Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 64)

2.2.1.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

Địa phương nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề trong công tác đào tạo nghề nên đã chủ động cử các giáo viên và các cán bộ tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ quản lý do Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Việc cử người đi tham gia học tập đã chọn đúng đối tượng, cơ cấu phù hợp; đảm bảo sau khi được tập huấn sẽ trở thành cán bộ, giáo viên nòng cốt để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Để đảm bảo nâng cao trình độ mọi mặt theo yêu cầu chuẩn hoá về chất lượng, hàng năm địa phương đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. 8 tháng đầu năm 2012 đã tổ chức được 4 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng dạy học. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề thường xuyên tự tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cơ sở. Đến nay đã có 90,2% giáo viên trên tổng số đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn còn tồn tại hiện nay là cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường, các trung tâm còn thiếu. Một số ngành công nghiệp như gò, hàn, may... còn thiếu nhiều giáo viên nòng cốt có trình độ cao. Tại các trung tâm dạy nghề, đa số cán bộ quản lý và giáo viên là những giáo viên dạy văn hoá hay các lĩnh vực khác nên chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy nghề còn nhiều lúng túng.

Biểu 2.6. Đánh giá về trình độ giáo viên dạy nghề

32% 59% 3% 6% Giỏi Bình thường Kém Không đánh giá

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, đa phần lao động nông thôn trên địa bàn đều đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia dạy nghề là "bình thường" - chiếm tới 59,5%; 1/3 cho rằng giáo viên, cán bộ dạy nghề có chuyên môn "giỏi". Và khoảng 1/3 trong số đó cho rằng kiến thức được truyền đạt tại các lớp nghề là phù hợp với trình độ tiếp thu của cá nhân.

Kết quả trên cũng chỉ ra, phần lớn học viên theo học các lớp học nghề đều thấy kiến thức được truyền đạt là "dễ hiểu" (chiếm tới 55%); còn lại hầu hết đều lựa chọn mức độ hiểu "bình thường".

Biểu 2.7. Đánh giá mức độ tiếp thu các kiến thức nghề được truyền đạt

54% 9% 31% 3% 3% Dễ hiểu

Tương đối dễ hiểu Bình thường Khó hiểu Không đánh giá

Như vậy, về cơ bản, kiến thức nghề được truyền giảng cho bà con tương đối phù hợp với trình độ nhận thức và tiếp thu của các đối tượng. Đây cũng là một trong những thành công của Thụy Hương khi lựa chọn được giáo trình cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề tương đối phù hợp và triển khai dạy nghề bước đầu đạt hiệu quả ở địa phương. Bởi từ khi bắt đầu bước vào triển khai Đề án, câu hỏi khó đặt ra là liệu với trình độ mặt bằng nhận thức không đồng đều thì bà con nông dân có tiếp thu được những kiến thức mới trong các lớp nghề.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Tuy nhiên, về cơ bản, bà con đã hiếu và nắm bắt được những kiến thức mấu chốt và cơ bản được truyền đạt; nghĩa là công cuộc dạy nghề cho lao động nông thôn địa bàn đã thành công một phần; không có tình trạng kiến thức học nằm ngoài khả năng tiếp thu của người học gây tốn kém, lãng phí và công tác học nghề, dạy nghề cũng không đạt hiệu quả.

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH, hiện nay đội ngũ giáo viên dạy nghề trên các địa bàn không chỉ thiếu về số lượng (tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên mới đạt 26 học sinh, sinh viên/giáo viên) mà còn hạn chế về trình độ kỹ năng nghề. Hiện một số nghề chưa có giáo viên được đào tạo cơ bản, kỹ năng nghề còn hạn chế, tỷ lệ giáo viên dạy tích hợp còn thấp so với yêu cầu của chương trình đào tạo. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên nghề còn yếu, dẫn đến hạn chế trong khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng tin học và các phương pháp sư phạm hiện đại. Nhiều trường nghề cho rằng, hiện việc tuyển giáo viên dạy nghề rất khó khăn, thậm chí khó hơn cả tuyển giảng viên trong các trường ĐH, CĐ, vì giáo viên dạy nghề cũng cần có trình độ cao, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề nhưng lương lại thấp nên khó thu hút. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đội ngũ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa yếu.

Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp của Thụy Hương, 55% bà con cho rằng kiến thức dạy nghề dễ hiểu; 8.5% thấy tương đối dễ hiểu; 30.5% lựa chọn mức "bình thường" và 32% nhận định đội ngũ cán bộ dạy nghề trên địa bàn có trình độ "giỏi" thì có thể coi đây là một điểm sáng trong mặt bằng đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ dạy nghề ở các địa phương đã và đang thực hiện Đề án trên cả nước.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

2.2.1.2. Tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn

Có thể khẳng định, Thụy Hương đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn. Xã đã chủ động tăng cường thời lượng phát thanh, truyền thanh các chương trình, chuyên mục riêng tuyên truyền về các nội dung của Đề án. Qua đó, tác động sâu sắc đến nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách trong Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Biểu 2.8. Các kênh tiếp nhận thông tin về Đề án dạy nghề

19% 10% 22% 23% 26% Tivi/đài/báo Internet Người thân Bạn bè Cán bộ xã

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các kênh tiếp nhận thông tin về Đề án 1956 trên địa bàn hết sức đa dạng; và chủ yếu nhất là các kênh: Cán bộ xã (88.5%), Bạn bè (79%), Người thân, họ hàng (74.5%)... Kênh thông tin ít hiệu quả nhất là Internet - chỉ 34.0%. Lý giải cho thực tế này là do Thụy Hương vẫn là một xã thuần nông, kinh tế mới bắt đầu phát triển. Do vậy, mức độ tiếp xúc của người dân, nhất là người dân nông thôn với internet chưa phải là phổ biến. Bà con vẫn lựa chọn kênh thông tin "trực tiếp" là chủ yếu.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Với chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, đối tượng của Đề án là các hộ nông dân mất đất, hộ nghèo, lao động nữ chưa có việc làm, người tàn tật, người có công với cách mạng, lao động nông thôn có nhu cầu học nghề được hỗ trợ theo học những lớp đào tạo nghề ngắn hạn mang lại hiệu quả thiết thực. Sau đào tạo, lao động nông thôn dễ dàng vận dụng những kiến thức học được vào phát triển kinh tế gia đình, tự tạo việc làm, ổn định thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền Đề án 1956 đến các cấp, ngành và từng địa bàn dân cư, làm cho người dân hiểu rõ: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" và mục tiêu của Đề án là "Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn".

Về mục tiêu: Nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin, tạo ra bước chuyển biến cơ bản về nhận thức của người lao động nông thôn nhằm lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Sau khi học nghề tạo được việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức tự học nghề.

Về yêu cầu: Các thông tin tuyên truyền, tư vấn cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi với các đối tượng thụ hưởng Đề án, đặc biệt là lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với Cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

canh tác. Kết hợp tuyên truyền với nắm nhu cầu học nghề và tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn.

Về đối tượng: Lao động nông thôn thuộc đối tượng của Đề án; cán bộ, công chức cấp xã ; cán bộ thôn, đoàn thể và các đối tượng liên quan khác.

Về nội dung: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn; Chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Vai trò của học nghề đối với giải quyết việc làm, tăng thu nhập; Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; Mô hình về dạy nghề điển hình; Các tấm gương học nghề, tự tạo việc làm hiệu quả; việc tổ chức triển khai Quyết định 1956 của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể.

Khảo sát về các nội dung được tuyên truyền cho lao động nông thôn trên địa bàn xã, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Các nội dung tuyên truyền

Nội dung tuyên truyền Số lƣợng Tỷ lệ

Chính sách của Đảng, NN về dạy nghề cho lao động nông thôn

79 39.5

Chính sách của NN về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

104 52.0

Vai trò của học nghề đối với giải quyết việc làm

144 72.0

Mô hình dạy nghề điển hình 166 83.0

Các tấm gương học nghề và tự tạo việc làm hiệu quả

177 88.5

Việc tổ chức triển khai QĐ 1956 của các Bộ, ngành, địa phương

93 46.5

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung được tuyên truyền nhiều nhất cho lao động nông thôn ở Thụy Hương là các tấm gương học nghề và tự tạo việc

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

làm hiệu quả cũng như các mô hình dạy nghề điển hình. Và ít nhất là các nội dung tuyên truyền về chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn cũng như việc triển khai QĐ 1956 của các Bộ, ngành, địa phương...

