* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ cho đối tượng là LĐNT, để họ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào
Trang 1CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ:
1.1.1 Một số khái niệm:
-Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt
động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn
* Đào tạo nghề:
Ngày 29/11/2006 Quốc hội đã ban hành Luật dạy nghề số 76/2006/QH 11 Trong
đó viết: “Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”.
Như vậy, có thể thấy, đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng giúp người dân có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm Đào tạo nghề cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết của một nghề
* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ cho đối tượng là LĐNT, để họ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho LĐNT sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.2 Ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn
- Tạo ra một nền kinh tế phát triển, khẳng định vị thế cạnhtranh của mình với các nước trong và ngoài khu vực.,
- Đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đốivới mọi lao động nông thôn
- Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chuyểndịch cơ cấu kinh tế
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp,các dự án, thị trường lao động trong nước và xuất khẩu nước ngoài
- Nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn
- Giúp người lao động nông thôn có thể tự xin việc làm hay tựtạo việc làm cho chính mình
- Năng suất lao động của người lao động được nâng cao
1.1.3 Tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
Trang 2Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt vừa có tính nhân văn, vừa có tính xã hội cao cả, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ CNH, HĐH; góp phần đảm bảo an ninh xã hội Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, khi lao động nông thôn được sử dụng tốt thì kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhất là quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa cần hết sức chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn để tránh rơi vào tình trạng khó khăn, gây lãng phí nguồn lao động nông thôn Vì vậy, đào tạo nghề và nâng cao chất lượng ĐTN cho laođộng nói chung và lao động nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Khái quát tình hình lao động và việc làm của tỉnh Hưng Yên:
2.1.1 Thực trạng lao động, việc làm của lao động tỉnh Hưng Yên :
Ở nước ta, mặc dù đã trải qua hàng chục năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức lại lao động nhưng đến nay ở khu vực nông thôn lao động vẫn còn 32 triệu lao động, và mỗi năm lại tăng thêm 1,6% tương ứng với trên 1 triệu lao động đến tuổi nhưng chưa có việc làm, chưa kể đến lực lượng lao động nông nhàn ở nông thôn Lao động nông thôn chiếm 75% lực lượng lao động toàn xã hội nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 21% giá trị GDP quốc gia
Bảng 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính
(người)
Cơ cấu (%)
2011 707.088 349.670 357.418 100.0 49,45 50,55
2012 726.921 354.467 372.454 100.0 48,76 51,24
Trang 32013 736.583 357.254 379.329 100.0 48,50 51,50
2014 742.682 359.878 382.804 100.0 48,46 51,54
2015 748.667 362.878 385.789 100.0 48,47 51,53
Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2015
Nhìn vào bảng 1 chúng ta có thể thấy lực lượng lao động nữ trong lực lượng lao động của tỉnh chiếm hơn 50% cao hơn lực lượng lao động nam Tỉ lệ lao động nam có xu hướng ngày càng giảm và tỉ lệ lao động nữ có xu hướng ngày càng tăng Điều này đòi hỏi chính quyền tỉnh phải có tầm nhìn, thay đổi cơ cấu lao động việc làm để đáp ứng sự gia tăng của lực lượng lao động nữ và điều chỉnh việc làm theo sự giảm của lực lượng lao động nam, tránh tình trạng việc làm cho lao động nam thì thừa mà việc làm cho lao động
nữ lại thiếu, gây nên tình trạng thất nghiệp không đáng có
Trong quá trình hội nhập về kinh tế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm là những ghánh nặng lớn đối với nền kinh tế của các tỉnh
Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng trong độ tuổi phân theo giới tính tỉnh Hưng
Yên
Đơn vị: %
(Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2015)
Theo bảng số 2: Từ năm 2011-2013, nhìn chung tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng
và tăng đột biến vào năm 2013: từ 1,28%(năm 2011) lên 1,97%(năm 2013), tăng 0,69%
Từ năm 2013-2015, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm còn 1,73%( năm 2014) và 1,58% (năm 2015)
Trang 4Và tỉ lệ thất nghiệp của nam đang có xu hướng cao hơn tỉ lệ thất nghiệp của nữ Bởi ở địa bàn của tỉnh có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp may mặc, da giày, thu hút các lao động nữ trên địa bàn vào đây làm việc Trong khi ở thành phố, đất chật, người đông, lao động các tỉnh lân cận đổ xô về thủ đô tìm việc làm nên một số lao động nam làm công việc phụ hồ, công việc thuê mướn phải quay trở về địa phương tìm việc làm mới
