Công tác dạy nghề

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 53)

2.1.3.1. Tổ chức học nghề

Tên nghề đào tạo: + Kỹ thuật trồng lúa và hoa màu, cây ăn quả + Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm

+ Kỹ thuật mộc dân dụng và mỹ nghệ + May công nghiệp, đan móc sợi

Thời gian đào tạo: 3 tháng

Các lớp thí điểm học trong 45 ngày Các lớp đại trà học trong 56 ngày

Địa điểm đào tạo:

Lớp thí điểm học tại xã Thụy Hương

Lớp đại trà học tại Trường Trung cấp nghề huyện Chương Mỹ

Tổng số học viên (năm 2010 đến 2013): 1.742 người

Kết quả học tập: Số học viên hoàn thành khóa học: 1585 người, chiếm 91%.

Kết quả thi tốt nghiệp: 1585 người, trong đó: Đạt xuất sắc: 60 người = 4%

Đạt giỏi : 335 người = 21% Đạt khá : 690 người = 44% Đạt TBK : 325 người = 20% Đạt TB : 175 người = 11%

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Biểu 2.2. Kết quả thi tốt nghiệp của học viên

4% 21% 43% 21% 11% Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình khá Trung bình

Tổng số giáo viên tham gia dạy nghề: 15 người Trình độ: 8 giáo viên có bằng đại học 1 giáo viên có bằng cao đẳng 2 giáo viên là thợ bậc cao

Phương pháp giảng dạy: Dạy lý thuyết và thực hành kết hợp + Lý thuyết học tập trung tại hội trường

+ Thực hành chia nhóm tại các trang trại và gia trại (đối với ngành nghề nông nghiệp); chia nhóm tại các xưởng (đối với nghề phi nông nghiệp)

2.1.3.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Cùng với hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành tại Trung tâm dạy nghề, hàng năm, UBND huyện Chương Mỹ chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát lực lượng lao động để tổng hợp những lao động có nhu cầu học nghề. Từ đó có kế hoạch cụ thể mở các lớp dạy nghề và liên kết đào tạo. Trong hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, huyện Chương Mỹ đã

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

tổ chức 67 lớp dạy các nghề như may công nghiệp, tin học, kỹ thuật Hàn điện, điện dân dụng, trồng hoa cây cảnh, nấu ăn, v.v… cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, toàn huyện đã mở 115 lớp theo chương trình khuyến nông cho 7.185 lao động và đào tạo các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo chương trình khuyến công cho 1655 lao động. Đa số học viên được đào tạo đã tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm để có thu nhập ổn định.

Ngoài ra, địa phương cũng đã huy động 9 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án, bao gồm các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn được ưu tiên đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Năm 2012, nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị là 28.800 triệu đồng cho các cơ sở đào tạo; đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động địa phương.

Bảng 2.3. Đánh giá về tình trạng cơ cở vật chất phục vụ dạy nghề

Cơ sở vật chất cho dạy nghề Số lƣợng Tỷ lệ Rất tốt 10 5.0 Tương đối tốt 77 38.5 Bình thường 113 56.5 Không tốt/không đánh giá 0 0

Từ bảng đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất được trang bị tại các lớp dạy nghề được tổ chức cho lao động nông thôn trên địa bàn xã cho thấy, 56% lựa

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

chọn điều kiện "bình thường", 38.5% lựa chọn điều kiện "tương đối tốt" và 5% đánh giá cơ sở vật chất trang bị cho dạy nghề ở mức "rất tốt".

Để tạo ra sự chuyển biến mới trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lãnh đạo huyện Chương Mỹ cũng như xã Thụy Hương đã chủ trương đầu tư nâng cấp trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề hiện có và mở rộng các làng nghề tại các địa phương, đồng thời mở rộng liên kết đào tạo, khuyến khích các cơ sở dạy nghề tại chỗ, tranh thủ các cơ chế, chính sách, chương trình dự án để từng bước nâng cao năng lực cho người lao động...Từ chủ trương này, thời gian qua, 2 đơn vị dạy nghề, hướng nghiệp đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền ở đây. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề và làng có nghề trên địa bàn huyện nhờ đó đã có cơ hội phát triển cả về quy mô và số lượng và đang từng bước đi vào hoạt động. Đây là một yếu tố quan trọng để góp phần tác động tích cực trở lại công tác dạy nghề, truyền nghề tại chỗ cho số lao động địa phương chưa qua đào tạo.

Trên cơ sở các chương trình dạy nghề đã có sẵn, địa phương đã chủ động lựa chọn và xây dựng dự toán chi phí đào tạo cho từng nghề. Do đó, chủ động được kế hoạch đào tạo và đáp ứng được tiến độ của Đề án.

Biểu 2.3. Mức độ hữu ích của kiến thức nghề được cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25% 47% 28% Rất hữu ích Hữu ích Bình thường

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 53)