòng của khách sạn Sheraton……… 40

Bảng 2.4 Cơ cấu nhân sự khách sạn Sheraton Nha Trang ……… 50

Bảng 2.5 Các loại phòng của khách sạn Mường Thanh……… 51

Bảng 2.6 Nội dung đào tạo……… 42

Bảng 2.7 Phương pháp đào tạo……… 44

Bảng 2.8 Kinh phí của khóa đào tạo……… 47

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá năng lực nhân viên sau khóa đào tạo……… 47

Bảng 2.10 Nội dung đào tạo……… 53

Bảng 2.11 Phương pháp đào tạo……… 54

Bảng 2.12 Kinh phí của khóa đào tạo tại khách sạn Mường Thanh………… 56

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá năng lực nhân viên sau khóa đào tạo………… 57

Bảng 2.15 So sánh về phương pháp đào tạo giữa hai khách sạn……… 59

Bảng 3.1 Mô hình đánh giá của tiến sĩ Donald Kir Patrick……… 75

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch phát triển nhanh chóng, trở thành nhu cầu phổ biến, nhờ đó mà ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói, trong đó

có thể nói ngành du lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng

đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của mỗi quốc gia Hiện nay, ở nước ta du lịch là một trong những ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: lữ hành và nhà hàng -khách sạn Du lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh

Phát triển Du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước Để du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều du khách quốc tế

và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần nhiều giải pháp đồng bộ Trong

đó, một yếu tố vô cùng quan trọng là cần quan tâm chú trọng hơn đến nguồn nhân lực du lịch Với việc có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn, giàu tiềm năng nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần để thu hút khách du lịch còn yếu tố con người mới là điều kiện đủ để lôi cuốn du khách đến với du lịch thường xuyên

Nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn Khi kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của con người ngày càng gia tăng, kèm theo đó là những yêu cầu đáp ứng cao

Trang 10

nhân viên có kĩ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ làm cho các sản phẩm trong khách sạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn

Thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm triển khai thực hiện, nhiều kết quả đã đạt được, nguồn nhân lực du lịch ngày càng phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của thực tiễn phát triển ngành nói chụng, lĩnh vực khách sạn nói riêng

Tuy nhiên, xem xét, đánh giá một cách cụ thể nguồn nhân lực du lịch đang bộc lộ những hạn chế cần tháo gỡ, cụ thể như: đội ngũ lao động còn thiếu và yếu về năng lực, chất lượng đội ngũ nhân lực chưa cao, trình độ ngoại ngữ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động trực tiếp ở nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trình độ tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ còn theo thói quen, theo kinh nghiệm.Những hạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam Đó cũng chính là rào cản đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện nay được triển khai đa dạng, phong phú, các doanh nghiệp cũng triển khai hoạt động đào tạo Cơ bản các hoạt động đào tạo tại một số khách sạn tại Nha Trang vẫn chưa được chú trọng và mang lại hiệu quả cao Phần lớn, đối với các khách sạn do tập đoàn nước ngoài quản lý mới có một bộ phận riêng để thực hiện việc này

Thực tiễn cho thấy, để đạt được sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ của mình những người làm công tác kinh doanh khách sạn cần phải chú trọng tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân viên để tạo ra một đội ngũ

Trang 11

lao động giỏi, chất lượng cao có thể đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng những yêu cầu được đặt ra, tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả muốn tập trung nghiên cứu về:

“Nghiên cứu công tác đào tạo trong các khách sạn 5 sao tại thành phố Nha Trang - Nghiên cứutrường hợp khách sạn Sheraton và khách sạn Mường

Thanh”

2 Lịch sử nghiên cứu

- Về nội dung Quản trị nhân lực du lịch

Tác giảTrầnKim Dung (2014) đã đề cập đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực nói chung với các nội dung cụ thể như: Giới thiệu nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong môi trường hiện đại Trong nghiên cứu này, đối với phần đào tạo và phát triển, tác giả chia ra làm hai mục nhỏ là: định hướng và phát triển nghề nghiệp và phần thứ hai là đào tạo và phát triển Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở múc độ nghiên cứu chung, chưa khai thác các đặc trưng nổi bật đối với ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2014) với giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, từ lý thuyết đến thực tế Tác giả cũng giới thiệu chung

về các vấn đề liên quan đến quản trị khách sạn, trong đó phần đào tạo và phát triển nhân lực, tuy nhiên vẫn còn ngắn gọn và chưa nêu được hầu hết các chi tiết và các công việc cụ thể, vài trò cũng như các công việc của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khách sạn

- Về nội dung Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Tác giả Hoàng Mạnh Hoàng (2015) với luận văn “Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại resort Vinpearl Luxury Đà Nẵng”, đã hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, chỉ ra được những

Trang 12

sạn Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở để giúp tác giả dùng làm tài liệu tham khảo và cơ sở khoa học Đối với nghiên cứu này, tác giả Mạnh Hoàng chỉ dừng lại việc khai thác công tác đào tạo tại một khách sạn, thiếu đi

sự so sánh đối với các khách sạn khách nhau về mặt quản lý để rút ra những điểm mạnh hay hạn chế

Tác giả Võ Xuân Tiến (2010), có bài viết về “ Một số vấn đề đào tạp và phát triển nguồn nhân lực” tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, cũng nêu lên được các vấn đề hiện tại đối với đào tạo nguồn nhân lực nói chung như: Phát triển nguồn nhân lực, năng lực người lao động, động cơ thúc đẩy người lao động và một số yêu cầu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao được quá trình đào tạo nguồn nhân lực như: cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực, phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động và nâng cao trình độ sức khỏa của người lao động Đây là một trong những bài viết giúp tác giả có thể làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu áp dụng vào lĩnh vực khách sạn