Đây là điều hợp lý bởi đối với lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn, mang lý luận để truyền đạt cho bà con thì không thể mang lại hiệu quả thiết thực. Thứ nhất là ở trình độ nhận thức của họ còn có phần hạn chế. Thứ hai là đối với các lớp học nghề chỉ cho phép diễn ra trong một thời gian ngắn (thường là 2 đến 3 tháng) thì bà con mong muốn được học những gì có thể ứng dụng vào thực tiễn, nghĩa là mang tính thực tế, gắn học nghề với lao động sản xuất, hay cụ thể hơn là kiến thức được truyền đạt phải mang lại hiệu quả ngay trong đời sống chứ không phải là lý luận đơn thuần. Chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân ngay từ đầu đã xác định "học nghề để làm nghề" chứ không phải tham gia lớp học cho vui, theo phong trào. Và cũng đúng như tinh thần của Đề án, là làm sao "cầm tay, chỉ việc" cho bà con.

Từ các tấm gương học nghề và tự tạo việc làm hiệu quả, cộng với những mô hình, cách làm hay được giới thiệu, bà con có xu hướng tìm hiểu, lựa chọn và làm theo. Theo đánh giá của số đông, đây là cách "tuyên truyền" hiệu quả nhất chứ không phải là nội dung Đề án hay chính sách triển khai ở các địa phương.

Về lực lượng và hình thức:

Lực lượng gián tiếp thực hiện tuyên truyền: Phóng viên, cộng tác viên báo, đài, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh...

Lực lượng trực tiếp thực hiện tuyên truyền: Trưởng thôn, bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng chi Hội nông dân, Chi hội trưởng chi Hội phụ nữ và các tuyên truyền viên khác.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Hình thức tuyên truyền: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương và các địa phương, các ấn phẩm tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi đoàn, hội...

Trong thời gian ngắn, người dân chưa hiểu nhiều về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956, UBND xã đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề đến từng thôn, xóm tuyên truyền về các chính sách dạy nghề, tầm quan trọng của việc học nghề để áp dụng trong sản xuất.

Được sự hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh Xã hội, ngoài các thủ tục về đơn xin học, sơ yếu lý lịch, UBND xã đã cùng người lao động, Trung tâm dạy nghề ký bản cam kết trong dạy nghề cho lao động nông thôn như: Đối với UBND xã thì trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xác định nghề cần đào tạo, chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo nghề tuyển sinh, xác nhận vào đơn xin học nghề; tạo điều kiện về địa điểm cho đơn vị tổ chức lớp học; tạo điều kiện cho người học nghề sau khi kết thúc khoá học tổ chức sản xuất theo nghề được đào tạo. Đối với người lao động phải thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của lớp học; tham gia đầy đủ các buổi học (cả lý thuyết và thực hành); thực hiện nghiêm túc các kỳ thi, kiểm tra theo quy định.

Theo kết quả đánh giá, có tới 49.5% số người được hỏi cho rằng những thông tin về dạy nghề cho lao động nông thôn được truyền đạt "thường xuyên" và 42.5% lựa chọn mức độ đánh giá là "thỉnh thoảng". Như vậy, có thể thấy, về cơ bản thì công tác thông tin, tuyên truyền về dạy nghề cho bà con được triển khai một cách thường xuyên, liên tục.

Hoạt động tuyên truyền đã góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội về hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Hệ thống tổ chức, đội ngũ làm tuyên truyền về học nghề, việc làm và lập nghiệp được củng cố; hệ thống các kênh thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin, bài, hình ảnh

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

góp phần định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Mạng lưới truyền thông, đặc biệt là truyền thông trực tiếp được mở rộng đến tận tuyến cơ sở. Các thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ và tương đối phù hợp với các nhóm đối tượng.

Biểu 2.9. Mức độ thường xuyên của các thông tin về dạy nghề được tuyên truyền 8% 49% 43% Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng

Theo đánh giá khách quan từ phía lao động nông thôn tham gia học nghề, nội dung tuyên truyền về cơ bản rất hữu ích. Có tới 47% lựa chọn phương án này. Điều đó nghĩa là, những thông tin đó thực sự rất cần thiết, mang lại lợi ích cho họ, là cái mà người nông dân đang cần được biết trong bối cảnh muốn đổi muốn phương thức canh tác và sản xuất.

Bảng 2.5. Mức độ hữu ích của những thông tin được tuyên truyền

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ

Hữu ích 94 47

Bình thường 77 38.5

Không hữu ích 18 9.0

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học 2.2.2. Yếu tố khách quan

2.2.2.1. Giới

Học nghề, lập nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ; phụ nữ chủ động tham gia học nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế và phát triển

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)