Công tác khảo sát, tư vấn và tuyền sinh nghề

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 48)

2.1.2.1. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho bộ phận thường trực thuộc Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra khảo sát, sử dụng đội ngũ điều tra dân số năm 2008 kết hợp với đội ngũ trưởng thôn, huy động thêm cán bộ của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn làm điều tra viên, kết hợp tư vấn lựa chọn nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Kết quả khảo sát trên toàn huyện Chương Mỹ cho thấy có tới 13.985 người có nhu cầu học nghề. Trong đó nhu cầu học nghề trình độ cao đẳng nghề 1.164 người; nhu cầu học nghề trình độ trung cấp 3.406 người; Nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp 3.249 người; nhu cầu đào tạo dưới 3 tháng là 6.166 lao động.

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

Bảng 2.2. Nhu cầu học nghề của người dân địa phương

Nhu cầu học nghề Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Cao đẳng nghề 1.164 8,32

Trung cấp nghề 3.406 24,35

Sơ cấp nghề 3.249 23,23

Dưới 3 tháng 6.166 44,1

Qua khảo sát tại các huyện, xã cho thấy, nhu cầu sử dụng lao động nông thôn của các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các nghề đào tạo sơ cấp như: hàn điện dân dụng, điện tử, may công nghiệp, sửa chữa xe máy, máy nông nghiệp. Nhu cầu của lao động nông thôn học nghề để phục vụ tại chỗ tập trung vào nghề trồng hoa, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc gia cầm. Trên cơ sở kết quả khảo sát đó, Phòng LĐ-TB&XH (cơ quan thường trực BCĐ huyện) đứng ra ký hợp đồng với Trung tâm dạy nghề huyện Chương Mỹ mở lớp dạy nghề tại các xã, thị trấn cho lao động trên địa bàn. Cùng với việc mở rộng đào tạo nghề, phòng LĐ-TB&XH huyện cũng chủ động liên hệ với các doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động.

Đặc biệt UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án để theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng và nghiệm thu khối lượng hoàn thành của các lớp đã được ký hợp đồng dạy nghề. Kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện (2010-2012) Ban chỉ đạo của huyện cùng với các tổ chức đoàn thể, các phòng, ban, ngành thuộc huyện và UBND các xã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề để thực hiện công tác tuyên truyền, tuyển sinh, mở lớp, theo dõi giám sát quá trình dạy nghề và giới thiệu giải quyết việc làm cho người lao động. Không đào tạo nghề một cách ồ ạt nên chất lượng đào tạo và hiệu suất sử dụng lao động qua đào tạo được nâng cao. Theo khảo sát của phòng LĐ-

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

TB&XH huyện Chương Mỹ, thời gian qua, có trên 90% lao động tham gia đào tạo nghề đã có việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định.

Theo kết quả khảo sát, nhóm đăng ký học các nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 32,5%, học các nghề công nghiệp như may, hàn, nguội và dịch vụ là 16,5%, học các nghề nông nghiệp: chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, trồng hoa... chiếm 51% và khoảng 60% lao động có nhu cầu làm việc tại địa phương.

Thụy Hương là xã thuần nông, bà con nông dân ở Thụy Hương bao đời nay vẫn duy trì nghề trồng hoa và trồng cây ăn quả. Vậy nên lựa chọn học nghề nông để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của nông nghiệp địa phương vẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bà con. Lý giải cho việc nhóm các đối tượng trong diện khảo sát chọn nghề tiểu thủ công nghiệp (trong đó chủ yếu là nghề mộc) lên tới 32,5% do ở Thụy Hương có các làng nghề mộc – điêu khắc truyền thống từ lâu đời, phát triển mạnh nhất ở thôn Tân Mỹ. Toàn thôn có 128 hộ dân với hơn 400 lao động chiếm xấp xỉ 56% tổng số lao động trong thôn tham gia làm nghề mộc điêu khắc. Số lao động có tay nghề cao, làm ra được những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo ngày càng tăng cả về chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phầm được thị trường ưa chuộng. Từ đó giá trị thu nhập từ nghề mộc điêu khắc của thôn không ngừng được tăng lên. Năm 2009 đạt giá trị 24,5 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 36 tỷ và năm 2011-2012 tăng lên trên 41 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động làm nghề đạt trên 34 triệu đồng/năm. Trong làng có nhiều gia đình có từ 2 đến 3 thể hệ đang tham gia làm nghề.

