Các mô hình dạy nghề được tổ chức trên địa bàn

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 57)

Song song với việc triển khai điều tra về nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và thực trạng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, xã đã hướng hướng dẫn chọn mô hình dạy nghề thí điểm. Để chọn được mô hình phù hợp, các cấp chính quyền xã đã căn cứ vào các mô hình sản xuất, kinh doanh đã thành công ở địa phương và có thể phát triển nhân rộng. Đến nay, tại địa phương đã cho triển khai các mô hình:

Một là, mô hình dạy nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh , chuyên con, nhằm đào ta ̣o đô ̣i ngũ lao động nông thôn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa hiện đại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng và kh ả năng cạnh tranh của sản phẩm (Mô hình 1).

Hai là, Mô hình dạy nghề cho lao động trong các làng nghề truyền thống , nhằm đào ta ̣o đô ̣i ngũ thợ trẻ để phu ̣c hồi , duy trì và phát triển nghề truyền thống, trong đó có cả việc “cấy nghề” để phát triển làng nghề mới (Mô hình 2).

Ba là, Mô hình đặt hàng dạy nghề, nhằm da ̣y nghề cho lao động nông thôn thuộc diê ̣n hô ̣ nghèo, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế và bố trí viê ̣c làm ta ̣i doanh nghiê ̣p sau đào tạo….(Mô hình 3).

Kết quả khảo sát trên địa bàn xã cho thấy, phần lớn lao động nông thôn Thuỵ Hương được phổ biến về mô hình sản xuất thứ (i) - chiếm tới 69%. Đây được xem là mô hình thí điểm được thực hiện trong 3 năm (2010 - 2012) với mô hình chuyên canh cây nông nghiệp như lúa, rau, nấm; Nhóm mô hình chuyên con (chăn nuôi) và Nhóm mô hình các nghề khác như may công nghiệp, hàn, đan lát...Đáng lưu ý, nhóm nghề chuyên canh cây công nghiệp chiếm tới 59,7% tổng số lao động học nghề chứng tỏ nhóm nghề này có sức hút rất lớn về giá trị kinh tế đồng thời khẳng định được mối liên kết cung - cầu (người trồng - doanh nghiệp bao tiêu) là yếu tố tiên quyết hấp dẫn người học.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Qua thí điểm các mô hình trên cho thấy kết quả thực hiê ̣n khá tốt . Người lao động sau khi học nghề năng suất lao động và hiê ̣u quả sản xuất tăng lên rõ rê ̣t. Điều quan trọng hơn cả, trong quá trình học, người lao động được thực hành, được áp dụng các tiến bộ khoa học ngay trên cánh đồng của mình. Qua đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, hàng loạt hợp tác xã sản xuất cũng được hình thành nhằm tăng quy mô và đổi mới phương thức tổ chức sản xuất cho người lao động.

Như vậy, có thể thấy mô hình thí điểm đào tạo nghề theo vùng chuyên canh đã thành công, mô hình đã không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống mà còn giúp các doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho sản xuất. Điểm rất tích cực và có ý nghĩa của mô hình là đã giúp người dân làm giàu trên chính quê hương mình bởi mô hình thí điểm đào tạo theo vùng chuyên canh được triển khai trên cơ sở giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ thuật canh tác trên chính những cây trồng, vật nuôi truyền thống của địa phương. Do đó, người dân vừa có thể tận dụng được kinh nghiệm đã có vừa dễ dàng tiếp thu kỹ thuật mới, qua đó tạo sự tự tin trong quá trình học nghề.

Biểu 2.4. Sự tham gia của người dân vào các mô hình dạy nghề

Mô hình 1 42% Mô hình 2 33% Mô hình 3 25% Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên cho thấy, kỹ năng nghề của người nông dân đã được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo, người nông dân còn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới và Việt Nam; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước đầu còn được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong thôn, làng, xã tham gia các khoá đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn. Các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn, không chỉ thuần túy dạy nghề mà còn tư vấn, hướng dẫn người nông dân cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm “đầu ra” hoặc là sản phẩm hoặc là tiếp nhận lao động sau khi được học nghề, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Biểu 2.5. Đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình dạy nghề trên địa bàn

Rất phù hợp 3% Không phù hợp 8% Bình thường 20% Tương đối phù hợp - 41% Phù hợp 28% Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Bình thường Không phù hợp

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Có thể khẳng định, một số mô hình đào tạo nghề được thực hiện đã tạo ra hiệu quả kép: tiết kiệm chi phí, tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 42.0% đồng ý với đánh giá "các mô hình tương đối phù hợp" và chỉ 8% cho rằng "không phù hợp". Như vậy có thể khẳng định các mô hình này về cơ bản là phù hợp với thực tế sản xuất, tập quán canh tác, điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 57)