“Đào tạo nguồn nhân lực, làm sao để khỏi ném tiền qua cửa sổ” là một tác phẩm do Nhà xuất bản trẻ xuất bản với khá đầy đủ các nội dung về đào tạo nguồn nhân lực Quan trọng hơn là giúp người đọc hình dung được vai trò, ý nghĩa của việc đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập Sách bao gồm các nội dung cơ bản như: tìm hiểu về đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo và cần phải lên kế hoạch và chuẩn bị Đây là một tài liệu quan trọng nhằm đáp ứng được hệ thống lý thuyết và thực tế giúp cho chủ doanh nghiệp, giám đốc nhân

sự hay giám đốc phụ trách đào tạo có thể lựa chọn phân tích tính hình và vận dụng vào lĩnh vực kinh doanh của mình Đối với sách này, lượng kiến thức nói về ngành du lịch hay khách sạn rất thấp, chủ yếu về quản trị nhân sự nói

Trang 13

chung Tuy nhiên, tác giả sẽ vận dụng hệ thống lý thuyết này để so sánh và áp dụng thực tế vào lĩnh vực du lịch nói chung và khách sạn nói riêng

Các đề tài trên cũng chỉ ra được các công việc đào tạo hiên tại cũng như nên được thực trạng của các vấn đề về quản lý nhân sự và công tác đào tạo một cách rõ ràng và được xem là tiền đề để tiếp tục xây dựng đề tài cho bản thân tác giả

Đối với thế giới, vấn đề về nhân sự, đào tạo nguồn nhân lực luôn được chú trọng Vai trò của nhân sự trong một tổ chức được đánh giá là một trong các tiêu chí hàng đầu của các đơn vị kinh doanh Chính vì vậy, các vấn đề nghiên cứu về công tác đào tạo quản trị luôn được quan tâm

Tác giả Christne Jaszay, Paul Dunk (2003), đã đề cấp tới các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, các bước tiến hành việc đào tạo, lập kế hoạch, phân tích tài chính, công việc, phương pháp đào tạo để có kết quả đào tạo tốt nhất

Tác giả Salih Kusluvan (2003), đã phân tích tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với du lịch và đối với ngành khách sạn Làm thế nào để quản lý được thái độ và hành vi của nhân viên trong quá trình đào tạo là một trong những nội dung chính của sách Vai trò của nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong sách này bởi nhân lực là những người có thể cung cấp dịch vụ tuyệt vời, mang lại sự hài lòng và thỏa mãn cho người sử dụng dịch vụ

Tác giả Michael J.Boella, Steven Goss-Turner (2005), phân tích về vấn

đề quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực lưu trú với các nội dung như: vai trò của nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các mối quan hệ giữa nhân viên…

Thông qua hai nhóm nghiên cứu về Quản trị nhân lực du lịch và Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Thêm vào đó, các vấn đề nghiên cứu của nước ngoài cũng rất đa dạng và phổ biến về vấn đề quản trị nhân sự nói

Trang 14

tính chuyên sâu và sự cần thiết của vấn đề này Theo một vài quan niệm, thì vấn đề đào tạo là tiền đề cu sự phát triển, một khi muốn phát triển bền vững thì đào tạo phải mang quyết định quan trọng đến thành công này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Công tác đào tạo nhân lực trong các khách sạn

- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu nghiên cứu trong pham vi thời gian

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khách sạn

- Phân tích thực trạng công tác đào tạo, so sánh đánh giá thực hiện của khách sạn, tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực của khách sạn 5 sao tại Nha Trang Khánh Hòa

Trang 15

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố, bổ sung cơ sở lý thuyết về công tác đào tạo tại doanh nghiệp du lịch nói chung, các doanh nghiệp khách sạn nói riêng

Ý nghĩa thực tiễn

Với việc đưa ra định hướng cũng như giải pháp nhằm nâng cao về công tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu hội nhập và đặc biệt để cung cấp nguồn nhân lực khách sạn chất lượng cao Nghiên cứu này gợi ý chocác doanh nghiệp kinh doanh lưu trú Định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác đào tạo tại doanh nghiệp phục vụ phát triển doanh nghiệp

Ngoài ra, đề tài là tham khảo cho các sinh viên, những người nghiên cứu tiếp theo, và là cơ sở cho các nghiên cứu tương tự ở những địa phương, khách

sạn khác tại Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

Về thu thập tài liệu

- Tài liệu thứ cấp:

+ Nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan đến các chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước về phương hướng phát triển lực lượng lao động trong ngành du lịch Những quan điểm về đào tạo và phát triển lực lượng lao động trong ngành du lịch nói chung và khách sạch nói riêng hiện nay.Nghiên cứu các mô hình đào tạo và phát triển nhân lực trong các đơn vị sản xuất, đặc trưng lao động nghề nghiệp và các yêu cầu lao động trong ngành khách sạn của Việt Nam

+ Tham khảo các chương trình đào tạo thực tế, văn hóa doanh nghiệp tại các khách sạn Sheraton và Mường Thanh

Trang 16

Khảo sát thực tiễn: quan sát, dùng phiếu hỏi phỏng vấn sâu về các yếu tốliên quan đến nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Về phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu từ phòng nhân sự và phòng đào tạo giữa hai khách sạn để thu thập, so sánh số liệu giữa hai khách sạn Thông qua số liệu này, tác giả có thể khái quát về các vấn đề giữa hai khách sạn và có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung nghiên cứu

+ Phương pháp chuyên gia dùng để thảo luận nhóm với các chuyên gia

để hoàn chỉnh bảng câu hỏi thiết kế để sử dụng bảng hỏi này tiến hành điều tra nhân viên tại khách sạn Ngoài ra, thong qua thảo luận nhóm giúp tác giả

có nhiều cơ sở hơn trong việc xử lý các nội dung liên quan đến vấn đề đào tạo tại doanh nghiệp

+ Phương pháp điều tra xã hội học (quan sát, phỏng vấn điều tra người lao động theo bản câu hỏi được hiệu chỉnh) Sử dụng bảng hỏi để tiến hành khảo sát, điều tra diện rộng với 80 nhân viên cho mỗi khách sạn, sử dụng kết quả để đánh giá kết quả công tác đào tạo tại các khách sạn Để tiến hành xác định về thực trạng đào tạo tại khách sạn, tác giả tiến hành khảo sát 80 nhân viên đại diện cho tất cả các bộ phận khác nhau, kết hợp với số liệu của khách sạn để đánh giá về thực trạng