So với tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước, tỉ lệ thất nghiệp ở tỉnh Hưng Yên thấp hơn mức chung, nhưng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất nghiệp này cần có
sự vào cuộc của các sở, ban ngành Trong đó, việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động này để họ có thể tìm việc, tạo việc làm cho chính mình là một việc làm hết sức cần thiết
2.1.2 Trình độ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Hưng Yên:
Bảng 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm
trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính
Đơn vị tính: %
Tổng số Nam Nữ
201519,90 24,00 16,70
(Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2015)
Theo bảng 3, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Hưng Yên ngày càng tăng Năm 2011, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 13,16% thì đến năm 2015 tỷ lệ này đã đạt 19,90% Đây là kết quả của những nỗ lực trong việc đào tạo nghề cho lao động của tỉnh Hưng Yên trong những năm vừa qua Ngoài ra, dựa vào bảng số liệu chúng ta thấy tỉ lệ lao động nam đã qua đào tạo cao hơn tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo Điều này phản ánh việc đào tạo nghề cho lao động nữ chưa được chú trọng
Qua việc khái quát tình hình lao động việc làm, trình độ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Hưng Yên chúng ta có thể thấy rằng giống như tình hình chung của cả nước, Hưng Yên có tỉ lệ lực lượng lao động trong tổng số dân cao Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn so với cả nước nhưng vẫn là một trong những vấn đề xã hội cần giải quyết của
UBND tỉnh Hưng Yên Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn chiếm một tỉ lệ rất nhỏ Định hướng phát triển mà Hưng Yên cần hướng tới là tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao
Trang 5động nông thôn, nâng cao trình độ, tay nghề kỹ thuật cho người lao động để giảm thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu việc làm đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới
2.2.Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay tại tỉnh Hưng Yên:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên những ngành, nghề đào tạo bao gồm nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp Nghề nông nghiệp: đào tạo kỹ thuật các nghề trồng cây lương thực, cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm; đào tạo các nghề phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người lao động như nghề trồng nấm, trồng hoa, nuôi trồng thuỷ sản Kết thúc khoá đào tạo, người dân có kiến thức, kỹ năng áp dụng trong thực tế sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, thực hành tốt nghề đã học trong sản xuất.Người dân có kiến thức từ đầu tư xây dựng các trang trại hoặc
áp dụng trồng trọt, chăn nuôi những sản phẩm mới phù hợp với điều kiện của địa phương
và có giá trị kinh tế cao Nghề phi nông nghiệp, gồm các nhóm nghề kỹ thuật công nghiệp phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường việc làm như may công nghiệp, điện dân dụng, gia công cơ khí, sửa chữa máy nông cụ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy…; nhóm ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông sản, nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân… Sau đào tạo, có 80% lao động được giới thiệu việc làm với mức lương đảm bảo và công việc ổn định, bền vững Số lao động còn lại có thể tự tạo việc làm tại địa phương, gia đình
và có thu nhập ổn định
Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn kết làng nghề với doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả, làm tăng thu nhập của người lao động Đặc biệt công tác tổ chức đào tạo nghề tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn
Ví dụ: Ở xã Minh Đức- huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên, nghề mộc là một trong những nghề truyền thống góp phần phát triển ngành nghề và thực hiện mục tiêu tạo việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương này Không chỉ có nghề mộc, mà ở nhiều xã, thị trấn của huyện Mỹ Hào đều xuất hiện những ngành nghề, nhóm nghề tạo việc làm cho lao động tại chỗ một cách ổn định như nghề chế biến thực phẩm Lỗ Xá (xã Nhân Hòa), nghề sản xuất tương truyền thống (thị trấn Bần Yên Nhân), nghề chế biến mứt trái cây (xã Cẩm Xá), nghề tái chế phế liệu ở xã Dị Sử… Sản phẩm của các làng nghề đều có thị trường tiêu thụ rộng và có thương hiệu
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhận được sự hưởng ứng từ nhiều trường đại học, cao đẳng nghề, trường đào tạo nghề như Trường cao đẳng nghề Cơ điện
Trang 6và Thủy lợi, Trường cao đẳng nghề Kinh tế- kỹ thuật Tô Hiệu, Trường Trung cấp nghề Hưng Yên, Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật và Du lịch,…