Về con số 16,5% lựa chọn học các nghề công nghiệp như may, hàn, nguội và dịch vụ… do đây không phải là nghề truyền thống của địa phương. Hơn nữa, cũng theo kết quả khảo sát, có tới 60% lao động có nhu cầu làm việc tại địa phương nên nếu lựa chọn nghề này thì lao động sẽ gặp nhiều khó khăn vì không

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

phù hợp với địa phương cũng như phải đối mặt với các vấn đề trong khâu “đầu ra” - thị trường lao động và tiêu thụ sản phẩm.

Biểu 2.1. Nhu cầu chuyển đổi nghề của lao động nông thôn

105 77 18 102 65 33 0 20 40 60 80 100 120

Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp - dịch vụ

Trước khi đăng ký học Sau khi đăng ký học

2.1.2.2. Hướng nghiệp, tuyển sinh các lớp nghề

Công tác hướng nghiệp không chỉ đơn thuần giúp lao động nông thôn chọn nghề phù hợp với điều kiện, nguyện vọng, sở trường của cá nhân mà còn góp phần phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm nâng cao năng suất lao động. Hoạt động này cũng mang tính dự báo giúp lao động nông thôn hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề, từ đó hình thành khả năng thích ứng, lòng yêu nghề.

Khảo sát tại xã Thụy Hương, 97% lao động nông thôn được tư vấn nghề miễn phí trước khi họ quyết định đăng ký các lớp nghề. Trước khi bà con trong xã đăng ký học nghề, Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Hội Nông dân chủ trì, phối hợp với Ban Văn hoá xã biên tập những nội dung cơ bản như: mục đích, yêu cầu, tư vấn cách chọn nghề phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của bản thân, gia đình và địa phương; phát thanh liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) trên hệ thống truyền thanh của xã để bà con nông dân có thông tin đầy

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

đủ và khách quan trong việc lựa chọn nghề học; chỉ đạo cán bộ điều tra, khảo sát tư vấn cho bà con nông dân trước khi đăng ký nhu cầu học nghề. Do được hướng dẫn, giải thích, tư vấn về học nghề, việc làm nên trong tổng số 1.287 lao động chưa có việc làm tại xã đã có 1.159 người đăng ký học nghề (chiếm 90%).

Căn cứ kế hoạch tuyển sinh đào tạo hàng năm, các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn đã làm tốt công tác tuyên truyền tư vấn tuyển sinh học nghề phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học nghề. Các cơ sở dạy nghề đã chủ động liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để triển khai mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

Thông thường, người lao động nông thôn hàng ngày phải đi làm các công việc không ổn định để kiếm sống. Khi tham gia học nghề, họ không có thời gian để kiếm việc làm có thu nhập để chi tiêu hàng ngày cho bản thân và con cái, gia đình vì mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí trung ương là chi phí cho đào tạo. Với mức kinh phí hỗ trợ từ trung ương theo các nhóm đối tượng từ 2-3 triệu đồng/người/khoá học không đủ để đào tạo những nghề cần chi phí nguyên liệu lớn hay đào tạo nhiều thời gian vì kinh phí của địa phương hỗ trợ cho học nghề không nhiều. Nếu thu thêm từ người học thì các cơ sở dạy nghể gặp nhiều khó khăn trong quá trình tuyển sinh. Vì vậy, đa số các cơ sở dạy nghề lựa chọn hình thức vừa học, vừa làm để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học nghề... Người học nghề có sẵn các điều kiện về tư liệu sản xuất tại gia đình, là địa điểm thực hành trực tiếp trong quá trình học nên đa số học viên sau khi học đã tự tạo được việc làm, áp dụng kiến thức được học vào trong công việc sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sản lượng, chất lượng góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Nhìn chung các lớp dạy nghề đều cơ bản bám sát được mục tiêu của Đề án, gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với mục

Luận văn Thạc sỹ Xã hội học

tiêu chuyển đối cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thông qua đó xác định được những hình thức đào tạo phù hợp với người dân lao động trên địa bàn. Vì vậy, hiệu quả trong đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Các mô hình dạy nghề đã góp phần hình thành mô hình sản xuất mới, với những nông dân đã qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt. Có không ít lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)