Trang 17

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các khách sạn 5 sao Nha Trang

Trang 18

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH 1.1 Khái niệm

Theo Hà Văn Hội (2006),đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một

cách hoàn hảo hơn

Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp là một khâu vô cùng quan trọng Với công tác này, các Doanh nghiệp có thể đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên đồng thời cũng tạo dựng cho mình được nguồn cán bộ với năng lực chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt

Đây là phương pháp được hầu hết các quản lý áp dụng để nhân viên mới có thể bám sát với công việc một cách nhanh nhất Trong quá trình đào tạo, người hướng dẫn sẽ giới thiệu cho nhân viên mới hiểu về cách thức, mục đích, làm mẫu và thực hành dưới sự quan sát, học hỏi của nhân viên Quá trình hướng dẫn càng chi tiết, tỷ mỉ, quan sát chặt chẽ để đưa ra những lỗi sai thì nhân viên nhớ càng nhanh

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2014), đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là hệ thống các biện pháp được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập giúp con người tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của cá nhân Đó là tổng thể các hoạt động có tổ chức được thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi cho người lao động đối với công việc của họ theo chiều hướng tốt hơn [23, tr 293]

Theo TrầnKim Dung (2014), tác giả đã đưa ra quan điểm về đào tạo chính là quá trình sử dụng những phương pháp nhằm tác động lên quá trình

Trang 19

học tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành Ngoài ra, đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại [1, tr.199]

Những nhân viên được đào tạo bài bản luôn là chìa khoá dẫn tới thành công kinh doanh cho các công ty nhỏ Các nghiên cứu cho thấy phần lớn những nhân sự làm việc hiệu quả, hoàn thành tốt công việc đều đã từng được đào tạo một cách thích hợp nhất

Trong một thế giới lý tưởng, doanh nghiệp có thể tuyển dụng được những nhân viên sở hữu đầy đủ các kỹ năng cần thiết nhất Nhưng đó là trên

lý thuyết, còn tại thực tế thị trường lao động cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, sẽ không dễ dàng gì có được các nhân viên kỹ năng đầy đủ như vậy

Đó là lý do tại sao hoạt động đào tạo đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ngày nay Đào tạo không chỉ trang bị cho các nhân viên của bạn những kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp cần thiết mà nó còn cho thấy bạn đang đầu tư cho nhân viên và quan tâm tới họ vì thành công chung của cả hai bên trong tương lai Vì vậy, đào tạo còn là một nghệ thuật động viên nhân viên, gia tăng sự gắn bó của họ với công ty

Tại không ít công ty, các chương trình đào tạo nhân viên đã trở thành khâu quan trọng trong quản lý kinh doanh bởi theo họ tố chất của các nhân viên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn bộ tổ chức Đối với những lĩnh vực kinh doanh mà nhân viên là người trực tiếp va chạm với khách hàng như ngành ăn uống, bán lẻ,… thì chuyên môn và thái độ của các nhân viên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh

Trước đây trong quá trình quản lý doanh nghiệp du lịch, vấn đề quản lý con người không được coi trọng, con người chỉ được coi như những vật khác,

Trang 20

thức đầy đủ và chưa được khẳng định Trong tổ chức, quản lý nhân sự chỉ được coi là công việc cấp thấp, không cần nhiều kỹthuật và không cần người phụ trách đặc biệt Hoạt động của quản lý nhân sự chỉ hạn chế ở những công việc cụ thể, chi tiết như tuyển người, phân công công việc, phát lương, quản

lý hồ sơ…

Sau những năm 70 của thế kỷ XX, đầu tiên là một số nhà kinh doanh

du lịch mới dần dần nhận ra vai trò của con người có sự khác biệt so với những yếu tố khác, đó là: tính"năng động" và tính "sáng tạo" của con người

mà không gì có thể thay thế được Trong thế giới ngày nay, người ta rất chú trọng đến sự sáng tạo của con người, nếu quản lýcon người có những chuyển biến mới, làm cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy đầy đủ thì chẳng những cá nhân mà cả tổ chức và toàn xã hội đều có lợi Muốn làm được điều

đó thì các tổ chức phải coi con người là yếu tố đặc biệt quan trọng không gì

có thể thay thế được Họ phải được coi trọng và tôn trọng, trên cơ sở đó tổchức mới có thể khai thác và sử dụng họ một cách có hiệu quả

Theo Võ Xuân Tiến (2010), đào tạo: Là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Là quá trình học tập để làm cho người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ [17, tr 264]

Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch hiện đại có chức năng rộng hơn quản trịnguồn nhân lực truyền thống, từ công việc nắm cán bộ nhân viên có tính sự vụ hànhchính chuyển thành xây dựng cả một hệ thống quy hoạch, khai thác, sử dụng và quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức Do đó, quản trị nguồn nhân lực du lịch hiện đại khác cơ bản ở tính chiến lược, tính hoàn chỉnh và phát triển lâu dài.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện đại coi con người là nguồn lực hàng đầu của tổ chức, rất chú trọng khai thác nguồn lực này, do đó rất có tính chủ động Hiện nay việc giáo dục và đào tạo thường xuyên đối với nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng đầu tư cho

Trang 21

việc này ngày một tăng cao Nhiều doanh nghiệp du lịch có tiếng trên thếgiới

đã đầu tư xây dựng trường bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ cho riêng mình Nội dung bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ ngày càng rộng Số người được bồi dưỡng, đào tạo ngàycàng tăng nhanh Phương thức khai thác nguồn nhân lực cũng ngày càng đa dạng vàphong phú Ngoài ra, các tổ chức doanh nghiệp du lịch rất chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả đội ngũnhân viên trong doanh nghiệp.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trở thành cơ quan lại hiệu quả kinh tế cho tổchức Trước kia, cơ quan nhân sự truyền thống chỉ tồn tại như một bộ phận cấu thànhcủa tổ chức Cách thức làm cho công tác này có hiệu quả chủ yếu là hạ thấp tối đa chi phí cho việc quản lý nhân sự