Ví dụ: Hội nông dân xã Hàm Tử- huyện Khoái Châu- tỉnh Hưng Yên đã liên kết với Trường cao đẳng nghề KT-KT Tô Hiệu mở lớp đào tạo ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trồng cây ăn quả ngay tại xã Nông dân tham gia khóa học khá đông, được học lý thuyết, sau đó thực hành ngay tại vườn, cho nên lắm vững các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất cây giống, thâm canh cây nhãn và một số loại cây ăn quả khác Nhờ vậy, mấy năm gần đây nhãn chín muộn ở Hàm Tử năm nào cũng được mùa, được giá đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân Diện tích nhãn chín muộn ở Hàm Tử hiện được mở rộng lên tới gần 200ha, chiếm hơn 50% diện tích canh tác của xã
Thực hiện Đề án 1956, giai đoạn 2011 – 2015UBND tỉnh đã triển khaikế hoạch dạy nghề tỉnh Đồng thời, bổ sung chức năng dạy nghề cho 9 trung tâm GDTX, trung tâm
kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp các huyện, đưa mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn tỉnh lên con số 41 đơn vị và phủ khắp 10/10 huyện, thành phố Tỉnh đã thực hiện việc đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên theo chương trình của Bộ LĐTBXH và của tỉnh ở 3 cấp: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp và ngắn hạn với khoảng 54 nghề
Trong 5 năm giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã dạy nghề cho 16.990 lao động nông thôn, trong đó:
-Số lao động học nghề phi nông nghiệp – dịch vụ:12.399 người
-Số lao động học nghề nông nghiệp: 4.591 người
-Tổng số lao động sau đào tạo đã có việc làm: 13.932 người (đạt 82% so với tổng
số lao động đã được đào tạo nghề)
Đồng thời tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 4.166 cán bộ công chức cấp xã thuộc các chức danh: Bí thư Đảng ủy, văn phòng tư pháp, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh, Lao động thương binh – Xã hội; Công an
( Nguồn:Sơ kết 5 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn- Sở
LĐTB-XH tỉnh Hưng Yên)
Giai đoạn 2016 – 2020,tỉnh phấn đấu tiếp tục dạy nghề cho 40.000 LĐNT (dạy nghề cho 5.000 người học nghề nông nghiệp và 35.000 người học nghề phi nông nghiệp); đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho 2.500 lượt cán bộ cấp xã; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo
Trang 7nghề đạt tối thiểu 80%.Trên cơ sở tiếp thu những khuyết điểm những giai đoạn trước, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Hội nông dân tổ chức đã dựa trên nhu cầu của nông dân muốn học tập, nghiên cứu về lĩnh vực của người dân, trên cơ sở đó sẽ phối hợp cùng các ngành để tổ chức các lớp học sao cho hiệu quả nhất Lãnh đạo Sở cũng chủ trương không chạy theo chỉ tiêu đào tạo mà chú trọng vào nhu cầu và hiệu quả của học viên sau đào tạo
để có hướng đi phù hợp nhất cho đề án trong giai đoạn tiếp theo
2.3 Đánh giá thực trạng:
2.3.1.Ưu điểm:
Sau 6 năm ( năm 2011 – 2016) thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật một số ưu điểm như sau:
- Các cấp, ban ngành có sự phối hợp nhịp nhàng với người lao động trong quá trình triển khai, thông báo và tổ chức các khóa, các lớp dạy nghề phù hợp với yêu cầu lao động
- Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
- Hiệu quả đào tạo nghề nói chung được nâng cao
- Đào tạo nghề phù hợp đặc điểm lao động của từng khu vực
- Phần lớn người lao động nông thôn nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc học nghề, cơ hội học được tìm việc làm tốt
- Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn kết làng nghề với doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả, làm tăng thu nhập của người lao động, tạo sự thuận lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo Đặc biệt công tác tổ chức đào tạo nghề tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn
- Nhờ đào tạo nghề, giá trị sản phẩm người lao động tạo ra được tăng cao, góp phần tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh
- Mức sống người lao động sau đào tạo tăng khi áp dụng kiến thức đào tạo vào sản xuất nâng cao đời sống, góp phần nâng cao mức sông người dân trong tỉnh nói chung
- Các cán bộ ban ngành triển khai đào tạo được hướng dẫn rõ về chính sách và nội dung đào tạo qua những buổi tập huấn cán bộ, đi theo đúng đề án của Chính Phủ và của tỉnh Góp phần đưa nội dung đào tạo một cách đúng đắn và tiếp cận vào nhu cầu của người lao động ở nông thôn
2.3.2.Nhược điểm:
Trang 8Bên cạnh những ưu điểm , thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Hưng Yên còn nhiều hạn chế như:
- Nhìn chungđào tạo chưa gắn với thực tế
Trình độ đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn nên sau khi học xong người lao động không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của địa phương, cả ngắn hạn và dài hạn, chưa theo kịp yêu cầu thực tế, nhất là với những nghề phi nông nghiệp Dẫn đến tình trạng nhiều lao động nông thôn không mặn mà với việc học tập và chuyển đổi nghề mới Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định nghề, định hướng đào tạo nghề chưa thật sự phù hợp với người học và chuyển dịch cơ cấu lao động Việc cung cấp cho người học thông tin về khả năng làm việc, tạo việc làm sau đào tạo và thu nhập tối thiểu khi tuyển dụng, hoặc doanh nghiệp tạo việc làm gia công cho người lao động còn mang tính hình thức Việc thẩm định nghề đào tạo và khả năng của người học của các xã chưa sâu sát