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện đại thì thông qua thực hiện nhiều chức năng quản lý mà mang lại hiệu quả kinh tế cho tổ chức Kết quả cuối cùng của khai thác nguồn nhân lực là mang lại hiệu quả kinh tế lớn và lâu dài cho tổ chức Việc chấn chỉnh hợp lý, điều động bố trí, động viên khích lệ, có thù lao thưởng phạt, nâng cao tính tích cực lao động của nhân viên, phát huy

ưu thế tổng hợp của nguồn nhân lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tổ chức Về mặt tiết kiệm chi phí giá thành thì đào tạo phát triển nguồn nhân lực

hiện đại cũng hiệu quả hơn nhiều so với quản lý nhân lực truyền thống

Như vậy, trong phạm vi luận văn này, khái niệm về đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp du lịch được hiểu như sau: đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp là các hoạt động để nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức vì vậy công tác đào tạo phải được thực hiện một cách khoa học và có kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp với mục đích sử dụng tối đa nhân lực hiện có, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của người lao động nhằm mang lại cho doanh nghiệp tính hiệu quả cao, đáp ứng được các yêu cầu tồn tại và phát triển

Trang 22

thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tân tiến đổi mới nên việc đào tạo đội ngũ lao động cho phù hợp là điều cần thiết và bắt buộc

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2014), đào tạo trong một doanh nghiệp khách sạn là đào tạo những thái độ, kiến thức, kỹ năng nhất định mà người lao động cần đạt tới Kinh nghiệm của nhiều khách sạn, khi xây dựng mục tiêu đào tạo thì người ta bám vào tiêu chí SMART [23, tr.294]

Việc đào tạo trong các doanh nghiệp khách sạn là các hoạt động nhằm giúp cho nhân viên của khách sạn có thể thực hiện đuọc hiểu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình Đào tạo tại khách sạn chính là quá trình có hệ thống nhằm tích lũy những kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm, hành vi để nâng cao khả năng thực hiện tốt công việc hiện tại của

cá nhân

Như vậy, trong phạm vi luận văn này, khái niệm về đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp du lịch được hiểu như sau: đào tạo nhân viên trong khách sạn là một chuỗi các hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp làm việc cũng như nâng cao sự hiểu biết văn hóa chính trị cho nhân viên tại khách sạn Từ đó, thúc đẩy việc hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng, kỹ thuật, thái độ tốt nhất cho mỗi nhân viên để họ làm việc và cống hiến một cách hiệu quả hơn

1.2 Nội dung đào tạo tại các khách sạn 5 sao

1.2.1 Khái quát chung

Nội dung của hoạt động đào tạo chủ trọng vào việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong khách sạn có kĩ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cần thiết cho nhân viên phát triển tối đa các năng lực cá nhân Các khách sạn áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định thực tế của nhân viên và giúp nhân viên làm quen với công việc của khách sạn Đồng thời, các khách sạn cũng thường lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện

Trang 23

và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kĩ thuật thực hành cho nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kĩ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ [4, tr 212]

Các doanh nghiệp tiến hành đào tạonhân lực vì các lý do sau đây:

- Để chuẩn bị bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống Sự bù đắp và

bổ sung này diễn ra thường xuyên nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Để chuẩn bị cho người lao động thực hiện được trách nhiệm và nhiệm

vụ mới do sự thay đổi trong tổ chức nhưngx thay đổi về cơ cấu, về luật pháp,

về kỹ thuật công nghệ

- Để hoàn thiện khả năng của người lao động, để có khả năng thực hiện những nhiệm vụ hiện tại cũng như tương lai một cách có hiệu quả hơn

1.2.2 Nội dung của các hoạt động đào tạo

- Các nội dung đào tạo chủ yếu của khách sạn nói chung bao gồm: đào tạo mới về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng mềm về giao tiếp, đào tạo ngoại ngữ và tin học, đào tạo lý luận và chính trị, đào tạo quản lý

Các nội dung đào tạo sẽ đáp ứng được các nhu cầu:

- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không áp dụng được các tiêu chuẩn , hoặc khi nhân viên nhận công việc mới

- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp

- Tránh tình trạng lỗi thời

- Giải quyết các vấn đề về tổ chức, các vấn đề mâu thuẫn, xung đột

Trang 24

- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, đào tạo giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiên và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết

- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên, được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn [1, tr 197]

1.3 Phân loại đào tạo

Theo Trần Kim Dung (2004), phân loại đào tạo được chia ra làm hai loại: Phân loại theo các nội dung đào tạo và phân loại theo cách thức tổ chức đào tạo Trong đó, phân loại theo nội dung đào tạo bao gồm: đào tạo theo định hướng nội dung đào tạo, theo mục đích của nội dung đào tạo và theo đối tượng học viên Đối với phân loại theo cách thức tổ chức đào tạo gồm có tổ chức, có các hình thức: đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, lớp cạnh xí nghiệp và kèm cặp tại chỗ Đào tạo theo địa điểm hoặc nơi đào tạo, có đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc [1, tr 199 - 292]

Theo Nguyễn Quyết Thắng (2014), hình thức đào tạo rất đa dạng, có thể phân loại theo các loại hình như sau: theo định hướng nội dung đào tạo, theo mục đích của nội dung đào tạo, theo hình thức tổ chức, theo địa điểm hoặc nơi đào tạo và theo đối tượng người học.Trong đó, đào tạo định hướng công việc là một hình thức đào tạo kỹ năng thực hiện một loạt công việc nhất định Được chia ra theo hai hình thức là đào tạo định hướng công việc hay đào tạo định hướng khách sạn Ngoài ra, đào tạo theo mục đích của nội dung đào tạo gồm các công việc như đào tạo huấn luyện kỹ năng, kỹ thuật an toàn lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo quản trị cho nhân viên mới Còn đối với đào tạo theo tổ chức là cách mà khách sạn hay sử dụng như hình

Trang 25

thức đào tạo chính quy, đào tạo tại chỗ hoặc kèm cặp tại chỗ, một số hình thức khác như gởi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo tại trường đại học hay cao đẳng Ngoài ra, đào tạo theo địa điểm gồm có đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc, trong đó đào tạo tại nơi làm việc được các khách sạn rất quan tâm chú trọng Cuối cùng là theo đối tượng học viên có hai hình thức

là đào tạo mới và đào tạo lại [23, tr 296]

Đối với quan điểm của Nguyễn Quyết Thắng (2014), các phương pháp đào tạo thường được sử dụng trong khách sạn: Kèm cặp, đào tạo nghiệp vụ, luân phiên công việc, trò chơi quản trị, điển quản trị, thảo luận, mô hình ứng

xử, tập sự quản lý, đóng kịch, giảng dạy trên máy tính, bài thuyết trình trong lớp, đào tạo tại chỗ, mô phỏng, đào tạo ngoài nơi làm việc [23, tr 299]

Trang 26

Bảng 1.1 Một số phương pháp đào tạo thường được sử dụng

trong khách sạn

PHƯƠNG PHÁP Áp dụng cho Nơi thực hiện

Quản lý

và chuyên viên

Nhân viên

Cả hai cấp

Tại nơi làm việc

Ngoài nơi làm việc

1 Kèm cặp - - X X -

2 Đào tạo nghiệp vụ 0 X 0 X 0

3 Luân phiên công

Trang 27

(-): Có thể có hoặc không thực hiện

Nguồn: Nguyễn Quyết Thắng (2014)

TrầnKim Dung (2004), tác giả chia ra có hai loại phương pháp bao gồm: Các phương pháp đào tạo phổ biến trên lớp học và các phương pháp đào tạp phổ biến tại nơi làm việc

Phương pháp phổ biến trên lớp học bao gồm: Giảng bài, thuyết trình, kiểm tra, minh họa, động não, thảo luận nhóm, học tập bằng cách giảng dạy, phân tích tình huống, trò chơi quản trị, phương pháp hội thảo, phương pháp đóng vai, mô phỏng, huấn luyện theo hành vi mẫu, giải quyết vấn đề [1, tr 203]

Phương pháp đào tạo phổ biến tại nơi làm việc bao gồm: Đào tạo tại chỗ (cầm tay chỉ việc), cố vấn/tư vấn, huấn luyện, thực tập, luân phiên thay đổi công việc [1, tr.207]

Có rất nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, tuy nhiên tác giả chỉ lựa chọn một số phương pháp mà tác giả kết hợp giữa việc quan sát thực tế kết hợp với quá trình nghiên cứu

1.4.1.Đào tạo tập trung

Hình thức đào tạo tập trung thường được tiến hành bằng cách hoặc cử nhân viên đến tham dự các khóa học sẵn có trên thị trường, hoặc yêu cầu công

ty đào tạo thiết kế một chương trình riêng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và sắp xếp người giảng dạy, hoặc nếu có đủ nguồn lực, công ty sẽ tự thiết kế chương trình và thực hiện việc giảng dạy [3, tr 61]

Những thuận lợi gồm:

- Người học không bị quấy nhiễu hoặc cản trở bởi áp lực công việc nên

có thể tập trung suy nghĩ, nắm bắt kiến thức và kỹ năng mới;

- Người học có cơ hội thực tập kỹ năng trong môi trường mô phỏng mà không sợ mắc lỗi;

Trang 28

- Đồng thời người học cũng có dịp suy ngẫm những nguyên tắc lý giải cho những kỹ năng/ qui trình và vì thế có thể đặt câu hỏi tại sao công việc lại thực hiện như thế này mà không như thế kia;

- Đào tạo tập trung tạo ra môi trường trong đó người học cùng học với nhiều người khác, vì thế kích hoạt tâm lý thi đua và học hỏi lẫn nhau trong suốt quá trình học Kết quả là việc học diễn ra hiệu quả hơn

- Đối với công ty, hình thức đào tạo tập trung cho phép thực hiện việc đào tạo cho nhiều nhân viên cùng một lúc Điều này rất thuận lợi trong trường hợp công ty thực hiện thay đổi toàn diện về qui trình làm việc, hay cài đặt thiết bị mới

- Mặt khác, có một số nội dung đào tạo như kỹ năng giám sát, kỹ năng bán hàng yêu cầu phải có sự chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học Trong những trường hợp như thế đào tạo tập trung là thích hợp nhất [3, tr 61]

Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế Vì đào tạo tập trung đòi hỏi nhân viên thoát ly khỏi công việc nên công việc hàng ngày sẽ bị gián đoạn Mặt khác, chi phí đào tạo sẽ cao vì cách thức này yêu cầu phải thiết kế chương trình, mời giảng viên, bô" trí phòng ốc và những phương tiện giảng dạy

1.4.2.Đào tạo tại chỗ (cầm tay chỉ việc)

Theo Trần Kim Dung (2004), đây là phương pháp đào tạo chính thức hoặc không chính thức, cho phép một nhân viên mới học cách thực hiện công việc của người có kinh nghiệm hoặc cấp dưới thực hiện công việc theo hương dẫn của cấp trên [1, tr 208] Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề Phương pháp này dùng để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân

Trang 29

Theo hình thức này, nhân viên học tập kỹ năng làm việc mới thông qua việc quan sát đồng nghiệp hoặc cấp trên thực hiện công việc và cố’ gắng làm theo Hình thức đào tạo tại chỗ rất thích hợp cho việc đào tạo nhân viên mới, bổ sung kỹ năng mới cho những nhân viên có kinh nghiệm khi có thay đổi trong doanh nghiệp, hướng dẫn những nhân viên vừa được chuyển sang một công việc khác trong nội bộ doanh nghiệp hay sẽ được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.Việc đào tạo tại chỗ có thể triển khai được nhiều hình thức khác nhau [3, tr.62]

- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn [4, tr 156]