- Công tác thống kê, báo cáo về thực trạng nhu cầu việc làm và số lượng cần đào tạo chưa kịp thời
- Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy nghề chưa đáp ứng so với nhu cầu kế hoạch.Vốn đầu tư cho các chương trình dự án bị lãng phí do công tác đào tạo nghề cho lao động còn nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư chưa cao Chậm trễ và thiếu hụt trong việc đưa các trang thiết bị đầu tư cho đào tạo nghề vào sử dụng
- Các ngành nghề tuy đã xây dựng được mô hình tạo việc làm sau học nghề, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa thật sự bền vững
- Lao động nông thôn chủ yếu ghi danh để lấy tiền hỗ trợ, người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và đi lại theo thực tế ngày học khi đủ các điều kiện sau: Tham gia khóa học đạt 75% số tiết của nghề đào tạo, phải tham gia thi kiểm tra cuối khóa học được thông báo trước khi khai giảng khóa học
Ngoài ra, có một số lao động ở các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, do trình độ văn hóa thấp, ý thức chấp hành kỷ luật kém đã bỏ học giữa chừng, tham dự khóa học không đủ thời gian quy định, do đó không đủ điều kiện để được tham dự kiểm tra cuối khóa dẫn đến không được cấp chứng chỉ nghề như đại biểu có ý kiến Điều này ảnh hưởng chung đến kế hoạch đề án 1956 đã đặt ra
- Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động sau đào tạo chưa được thường xuyên, do đó hiệu quả chưa cao và chưa có sức lan tỏa sâu rộng
- Đội ngũ giáo viên cho đào tạo nghề tại các huyện còn thiếu
Trang 9CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TẠI TỈNH HƯNG YÊN
Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên trở nên hiệu quả và khắc phục được những mặt hạn chế hơn, phát triển đúng với mục tiêu và tinh thần của đề án 1956 thì cần có những giải pháp nhanh chóng và tối ưu Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Cần có sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo Luôn theo dõi và kiểm tra thường xuyên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Nhanh chóng rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt trong quá trình đào tạo để kịp thời có những phương án hiệu quả hơn
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đề án sâu rộng đến người lao động ở khắp các vùng nông thôn của tỉnh, đăc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số
- Nâng cao trình độ văn hóa và định hướng nghề cho lao động nông thôn
- Cần điều tra, thống kê số lượng lao động nông thôn cần đào tạo, số lượng nghề có thể đào tạo
- Kiểm duyệt nội dung đào tạo sao cho phù hợp với trình độ dân trí, khả năng tiếp thu của người lao động nông thôn Phải có những phương pháp đào tạo cụ thể, đan dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy
- Điều tra, xác định rõ nhu cầu, mong muốn được đào tạo của người lao động nông thôn Gắn kết nhu cầu với kế hoạch đào tạo giúp người lao động hiểu rõ quyền và lợi ích
họ có được sau khi được đào tạo
- Chính sách tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo cần được tỉnh hỗ trợ hơn nữa, tăng cường triển khai thường xuyên các chương trình về đào tạo nghề cho người lao động
KẾT LUẬN
Phát triển đào tạo nghề là rất cần thiết trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi Việt Nam đang trong giai đoạn của hội nhập kinh tế Quốc tế Tuy nhiên phát triển đào tạo nghề hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức, vừa phải mở rộng quy mô đào tạo vừa phải đảm bảo có chất lượng trong đào tạo và phát huy hiệu quả đào tạo thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, vì khi đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì đào tạo nghề mới phát triển được Việc đề ra các giải pháp phát triển đào tạo nghề trong giai đoạn từ nay đến 2020một cách có cơ sở khoa học là hết sức
Trang 10cấp bách và có ý nghĩa rất thiết thức góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục phục
vụ sự nghiệp CNHHĐH đất nước
Phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạitỉnh Hưng Yên thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của phát triển nguồn nhân lực Đào tạonghề gắn liền với giải quyết việc làm cho người lao động chưa cóviệc làm, tạo việc làm mới cho những người đã mất việc
Những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Hưng Yên đã cung cấp cho huyện và các vùng lân cận một nguồn nhân lực có trình độ nghề khá lớn cả về số lượng và chất lượng.Hàng năm các TTDN đã đào tạo và cung cấp cho cho tỉnh và các vùng lân cận một nguồn nhân lực có trình độ nghề và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên Tuy nhiên, trong những năm tới các TTDN cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng tốt được nhu cầu của người học, người sử dụng laođộng