Theo Trần Kim Dung (2004), kèm cặp là một hình thức đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm, người có trình độ lành nghề cao giúp người mới vào nghề hoặc người có trình độ lành nghề thấp Quá trình đào tạo diễn ra ngay tại nơi làm việc [1, tr 202]

Kèm cặp (coaching), kèm cặp có thể được xem như một dạng mở rộng của hình thức minh họa Tuy nhiên, đây là một quá trình phát triển năng lực

và kỹ năng của cá nhân thông qua:

- Giao cho cá nhân một nhiệm vụ cụ thể, có hoạch định trước và sẽ đánh giá sau khi thực hiện;

- Liên tục kiểm tra và đánh giá tiến độ;

- Thường xuyên cho ý kiến phản hồi

Trang 30

Kèm cặp không chỉ áp dụng cho câp nhân viên mà còn cho cấp quản lý Chẳng hạn như một giám đốc tương lai sẽ được giám đôc hiện tại kèm [3, tr 62]

Đối với trường hợp này, cũng có những ưu điểm như việc tiếp thu, lĩnh hội các kỹ năng và kiến thức cần thiết một cách khá dễ dàng, có điều kiện làm thử các công việc thật Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm như không thực sự được làm công việc đó một cách đầy đủ, học viên có thể bị lây nhiễm một số phương pháp, cách thức làm việc không tiên tiến [3, tr 159]

1.4.4.Luân phiên thay đổi công việc

Là phương pháp mà người học viên được luân chuyển một cách có tổ chức từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc có thể thực hiện theo 3 cách, gồm:

- Luân chuyển đối tượng đào tạo đến một bộ phận khác với một cương vị không thay đổi

- Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ

- Luân chuyển người học viên trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn [3,

tr 166]

Điểm mạnh của phương pháp này biết và làm nhiều công việc khác nhau trong cùng một hệ thống, là một môi trường học tập thực sự đối với các người lao động và quan trọng hơn là giúp người lao động mở rộng được kỹ năng làm việc Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một số nhược điểm như không biết đầy đủ về một công việc, thời gian ở lại một công

Trang 31

việc hay một vị trí là khá ngắn nên người lao động khó cảm nhận hết được tính chất của công việc

1.5 Quy trình tổ chức đào tạo

Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều phải lập cho mình một mô hình đào tạo cụ thể để đạt được hiệu quả cao Nhìn chung, mô hình đào tạo và phát triển thường được thực hiện thông qua bảy bước cơ bản, tùy vào từng mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà họ sẽ chú trọng những bước nào và thực hiện như thế nào

Hình 1.1.Quy trình triển khai hoạt động đào tạo

Nguồn: Nguyễn Quyết Thắng (2014)

Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xác định chương trình và lựa chọn phương

pháp đào tạo

Lựa chọn giáo viên

Dự tính chi phí đào tạo

Đánh giá hiệu quả đào tạo

Trang 32

1.5.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích các thông tin để hiểu được những nhu cầu cần được cải thiện cho kết quả hoạt động kinh doanh sau thời gian theo dõi, và hoạt động từ đó đưa ra các biện pháp để cải thiện hoạt động kinh doanh mang lại kết quả tốt hơn, hiệu quả làm việc cao hơn Để có được kết quả theo như kế hoạch ban đầu cần phải hiểu rõ khả năng của từng cán bộ, nhân viên biết được ưu và nhược cơ bản của họ để chắc chắn rằng đào tạo đúng cái yếu và phát triển cái đã có một cách hiệu quả Việc thực hiện đào tạo và phát triển chỉ khi nhà quản lý nhận thấy được khoảng cách giữa những cái hiện có với những điều mong muốn trong tương lai xét về các khía cạnh bao gồm cả về nhận thức, thái độ của người quản lý và cả nhân viên trong doanh nghiệp

Khi xác định nhu cầu đào tạo cần đảm bảo rằng đó là một quá trình có tính hệ thống với mục tiêu được xác định cụ thể và được sắp xếp một cách có thứ tự, logic đâu là cái cần đạt được trước tiên, đâu là cái ưu tiên tiếp theo tương tự như việc định lượng xem nhu cầu và mức độ ưu tiên cho các quyết định trong từng lĩnh vực đào tạo Từ đó việc đào tạo này mới giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp Phải luôn tâm niệm rằng mục tiêu của công tác đào tạo và phát triển luôn phải phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp Nói cách khác, sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu đào tạo hầu như không có Để làm được chuyện đó, doanh nghiệp phải tự trả lời được câu hỏi của chính mình:

Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp; Phân tích mục tiêu phát triển của doanhnghiệp, Phân tích côngviệc; Phân tích nhu cầu đào tạo của nhân viên và yêu cầu hiệu quả thành tích công tác mà công việc của chức vị quyđịnh; Phântíchnguyênnhândẫnđếnkhoảngcáchtồntạicủahiệuquảthành tích; Xácđịnhaisẽlàngườicầnđàotạovàailàngườisẵnsàngđểđượcđào tạo

Nhưvậy, cóthểthấybảnchấtcủaxácđịnhnhucầuđàotạonhưsau: Nhu cầu đào

Trang 33

tạo = Thành tích công tác lí tưởng -thành tích công tác thựctế

Dựa trên phương pháp phân tích khoảng cách ta có sơ đồ phân tích nhu cầu đào tạo như sau:

Hình 1.2 Sơ đồ phân tích nhu cầu đào tạo

Nguồn:[22, tr 20]

1.5.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Sau khi đã thu thập thông tin đào tạo, bao gồm cả việc tổng hợp thông tin bên ngoài và bên trong tổ chức Cần xác định mục tiêu cụ thể cho việc đào tạo, ở bước này ta cần xác định: số người đi đào tạo, những kỹ năng cần có sau khi được đào tạo, thời gian đào tạo và ai sẽ là người đào tạo, phân bố lại công việc cho nhân viên đi đào tạo để việc đào tạo được thuận lợi

Việc xác định mục tiêu đào tạo cần phải rõ ràng, cụ thể nói lên được kế hoạch đào tạo Bên cạnh đó, định hướng mục tiêu đào tạo không bao giờ được

xa rời với mục tiêu chung của doanh nghiệp Chúng phải được trình bày mạch lạc, logic, cụ thể, có thể thực hiện được, không mang tính trừu tượng chung chung, lý thuyết, phù hợp với người được đào tạo Khi đề ra mục tiêu phải

Mức độ hiện thực Nhu cầu đào tạo Trạng thái lí tưởng

Kỹ thuật, kiến thức và năng

lực hiện có của nhân viên

Kỹ thuật, kiến thức và năng lực cần có của nhân viên

Hiệu quả thành tích công tác

thực tế của nhân viên

Hiệu quả thành tích công tác

lý tưởng của nhân viên

Trang 34

được bằng chính khả năng của mình, R-Realistic: thực tế, không viễn vông, T-Time bound: thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra) để đảm bảo không

bỏ sót và làm việc một cách hiệu quả nhất đồng thời hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình đào tạo và phát triển nhân viên do không xác định được mục tiêu đào tạo từ ban đầu

1.5.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Là việc xem xét ai sẽ là người được đào tạo, dựa trên cơ sở sau đây:

- Nghiên cứu nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động để tìm ra nhóm có nằm trong yêu cầu của việc đào tạo

- Người được đào tạo là người có khả năng tiếp thu kiến thức, cũng như chấp nhận được việc học hỏi thêm cái mới, cái tiến bộ hơn nhưng cũng không quên lựa chọn người học đáp ứng được yếu tố kịp thời, hoàn thành yêu cầu công việc hiện tại và tương lai đồng thời cho họ thấy được triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của mỗi người

- Phải nghiên cứu những ảnh hưởng của đào tạo với việc thay đổi nhận thức của người học sau khi được đào tạo và phát triển

Việc lựa chọn người để đào tạo và phát triển phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng khả năng, nguyện vọng tránh tình trạng đào tạo nhằm người, gây lãng phí thời gian, chi phí không cần thiết

1.5.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và các bài học cần được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng cần được dạy và dạy trong bao lâu Trên cơ sở dó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp Một chương trình đào tạo phải được xây dựng tốt cần có được tính cụ thể cả về số môn học, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình đào tạo như: giáo trình, tài liệu và trang thiết bị,… trên cơ sở nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo đã xác định Sau đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình

Trang 35

hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất để chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp

Có nhiều phương pháp đào tạo và phát triển khác nhau nên doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất với doanh nghiệp bởi lẽ bất kì phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm của nó Phương pháp đào tạo phù hợp với doanh nghiệp không chưa đủ nó còn phải là phương phá với một chương trình đào tạo có chi phí thấp và đem lại hiệu quả lớn nhất

Quyết định chọn phương pháp đào tạo hoặc kết hợp là dựa trên đánh giá các tiêu chuẩn khác nhau Sự lựa chọn được tiến hành trên cơ sở số lượng nhà quản trị, chi phí liên quan đến mỗi nhà quản trị cho mỗi phương pháp, tính sẵn sang của vật liệu trong các hình thức khác nhau (bao hàm cả khả năng của hướng dẫn viên), và tính hiệu quả liên quan đến nhân viên trong đào tạo Phương pháp sử dụng nên phản ánh mức độ tích cực tham gia vào mỗi chương trình

1.5.5 Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Việc lựa chọn giáo viên cho công tác đào tạo có nhiều nguồn khác nhau

và chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sau này Có nhiều nguồn để doanh nghiệp lực chọn giáo viên cho việc đào tạo và phát triển, có thể đó là một công nhân có nhiều kinh nghiệm với kỹ năng và kiến thức tốt, hoặc đó là nhà quản lý nắm rõ các quy trình hoặc đó có thể là một chuyên viên thuê ngoài, một giảng viên đại học có kiến thức chuyên môn cao, hoặc chính là chủ doanh nghiệp đó Nhưng tất cả cần có yêu cầu chung đó là có kiến thức, kỹ năng truyền đạt và nắm vững được mục tiêu của chương trình đào tạo

1.5.6 Xác định chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao

Trang 36

người lao động học việc, các khoản tiền cho người lao động trong khi học việc, chi phí nguyên vật liệu dùng cho học tập, giá trị hàng hóa bán do gia công không đúng khi thực tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học viên học nghề Các khoản chi phí đào tạo như tiền lương của những người quản lý trong thời gian họ quản lý, bộ phận học việc, tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc của họ, những dụng cụ giảng dạy như: máy chiếu, tài liệu, sách bảo, bài kiểm tra, chương trình học tập… Mỗi doanh nghiệp nên định sẵn để tính được chi phí đào tạo một cách hợp lí và có hiệu quả

1.5.7 Đánh giá kết quả đào tạo

1.5.7.1.Đánh giá dựa trên kết quả đạt được

Sự phản hồi của học viên: đây là một kênh đánh giá khách quan của

người học đối với chương trình đào tạo Có thể kiểm tra việc này thông qua phỏng vấn trực tiếp, thông qua bộ phiếu câu hỏi xoay quanh các vấn đề về nội dung đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất… Những thông tin do học viên cung cấp thường là thông tin có giá trị, các thông tin này giúp nhà quản trị nắm bắt được thực trạng chất lượng chương trình đào tạo

Kết quả học tập của học viên: Chỉ tiêu này được xác định thông qua

lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học viên tiếp thu được từ khóa học

Tình hình thực hiện công việc của nhân viên sau khóa đào tạo: so sánh với các mục tiêu trước khi đào tạo và đánh giá kết quả của học viên sau khi đào tạo như thế nào Có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu như hiêu suất lao động, chất lượng công việc được hoàn thành, tinhthần trách nhiệm của nhân viên

1.5.7.2.Các phương pháp đánh giá đào tạo

- Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp biết chương trình đào tạo phát triển đã được thực hiện đến đâu? Những mục tiêu đào tạo đề ra có đạt được với mong muốn của doanh nghiệp hay

Trang 37

không? Nếu thực sự những mục tiêu của doanh nghiệp đề ra mà quá trình đào tạo và phát triển doanh nghiệp vừa đạt đợc thì chứng tỏ việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã thành công Tuy nhiên việc đưa ra mục tiêu đào tạo sai lệch do đánh giá nhu cầu đào tạo chưa đúng mức làm cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển về sau cũng bị ảnh hưởngtheo

- Lượng hoá những chi phí và lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực Doanh nghiệp cần dự tính được những khoản chi phí đầu tư cho khoá đào tạo và lợi ích mà khoá đào tạo đó đem lại cho cá nhân người được cử đi đào tạo và bản thân doanh nghiệp Nếu không tính toán chi phí đó thì dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đầu tư chi phí cho các khoá đào tạo

có thể thiếu hoặc thừa mà lợi ích thu được sau khi khoá đào tạo kết thúc, người được đào tạo tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa chắc đã bù đắp được những chi phí đó, thậm chí chất lượng đào tạo vẫn chưa được nâng cao thực sự Vì vậy việc tính toán chi phí đào tạo là một việc làm cầnthiết

- Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển theo kỹ năng, chuyên môn Đối với người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì để đánh giá hiệu quả đào tạo người ta dựa vào trình độ lành nghề, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ và năng suất lao động của họ Nó biểu hiện ở mặt chất

và mặt lượng, trình độ thành thạo công việc trước và sau quá trình đào tạo Đối với bộ phận quản lý doanh nghiệp thì việc đánh giá hiệu quả đào tạo khó

có thể lượng hoá được mà chỉ có thể đưa ra chỉ tiêu đánh giá đó là: kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp, trình độ năng lực lãnh đạo và tổ chức quảnlý

Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển thông qua trắc nghiệm, phỏng vấn, thi hoặc thông qua thái độ hành vi ứng xử của người đào tạo Việc đánh giá

Trang 38

thái độ hành vi của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên, phát hiện được những nhược điểm của chương trình đào tạo và phát triển tìm ra nguyên nhân

và phương hướng giải quyết

Tiểu kết chương:

Chương này đề cập khái quát về các cơ sở lý thuyết về đào tạo và các nội dung liên quan đến đào tạo Một trong những vấn đề quan trọng đó là tác giả đã được xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết về đào tạo trong khách sạn với các nội dung chủ yếu như: Nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo hay quy trình đào tạo Thông qua kết quả nghiên cứu, khảo sát và hệ thống cơ sở lý thuyết, tác giả có thể đưa ra các nhận định về thực trạng dựa trên việc so sánh với các cơ sở lý thuyết đối với khách sạn Mường Thanh Nha Trang và Sheraton Nha Trang Ngoài ra, nội dung chương này còn làm rõ về cơ sở lý thuyết, các bước cụ thể trong quy trình đào tạo, các nội dung liên quan trong quy trình để giúp tác giả có thể đánh giá, so sánh về từng bước trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn nhằm chỉ ra các ưu điểm cũng như những vấn đề còn hạn chế giữa hai khách sạn

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠITHÀNH PHỐ NHA TRANG (TRƯỜNG HỢP: KHÁCH SẠN SHERATONNHA TRANG VÀ KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH) 2.1 Khái quát về hoạt động đào tạo của các khách sạn 5 sao tại Nha Trang

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông tiếp giáp với biển Có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vịhành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên, nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu và phát triển

Nha Trang có nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, trường dạy nghề, các trung tâm triển khai các tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành tương đối đồng bộ Chính vì vậy, thành phố Nha Trang đã trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Khánh Hòa và của vùng Nam Trung bộ - Tây Nguyên Nha Trang có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,3oC Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài Mùa mưa lệch về mùa đông bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025mm)

Trang 40

có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ ôn hòa quanh năm (25oC - 26oC), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và

ít bị ảnh hưởng của bão

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰ C; nóng nhất 39⁰ C, lạnh nhất 14,4⁰ C Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệsinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới

Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam người ta cũng

đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới Từ năm

2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng

38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo Đây là khu bảo tồn biển duy nhất tại Việt Nam hiện nay Hòn Miễu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ

Ngày đăng: 12/02/2019, 23:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Kim Dung (2014), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2014
2. Trần Kim Dung (2004), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 161, tr.4 – 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển Kinh tế
Tác giả: Trần Kim Dung
Năm: 2004
4. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2007
5. Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Hồng Điệp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2012
6. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
7. Phạm Văn Giang (2012), Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần nghị quyết đại hội XI của Đảng,Tạp chí Phát triển nhân lực Số 4 (30) , tr.51 -55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển nhân lực
Tác giả: Phạm Văn Giang
Năm: 2012
8. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệphoá,hiệnđạihoá,NxbChínhtrịquốcgia,HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệphoá,hiệnđạihoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NxbChínhtrịquốcgia
Năm: 2001
9. Trần Thị Minh Hòa (2014), Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới
Tác giả: Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2014
10. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng (2013), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.Tạp chí Phát triển & Hội nhập - số 12 (22) , tr. 78 -88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển & Hội nhập
Tác giả: Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng
Năm: 2013
12. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2013), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2013
13. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và Du lịch học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch và Du lịch học
Tác giả: Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2000
14. Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Thanh Dung (2013), “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, (49), tr.22-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”, "Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Tác giả: Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Thanh Dung
Năm: 2013
15. Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Tác giả: Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
16. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2017), Luật du lịch 2017, Truy xuấthttp://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/853 ngày 30.6.2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch 2017
Tác giả: Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Năm: 2017
17. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5, tr.263 -267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
Tác giả: Võ Xuân Tiến
Năm: 2010
18. Nguyễn Tiệp (2008), Quan hệ lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ lao động
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2008
19. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia HàNội
Năm: 2005
20. Trần Đức Thanh (2016), Bài giảng quản trị nguồn nhân lực du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị nguồn nhân lực du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Năm: 2016
21. Trân Phạm Xuân Thạch (2013), Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Lan, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Nha Trang, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Lan
Tác giả: Trân Phạm Xuân Thạch
Năm: 2013
22. Nguyễn Quyết Thắng (2014), Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn
Tác giả: Nguyễn Quyết Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w